9 câu hỏi ôn tập Triết học

Giới thiệu Phật giáo Phật giáo là trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI TCN ở miền bắc AD. Đạo Phật ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Balamôn và chế độ đẳng cấp Vô thường, vô ngã Dạo Phật cho rằng vũ trụ là vô thuỷ, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định, không do một vị thần nào sáng tạo nên cả. Vì thế giới luôn là dòng biến ảo vô thường nên không có cái gọi là bản ngã, không có thực thể; tất cả theo quy luật nhân quả cứ biến đổi không ngừng, không nghỉ, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không và chỉ có sự biến hoá ấy là thường hữu. Luật Nhân quả Tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ đều không thoát ra khỏi sự chi phối của luật Nhân duyên. Cái nhân nhờ có cái duyên mới sinh ra được quả. Quả lại do cái duyên mà thành ra nhân khác. Con người cũng do nhân duyên kết hợp và được tạo bởi 2 thành phần: thể xác và tinh thần.

pdf23 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 9 câu hỏi ôn tập Triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 câu hỏi ơn tập Triết học 9 Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC QTDN K13-2002 NGUYỄN DUY KIỆT & VÕ VĂN ON 1 of 22 CÂU 1: PHẬT GIÁO 1. Giới thiệu Phật giáo Phật giáo là trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI TCN ở miền bắc AD. Đạo Phật ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Balamôn và chế độ đẳng cấp Vô thường, vô ngã Dạo Phật cho rằng vũ trụ là vô thuỷ, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định, không do một vị thần nào sáng tạo nên cả. Vì thế giới luôn là dòng biến ảo vô thường nên không có cái gọi là bản ngã, không có thực thể; tất cả theo quy luật nhân quả cứ biến đổi không ngừng, không nghỉ, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không và chỉ có sự biến hoá ấy là thường hữu. Luật Nhân quả Tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ đều không thoát ra khỏi sự chi phối của luật Nhân duyên. Cái nhân nhờ có cái duyên mới sinh ra được quả. Quả lại do cái duyên mà thành ra nhân khác. Con người cũng do nhân duyên kết hợp và được tạo bởi 2 thành phần: thể xác và tinh thần. Đạo Phật đưa ra thuyết Tứ diệu đế . Đây là tư tưởng triết lý nhân sinh của đạo Phật. Đó là 4 chân lý cơ bản về cuộc sống và thái độ của con người trong cuộc sống: Khổ đế, Tập đế, Diệu đế và Đạo đế. ♦ Khổ đế là chân lý về bản chất của sự khổ trên đời. Theo Đức phật, cái mà chúng ta gọi là “cái tôi”, “cá nhân” chỉ là sự kết hợp của “ngũ uẩn”, tức 5 nhóm các năng lực vật và chất tinh thần, bao gồm : Sắc uẩn,Thụ uẩn,Tưởng uẩn,Hành uẩn, Thức uẩn.Các yếu tố trong mỗi uẩn cũng như cả ngũ uẩn đều ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Mặt khác, cả ngũ uẩn đều ràng buộc và phụ thuộc thế giới bên ngoài. Như vậy con người ta là một thực thể không tách rời khỏi vũ trụ bao la. Mỗi uẩn cũng như cả ngũ uẩn đều thay đổi từng giây từng phút. Cuộc đời chính bản thân nó cũng là một sự vận động, một sự hóa thành liên tục và thay đổi không ngừng. ♦ Trong Tập đế, đức Phật đã nêu những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là lòng ham muốn. Nguồn gốc của lòng ham muốn là sự không hiểu biết và lần lượt trải qua một hệ thống của những mối liên hệ nhân quả nhiều cung bậc gọi là “thập nhị nhân duyên”, gồm: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục căn, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử. Mười hai nhân duyên là quy luật tương tác của quan hệ nhân quả ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu còn vô minh, mê muội, u tối, vọng động thì còn có điều kiện và nhân tố sinh ra mọi biểu hiện của nghiệp và khổ. Cứ như thế mà quay cái vòng Thập nhị nhân duyên là cơ chế luân hồi sinh tử của chúng sinh, trong đó có loài người. ♦ Diệt đế là chân lý về sự thật trừ mọi nguyên nhân của đau khổ. Muốn trừ khử được khổ đau, người ta phải trừ khử gốc rễ chính của nó là ái dục và vô minh, từ bỏ tham, sân, si trong cuộc sống. Và diệt trừ đau khổ, chính là “Niết bàn”-sự “Giải thoát” cuối cùng khỏi mọi ràng buộc tử sinh, mọi phiền não ám ảnh. Khái niệm “Giải thoát” và “Niết bàn” để nói tới hướng đi tới, mục đích của đời người. ♦ Đạo đế: đã chỉ ra con đường để đi đến chỗ giác ngộ, giải thoát bằng cách thực hiện 8 con đường đúng (bát chánh đạo) trong các lĩnh vực: nhận thức (chính kiến, chính tư duy); lời nói, việc làm (chính ngữ, chính nghiệp); việc mưu sinh (chính mạng, chính tịnh tiến) và sự tu luyện (chính niệm, chính định). Trên 8 con đường đúng, bản thân chúng ta là người quyết định sự tiến bộ của mình. 2. Triết học Phật giáo -những ảnh hưởng tới quan niệm sống của người Việt. Phật giáo xuất phát từ con người để nhìn nhận thế giới xung quanh. Vì thế mới có câu “ người ta là một cái tiểu vũ trụ” trong cái đại vũ trụ là trời đất. Nó không xuất phát từ cái trừu tượng để tìm hiểu nguyên lý cấu tạo của vũ trụ mà xuất phát từ cái trừu tượng để nhận thức sự huyền đồng của con người trong vũ trụ. Sở dĩ đạo Phật đặt trọng tâm vào con người trước là bởi vì đạo Phật cho rằng con người biết được mình thì sẽ biết rõ được trời đất, vạn vật. Nhà Phật cho rằng “lý sự vô ngại”, nghĩa là cái lý siêu hình của vũ trụ, vạn vật cùng các sự vật trên đời không phải là hai , không có sự ngăn cách, và việc của trời đất và việc của con người không phải là không liên hệ với nhau. Thông hiểu được cái huyền diệu của bản thân thì cũng thông hiểu được cái lẽ huyền diệu của trời đất, vũ trụ. a) Quan niệm vô thường, vô ngã của đạo Phật đã thấm vào tư duy của người Việt nam. Đó là kiểu tư duy tổng quan tức là loại tư duy tổng hợp một cách quân bình. Đó là thứ tư duy “động”, từ cái “có” qua cái “không” và từ cái “không” qua cái “có”. Nó 9 Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC QTDN K13-2002 NGUYỄN DUY KIỆT & VÕ VĂN ON 2 of 22 bao giờ cũng hàm chứa mâu thuẫn: có mà không, không mà có. Tâm hồn người Việt luôn bị cái triết lý “vô thường” của Phật giáo chi phối nên mọi cảnh tượng thực mà hư, hư mà thực. Theo Phật giáo, mọi việc trên đời đều luôn luôn động. Do động nên mất quân bình nhưng mất quân bình chỉ là tạm thời để tìm lại quân bình. Luật quân bình là luật của tạo hoá để duy trì sự sống. Quân bình là không thái quá, không bất cập. Bởi thế, trong tư duy của người Việt, trong trời đất không có gì là thái quá mà trường tồn vĩnh cửu được. Đứng trước công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thế giới quan và lối tư duy tổng hợp của người Việt nam đã mang lại những thuận lợi nhất định bởi nó đặc tính rất linh hoạt. Điều này có thể coi là thích hợp cho sự thâm nhập của kinh tế thị trường vốn có đặc điểm là năng động, nhanh nhạy. b) Mối quan hệ Nhân quả Phật giáo đã nhìn thấy mối quan hệ cơ bản, phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng, đó là mối quan hệ nhân quả. Nhấn mạnh đến tính nhân quả, Phật giáo muốn hướng con người vào việc hướng thiện, làm việc tốt ở đời này để đem lại phúc đức cho gia đình và người thân. Ảnh hưởng của quan niệm này lớn đến mức mà chính nó đã biến thành quan niệm thế giới quan và nhân sinh quan của đại đa số người Việt. Người ta thường nói “gieo nhân nào thì gặt quả ấy” hay “gieo gió thì gặp bão”. Quan điểm nhân quả của Phật giáo xét về mặt nào đó, có ý nghĩa tích cực nhất định. Con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình. Nó chống lại những tư tưởng sống gấp, chết là hết, v.v. c) Tư tưởng Từ bi bác ái Nói đến chùa Phật, trong tâm trí người Việt đã hiện ra ý tưởng Từ bi, bác ái, khoan hồng, không hờn giận, không chấp nhất. Tuy nhiên ta thấy ở VIỆT NAM đạo pháp được trường tồn, góp vào sự xây dựng nhờ có kỷ cương. Trong giới bình dân, nhiều khi khôi hài nói ”ăn chùa”, “của chùa”, tức là ăn không phải trả tiền, mượn rồi đánh cắp luôn..Trong thực tế, Từ bi, Bác ái là “lá lành đùm lá rách”,”xóa đói giảm nghèo”, giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai lũ lụt..Nhịn ăn, nhịn mặc để giúp đồng bào đang gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình, tuy không giải quyết hoàn toàn, nhưng tạo cho người đang gặp hoạn nạn có sự phấn chấn, chịu cực khổ để xây dựng nhà cửa, hạnh phúc gia đình, vượt khó khăn. Tư tưởng nhân ái nhân đạo trong Triết học Phật giáo rất gần với truyền thống của người Việt, của dân tộc Việt nam. Đó là tình “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, là sự đồng cảm giúp đỡ nhau trong hoạn nạn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, là “tình làng nghĩa xóm”, là nghĩa “đồng bào”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương- người trong một nước phải thương nhau cùng” .v.v. Chính vì vậy mà Phật giáo đã làm giàu thêm truyền thống nhân từ, mong làm điều lành, lánh dữ của con người Việt nam. d) Cái Tâm của đạo Phật Cái đáng quí khi ta giúp người chính là ở cái tâm. Và đạo Phật thì luôn đề cao cái Tâm của con người bởi Phật giáo là một học thuyết về tâm. Cái tâm con người là vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó chính là tinh thần, ý thức, là cái phân biệt sự khác nhau giữa con người và động vật. Trong mọi thời đại, “thu phục nhân tâm” luôn là một thủ pháp hết sức đắc lực để giúp các vì vua, tướng.. hay người lãnh đạo nói chung điều khiển những người dưới trướng. Ngày nay, trong môi trường quản lý hiện đại, người quản lý, lãnh đạo giỏi cũng chính là người biết thu phục nhân tâm con người. Nếu người lãnh đạo biết đoàn kết mọi người sẽ tạo nên được sức mạnh cộng hưởng của tập thể. Lịch sử cũng đã chứng minh khi dân tộc ta đồng tâm hiệp lực thì sẽ có sức mạnh vô cùng to lớn vượt qua bao khó khăn, thử thách, đánh thắng bao kẻ ngoại xâm hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần, mang lại tự do cơm áo cho nhân dân. Và đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong đó có sự đóng góp của Phật giáo. Qua căn bản tư tưởng của đạo Phật và qua những khái niệm cơ bản của học thuyết, ta thấy đạo Phật tràn đầy tinh thần nhân ái, nhân đạo. Đó chính là tinh thần từ bi, hỉ xả, là sự yêu thương, quý trọng con người, thông cảm với những nỗi đau của con người, muốn giải phóng cho con người ra khỏi mọi đau khổ, áp bức, bất công, là lòng mong muốn nâng cao giá trị con người, năng lực của con người để họ tự chiến thắng hay vạch ra con đường để “cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn”. Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một điển hình về một nhân cách cao đẹp của lòng nhân ái, suốt đời hy sinh thân mình vì hạnh phúc của toàn thể loài người. e) Mục đích của Đạo Phật Giá trị của học thuyết Phật giáo cũng như các học thuyết phương Đông khác thể hiện ở chỗ là nó cụ thể hoá thành hành động để mọi người thực hiện được nó ngay bản thân, áp dụng được trong đời sống hàng ngày. Phật dạy về “Giải thoát” và “Niết bàn” thì cũng không hoàn toàn chỉ là những tiêu đích lý tưởng xa xôi trong tương lai mà chủ yếu là Phật muốn nhắn nhủ chúng ta phải sống và hành động như thế nào ngay trong hiện tại. Phật giáo cho rằng việc nghiên cứu về chân tướng của sự vật phải mang lại cho đời sống hiện tại một nguồn vui bất diệt, làm cho tâm hồn con người vượt lên trên mọi ham muốn và lo sợ. Bởi vậy, Phật giáo xem xét chân xác của một giáo lý bằng cách kiểm xét lại đời sống thực tế của người xây dựng giáo lý, coi nói và làm của họ có ăn khớp nhau không. Đối với Phật giáo, giáo lý và đời sống chỉ là một chứ không phải hai việc khác nhau. Tri là cái “minh giác của 9 Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC QTDN K13-2002 NGUYỄN DUY KIỆT & VÕ VĂN ON 3 of 22 tâm”, hành là cái “phát động của tâm” và triết lý sống của người Việt luôn coi “tri hành hợp nhất” cũng phù hợp với quan niệm của Phật giáo. 3. Sự phát triển của Phật giáo VIỆT NAM qua các thời kỳ Lịch sử Đạo Phật là tôn giáo từ bên ngoài đưa vào VIỆT NAM sớm nhất, cho đến nay đã 2000 năm, khi người Giao Châu tiếp nhận từ Tây vực Ấn Độ truyền sang. Sau nhiều thế kỷ đón nhận các nhà sư Ấn Độ và Trung Hoa, đến thế kỷ thứ V trở đi, VIỆT NAM bắt đầu có các nhà sư như Huệ Thắng(440 - 479), Đạo Thiền (457 – 483). Bước sang kỷ nguyên độc lập tự chủ từ cuối thế kỷ thứ X, Đạo Phật phát triển rất mạnh, có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của xã hội, nhất là về tư tưởng, đạo đức, văn học, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc. Đinh Tiên Hoàng đánh thắng 11 sứ quân cát cứ, nhà sư Ngô Chân Lưu làm tăng thống (tương tự như cố vấn mọi mặt). Khi Lê Hoàn làm vua, nhà sư Đỗ Thuận làm giúp triều đình mọi mặt đối nội, đối ngoại. Đời nhà Lý, các nhà sư Vạn Hạnh, Từ Lộ...làm quốc sư. Các vị trí đó nói lên vai trò của các nhà sư trong xã hội. Các vua Lý, Trần phần lớn chịu ah tư tưởng Phật giáo. Tư tưởng Phật giáo cũng bám rễ vào nếp sống thường ngày của dân chúng: “đất vua, chùa làng” trở nên thói quen truyền kiếp ở nông thôn người Kinh. Ở VIỆT NAM Phật giáo có mối lh mật thiết với Nho Giáo và Lão Giáo trong câu thành ngữ”Tam giáo đồng nguyên”. Khi nói” đồng nguyên” không chỉ ý nói cùng một ngọn nguồn chảy qua, mà còn có ý nói sự hòa quyện. Những giá trị về đạo đức làm người của Nho giáo được lồng vào giáo lý nhà Phật ở VIỆT NAM trong đời sống tinh thần và đạo đức xã hội VIỆT NAM. Còn các chùa thờ Phật nhiều khi cũng thờ thêm các vị thánh thần của đạo Lão mà dân tin cậy trông ngóng, như chùa Thày ở Sài sơn, ngược lại các phủ cũng đặt thêm tượng Phật lên bệ thờ. Từ thế kỷ XV trở đi, Phật giáo suy tàn dần, tuy các thế lực cầm quyền vẫn muốn dùng Phật giáo để làm dịu sự phẫn nộ của nhân dân. Đạo Phật vào VIỆT NAM đã hơn một nghìn năm, đã qua nhiều thời kỳ biến động, lúc thịnh đạt, khi suy yếu, đã được cải biến không ít cả về nội dung giáo lý, niềm tin tôn giáo và hình thức tổ chức; nhờ đó, có thể nói, cho đến nay khá hòa nhập với đời sống tinh thần và nhu cầu tâm linh của đa số dân cư...Tiếp thụ ah của hai phía Ấn Độ và Trung Hoa, Phật giáo VIỆT NAM ngày nay hội tụ cả hai dòng chính giáo của đạo Phật là Đại thừa và Tiểu thừa, chịu ah của cả ba Tông phái lớn là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Phật giáo VIỆT NAM đã tạo dựng cho mình một truyền thống gắn bó với và xứ sở, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa , tạo nên nhiều nét khắc sâu trong tâm tưởng, đạo đức, tâm lý, lối sống của nhân dân. Hiện nay, đạo Phật là tôn giáo có đông tín đồ nhất trong các tôn giáo ở VIỆT NAM, ước lượng khoảng 15 triệu.Khoảng mười năm gần đây, đời sống tín ngưỡng có nhộn nhịp hơn trước. Số người đi lễ chùa tăng lên một cách đáng kể, trong đó có nhiều người không hiểu biết gì về giáo lý và tổ chức giáo hội, thậm chí nhiều người chỉ cốt tìm ra một chốn yên ổn tâm hồn. Ở một số chùa, việc cúng bái vượt ra khỏi giáo lý và kỷ cương nhà chùa, pha tạp và xen kẽ nhiều hình vẻ mê tín dị đoan; trong”tâm linh” nhiều người đi lễ chùa(như chùa Hương chẳng hạn), có không ít người muốn cầu xin một ít may mắn nào đó để trốn được thuế, để ‘một vốn bốn lời’, thậm chí muốn xin xỏ một “đặc ân” trên trời rơi xuống.. Ở khía cạnh khác đạo Phật còn là nguồn an ủi cho một lớp người đúng tuổi, là nơi xa lánh cõi đời của một số người gặp”số mệnh” lênh đênh và cũng là vốn liếng cho một số trí thức muốn lần trở lại khía cạnh triết lý nhân đạo của đạo Phật. Tháng Giêng, tuy không là Phật tử, người Việt vẫn thấy mình có phận sự đi chùa, khấn vái, thắp nhang một lần. Đó là cử chỉ để nhớ đạo đức dt, trong ấy có lòng yêu Tổ quốc. Đi chùa tháng Giêng còn là thái độ đoàn kết với đồng bào thôn xóm, phố phường, hẹn nhau sẽ cố gắng giữ thái độ lạc quan, cùng tô điểm cho đất nước phồn vinh hơn, nhất là sự ổn đình, thanh bình. Đạo Phật thực sự là tôn giáo tâm linh sâu sắc nhất và hiểu biết nhất được biết đến trong lịch sử tinh thần nhân loại. 9 Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC QTDN K13-2002 NGUYỄN DUY KIỆT & VÕ VĂN ON 4 of 22 Câu 2: Nho giáo là học thuyết về đạo xử thế của người quân tử : Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Được bắt nguồn bằng Chu Công Đán đời Tây Chu, được hệ thống hoá và phát triển bởi Khổng Tử (Người được coi như người sáng lập Nho giáo) đời Chiến Quốc, được kế tục xuất sắc bởi Mạnh Tử. Do đó đời sau gọi tư tưởng nho giáo là tư tưởng Khổng-Mạnh 1. Các học thuyết chính của Nho Giáo : Thực tế Nho Giáo là một hệ thống học thuyết chính trị đầy đủ dạy về các hành xử của một “Chính nhân quân tử” trong xã hội, tức là cách người quân tử tổ chức, cai trị xã hội. Như vậy nó cũng chính là học thuyết dùng để tổ chức và cai trị xã hội. Nho giáo lấy việc tạo sự ổn định và phát triển làm trọng bằng cách sử dụng đường lối Đức trị và Lễ trị đã có từ thời nhà Chu. Để xây dựng đường lối Đức trị và Lễ trị Khổng tử đã xay dựng học thuyết “Nhân – Lễ – Chính danh” đây là ba phạm trù quan trọng nhất trong toàn bộ học thuyết của Khổng Tử. “Nhân” là nội dung, “Lễ” là hình thức của Nhân, “ Chính danh” là con đường đạt đến điều Nhân . Thuyết về chữ “Nhân” “Nhân” là việc quan hệ giữa người và người dựa trên lòng nhân nhân bản. Nhân còn còn bao gồm các tiêu chuẩn đạo đức như : trung, hiếu, cung kính, thật thà, khiêm tốn dũng cảm.....Như vậy “Nhân” chính là đạo làm người. Chữ “Nhân” không chỉ có yêu mà cả ghét “ Duy chỉ người có đức Nhân mới có thể yêu người, ghét người” Nhân là phạm trù cao nhất của luân lý, đạo đức, là phạm trù trung tâm của học thuyết chính trị. “Nhân” tuỳ vào phẩm hạnh, năng lực, hoàn cảnh mà thể hiện. Trong xã hội luôn tồn tại hai loại người đối lập nhau về chính trị, luân lý đạo đức : “Kẻ quân tử bất nhân thì cũng có nhưng chưa bao giờ kẻ tiểu nhân lại có nhân cả” Thuyết Chính Danh : Khổng tử cho rằng xã hội bị rối loạn vì vua không làm đúng danh hiệu vua, tôi không làm đúng danh hiệu tôiTừ đó ông đưa ra thuyết “Chính Danh định phận” làm căn bản cho việc trị quốc. “Chính Danh” là danh (tên gọi, chức vụ, địa vị, thứ bậc) và thực (phận sự, nghĩa vụ, quyền lợi) phải phù hợp với nhau. Danh không phù hợp là loạn danh. Danh và phận của một người trước hết do các mối quan hệ xã hội quy định. Để Chính Danh, nho giáo không dùng Pháp trị mà dùng Đức trị, Đức trị là dùng luân lý đạo đức điều hành xã hội. Mọi người trong xã hội đều thấm nhuần và hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức Nho giáo. Thuyết về Lễ : Lễ là các nghi lễ thể hiện các quy phạm đạo đức, “Lễ” là hình thức của “Nhân”, “Nhân” là nội dung của “Lễ”. Có thể coi Lễ là phương thức giúp người ta đạt được tới chữ Nhân. “Một ngày biết nén mình theo lễ thì thiên hạ sẽ quay về nhân vậy” (Luận ngữ) N
Tài liệu liên quan