Trong danh mục Bảo vật quốc gia, có một hiện vật độc đáo,
được xếp vào thời kỳ “hậu Đông Sơn”.
Hiện vật này có một sức hút kỳ lạ, nên đã có nhiều suy đoán,
lý giải về nguồn gốc ra đời và ý nghĩa văn hóa, tâm linh về
nó. “Cây đèn hình người quỳ” chính là hiện vật độc đáo, đến
tận hôm nay vẫn mang ánh hào quang bí ẩn như một ẩn số
của lịch sử.
8 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ánh hào quang bí ẩn từ cây đèn hình người quỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ánh hào quang bí ẩn từ
cây đèn hình người quỳ
Trong danh mục Bảo vật quốc gia, có một hiện vật độc đáo,
được xếp vào thời kỳ “hậu Đông Sơn”.
Hiện vật này có một sức hút kỳ lạ, nên đã có nhiều suy đoán,
lý giải về nguồn gốc ra đời và ý nghĩa văn hóa, tâm linh về
nó. “Cây đèn hình người quỳ” chính là hiện vật độc đáo, đến
tận hôm nay vẫn mang ánh hào quang bí ẩn như một ẩn số
của lịch sử.
“Cây đèn hình người quỳ” được tìm thấy năm 1935 tại một
khu mộ ở Lạch Trường (Thanh Hóa), trong một cuộc khai
quật do nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse và Viện Viễn
Đông Bác Cổ Pháp (EFEO). Cây đèn được làm theo hình
người quỳ gối, cao 40 cm, dài 30 cm, rộng 24 cm, nặng
1,9kg. Hai vai và trên lưng có 3 cành hình chữ “S”, trên mỗi
nhánh chữ “S” đỡ một bát đèn dầu, ở phần cuối mỗi cành lại
có hình người hai tay đang ôm lấy. Xen giữa mỗi cành là một
người nhỏ đang quỳ, tay chắp lại, vái nhau. Có thể xác định
họ là các vũ công. Trên chân của tượng có thể thấy 4 nhạc
công cũng đang ở tư thế quỳ: 2 người thổi sáo, 2 người đang
chơi 1 thứ nhạc cụ chưa xác định. Tóc của bức tượng được
thể hiện bằng những hình xoắn ốc, xung quanh trán có một
vành khăn (hoặc vương miện). Qua hình dạng và chi tiết trên
cây đèn, đã có nhiều lý giải khác nhau về hiện vật này:
Ông Olov Janse đã đưa ra các lý giải về sự pha trộn văn hóa
được thể hiện ở các chi tiết trên hiện vật: Phần tóc của hình
người đàn ông trên cây đèn là đặc điểm thường thấy trên các
tượng Phật của Ấn Độ và Viễn Đông, nhưng cũng là tiêu biểu
của nghệ thuật Gandhara của Hi Lạp cổ đại. Vành khăn trên
trán có thể coi là biểu hiện của sự vương giả, người trị vì nếu
như nhìn từ góc độ văn hóa Địa Trung Hải cổ điển. Khi tập
trung vào chi tiết trên khuôn mặt, con mắt của bức tượng
không nhìn xuôi, mà tỉ lệ lớn, mở rộng, xung quanh viền môi
là ria mép mỏngchi tiết miêu tả thường thấy trong các bộ
tộc miền núi Tây Pakistan. Toàn thân bức tượng có các chi
tiết miêu tả trang sức đẹp mắt, vòng bụng đầy, thể hiện sự
sung túc, bắp chân khuỳnh thể hiện là người có thế lực, vòng
ở cánh tay và thắt lưng mang họa tiết hoa sen. Như vậy, tuy
thể hiện trên cây đèn là một người đàn ông đang quỳ, nhưng
đây không phải là một người có vị trí thấp hèn. Có thể đây là
một bức tượng về một vị bá tước hoặc một vị thánh. Trong
thần thoại Hy Lạp các vị thánh thường có tư thế quỳ.
Trái ngược với lý giải của Olov Janse, một số nhà nghiên cứu
khác lại muốn đưa cây đèn về một nền văn hóa gần hơn: văn
hóa Trung Nguyên của người Hán, mang tư tưởng Hán. Tuy
nhiên, nếu theo cách lý giải này, thì thân phận của người đàn
ông trên cây đèn không mang sự tôn quý và thần thánh. Họ
giải thích đây là một tù binh Hung nô bị bắt, và trở thành
người hầu bê đèn. Có thể nói đây là quan điểm mang tính
trung hòa, từ góc độ này, “Cây đèn hình người quỳ” là hiện
vật của sự tiếp biến văn hóa, định danh Việt- Hán.
Trong thời gian gần đây, TS. Phạm Quốc Quân, lại đưa ra
một đề nghị lý giải khác. Dựa trên thực tế của quá trình
nghiên cứu bộ sưu tập hơn 20 cây đèn cùng niên đại với “Cây
đèn hình người quỳ”, ông đã giải thích theo hướng khác.
Không đặt cây đèn vào các khuôn ép, so sánh tương đồng
từng chi tiết với nhiều nền văn hóa, ông chỉ ra rằng, từng chi
tiết trên cây đèn Lạch Trường này, không hề Tây, không hề
Hán. Ông cho rằng cây đèn thuộc nền văn hóa “Hậu Đông
Sơn”. Đây là sản phẩm của Đông Sơn, không chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ đâu, mang nguồn gốc và chất Đông Sơn. Có thể
bắt đầu từ quan điểm tôn giáo thần bí phương Đông, ánh sáng
đóng vai trò cơ bản. Ánh sáng phát ra từ cây đèn này, mạng
lại cho con người sự tôn kính. Cũng có thể coi đây là một
phần của sự luân hồi trong tạo hóa: Cây đèn là sự chỉ đường
dẫn lối cho người chết khi về thế giới bên kia
Cách đây hơn 2000 năm, một vị già làng và đồ vật của ông ta
đã được an táng tại khu mộ ở Lạch Trường, bên bờ biển
Đông. Sau hàng nghìn năm, khi các nhà khảo cổ tìm thấy
ngôi mộ này cùng với “Cây đèn hình người quỳ” đã mang tới
câu hỏi lớn về nguồn gốc, ý nghĩa của nó. Đã có nhiều
nghiên cứu, nhiều lời lý giải, nhưng, “Cây đèn hình người
quỳ” vẫn mang ánh hào quang của bí ẩn, khó hiểu như nụ
cười của người đàn ông trên thân đèn. Hiện vật này đang
được giới thiệu trong cuộc trưng bày “ Đèn cổ Việt Nam” tại
Bảo tàng Lịch sử quốc gia đầu xuân Quý Tỵ này./.