Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên

Âm nhạc dân gian Tây Nguyên nói chung, các nhạc cụ cổ truyền nói riêng trước đây luôn gắn bó với mọi hoạt động lễ thức tín ngưỡng và một phần nhỏ trong vui chơi, giải trí của cộng đồng, góp phần hình thành diện mạo của nền văn minh lúa rẫy trong cư dân miền núi.

pdf6 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên Âm nhạc dân gian Tây Nguyên nói chung, các nhạc cụ cổ truyền nói riêng trước đây luôn gắn bó với mọi hoạt động lễ thức tín ngưỡng và một phần nhỏ trong vui chơi, giải trí của cộng đồng, góp phần hình thành diện mạo của nền văn minh lúa rẫy trong cư dân miền núi. Mọi sinh hoạt âm nhạc của Tây Nguyên đều gắn bó chặt chẽ, song hành với đời sống tâm linh con người: là phương tiện để giao tiếp với các yang, một số khác lại là phương tiện để thông báo tin tức, truyền tải tâm tư, tình cảm của bản thân đến một đối tượng nhất định nào đó, hoặc đến với nhiều người khác Song hành không thể thiếu cùng âm nhạc là các vũ điệu dân gian:  Điệu Xoang Arap của người Jrai,  Điệu Xoang Sơmơk của người Bâhnar,  Điệu Pah kngan rông Yang, múa Chim Grứ ( Êđê) ...  Những điệu múa khiêl, múa trống : Tung khăk ( Êđê), Tap mnia ( Jrai),Tap Sơgơr ( Bâhnar)... Các điệu múa được biểu diễn dưới hình thức múa tập thể nam, tập thể nữ, hoặc nhóm nam nữ theo tiếng ching chêng và trống lớn- nhỏ rộn ràng , khiến cho không gian lễ hội càng thêm náo nức và cuốn hút. Mọi thành viên trong cộng đồng đều có thể vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng thưởng thức nghệ thuật. Có 2 dạng nhạc cụ:  Nhạc cụ dân gian liên quan đến tín ngưỡng. (1)  Nhạc cụ dân gian trong sinh hoạt đời thường. (2) (1) Nhạc cụ dân gian liên quan đến tín ngưỡng:  Dàn ching chêng và trống cái (H’gơr): Nhiệm vụ: thông báo với các thần linh, nghe tiếng ching trống nổi lên, người ở xa có thể biết buôn nào đó đang có chuyện vui hay chuyện buồn diễn ra. Đòi hỏi phải có sự tham gia của số đông người.  Tù và cũng là một nhạc cụ chỉ được sử dụng trong những lễ cúng lớn. Mang tính thúc dục, kêu gọi. Dù chỉ do một người diễn tấu, nhưng bản thân âm thanh của Tù và (Ky Pah theo cách gọi của người Êđê, T’diếp- của người Bâhnar, Nung của người Mnông...) đã mang tính thông báo, truyền đạt tác động mạnh đến sự quan tâm của cả cộng đồng  Kèn Đinh Năm và Đinh Buốt Kliă của người Êđê trước đây chỉ được sử dụng trong đám tang, vào giai đoạn sau khi đã khâm liệm xong cho người chết. Kèn Rlét của người Mnông chỉ được dùng trong những lễ cúng có ăn trâu... Tất cả đều bị cấm kỵ không được dùng trong sinh hoạt đời thường. Loại kèn này chỉ một người diễn tấu, nhưng lại có tác động mạnh đến tâm tư, tình cảm của số đông tham gia tang lễ.( Người Mnông , người K’ho có kèn Mbuốt, Mbrơ hình dạng & cách diễn tấu tương tự như kèn đinh năm của người Êđê)  Các nhạc cụ màu sắc như Ring Rieo ( lục lạc) , Hoan Dju ( chũm choẹ) ... cũng đồng hành cùng ching chêng, trống trong các lễ thức. (2) Nhạc cụ dân gian trong sinh hoạt đời thường  Ching Ktut, Ching Pơng ( theo âm thanh của của ching) , Đinh Tak ta, Đinh Ring, Đinh Tut ( Êđê); T’rưng ( Jrai, Bâhnar), Tlung tlơ,  ( Mnông) , Khing khung, plơng khơng ( Bâhnar Chăm) , Klông put ( Sê Đăng)...  Các nhạc cụ mang tính giãi bày riêng tư : Kni, Goong, Goong Kram,Ting ning, Brố, Brok, Đinh Kliă, Đinh Năm, Wao ...
Tài liệu liên quan