4 giống đậu tương mới

Hội đồng Khoa học Bộ NN-PTNT đã công nhận 4 giống đậu tương mới, trong đó có 2 giống đậu tương ăn hạt: DT2001 – chính thức, DT2008 – sản xuất thử và 2 giống đậu tương rau (đậu nành lông): DT02 – chính thức, DT08 – sản xuất thử do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo.

pdf10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 4 giống đậu tương mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 giống đậu tương mới Hội đồng Khoa học Bộ NN-PTNT đã công nhận 4 giống đậu tương mới, trong đó có 2 giống đậu tương ăn hạt: DT2001 – chính thức, DT2008 – sản xuất thử và 2 giống đậu tương rau (đậu nành lông): DT02 – chính thức, DT08 – sản xuất thử do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo. 1. Giống đậu tương DT2001 Là giống lai giữa DT84 (mẹ) x DT83 (bố), hoa tím, lá hình tim nhọn, màu xanh đậm, lông nâu nhạt. Cây sinh trưởng khỏe, thời gian sinh trưởng phía Bắc 90 – 97 ngày, phía Nam 80 – 85 ngày. Cây phân cành vừa phải, phù hợp trồng thuần, quả chín màu vàng rơm, số quả chắc trên cây 35 – 280 quả. Năng suất thực tế 20 - 39 tạ/ha (cao hơn DT84 từ 10 – 15%). Chống đổ khá, chống các bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ khá. Chịu nhiệt tốt, chịu lạnh khá. Tỷ lệ protein cao: 43,1%, dầu béo trung bình: 18,4% và đường bột 26,9%. Giống thâm canh, thích ứng rộng, trồng được 3 vụ/năm, được phép sản xuất trên địa bàn cả nước. Tại các tỉnh phía Bắc có thể bố trí trong các cơ cấu cây trồng: Lúa lai xuân + đậu tương hè thu DT2001 + ngô đông. Lúa xuân + lúa mùa trung + đậu tương đông DT2001. Ngô xuân (lạc xuân, rau, hoa xuân) + đậu tương hè thu DT2001 + ngô đông. Đất bỏ hoá 1 vụ ở miền núi, trung du: DT2001 xuân (từ 1 - 15/3) + lúa mùa; hoặc: Ngô xuân hè + DT2001 hè thu. + Các tỉnh phía Nam: DT2001 có TGST 80 – 85 ngày có thể áp dụng chung lịch thời vụ như các giống đậu tương khác. 2. Giống đậu tương chịu hạn DT2008 Là giống lai giữa DT2001 x HC100 (gốc Mehico) kết hợp đột biến và chọn lọc theo tiêu chuẩn thích ứng và chống chịu. Có hoa tím, lông nâu, vỏ quả vàng, hạt vàng to (khối lượng 1.000 hạt: 200 – 260 g), rốn hạt màu đen, chất lượng tốt: protein: 40%. Thuộc dạng hình cao cây, phân cành khỏe, số quả chắc trên cây từ 35 – 200 quả, tỷ lệ hạt/quả từ 2,0 – 2,2, năng suất 20 – 40 tạ/ha, có khả năng chống chịu tổng hợp với nhiều yếu tố bất lợi của sản xuất: hạn, úng, nhiệt độ, các loại bệnh, đất nghèo dinh dưỡng, cho năng suất cao 1,5 – 2 lần so với các giống cũ như DT84 trong các điều kiện sản xuất khó khăn của vụ xuân, vụ đông, các vùng khô hạn, lạnh. - DT2008 có thể sử dụng trong các cơ cấu cây trồng ở phía Bắc: Lúa xuân + lúa mùa trung + đậu tương đông DT2008 (gieo trước 25/9 DL). Ruộng cao hạn: Đậu tương xuân DT2008 (gieo 25/1 – 10/2) + lúa mùa + ngô đông. Tại các tỉnh phía Nam: DT2008 có TGST 95 ngày có thể áp dụng chung lịch thời vụ như các giống đậu tương khác tại các thời vụ: hè thu (vụ II – gieo tháng 7 – 8, thu tháng 10 – 11 vào đầu mùa khô), vụ đông xuân trong mùa khô (gieo các tháng 9 – 2, thu tháng 1 – 5). 3. Giống đậu tương rau chịu nhiệt DT02 Là giống nhập nội kết hợp chọn thuần, khác với các giống đậu tương rau nhập nội khác, giống có khả năng chịu nhiệt, chống chịu khá với sâu bệnh, thích ứng rộng, có thể trồng được 3 vụ/năm (xuân, hè, đông) trên nhiều vùng sinh thái. DT02 có lông trắng, kích thước quả 2 hạt lớn, hạt to, hàm lượng dinh dưỡng cao (tỷ lệ protein hạt non: 11,5%, hạt khô: 38,1%), tỷ lệ quả 2 + 3 hạt lớn ( > 85%), số quả tiêu chuẩn/500 g < 175 đáp ứng tiêu chuẩn đậu tương rau thương phẩm của thị trường thế giới, năng suất quả xanh thương phẩm cao (8 – 10 tấn/ha), năng suất hạt khô ổn định trong cả 3 vụ 18 – 22 tạ/ha. Thời gian thu quả non 80 – 85 ngày và thời gian chín hạt khô 95 ngày. - Hướng sử dụng: Các sản phẩm từ giống DT02 như quả non, hạt non, hạt khô phục vụ thị trường nội địa và thị trường nước ngoài dễ tính như Trung Quốc. Hạt già sử dụng hầm nấu, bánh kẹo, sữa đậu nành cao cấp. DT02 có thể bố trí vào các cơ cấu cây trồng thâm canh, tăng vụ như: Trên đất lúa 3 vụ: Lúa lai xuân + đậu tương rau DT02 + ngô lai. Trên đất lúa 3 vụ: Lúa xuân + lúa mùa trung + đậu tương rau đông DT02. Trên đất màu 3 vụ: Ngô xuân (lạc xuân, rau, hoa xuân) + đậu tương rau hè thu DT02 + ngô đông (rau, hoa đông). Trên đất bỏ hoá 1 vụ ở miền núi, trung du: DT02 xuân (từ 1 - 15/3) + lúa mùa; hoặc: Ngô xuân hè + DT02 hè thu. Tại các tỉnh phía Nam, DT02 có thể tham gia vào các cơ cấu cây trồng tương tự như các giống đậu tương khác. 4. Giống đậu tương rau chịu nhiệt chất lượng cao DT08 Là giống lai giữa DT02 x KaoShung 75 có nhiều đặc tính ưu việt như chịu nhiệt, dạng cây và lá gọn, góc phân cành nhỏ, khả năng chống đổ được cải thiện, chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng, có thể trồng được 3 vụ/năm (xuân, hè, đông) ở mật độ dày. DT08 có lông trắng, kích thước quả 2 hạt lớn, hạt to, hạt non màu xanh đậm, hạt già màu xanh, tỷ lệ quả 2 + 3 hạt lớn ( > 75%), số quả tiêu chuẩn/500 g < 175 đáp ứng tiêu chuẩn đậu tương rau thương phẩm của thị trường thế giới, thời gian thu hạt non 75 – 80 ngày và thời gian thu hạt khô 90 ngày, năng suất quả xanh thương phẩm cao (8 – 12 tấn/ha), năng suất hạt khô khá (20,0 – 22,0 tạ/ha). Nhược điểm của giống: Chống chịu bệnh đốm nâu ở mức trung bình. Tại các tỉnh phía Bắc: DT08 có thời gian sinh trưởng ngắn 80 – 90 ngày đạt năng suất cao, có thể bố trí vào các cơ cấu cây trồng. Trên đất lúa 3 vụ: Lúa lai xuân + đậu tương rau DT08 + ngô lai. Trên đất lúa 3 vụ: Lúa xuân + lúa mùa trung + đậu tương rau đông DT08. Trên đất màu 3 vụ: Ngô xuân (lạc xuân, rau, hoa xuân) + đậu tương rau hè thu DT08 + ngô đông (rau, hoa đông). Trên đất bỏ hoá 1 vụ ở miền núi, trung du: DT08 xuân (từ 1 - 15/3) + lúa mùa; hoặc: Ngô xuân hè + DT08 hè thu. Tại các tỉnh phía Nam: Thời vụ, bố trí cơ cấu cây trồng tương tự như các giống đậu tương khác. KIM CHÂU - Nông Nghiệp VN, 16/02/2011 w w w . v i e t l i n h . v n Kinh nghiệm làm giống đậu tương hè rút ngắn thời vụ Thời vụ trồng đậu tương hè giữa hai vụ lúa thường rất ngắn. Nếu trồng đậu tương hè trên chân ruộng thu hoạch lúa muộn, bà con cần làm mạ đậu tương. Làm mạ đậu tương hè cho phép rải vụ, rút ngắn thời vụ được 5-7 ngày. Nông dân Hiệp Hoà có cách làm mạ đậu tương hè rất hay, xin mách bà con: Lượng giống đậu tương cần 1,5 - 2kg/sào. Thường sử dụng các giống ngắn ngày như DT 99 hoặc DT 12. Giống đậu tương DT 99 và DT 12 trồng được cả ba vụ, xuân -hè và thu đông có đặc điểm thân mập, chống đổ tốt, chiều cao cây 50- 55cm. Thân cây non màu xanh trắng, hoa màu trắng. Thời gian sinh trưởng vụ hè từ 72-75 ngày. Năng suất trung bình 16 - 18 tạ/ha. Làm mạ đậu tương: Cần 5-6m2 đất mạ cho 1 sào. Dùng cát 70% + đất màu 30%, tạo độ xốp, trộn thành lớp đất dày 10 cm trên nền đất cứng. Sử dụng 1,5-2kg giống làm mạ cho 1 sào. Trải đất + cát dày 8cm, dùng ô doa tưới đẫm nước. Gieo hạt đậu cách nhau 1-1,5cm rồi dùng đất cát phủ dày 1-1,5cm. Dùng bình bơm bông sen phun ẩm nhẹ, không để đọng nước trên bề mặt. Nếu gặp mưa cần dùng nilon che đậy kín. Sau khi hạt nảy mầm 3 ngày tưới nhẹ mỗi ngày một lần bảo đảm độ ẩm 70-75%. Tiến hành nhổ khi cây 6-10 ngày tuổi, có 1-2 lá thật (bứng đất rũ nhẹ). Chú ý cấy đậu tương vào buổi chiều để cây đỡ chột, cấy 2-3 cây/hốc theo khoảng cách như đã định. Đất ướt dùng thêm một nắm đất khô bỏ vào gốc ấn cho chặt gốc, đất khô lấp đất nhỏ xung quanh rồi dùng ô doa tưới đẫm, chăm sóc bình thường. Lưu ý: Trước khi nhổ cấy 1-2 ngày, bà con cần phun phòng dòi đục thân và bệnh lở cổ rễ hại cây con bằng thuốc Padan 95SP hoặc Regent 800WG + Anvil 5-10EC hoặc Validamycin 3-5SL. Cần chăm sóc đậu tương cấy bằng cây con khẩn trương, tưới 3-4kg đạm urê +10-15kg supe lân +2kg kali clorua làm 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày sau khi cây đậu đã bén rễ hồi xanh, hoà loãng phân khoáng với nước sạch để tưới. Sau khi tưới phân khoáng cần dùng ô doa tưới lại nước sạch lên tán lá để rửa phân cho khỏi cháy lá non.
Tài liệu liên quan