Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, DN có nhiều lựa chọn khác nhau trong việc huy động (tạo) các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), trong đó có phương pháp huy động (tạo) nguồn vốn thông qua việc bán và thuê lại chính tài sản của mình để phục vụ cho hoạt động SXKD. Cách huy động này có ưu điểm là vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vẫn diễn ra bình thường như trường hợp chưa bán tài sản và DN có thêm vốn để tài trợ cho hoạt động SXKD, vì vậy, khi nền kinh tế càng phát triển thì phương pháp huy động vốn này càng được nhiều DN lựa chọn.
16 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản hoạt động đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng của kế toán giao dịch bán
và thuê lại tài sản hoạt động đến báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, DN có nhiều lựa chọn khác
nhau trong việc huy động (tạo) các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh (SXKD), trong đó có phương pháp huy động
(tạo) nguồn vốn thông qua việc bán và thuê lại chính tài sản của mình
để phục vụ cho hoạt động SXKD. Cách huy động này có ưu điểm là
vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vẫn diễn ra
bình thường như trường hợp chưa bán tài sản và DN có thêm vốn để
tài trợ cho hoạt động SXKD, vì vậy, khi nền kinh tế càng phát triển
thì phương pháp huy động vốn này càng được nhiều DN lựa chọn.
Với việc phát sinh nghiệp vụ kinh tế này đặt ra cho công tác kế toán
là phải phản ánh, ghi chép như thế nào để cung cấp thông tin cho các
đối tượng sử dụng thông tin.
Đáp ứng yêu cầu đó Bộ Tài chính đã cho nghiên cứu và ban hành
chuẩn mực số 06- Thuê tài sản theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC và thông
tư 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 hướng dẫn thực hiện chuẩn mực
này, trong đó có hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán
đối với giao dịch bán và thuê lại tài sản theo phương thức thuê hoạt
động. Tuy nhiên, giữa nội dung chuẩn mực và thông tư hướng dẫn
thực hiện giao dịch bán và thuê lại theo phương thức thuê hoạt động
còn chưa thật phù hợp với nhau, dẫn đến ảnh hưởng đến độ hợp lý
thông tin trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong
phạm vi bài viết này, người viết chỉ đề cập đến kế toán của giao dịch
bán TSCĐ sau đó thuê lại theo phương thức thuê hoạt động mà không
đề cập đến giao dịch thuê lại.
Khi đề cập đến hạch toán giao dịch bán và thuê lại theo phương thức
thuê hoạt động cần phải hiểu được các khái niệm: “giá trị còn lại”,
“giá trị hợp lí”, “giá bán” của TSCĐ. Theo chuẩn mực 03, 04, 06 các
khái niệm đó được hiểu như sau:
- Giá trị còn lại của TSCĐ là chênh lệch giữa nguyên giá và số khấu
hao (hao mòn) lũy kế của TSCĐ đó.
- Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một
khỏan nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ
hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Chúng ta có thể hiểu đó là giá
thị trường tương đương.
- Giá bán TSCĐ là giá thỏa thuân giữa bên mua và bên bán TSCĐ đó,
thể hiện trên hóa đơn bán tài sản của bên bán.
Đoạn 34 trong Chuẩn mực 06 quy định:
- Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lí thì các khoản lỗ
hoặc lãi phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh. Sở dĩ chuẩn mực
quy định như vậy bởi trong trường hợp bán và thuê lại theo phương
thức thuê hoạt động tức là DN đã chuyển quyền sở hữu tài sản cho
bên thuê (bên mua lại) và thuê lại sử dụng trong thời gian thuê sau đó
trả lại cho bên cho thuê theo giá bán và thuê lại được thỏa thuận ở
mức giá hợp lý, tức là đã thực hiện một nghiệp vụ nhượng bán tài sản
thông thường thì khỏan lãi hay lỗ được hạch toán ngay trong kỳ phát
sinh.
- Nếu giá bán thấp hơn giá trị hợp lý thì các khỏan lãi hoặc lỗ cũng
phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, trừ trường hợp khỏan lỗ
được bù đắp bằng khỏan thuê trong tương lai ở một mức giá thuê
thấp hơn giá thuê thị trường. Trường hợp này khoản lỗ không được
ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần vào chi phí phù hợp với khỏan
thoanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tìa sản đó được dự kiến
sử dụng. Đồng thời đoạn 36 của chuẩn mực 06 lại quy định: Đối với
thuê hoạt động, nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán và thuê lại tài sản
thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, khoản lỗ bằng số tiền chênh lệch
giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lí phải được ghi nhận ngay trong kỳ
phát sinh.
Sở dĩ chuẩn mực quy định hạch toán như vậy bởi xuất phát từ
nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Trong trường hợp bán với giá
bán thấp hơn giá trị hợp lí mà giá trị hợp lý lại thấp hơn giá trị còn lại
và sau đó lại được thuê với giá thuê thấp hơn giá trị thị trường thì
khỏan chênh lệch lỗ giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại thì sẽ đựơc
ghi nhận ngay trong kỳ, khỏan chênh lệch giữa giá hợp lý với giá bán
tài sản không được ghi nhận ngay trong kỳ mà phải được hạch toán
vào khoản “chi phí trả trước” để phân bổ dần vào chi phí của đối
tượng sử dụng tài sản thuê phù hợp với khỏan thanh toán tiền thuê
trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng (hạch toán
như vậy để đảm bảo chi phí thuê tài sản tương đương với tiền thuê
trên thị trường- tôn trọng nguyên tắc thận trọng là không ghi nhận
thấp các khỏan chi phí) (xem ví dụ cụ thể phần sau)
- Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lí thì khỏan chênh lệch cao hơn giá
trị hợp lí phải được phân bổ dần vào thu nhập phù hợp với khoản
thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến
sử dụng. Trrường hợp này thể hiện khi bán tài sản với giá cao hơn giá
trị hợp lí và giá trị hợp lí lại cao hơn giá trị còn lại thì khỏan chênh
lệch giữa giá bán và giá trị hợp lí không hạch toán vào thu nhập mà
hạch toán vào tài khoản “doanh thu chưa thực hiện” để phân bổ dần
vào ghi giảm chi phí của đối tượng sử dụng tài sản thuê bởi hai lí do:
một là tôn trọng nguyên tắc thận trọng của kế toán không ghi nhận
cao hơn các khỏan thu nhập và lí do thức hai là khi đã bán với giá cao
hơn giá trị hợp lý thì DN lại phải thuê lại với giá cao hơn giá trị hợp
lý nên phải hạch toán như vậy để đảm bảo chi phí thuê phù hợp với
giá thuê trên thị trường và phù hợp với lợi ích của tài sản thuê mang
lại.
Tuy nhiên Thông tư 105 hướng dẫn kế toán trong trường hợp giá bán
thấp hơn giá trị hợp lý mà khỏan lỗ được bù đắp bằng khỏan thuê
trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường thì
hạch toán như bảng sau:
Như vậy, có nghĩa là trong trường hợp giá bán nhỏ hơn giá hợp lý và
giá hợp lý nhỏ hơn giá trị còn lại mà khỏan lỗ được bù đắp bằng
khỏan thuê trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị
trường thì toàn bộ chênh lệch giữa giá bán và giá trị còn lại được treo
trên TK 242 mà không phản ánh phần chênh lệch giữa giá trị hợp lí
và giá trị còn lại vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ là không
phù hợp với đoạn 36 của Chuẩn mực 06. Vì vậy trong trường hợp này
chỉ để treo lại trên TK 242 phần chênh lệch giữa giá trị hợp lí và giá
bán, còn phải phản ánh vào TK 811 là phần giá trị còn lại trừ phần
chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá bán để phản ánh phần chênh
lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại vào báo cáo kết quả kinh
doanh trong kỳ theo đúng hướng dẫn của Chuẩn mực 06 đoạn 34 và
đoạn 36.
Với kiến nghị như vậy và quy định của Chuẩn mực 06 và Thông tư
105, xin lấy ví dụ và thể hiện số liệu ảnh hưởng đến chỉ tiêu “tổng lợi
nhuận trước thuế” trên báo cáo kết quả kinh doanh (không đề cập
đến chi phí thuế thu nhập hoãn lại) như sau:
Giả sử DN A bán cho DN B và thuê lại theo phương thức thuê hoạt
động một TSCĐ có nguyên giá 1.000 trđ, giá trị hao mòn 200trđ, giá
trị còn lại 800trđ. Và giả sử giá hợp lý có thể: Trường hợp 1 là: 900trđ
và trường hợp 2 là: 750trđ. Giá bán chưa có thuế TSCĐ này giả sử:
Tình huống 1: Giá bán bằng giá hợp lý
Tình huống 2: Giá bán là 850trđ
Tình huống 3: Giá bán là 950trđ
Tình huống 4: Giá bán là 700trđ
Với các trường hợp giá bán như vậy, số liệu lãi lỗ được đưa vào báo
cáo kết quả kinh doanh thể hiện như bảng dưới.
Với ví dụ này ta thấy rõ hơn việc quy định hạch toán giao dịch bán và
thuê lại TSCĐ theo phương thức thuê hoạt động có ảnh hưởng đến
lợi nhuận trước thuế trên Báo cáo kết quả kinh doanh tại kỳ bán tài
sản.
Các tình huống giá
bán
Số liệu thể hiện trên báo cáo KQKD
1. Giá bán bằng giá trị
hợp lý
Giá bán là 900trđ
Phản ánh lãi vào BCKQKD là 100trđ
Phản ánh lỗ vào BCKQKD là 50trđ
Giá bán là 750trđ
2. Giá bán là 850trđ TH!: Giá hợp lý là 900trđ
Phản ánh lãi vào bckqkd là 50trđ
TH2: Giá hợp lý là 750trđ
Phản ánh lỗ vào BCKQKD là 50trđ
Và hoãn lại trên TK 3387: 100trđ
3. Giá bán là 950trđ TH1: Giá hợp lý là 900trđ
Phản ánh lãi vào BCKQKD là 100trđ
Và hoãn lại trên TK 3387: 50trđ
TH2: Giá hợp lý là 750trđ
Phản ánh lỗ vào BCKQKD là 50trđ
Và hoãn lại trên TK 3387: 200trđ
4. Giá bán là 700trđ - Nếu khoản lỗ không được bù đắp bằng
khoản thuê trong tương lai ở một mức giá
thuê thấp hơn giá thuê thị trường
TH1: Giá hợp lý là 900trđ
Phản ánh lỗ vào BCKQKD là 100trđ
TH2: Giá hợp lý là 750trđ
Phản ánh lỗ vào BCKQKD là 100trđ
- Nếu khoản lỗ được bù đắp bằng khoản thuê
trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn
giá thuê thị trường thì:
+ Theo TT 105 sẽ phản ánh:
TH1: Giá hợp lý là 900trđ
Không phản ánh lỗ vào BCKQKD và treo lại
trên TK 242 là 100trđ
TH2: Giá hợp lý là 750trđ
Không phản ánh lỗ vào BCKQKD và treo lại
trên TK 242 là 100trđ.
+ Theo kiến nghị của tác giả sẽ phản ánh:
TH1: Giá hợp lý là 900trđ
Không phản ánh lỗ vào BCKQKD và treo lại
trên TK 242 là 100trđ
TH2: Giá hợp lý là 750trđ
Phản ánh lỗ vào BCKQKD là 50trđ (=800trđ -
50trđ -700trđ = 800trđ -750trđ) và treo lại trên
TK 242 là 50trđ (= 750trđ – 700trđ)