40 câu hỏi thi vấn đáp - Học phần: Luật tố tụng dân sự

40 CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP HỌC PHẦN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Câu 1: Khái niệm Luật Tố tụng dân sự? Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự ? Trong trường hợp sau đây, việc thu thập chứng cứ của K có phải là hoạt động tố tụng dân sự không? Quá trình tố tụng dân sự trong trường hợp này bắt đầu từ thời điểm nào? A tranh chấp với B về di sản của bố mẹ để lại. Để việc khởi kiện ra Toà án là có căn cứ nên trước khi khởi kiện B ra toà, A đã nhờ thẩm phán K (là bạn của A) tiến hành thu thập chứng cứ giúp và K đã nhận lời giúp theo yêu cầu của A. Câu 2: Phân tích khái niệm và đặc điểm của vụ việc dân sự. Câu 3: Phân tích nguyên tắc “bảo đảm quyền tự định đoạt và quyết định của đương sự”, nguyên tắc “nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh của đương sự” trong luật tố tụng dân sự để chứng minh rằng: các nguyên tắc này là tư tưởng pháp lý chỉ đạo, có ý nghĩa quyết định và biểu thị những đặc trưng của ngành luật này

pdf10 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 40 câu hỏi thi vấn đáp - Học phần: Luật tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP HỌC PHẦN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Câu 1: Khái niệm Luật Tố tụng dân sự? Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự ? Trong trường hợp sau đây, việc thu thập chứng cứ của K có phải là hoạt động tố tụng dân sự không? Quá trình tố tụng dân sự trong trường hợp này bắt đầu từ thời điểm nào? A tranh chấp với B về di sản của bố mẹ để lại. Để việc khởi kiện ra Toà án là có căn cứ nên trước khi khởi kiện B ra toà, A đã nhờ thẩm phán K (là bạn của A) tiến hành thu thập chứng cứ giúp và K đã nhận lời giúp theo yêu cầu của A. Câu 2: Phân tích khái niệm và đặc điểm của vụ việc dân sự. Câu 3: Phân tích nguyên tắc “bảo đảm quyền tự định đoạt và quyết định của đương sự”, nguyên tắc “nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh của đương sự” trong luật tố tụng dân sự để chứng minh rằng: các nguyên tắc này là tư tưởng pháp lý chỉ đạo, có ý nghĩa quyết định và biểu thị những đặc trưng của ngành luật này. Câu 4 : Hãy so sánh các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Câu 5: Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, hãy xác định những khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao? 1. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định dân sự của toà án nhân dân cấp dưới bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 2. Toà án chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự khi các bên đã có Giấy Chứng nhận quyền sử đất và đã thông qua hoà giải tại UBND cấp xã nhưng không thành. 3. Việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm của Toà án các cấp không bị phụ thuộc vào giá trị tranh chấp. Câu 6: Đối chiếu với hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự, hãy cho biết việc Toà án xác định, giải quyết các trường hợp sau đúng hay sai? Vì sao? 1. A khởi kiện yêu cầu B trả nợ 30 triệu đồng. Trong đơn khởi kiện A có trình bày việc thoả thuận cho B vay là bằng lời nói, không có người làm chứng nên không thể xuất trình các chứng cứ, tài liệu chứng minh B đã vay nợ. Toà án đã triệu tập B đến để hỏi trước khi thụ lý thì B không thừa nhận có việc vay nợ. Do không có chứng cứ, tài liệu nào có thể chứng minh B đã vay tiền của A nên Toà án đã từ chối thụ lý vụ án. 2. Chị M yêu cầu Toà án xác định anh N là cha của cháu L và yêu cầu anh N phải cấp dưỡng nuôi cháu L 300.000 đồng/tháng. Anh N phủ nhận việc có quan hệ với chị M, đồng thời đề nghị Toà án tiến hành trưng cầu giám định ADN. Xét thấy việc hoà giải giữa các bên là không có kết quả và không cần thiết nên Toà án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Câu 7: Đối chiếu với hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự, hãy cho biết việc Toà án xác định, giải quyết trường hợp sau đúng hay sai? Vì sao? Trong một vụ tai nạn giao thông A, B, cùng có lỗi trong việc gây ra tai nạn làm C bị thiệt hại. C kiện A, B ra Toà án yêu cầu bồi thường 20 triệu đồng. Do vụ án phức tạp nên trước khi đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ án đã xin ý kiến hướng dẫn giải quyết vụ án của Toà án cấp trên và Toà án cấp trên đã cho ý kiến hướng dẫn giải quyết vụ án. Nhưng tại phiên toà, C lại cung cấp thêm một số chứng cứ mới làm cho nội dung vụ án bị thay đổi, hướng dẫn của Toà án cấp trên lúc này không còn phù hợp nữa. Chính vì vậy Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên toà để xin lại ý kiến hướng dẫn của Toà án cấp trên. Câu 8: Trong các trường hợp sau, hãy xác định đây là loại tranh chấp gì và có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự hay không? Vì sao? 1. A là lái xe của Công ty vận tải X. Do A hay nghỉ việc nên công ty này đã đơn phương đình chỉ hợp đồng lao động đối với A. Tuy vậy, Công ty X không chịu trả số tiền 30 triệu đồng mà A đã đặt cọc cho Công ty khi ký hợp đồng lao động. A đã kiện Công ty này đến Toà án yêu cầu trả số tiền đó. 2. Các con cháu của bà Q đang tranh chấp về việc giành quyền nuôi dưỡng bà Q. Lâu nay bà Q được người cháu họ nuôi là S nuôi dưỡng nhưng hiện nay người con út của bà Q là anh H tha thiết muốn nuôi mẹ mình nên đã khởi kiện đến Toà án. (Xem thêm NĐ số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001). Câu 9: Các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án? Câu 10: Ông Hùng chết tháng 5/1985. Di sản của ông có một ngôi nhà trên đất thổ cư với diện tích 500 m2. Ông Hùng có hai người con là anh An và chị Bình. Năm 1987, anh An dỡ ngôi nhà cũ của ông Hùng và chỉ sử dụng 500 m2 đất đó làm vườn. Ngày 14/01/2003, chị Bình khởi kiện yêu cầu toà án chia di sản thừa kế là 500 m2 đất nói trên của ông Hùng để lại. Sau đó Toà án đã trả lại đơn khởi kiện vì cho rằng vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện. Anh (chị) có nhận định gì về việc giải quyết như trên của Toà án? Vì sao? Câu 11: Xác định thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế mà di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Xem NQ 02/20004/HĐTP – TANDTC ngày 10/08/2004) Câu 12: Hãy phân tích các đặc điểm pháp lý cơ bản trong việc phân biệt thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự (khoản 3 Điều 25 BLTTDS) với các tranh chấp về hợp đồng phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại (khoản 1 Điều 29 BLTTDS) của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành (Xem thêm NQ 01/2005/HĐTP-TANDTC ngày 31/03/2005) Câu 13: Trong trường hợp nào thì Toà án không áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết đối với tài sản là di sản thừa kế? Câu 14: Thẩm quyền của Toà án nhân dân các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Câu 15: Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân. Câu 16: Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân trong trường hợp nào? Câu 17: Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụ án dân sự? Câu 18: Do bị ốm nên A đã uỷ quyền cho anh ruột của mình là C tham gia vào quá trình tố tụng trong vụ án dân sự yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền buộc B phải trả cho A số tiền mà B còn nợ A là 1 tỷ đồng kể cả nợ gốc và lãi phát sinh. Sau khi nhận được thông báo của Toà án về vụ kiện, B đã nhờ ông luật sư T bảo vệ quyền và lợi ích cho mình và đã được Toà án chấp nhận. Anh (chị) hãy: 1. Xác định tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ án nói trên biết rằng bản thân họ đều có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ. 2. Xác định ai phải nộp án phí, mức án phí là bao nhiêu trong trường hợp Toà án chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của A, buộc B phải trả cho A số tiền là 800 triệu (bao gồm cả nợ gốc và tiền lãi). Câu 19: Xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự (Xem thêm NQ 01/2005/HĐTP- TANDTC ngày 31/03/2005) Câu 20: Đường lối giải quyết đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn trong trường hợp sau khi thụ lý yêu cầu đó mà các đương sự có phát sinh tranh chấp? Bình luận về quy định đó. (Xem thêm NQ 01/2005/HĐTP- TANDTC) Câu 21: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao? a. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó. b. Một số vụ việc dân sự đương sự không được uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng. c. Trong mọi trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Câu 22: Trần Văn A làm đơn yêu cầu Tòa án cho ly hôn với Nguyễn Thị B. A và B có 1 con chung là C. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án ly hôn nói trên tòa án phát hiện cháu C mới được 5 tháng tuổi. Tòa án yêu cầu anh A rút đơn ly hôn nhưng anh A đã không đồng ý nên tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Hỏi: 1. Tòa án giải quyết như vậy đúng hay sai? Tại sao? 2. Giả sử trong được hợp này chị C xin ly hôn thì có được không? Tại sao? Câu 23: Anh A kiện đòi nhà cho thuê của anh B. Tòa án đã thụ lý vụ án và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Anh chị hãy cho biết Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ giải quyết như thế nào nếu: 1. Trong quá trình xét xử sơ thẩm anh A đã rút đơn khởi kiện và được tòa án chấp nhận. 2. Tại phiên tòa sơ thẩm anh A và Anh B thỏa thuận được với nhau là anh B sẽ trả nhà cho anh A vào ngày 09/10/2010. 3. Trong quá trình xét xử sơ thẩm, anh A bị chết và chưa có người thừa kế tài sản. 4. Anh A đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Câu 24: A khởi kiện yêu cầu B trả nợ 200 triệu đồng. Trong đơn khởi kiện A có xuất trình chứng cứ là cuốn băng ghi âm. Tòa án triệu tập B đến để hỏi trước khi thụ lý thì B đã không thừa nhận việc vay nợ và cũng không biết có cuốn băng ghi âm đó. Tòa án đã từ chối thụ lý vụ án vì cho rằng việc khởi kiện của A là không có căn cứ. Hỏi tòa án từ chối thụ lý là đúng hay sai? Tại sao? Câu 25: Có quan điểm cho rằng: “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được tòa án ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc quyền quyết đinh, tự định đoạt của đương sự”. Anh (chị) hãy nhận định quan điểm trên. Câu 26: Nêu ý nghĩa của việc hòa giải? Hòa giải có phải là hoạt động tố tụng bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự không? Tại sao? Câu 27: Chứng cứ là gi? Đặc điểm của chứng cứ? Trong tố tụng dân sự chủ thể nào có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ? Câu 28: Nêu ý nghĩa của việc hòa giải? Phân biệt hòa giải không được và không được hòa giải. Câu 29: Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự? Câu 30: Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự? Câu 31: Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp nào? Đương sự có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Toà án không? Câu 32: Tại sao gọi các biện pháp qui định tại Điều 102 BLTTDS là biện pháp khẩn cấp tạm thời? Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? Câu 33: Công ty A có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản năm trăm triệu đồng tại ngân hàng Z của công ty B. Tòa án củng chấp nhận yêu cầu phong tỏa tài sản của công ty B tại ngân hàng Z nhưng thay vì ra quyết định phong tỏa 500 triệu đồng như yêu cầu của công ty A Tòa án chỉ ra quyết định phong tỏa 300 triệu đồng. Hỏi tòa án quyết định như vậy đúng hay sai? Tại sao? Câu 34: Anh (chị) hãy nêu các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm? Câu 35: Tóm tắt thủ tục giải quyết ly hôn tại Toà án trong trường hợp vợ chồng đều tự nguyện ly hôn? Câu 36: Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì hòa giải có phải là một thủ tục bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hay không? Tại sao? Câu 37: Trình bày nguyên tắc xác định án phí? Câu 38: Chủ thể nào có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm? Đơn kháng cáo phải nộp ở đâu? Câu 39: Hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự? Câu 40: Chủ thể có quyền đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao?