Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động sinh kế của người dân thị trấn Đăk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông

Tóm tắt Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục gây những hậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và người dân ở nông thôn. Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt là những khu vực sinh kế phụ thuộc vào nông nghiệp như đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên với hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào các điều kiện của khí hậu và tài nguyên của địa phương. Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động sinh kế của người dân thị trấn Đăk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Biến đổi khí hậu đã và đang có những biểu hiện rất rõ ở thị trấn Đăk Mâm, thể hiện ở sự tăng cường/thay đổi quy luật của các hiện tượng thời tiết và khí hậu. Đặc biệt là các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan như: Hạn hán, lũ lụt, mưa trái mùa Hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp, một loại hình sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, nên biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm giảm khả năng sinh trưởng, dịch bệnh gia tăng, tăng chi phí sản xuất và giảm năng suất, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động sinh kế của người dân thị trấn Đăk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 105 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN ĐĂK MÂM, HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG Bùi Thị Thu Trang, Nguyễn Khắc Thành, Phan Thị Hoài Thương Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục gây những hậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và người dân ở nông thôn. Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt là những khu vực sinh kế phụ thuộc vào nông nghiệp như đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên với hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào các điều kiện của khí hậu và tài nguyên của địa phương. Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động sinh kế của người dân thị trấn Đăk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Biến đổi khí hậu đã và đang có những biểu hiện rất rõ ở thị trấn Đăk Mâm, thể hiện ở sự tăng cường/thay đổi quy luật của các hiện tượng thời tiết và khí hậu. Đặc biệt là các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan như: Hạn hán, lũ lụt, mưa trái mùa Hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp, một loại hình sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, nên biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm giảm khả năng sinh trưởng, dịch bệnh gia tăng, tăng chi phí sản xuất và giảm năng suất, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Từ khóa: Biến đối khí hậu, sinh kế. Impacts of climate change to famrers’livelihood of Đak Mam town, Krong No district, Đak Nong province Abstract Climate change has been and will continue to have serious consequences for countries around the world, aff ecting all areas of socio-economic, especially agriculture, forestry and fi sheries, people in the countryside. Viet Nam, with the eff ects of climate change, has had a great impact on people's livelihoods, especially the livelihoods of people who dependent on agriculture, such as the Mekong Delta, the Central Highlands where the agricultural activity depends on the local climate and resources. This study investigates the eff ects of climate change on the famers' livelihoods in Đak Mam town, Krong No district, Dak Nong province. The research results show that climate change has been manifested in Dak mam town, which is refl ected in the enhancement /changing of the rules of weather and climate phenomena. Specially, there are extreme weather such as drought, fl ood, unseasonal raining. The main livelihood of the people here is agricultural production which depends on natural. So that, the eff ects of climate change have greatly aff ected to agricultural production, reduced growth, increased disease, increased production costs and reduced productivity, thus aff ecting income of people. Keyword: Climate change, famrers’livelihood. Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017106 1. Đặt vấn đề Tỉnh Đăk Nông là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhiệt độ những năm gần đây đang nóng dần, hạn hán xảy ra nhiều hơn đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của người dân. Hạn hán kéo dài làm hàng chục nghìn ha cây trồng thiếu nước tưới làm giảm năng suất. Hạn hán xảy ra khốc liệt nhất ở các huyện phía Bắc của tỉnh như Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil. Trong đó thị trấn Đăk Mâm thuộc huyện Krông Nô cũng là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Thị trấn Đăk Mâm nằm trong khu vực Tây Nguyên nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới. Theo đánh giá Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đắk Nông thì trong những năm gầ n đây, điều kiện thời tiết trên địa bàn tỉnh có những thay đổi bất thường so với trước. Cụ thể như việc những đợt mưa không diễn ra với mật độ và lưu lượng như mọi năm. Những năm gần đây nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nắng nóng tăng cao, thời gian nắng kéo dài. Mưa thất thường, lượng mưa giảm ảnh hưởng đến tài nguyên nước gây nên hiện tượng hạn hán cho khu vực, ảnh hưởng đến hoạt đống sản xuất của người dân. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thị trấn Đăk Mâm, là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân ở thị trấn. Hoạt động nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến thời tiết. Với những diễn biến thất thường của thời tiết có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất, sản lượng của hoạt động nông nghiệp từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu sinh sống của người dân. Với những lý do trên, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế thông qua nhận thức của người dân và đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân ở địa phương. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiện trạng sinh kế và ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế của người dân ở thị trấn Đăk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các tài liệu nghiên cứu về BĐKH toàn cầu, trong nước và ở địa phương, các số liệu về các sự kiện thời tiết, khí hậu đã từng xảy ra ở địa phương, các thông tin có liên quan được công bố trên các trang báo, tạp chí, trên mạng internet, sách, các báo cáo, kết quả của các chương trình, dự án đã thực hiện tại địa phương, báo cáo tổng kết hoạt động của thôn, xã tại địa phương nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin từ người dân và cán bộ phụ trách tại địa phương bằng các phiếu điều tra nhằm xác định sự quan tâm, hiểu biết của người dân về biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sinh kế chủ yếu của khu vực. Đối tượng gồm: (1) Các nhà quản lý nằm trong bộ máy lãnh đạo như: Chủ tịch UBND thị trấn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn, các cán bộ môi trường, địa chính, với số phiếu điều tra là 20; (2) Người dân thị trấn Đăk Mâm với độ tuổi từ 22 đến 55 thuộc nhóm những người đã trưởng thành có trách nhiệm Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 107 với cộng đồng, đảm bảo thực hiện các chính sách của nhà nước và của địa phương, là những người tham gia vào sản xuất, nắm bắt tình hình kinh tế sản xuất của gia đình, với số phiếu điều tra là 60. Phiếu được phát ngẫu nhiên tại các thôn Đăk Vượng, thôn Đăk Hà, thôn Đăk Hưng, buôn Đru, buôn Yôk Rlinh. Phương pháp điều tra thông qua phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu đối với các cán bộ môi trường, người dân nhằm thu thập thêm thông tin về BĐKH, tình hình diễn biến của khí hậu, hoạt động sinh kế chủ yếu, ảnh hưởng của BĐKH. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Diễn biến của khí hậu ở thị trấn Đăk Mâm giai đoạn 2010 - 2016 Khí hậu ở thị trấn Đăk Mâm chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chính vì vậy chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm. Theo đánh giá Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đắk Nông thì trong những năm gầ n đây, điều kiện thời tiết trên địa bàn tỉnh có những thay đổi bất thường so với trước. Cụ thể như việc những đợt mưa không diễn ra với mật độ và lưu lượng như mọi năm. Những năm gần đây nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nắng nóng tăng cao, thời gian nắng kéo dài. Mưa thất thường, lượng mưa giảm ảnh hưởng đến tài nguyên nước gây nên hiện tượng hạn hán cho khu vực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân. Bảng 1: Diễn biến khí hậu của thị trấn Đăk Mâm Đặc trưng khí hậu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nhiệt độ trung bình năm 0C 23,1 23,5 23,2 23,7 23,9 24,1 24,3 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 0C 19,8 19,2 18,7 18,5 18 17,5 16,4 Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 0C 27,5 28,7 27,5 28,8 27,2 29,4 29,9 Nhiệt độ thấp nhất 0C 14,0 15,0 14,2 13,8 13,2 13,0 12,3 Biên độ nhiệt năm 0C 7,7 9,5 8,8 10,3 9,2 11,9 13,5 Biên độ nhiệt ngày đêm 0C 8,0 7,9 8,3 8,2 8,3 8,5 9,0 Tổng nhiệt 0C 8181 8129 8196 8198 8205 8218 8227 Lượng mưa trung bình năm Mm 1197 1121 1110 1089 1080 1055 1015 Số tháng mưa >100mm Tháng 7 7 8 7 7 6 5 Độ ẩm không khí TB năm % 84,0 83,7 83,5 83,8 83,6 83,4 83,0 [Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đăk Nông] Bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2016, nhiệt độ của khu vực đang càng ngày càng tăng, thời gian nắng kéo dài. Nhiệt độ trung bình năm tương đối cao, có sự gia tăng nhiệt độ và có xu hướng tăng. Thời gian nắng nóng kéo dài, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Nắng nóng là nguyên nhân gây hạn hán khốc liệt. Nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp với nhu cầu sử dụng nước càng cao. Đặc biệt với những khu vực chủ yếu là các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu, điều thì nhiệt độ nắng nóng cao sẽ gây ảnh hưởng đến cây trồng do thiếu nước tưới cung Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017108 cấp cho cây. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung 90% lượng mưa của cả năm. Lượng nước mưa mùa mưa cung cấp 61,5 đến 82,9% tổng lượng nước của cả năm. Lượng mưa có xu hướng giảm qua các năm. Lượng mưa giảm làm suy giảm trữ lượng nước của khu vực. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng nước vào mùa khô của người dân đặc biệt là nước đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. 3.2. Thực trạng hoạt động sinh kế của thị trấn Đăk Mâm Trong sản xuất nông nghiệp với diện tích đất trồng trọt lớn, Đắk Mâm là thị trấn thuần nông với sản xuất trồng trọt là chủ yếu; với 95,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây hàng năm và cây lâu năm. Tổng gieo trồng 3671 ha (năm 2016) có 2 lĩnh vực được đa số người dân quan tâm và tham gia trực tiếp sản xuất đó là trồng cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày. Chăn nuôi ở thị trấn chủ yếu là nhỏ lẻ tổng đàn gia súc là 6918 con và đàn gia cầm 26700 con là một phần sinh kế giúp người dân kiếm thêm thu nhập, cũng là một trong số những nguồn thu chính của hộ gia đình, ngoài ra còn là nguồn thực phẩm trong ngày của mỗi hộ. Thương mại và dịch vụ ở khu vực đang được đầu tư phát triển, hoạt động thương mai, dịch vụ chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ. Kết quả khảo sát, điều tra 60 hộ dân về vấn đề sinh kế chủ yếu của người dân trong thị trấn cho thấy, hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân là hoạt động sản xuất nông nghiệp (96,67%), đây là hoạt động phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên và thời tiết để phát triển, và là các thành phần dễ bị ảnh hưởng của BĐKH nhất. Trên thực tế địa phương là khu vực thuần nông với hoạt đông sản xuất nông nghiệp chủ yếu. Với những ảnh hưởng của BĐKH diễn ra những năm gần đây thì vấn đề sinh kế của người đang bị ảnh hưởng rất lớn. 55.17 0 27.59 17.24 0 10 20 30 40 50 60 Cây công nghiệp lâu năm Cây công nghiệp ngắn ngày Chăn nuôi cây lương thực Tỷ lệ Hình 1: Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Đăk Mâm 36.2 20.7 19 6.9 10.4 17.2 8.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Cây cà phê Cây tiêu Cây điều Cây ngô Cây lúa gia cầm heo Tỷ lệ Hình 2: Tỷ lệ các loại cây trồng, vật nuôi của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Đăk Mâm Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 109 Kết quả điều tra cho thấy, hoạt động sản xuất chủ yếu của khu vực là cây công nghiệp lâu năm (55,17 %), cây lương thực và chăn nuôi. Với điều kiện tự nhiên khí hậu nhiệt đới, đất đỏ bazan màu mỡ phù hợp với sự phát triển của các cây công nghiệp lâu năm nên ở khu vực tỷ lệ trồng cây công nghiệp lâu năm tương đối cao và là loại cây trồng chủ yếu. Các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu, điều; cây lương thực chủ yếu là ngô và lúa. Hoạt động chăn nuôi của người dân chủ yếu là lợn và gia cầm với hình thức chủ yếu là chăn nuôi thả vườn (bán công nghiệp). Lợn được chăn nuôi nhỏ lẻ với mô hình hộ gia đình, chưa được đầu tư chuồng trại đạt yêu cầu, chưa đảm bảo vệ sinh. 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế tại thị trấn Đăk Mâm 3.3.1. Nhận thức về BĐKH của người dân sống trên thị trấn Đăk Mâm Vấn đề BĐKH đang diễn ra một cách khó dự đoán, việc quan tâm của người dân và sự tìm hiểu về BĐKH sẽ giúp người dân hiểu được các ảnh hưởng của BĐKH. Tính toán hồi quy giữa sự phụ thuộc của tình hình quan tâm và tìm hiểu của người dân với trình độ học vấn, giới tính và độ tuổi dựa vào trình Regression trong Excel để xác định mối liên hệ. Gọi X1, X2, X3 lần lượt là trình độ học vấn, giới tính và độ tuổi (biến độc lập), và Y là mức độ quan tâm, tìm hiểu (biến phụ thuộc). Kết quả thể hiện ở bảng 2. Bảng 2: Kết quả tính toán hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ quan tâm, tìm hiểu về BĐKH Thông số Hệ số tương quan C 0,57 X1 0,13 X2 0,33 X3 -0,37 R 0,78 R2 0,61 Độ tin cậy 95% Signifi cance F 2E-11 Từ bảng 2 có phương trình hồi quy: Y = 0,13.X1 + 0,33.X2 – 0.37.X3 + 0,57. Như vậy, mức độ quan tâm, tìm hiểu về BĐKH phụ thuộc vào trình độ học vấn, giới tính và độ tuổi. Với R = 0,78 cho thấy mối quan hệ giứa các biến là tương đối chặt chẽ. Với R2 = 0,61 cho thấy trong 100 % sự biến động của mức độ quan tâm, tìm hiểu về BĐKH thì có 61 % biến động là do trình độ học vấn, giới tính và độ tuổi, còn 39% là do các yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác không có trong mô hình. Giả sử: Nếu giới tính và độ tuổi không đổi thì cứ khi tăng một bậc trình độ học vấn thì mức độ quan tâm, tìm hiểu về BĐKH tăng lên 0,13 lần. Nếu trình độ học vấn và độ tuổi không đổi thì cứ khi tăng 1 người giới tính nữ thì mức độ quan tâm, tìm hiểu về BĐKH tăng lên 0,33 lần Nếu trình độ học vấn và giới tính không đổi thì cứ khi tăng một bậc tuổi thì mức độ quan tâm, tìm hiểu về BĐKH sẽ giảm đi 0,37 lần. Từ đó có thể thấy sự tăng giảm mức độ quan tâm và tìm hiểu về BĐKH phụ thuộc nhiều vào giới tính, trình độ học vấn và độ tuổi. Khi người dân đã có sự quan tâm và tìm hiểu đến BĐKH thì sẽ có một cái nhìn sơ lược về nguyên nhân, biểu hiện, hiện tượng của BĐKH. Đó chính là cơ sở quan trọng trong quá trình thực hiện các biện pháp ứng phó với BĐKH khi được ban hành. Kết quả điều tra cho thấy, đa số người dân đều có cái nhìn sơ Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017110 lược được nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH. Người dân đã thấy được các nguyên nhân chính của BĐKH là do con người và đã xác định được một phần nào đó các tác hại của BĐKH gây nên để từ đó có thể biết được các tác hại đó ảnh hưởng đến cuộc sống của mình ra sao và mức độ quan trọng thế nào, từ đó nâng cao tinh thần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và thực hiện thật tốt các biện pháp ứng phó với BĐKH từ chính sách của địa phương đưa ra. Nguồn kênh thông tin về BĐKH rất quan trọng vì đây là cơ sở để người dân biết tìm hiểu và nghe được các ảnh hưởng của BĐKH gây ra cho địa phương. Nguồn kênh thông tin giúp người dân nắm bắt tình hình của BĐKH để có thể giảm các ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế của mình cụ thể là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hình 3: Nguồn kênh thông tin về BĐKH Hình 4: Các hiện tượng BĐKH xảy ra ở thị trấn Đăk Mâm Hình 3 cho thấy nguồn kênh thông tin mà người dân nghe thông tin về BĐKH rất đa dạng với nhiều kênh thông tin khác nhau nhưng chủ yếu là từ tivi, radio và loa, đài phát thanh của thị trấn, vì đây là các phương tiện thông tin mà người dân tiếp xúc nhiều và phổ biến ở khu vực. Nguồn thông tin về BĐKH là một trong những nguồn thông tin có ích cho quá trình sản xuất giúp người dân chủ động được trong sản xuất, tìm giải pháp cho ứng phó để đảm bảo cho quá trình sản xuất lâu dài và bền vững. Từ những nguồn kênh thông tin mà người dân hay tìm hiểu về BĐKH từ đó đưa ra các biện pháp tuyên truyền dựa trên các kênh thông tin mà người dân tiếp xúc phổ biến nhất để tuyên truyền. Hình 4 thể hiện hiện tượng hạn hán là hiện tượng phổ biến xảy ra trên địa bàn (70%). Và trên thực tế trong quá trình đi thực địa và tìm hiểu các tài liệu, các bài báo về địa phương thì hiện tượng hạn hán đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 111 bàn với xu hướng tăng và thời gian hạn kéo dài, như trong năm 2016 hiện tượng hạn hán xảy ra trên địa bàn đã làm cho hàng nghìn ha cây nông nghiệp thiếu nước tưới bị khô héo và chết dần, người dân không đủ nước sinh hoạt phải đi lấy nước ở khu vực khác. Hiện tượng lũ lụt được người dân nhận thấy chiếm 25% đây là những người sống ở các khu vực trũng, thấp, gần các sông, đập như ở thôn Đăk Vượng nằm trong khu vực có nhiều đồi núi vây quanh, khi mưa lớn nước đổ từ trên đồi xuống không kịp thoát gây lũ lụt. 3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế thông qua nhận thức của người dân thị trấn Đăk Mâm Hoạt động sinh kế của người dân thị trấn chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành nghề nhiều rủi ro nhất, bởi nó chịu tác động rất lớn của yếu tố tự nhiên, mùa vụ. Bản thân các loại cây trồng, vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định, rất nhạy cảm với các tác động ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và diệt vong. Những năm gần đây, thời tiết luôn diễn biến bất thường, trái quy luật như mùa mưa, mùa khô đến sớm hoặc muộn hằng tháng trời, biên độ nhiệt trong năm dao động mạnh, xuất hiện những thời kỳ quá nóng, lạnh; độ ẩm thay đổi dẫn tới các loại sâu bệnh ngày càng tăng về cường độ và tần suất, ảnh hưởng tới sự phát triển, năng suất của cây trồng và vật nuôi. Qua điều tra từ những hộ dân sản xuất nông nghiệp cho thấy 100% người dân có hoạt động sinh kế là sản xuất nông nghiệp thì đều cho rằng bị ảnh hưởng và chịu tác động của BĐKH. Những khó khăn, nguyên nhân mà người dân gặp phải do ảnh hưởng của BĐKH chủ yếu là hạn hán gây thiếu nưới tưới và sinh hoạt, dịch bệnh ngày càng gia tăng, thời tiết nắng nóng, mưa thất thường. Qua những tác động đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi, biểu hiện là sự suy giảm năng suất. + Đối với hoạt động trồng trọt Do ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh những năm gần đây đã làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Kết quả phỏng vấn sâu với đối tượng là nhà quản lý cho thấy, vụ điều năm 2017, lúc ra hoa, điều ra hoa rất nhiều, nhưng do thời thiết nắng nóng, bọ xít, muỗi tấn công, cùng với những cơn mưa lớn khiến tình trạng khô, rụng hoa, rụng trái non xảy ra nhiều đã làm giảm năng suất rất lớn. Với cà phê, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng rất lớn dêdn đến năng suất, nhiều gia đình đã đầu tư khoan giếng để kiếm nguồn nước, nhưng rất nhiều giếng khoan không có nước. Bảng 3: Năng suất cây nông nghiệp của người dân từ năm 2014 - 2016 Cây nông nghiệp Diện tích (ha) Năng suất (tấn) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cà phê 51 150,4 138,7 117,0 Tiêu 20 41,2 38,7 30,0 Điều 32 29,1 22,4 17,8 Lúa 10 177,8 174,0 170,1 Ngô 13 206,0 198,7 192,3 Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017112 Kết quả nghiên cứu cho thấy năn
Tài liệu liên quan