600 năm bạc mặt vì bạc

Nghề chạm bạc từng một thời bị xếp vào "xó bếp" rồi cũng lận đận ngoi ngóp góp mặt trên thị trường kim hoàn. Người trong nghề kim hoàn chạm bạc nước ta thực chẳng ai mà không biết Đồng Xâm ở Kiến Xương, Thái Bình. Đây không chỉ là cái nôi của nghề chạm bạc danh bất hư truyền mà còn là "linh hồn" của thứ nghề rất ít người biết đến.

pdf10 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 600 năm bạc mặt vì bạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
600 năm bạc mặt vì bạc Nghề chạm bạc từng một thời bị xếp vào "xó bếp" rồi cũng lận đận ngoi ngóp góp mặt trên thị trường kim hoàn. Người trong nghề kim hoàn chạm bạc nước ta thực chẳng ai mà không biết Đồng Xâm ở Kiến Xương, Thái Bình. Đây không chỉ là cái nôi của nghề chạm bạc danh bất hư truyền mà còn là "linh hồn" của thứ nghề rất ít người biết đến. Nhưng, ai đã đa mang lấy nghề chạm bạc thì dù muốn bỏ, muốn rời xa cũng khó khi đã trót lấy nghiệp vào thân. Đồng Xâm vốn là tên làng, một làng nhỏ chăm chú với nghề lúa nước thuộc xã Hồng Thái bây giờ. Nhưng thương hiệu bạc Đồng Xâm thì không chỉ gói gọn trong cái làng nhỏ ấy mà dàn trải sang cả làng và xã khác như Lê Lợi. "Nghề lành lan rộng nên người dân khu vực cũng thạo nghề lắm, nhà nào cũng biết nghề, đứa trẻ con cũng biết chạm bạc, thế nên đất lúa mà nông nghiệp chỉ là nghề phụ", lời ông Phạm Quang Ngừng, đương kim Chủ nhiệm HTX chạm bạc cho biết như vậy. Thế nhưng, nếu chỉ nhìn qua sự phát triển hiện thời với những nhà tầng mái cao san sát nhau thì người ngoài dễ nhầm sự thịnh vượng của nghề chạm bạc. Tôi cũng từng nhầm khi xuýt xoa với ông chủ nhiệm. Nhưng thực tế không phải như vậy, dân Đồng Xâm đã 600 năm bạc mặt vì nghề chạm bạc. Ông Ngừng bảo, cái nghề này không làm ra thóc ra gạo, nó thuộc thứ nghề phục vụ người giàu nên lao đao lắm. Phụ nữ cũng tham gia làm nghề. Từ khi ông tổ nghề tên là Nguyễn Kim Lâu học mót được nghề từ nước Đại Minh và đem về Đồng Xâm truyền dạy từ năm 1428 thì đã có biết bao biến động. "Nghề phục vụ vua chúa, người giàu có nhưng lại không giàu được. Thời vinh quang nhất thì cũng đã cách giờ quá lâu rồi. Thời ấy cụ Kim Lâu lập phường gồm 149 người tất thảy, trong đó có 1 trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ. Ngày trước để được học nghề cũng không đơn giản bởi các luật tục khắt khe đào tạo những người thực sự có tâm và tài để không làm ô danh nghề chạm bạc. 600 năm ấy cho đến bây giờ, cùng với những biến động lịch sử, những no đói của thời đại khiến thợ bạc Đồng Xâm không ít phen lao đao. Ông Ngừng bảo, nhiều lần nghề chạm bạc đi vào quên lãng, bếp lò các hộ làm nghề lạnh tanh, không có tiếng khò thổi lửa, không tiếng đục đẽo leng keng, tất cả như muốn quên đi thứ nghề đã khiến họ phải bạc mặt với đời. Lửa lò nung bạc Đồng Xâm. Cầm tay chỉ việc "Nghề chạm bạc dù bạc bẽo đến vậy nhưng cũng chẳng có sách vở nào dạy cách làm nghề. Những ai muốn học thì chỉ học mót bằng cách quan sát thợ lành nghề. Tất tần tật thợ chạm bạc Đồng Xâm từ xưa tới nay cũng chỉ được dạy bằng cách cầm tay chỉ việc, không có lý luận về nghề, càng không có khái niệm nghề chạm bạc là gì", khẳng định của ông Phạm Quang. Hiện thời, 2 xã Hồng Thái và Lê Lợi là tập trung đông người làm nghề chạm bạc, một số HTX cũng được mở ra với mục đích duy trì nghề truyền thống và để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, số người gia nhập HTX là rất khiêm tốn, các thợ giỏi và người có vốn liếng thì họ tự mở xưởng tại gia, thu hút nhân lực và sản xuất theo đơn đặt hàng. Một thợ chạm bạc đang tạo khuôn sản phẩm. Đồng Xâm cũng là thủ phủ lớn nhất nhì nước ta về kim hoàn chạm bạc với đủ mọi mặt hàng, từ nhẫn đeo tay đến đỉnh đồng mâm bạc. Đặc biệt, những chiếc dĩa bạc với cán cầm bằng sừng được chế tác rất công phu chỉ để xuất khẩu sang châu Âu với giá cao đang là mặt hàng được sản xuất nhiều nhất. Những đứa trẻ chỉ 7 - 8 tuổi cũng lúi húi giúp bố mẹ bào sừng, cưa bạc hay đục đẽo những hoa văn họa tiết trên sản phẩm. Nhiều cụ già dù mắt mờ chân chậm vẫn hăng say vẽ mẫu và hướng dẫn con cháu cách nấu bạc, dập khuôn. Một số thanh niên đang học nghề được những người thợ cả chỉ dạy từ cách chọn bạc đến sự cách điệu trong tạo mẫu. Ông Ngừng cho biết: "Cái nghề này đòi hỏi phải khéo tay, có óc thẩm mỹ cao độ và phải cực đam mê thì mới mong có những sản phẩm tuyệt đích. Nếu không có những yếu tố ấy, thứ làm ra chỉ rất bình thường, khô khan. Vì thế, để trở thành thợ chỉ mất 2 năm, nhưng nếu là thợ giỏi thì phải cả đời học hỏi không ngừng". Đỉnh đồng với những hoa văn tinh tế nhất. Lửa bạc "Nghề kim hoàn luôn gắn với lửa, lửa trong lò có cháy thì nghề chạm bạc mới có cơ may phát triển", ông Ngừng cho biết. Vậy là niềm vui của bạc Đồng Xâm lại có cơ hội không bị tụt lùi khi khách ta khách tây nườm nượp đặt hàng. Ông Ngừng nói văn vẻ: "Trong khi sự khủng hoảng kinh tế thế giới đẩy 60 doanh nghiệp làng nghề Việt Nam xuống hố thì làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn sống khoẻ". Nghệ nhân Nguyễn Văn Ngoan, Chủ tịch Hội chạm bạc Đồng Xâm cho biết: "Người thợ bạc phải tinh và ranh thì mới sống được, ngoài sự tinh tế về sản phẩm thì mình cũng phải đa dạng hoá thì mới có cơ hội tồn tại. Thợ chạm bạc của làng thu nhập cũng khá ổn định, từ 3 - 4 triệu đồng/tháng". Khu trưng bày sản phẩm bạc Đồng Xâm. Chính sự khởi sắc làng nghề nên ở Đồng Xâm không lúc nào ngớt tiếp búa đập, tiếng đục đẽo kim hoàn. Lửa lò lúc nào cũng cháy đỏ rực, mùi ngai ngái của bạc tan chảy hoà vào những đam mê nghệ thuật. Thế nên, những đỉnh đồng, những quả cầu bạc được làm ra cũng như có hồn hơn. Vậy mà, niềm vui ấy chỉ có được và giữ được ở Đồng Xâm, vì theo ông Phạm Quang Ngừng: "Bao nhiêu người tứ xứ đến đây học nghề thành thợ giỏi, thậm chí thành nghệ nhân rồi đem nghề chạm bạc đến nơi khác khởi nghiệp đều không thể tồn tại được. Các cụ tôi bảo, nghề chạm bạc muốn sống cũng phải có đất, khắp nước Nam cũng chỉ có Đồng Xâm là đất phát cho chạm bạc mà thôi". "Hồn cốt của bạc Đồng Xâm ngoài tay nghề còn phải có "mẹo", tức là bí quyết. Đấy là điểm phân biệt tại sao người Đồng Xâm làm bạc bao giờ cũng đỉnh hơn người nơi khác. Đồng Xâm còn kết hợp với các làng nghề để sản xuất ra sản phẩm thương hiệu Made in Đồng Xâm như bức "tứ linh" đoạt giải Sao vàng Đất Việt và hàng loạt những công trình chạm bạc ở các chùa chiền. Thế giới cũng đang tìm về Đồng Xâm như một biểu tượng của tinh hoa chạm bạc". Ông Phạm Quang Ngừng (Chủ nhiệm HTX chạm bạc Đồng Xâm)