Ảnh hưởng của kinh thi đến cách dùng từ trong thơ ca cổ đại Việt Nam

1.1. Giới thiệu chung Kinh Thi là khởi điểm huy hoàng, là cái nôi cho sự phát triển hưng thịnh của nền thơ ca Trung Hoa đồng thời còn là tư liệu xã hội học vô cùng quý giá. Thông qua những vần thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của kinh Thi, thế hệ sau có thể hiểu biết thêm về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của nhân dân và tư tưởng chính trị của các chính trị gia cách đây hàng ngàn năm. Tại Trung Quốc, kinh Thi được xchúng tôi là nền tảng cho thơ ca Trung Hoa và là tư liệu nghiên cứu Hán tự vô giá. Từ ngữ, điển cố trong Kinh Thi không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đối với thơ ca văn học Trung Hoa, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến các nước khác trên thế giới, tiêu biểu là Việt Nam. Thông qua bài nghiên cứu khoa học dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của kinh Thi đối với cách dùng từ trong thơ ca cổ đại Việt Nam (điển cứu giai đoạn XV - XIX) .

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của kinh thi đến cách dùng từ trong thơ ca cổ đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2010 – 2011 165 ẢNH HƯỞNG CỦA KINH THI ĐẾN CÁCH DÙNG TỪ TRONG THƠ CA CỔ ĐẠI VIỆT NAM Lâm Bội Oanh (SV năm 4, Khoa Trung văn) GVHD: TS Hồ Minh Quang 1. Mở đầu 1.1. Giới thiệu chung Kinh Thi là khởi điểm huy hoàng, là cái nôi cho sự phát triển hưng thịnh của nền thơ ca Trung Hoa đồng thời còn là tư liệu xã hội học vô cùng quý giá. Thông qua những vần thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của kinh Thi, thế hệ sau có thể hiểu biết thêm về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của nhân dân và tư tưởng chính trị của các chính trị gia cách đây hàng ngàn năm. Tại Trung Quốc, kinh Thi được xchúng tôi là nền tảng cho thơ ca Trung Hoa và là tư liệu nghiên cứu Hán tự vô giá. Từ ngữ, điển cố trong Kinh Thi không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đối với thơ ca văn học Trung Hoa, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến các nước khác trên thế giới, tiêu biểu là Việt Nam. Thông qua bài nghiên cứu khoa học dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của kinh Thi đối với cách dùng từ trong thơ ca cổ đại Việt Nam (điển cứu giai đoạn XV - XIX) . 1.2. Lí do chọn đề tài Khi còn là sinh viên năm 3, chúng tôi đã được học môn Hán ngữ cổ đại và đã được lĩnh hội những tinh hoa của kinh Thi – một trong những kinh điển của Nho gia. Thế nhưng, cách dùng từ cũng như thể văn của một tác phẩm cổ đại như kinh Thi đã không ít lần khiến sinh viên chúng chúng tôi lúng túng, ái ngại trước một tác phẩm văn học cổ. Mặt khác, nền văn học Việt Nam phát triển vô cùng hưng thịnh, các tác phẩm thơ ca chữ Hán, chữ Nôm lần lượt ra đời và lưu truyển đến nay như những áng văn bất hủ của thời đại. Với sự giao lưu văn hóa, ngôn ngữ mật thiết giữa Việt Nam và Trung Quốc, thể thơ cũng như cách dùng từ trong thơ ca Việt Nam ít nhiều kế thừa tinh hoa của cả dân tộc mà còn là sự kết tinh của nền văn học các nước trên thế giới. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng kinh Thi đến cách dùng từ trong thơ ca cổ đại Việt Nam” để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về kinh Thi, từ đó hiểu biết thêm về nền văn học nước nhà, nâng cao vốn từ vựng phong phú mà kinh Thi đã mang lại. 2. Phương pháp nghiên cứu 9 Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu. 9 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tập hợp tư liệu, tiến hành nghiên cứu vấn đề thông qua các nguồn tài liệu thuộc lĩnh vực lịch sử, văn hóa, văn họcqua đó chỉ ra những từ vựng ảnh hưởng đến thơ ca cổ đại Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 166 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Giới thiệu kinh Thi 3.1.1. Quá trình hình thành Kinh Thi là tập thơ sớm nhất của Trung Quốc, xuất hiện lúc nhà Chu mới dựng nước (Thế kỷ XI TCN), sau đó biên tập thành sách vào khoảng giữa thời kỳ Xuân thu (Thế kỷ VI TCN). Kinh Thi vốn là những bài ca dao góp nhặt nơi thôn quê và nhạc chương nơi triều đình hoặc văn miếu Trung Quốc thời thượng cổ. Kinh Thi nguyên có ba ngàn thiên, sau đức Khổng Tử chọn lấy hơn ba trăm thiên, nên thường được gọi là “thi tam bách”. Đến thời nhà Hán, tập thơ được xchúng tôi như một trong những kinh điển Nho gia, từ đó gọi là kinh Thi. Về tác giả kinh Thi, đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn. Kinh Thi gồm tác phẩm trong dân gian nên tác giả đến nay vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Về người biên tập kinh Thi, có thuyết cho rằng kinh Thi là do một số quan lại nhà Chu hoặc nước chư hầu đến các nơi góp nhặt thơ, cũng có thuyết cho rằng kinh Thi là do Khổng Tử san định, nhưng dù sao chăng nữa, kinh Thi là tác phẩm khởi nguồn cho nền văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với Trung Quốc mà tầm ảnh hưởng còn lan rộng đến các nước khác trên thế giới. 3.1.2. Nội dung kinh Thi Kinh Thi gồm bốn phần với 305 thiên (bài thơ), trong đó có sáu thiên chỉ truyền lại đề mục mà không còn bài. Mỗi thiên lấy vài chữ chính trong thiên làm đề mục và chia ra nhiều chương. Thể loại kinh Thi được phân thành ba loại: quốc phong, nhã, tụng. Quốc phong Quốc phong là những bài ca dao của dân các nước chư hầu mà được nhạc quan của vua sưu tập lại. Quốc phong gồm các bài thơ ca góp nhặt từ nhân gian của mười lăm nước chư hầu là: Chu Nam, Thiệu Nam, Bội, Dung, Vệ, Vương, Trịnh, Tề, Ngụy, Đường, Tần, Trần, Tào, Cối, Bân. Nội dung quốc phong đề cập các mặt cuộc sống xã hội thời nhà Chu như lao động, tình yêu, chiến tranh sưu dịch, phong tục hôn nhân, v.v. Nhã Nhã gồm những bài hát đề cập đến yến tiệc nơi triều đình. Nhã được chia thành hai loại: tiểu nhã và đại nhã. 9 Tiểu nhã: gồm bảy mươi bốn thiên, chỉ những bài dùng trong trường hợp khi có yến tiệc. 9 Đại nhã: gồm ba mươi mốt thiên, chỉ những bài dùng trong những trường hợp quan trọng như khi thiên tử họp vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường. Tụng Năm học 2010 – 2011 167 Tụng gồm những bài ca tụng công đức các vua đời trước, dùng để hát ở miếu đường. Tụng gồm bốn mươi thiên, chia làm: Chu tụng (ba mươi mốt thiên), Lỗ tụng (bốn thiên), Thương tụng (năm thiên). 3.1.3. Giá trị kinh Thi Luân lý trong kinh Thi “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà” Luận ngữ - Vi chính II (Cả ba trăm thiên kinh Thi, chỉ một câu có thể trùm được, là: Không nghĩ bậy). Người đọc kinh Thi phải làm thế nào cho lòng mình không nghĩ đến điều xằng bậy, dâm tà, để có được tính tình trong sạch; đó là bài học luân lý của sách ấy, mà cũng là chủ ý của đức Khổng Tử khi ngài san định kinh ấy [5]. Không dừng lại ở việc dạy ta hiếu thuận với cha mẹ, anh chị em trong gia đình, dạy ta trung trinh ái quốc mà các thiên trong kinh Thi còn đạt đến lý tưởng tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Thành tựu văn học trong kinh Thi Thể văn trong kinh Thi gồm phú, tỷ, hứng là một phần không nhỏ trong nền văn học thơ ca Trung Quốc. Thể phú: Phú nghĩa là phô bày, mô tả trực tiếp sự vật, sự việc mà mình muốn nói đến. Ví dụ kinh Thi - Thất nguyệt miêu tả nỗi cực khổ của nhà nông [8]: Nguyên văn Dịch thơ Thất nguyệt lưu hỏa, Tháng bảy mọc thấp sao Đại hỏa, Cửu nguyệt thụ ý. Tháng chín thì áo đã may xong, Nhất chi nhật tất phát, Tháng mười một gió rét đông, Nhị chi nhật lật liệt. Tháng mười hai khí lạnh lùng cắt da. Vô y vô hạt, Nếu chẳng áo thô và áo tốt, Hà dĩ tốt tuế? Đến cuối năm sống sót được sao? Tam chi nhật vu trĩ, Tháng giêng nông cụ sửa mau, Tứ chi nhật cử trĩ, Tháng hai cất bước cày sâu ngoài đồng, Đồng ngã phụ tử, Với ta đàn bà cùng con trẻ, Diệp bỉ nam mẫu, Đến ruộng nam, cơm tẻ đưa ăn. Điền tuấn chí hỉ. Khuyến nông bước tới hân hoan. Thể tỉ: tỉ nghĩa là ví, so sánh. Trong thể này, khi muốn nói một sự vật, sự việc nào đó, ta mượn một vật khác làm tỉ ngữ để người nghe ngẫm nghĩ mà hiểu lấy ý ngụ bên trong. Ví dụ kinh Thi – Thạc thử miêu tả việc dân chúng khốn đốn vì chính trị tham tàn nên so sánh những kẻ chính trị tham tàn như con chuột to làm hại mình mà bỏ đi nơi khác [8]: Nguyên văn Dịch thơ Thạc thử! Thạc thử! Chuột to hỡi! Chuột to kia hỡi! Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 168 Vô thực ngã thử. Nếp ta, đừng ăn tới nghe mầy. Tam tuế quán nhữ, Ba năm biết thói lâu nay, Mạc ngã khẳng cố. Xót thương chẳng chịu đoái hoài đến ta. Thệ tương khứ nhữ, Nên đành phải đi xa mầy đó, Thích bỉ lạc thổ. Đến đất kia thật rõ yên vui. Lạc thổ! Lạc thổ! Đất an lạc, đất thảnh thơi, Viên đắc ngã sở. Chốn kia thích hợp được nơi an nhàn. Thể hứng: hứng là nổi lên, nhân cảm xúc vì vật ngoài mà phát ra. Đối với thể hứng, trước khi tả một sự vật, sự việc nào đó, ta tả một vật gì làm câu mở đầu, rồi mượn đấy mà tiếp tục nói ra ý bản thân muốn nói đến. Ví dụ kinh Thi – Đào yêu mượn cành đào khởi hứng, khen người con gái hiền thục và sống hòa thuận êm ấm cùng gia đình. [8]: Nguyên văn Dịch thơ Đào chi yêu yêu, Đào tơ mơn mởn xinh tươi, Chước chước kỳ hoa. Hoa hồng đơm đặt dưới trời xuân trong. Chi tử vu quy, Hôm nay nàng đã theo chồng, Nghi kỳ thất gia. Nên bề gia thất ấm nồng thuận vui. Kết cấu và từ ngữ trong kinh Thi là nền tảng phát triển nền thơ ca Trung Hoa, là tư liệu quan trọng nghiên cứu văn tự Hán từ thế kỷ XI TCN đến thế kỷ VI TCN. Về hình thức, kinh Thi sử dụng linh hoạt câu hai, ba hoặc năm đến tám chữ nhưng chủ yếu vẫn là thể bốn chữ. Các câu thơ biến hóa đa dạng, láy âm, láy vần, đôi lúc cả bài thơ chỉ thay đổi vài chữ, nhưng cũng khiến các tác phẩm trở nên linh hoạt, mang giai điệu âm nhạc độc đáo. 3.2. Ảnh hưởng của kinh Thi đến cách dùng từ trong thơ ca cổ đại Việt Nam Kinh Thi ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam chủ yếu từ thời kì Lê Mạc (thế kỷ XV – XVI) đến thời kì cận kim (Nguyễn Triều - Thế kỷ XIX). Trải qua năm thế kỷ, chính các điển cố cũng như câu chữ trong kinh Thi đã góp phần làm phong phú thêm cho nền thơ ca nước nhà. Sự ảnh hưởng này chủ yếu thể hiện ở quá trình vay mượn những từ ngữ không có trong tiếng Việt hoặc tiếp nhận những khái niệm bắt nguồn từ Trung Quốc đưa vào trong đời sống xã hội Việt Nam nhất là những từ ngữ, nếu là những từ ngữ thuộc các lĩnh vực triết học, xã hội, chính trị, Ở đây, chúng tôi xin liệt kê một số từ ngữ, điển cố trong kinh Thi được sử dụng trong các tác phẩm thơ ca Việt Nam. 3.2.1. Về xã hội Ta hay thấy có từ sau: Chiếc bách Phiếm bỉ bách chu, tại bỉ trung hà Kinh Thi – Bách Chu Năm học 2010 – 2011 169 Dịch nghĩa: chiếc thuyền gỗ bách trôi nổi lênh đênh giữa dòng sông kia. Bách chu: chiếc thuyền gỗ bách, chỉ thân phận trôi nổi trên mặt nước như chiếc thuyền gỗ bách. Sự mình kể hết tiêu hao, Đã đành chiếc bách sóng đào lênh đênh. Hoa tiên Nàng rằng chiếc bách sóng đào, Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may. Kim Vân Kiều truyện Đào non Đào chi yêu yêu, kỳ diệp trăn trăn. Chi tử vu quy, nghi kỳ gia nhân. Kinh Thi – Đào yêu Dịch nghĩa: cây đào mơn mởn xanh non, lá nó rậm rạp. Cô con gái kia về nhà chồng, hòa thuận với tất cả mọi người trong gia đình.Cây đào mơn mởn xanh non, chỉ người con gái đẹp đến tuổi lấy chồng Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì. Kim Vân Kiều truyện Giấc hoành môn Hoành môn chi hạ, khả dĩ thê trì. Tiết chi dương dương, khả dĩ lạc ky. Kinh Thi – Hoành môn Dịch nghĩa: ở túp lều cửa chỉ mấy thanh gỗ ngang ta có thể nghỉ ngơi nhàn nhã ở đây; suối róc rách chảy ra chỗ mênh mông, ta có thể vui (với đạo mà quên) đói khác. Nói việc người hiền tài có thể yên vui với đạo mà ở yên chốn hành môn. Cùng nhau một giấc hành môn, Lao nhao ríu rít cò con cũng tình Cung oán ngâm khúc Thất nguyệt Tháng bảy. Tên bài thơ trong kinh Thi. Lũ cày mây lần tưởng bóng nghê, thơ Thất nguyệt thở than cùng mục thụ; Khách điếu nguyệt biếng tìm tăm cá, chữ Tam mô bàn bạc với tiều phu. Nguyễn Huy Lượng – Tụng Tây hồ phú Nghi gia Đào chi yêu yêu, chước chước kỳ hoa. Chi tử vu quy, nghi kỳ thất gia. Kinh Thi – Đào yêu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 170 Dịch nghĩa: cây đào tơ xinh tươi, hoa nhiều rậm. nàng ấy đi lấy chồng, thì ắt thuận hòa êm ấm cả gia đình. Chỉ việc con gái đi lấy chồng thành gia thất. Trăm nghìn dặm quản chi non nước, Chữ nghi gia mừng được phái duyên. Lê Ngọc Hân – Ai tư vãn 3.2.2. Về quân sự chính trị Ta hay thấy có từ sau: Can thành Củ củ vũ phu, công hầu can thành Kinh thi – Thố tư Dịch nghĩa: những quân võ dũng mãnh kia gánh việc phòng ngự như cái mộc đỡ giáo mác, như cái thành ngự giặc cho các công hầu. Chống giữ như cái mộc (can) đỡ giáo mác, như cái thành ngự giặc. Cõi Hán mưu khoe tài chế ngự, Can thành nào mấy mặt anh hùng. Hồng Đức Quốc âm thi tập Ta nghe nước Tống chinh đông, Cầu người võ sĩ ra công can thành. Dương Từ Hà Mậu Chu nhã Thơ Đại Nhã và Tiểu Nhã đời Chu trong kinh Thi nói cảnh thái bình. Lời ca ngợi tưởng ngồi trong Chu Nhã, Điệu ngâm nga nghe đúng giữa Nghiêu cù. Nguyễn Huy Lượng – Tụng Tây hồ phú 3.2.3. Về luân thường đạo lý Ta hay thấy có từ sau: Cầm sắt Sâm si hạnh thái, tả hữu thi chi. Yểu điệu thục nữ, cầm sắt vĩ chi. Kinh Thi – Quan thư Dịch nghĩa: rau hạnh ngọn dài ngọn ngắn (khi đã tìm được) thì hái cả ở bên phải, bên trái. Người con gái tươi tắn, dịu dàng (đã tìm được), ta gảy đàn cầm đàn sắt cho nghe tỏ tình thân mến. Đàn cầm và đàn sắt là hai thứ đàn thường đánh hòa âm với nhau, chỉ cảnh vợ chồng êm ấm, hòa hợp. Võ công lấy đọc bấy giờ, Mừng duyên cầm sắt mối tơ đặng liền. Lục vân Tiên Năm học 2010 – 2011 171 Chàng dù nghĩ đến tình xa, Đchúng tôi tình cầm sắt đổi ra cầm cờ. Kim Vân Kiều truyện Mà duyên phận vuông tròn, thì sum vầy cành trúc tựa cành mai, ríu rít, tiếng cầm chen tiếng sắt. Lê Quý Đôn – Mẹ ơi con muốn lấy chồng Hoặc còn được gọi là “sắt cầm” Công rằng: Ta cũng thương thầm, Tủi duyên con trẻ sắt cầm dở dang. Lục Vân Tiên Sắt cầm gương gảy ngón đàn, Dây uyên kinh dứt phím loan ngại chùng. Chinh phụ ngâm Bao thuở đó đây sum vầy, Duyên sắt cầm đừng lạt phai í a. Dạ cổ hoài lang Cù lao Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao. Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, Phủ ngã súc ngã, trưởng ngã dục ngã, Cố ngã, phục ngã, xuất nhập phúc ngã; Dục báo chi đức, hạo thiên võng cực. Kinh Thi – Lục nga Dịch nghĩa: cha truyền hơi khí sinh ta, mẹ mang nặng đẻ ta, vỗ về nuôi nấng ta, dưỡng ta khôn lớn và ấp ủ ta, thường trông chừng ta, đi ra đi vào bồng ẵm ta vào lòng, muốn lấy đức báo đền, thì ân nghĩa của cha mẹ to tát như trời rộng vô cùng. Chín chữ “sinh”, “cúc”, “súc”, “phủ”, “trưởng”, “dục”, “cố”, “phục”, “phúc” đều là những từ ngữ nói về công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi dạy con cái. Lấy thân mà trả nghĩa người, Để công chín chữ thiệt thòi về sau. Hoa tiên truyện Thấy trong chín chữ trời cao ngất, Chạnh nỗi đôi phương ruột héo hon. Hồng Đức Quốc âm thi tập Nhớ ơn chín chữ cao sâu, Một ngày một ngả bóng dâu tà tà. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 172 Kim Vân Kiều truyện Hoặc có lúc sử dụng “chín chữ cù lao” để nói công ơn cha mẹ. Thương thay chín chữ cù lao, Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình. Lục Vân Tiên Sinh rằng: chín chữ cù lao, Bể sâu mấy trượng trời cao mấy trùng. Nhị Độ Mai 3.2.4. Về gia đình Ta hay thấy có từ sau: Chung tư Chung tư vũ, sằn sằn hề. Nghi nhĩ tử tôn, chấn chấn hề. Kinh Thi – Chung tư Dịch nghĩa: cánh con giọt sành, bay nghe tụ tập lại. Thì con cháu của mầy, phải đông nhiều. Chung tư vốn là tên một loài châu chấu mỗi lần đẻ rất nhiều trứng nở thành châu chấu con. Thơ Chung tư là thơ chúc tụng các bà hậu phi con cháu đông đúc, là nói các bà như loài châu chấu (chung tư) không lòng ghen ghét nên con cháu đông đúc vậy. Cơ đồ vững đặt muôn năm, Chung tư lân chỉ sinh trăm mối ngàn. Trung nghĩa ca Quý nhân ai nấy đã sinh, Trai gái doành doành thịnh vững chung tư. Thiên Nam ngữ lục Chỉ lăm nuôi đặng vuông tròn, Chung tư trập trập nhà còn phước ghi. Ngư tiều vấn đáp nho y diễn ca Phép hằng dìu hạc thược tước thoa, buồng quế rạng khuôn nội tắc, Điềm sớm ứng chung tư lân chỉ, phái lan thêm diễn thiên hoàng. Lê Ngọc Hân – Văn tế vua Quang Trung Cù mộc Nam hữu cù mộc, cát lũy luy chi. Lạc chí quân tử, phúc lý tuy chi. Kinh Thi – Cù mộc Dịch nghĩa: Núi Nam Sơn có cây to gốc cong queo cành lá rủ xuống, những cây sắn, cây bìm leo lên quanh gốc cây (và cành cây ấy); Bà vợ cả khôn ngoan, hiền hậu, thiên tính vui vẻ (không bụng ghen tuông), phúc lộc (thế nào cũng) làm yên vui người luôn. Cù mộc: cây to gốc cong, cành lá rủ xuống. Ở đây chỉ người vợ cả độ lượng. Năm học 2010 – 2011 173 Đức lành cù mộc, ròng ròng đạo rệt cương thường; Thơ ngợi chung tư, dặc dặc phúc thêm tộ dẫn. Cung trung bảo huấn Thừa gia chẳng hết nàng Vân, Một cây cù mộc một sân quế hòe. Kim Vân Kiều truyện Ngán thay cái én ba nghìn, Một cây cù mộc biết chen cành nào. Cung oán ngâm khúc 3.2.5. Về tình yêu đôi lứa Ta hay thấy có từ sau: Ba thu Bỉ thái tiêu hề, nhất nhật bất kiến như tam thu hề. Kinh Thi – Thái cát Dịch nghĩa: người hái cỏ tiêu (cỏ thơm) kia, một ngày không thấy mặt nhau, xchúng tôi bằng ba thu. Lời sớ chú: năm có bốn quí, mỗi quí ba tháng. Ba thu tức ba quí, chín tháng. Và từ này ta lại thấy xuất hiện trong trước tác Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du: Sầu đong càng lắc càng đầy. Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. Kim Vân Kiều truyện Hảo cầu Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu Kinh Thi – Quan thư Dịch nghĩa: người con gái tươi tắn dịu dàng sánh đôi rất tốt với người quân tử. Ý nghĩa đẹp đôi vợ chồng. Đền Vị Ương bóng đuốc bừng bừng, lòng cần mẫn vừa khi dóng dả; Miền cực lạc xe mây vùn vụt, duyên hảo cầu sao bỗng dở dang? Lê Ngọc Hân – Văn tế Quang Trung Người đây kén giá hảo cầu, Thị thành mấy lứa công hầu mấy ai. Sơ kính tân trang Hảo cầu luống nghĩ một thiên, Mảng ham nuôi ngựa mà quên cưỡi kình. Truyện Song tinh Phiếu mai (xiếu mai) tinh yeu Phiếu hữu mai, kỳ thực thất hề! Phiếu hữu mai, kỳ thực tam hề! Kinh Thi – Phiếu hữu mai Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 174 Dịch nghĩa: cây mai đã có quả rụng, quả trên cây mười phần còn có bảy thôi! Cây mai quả đã rụng nhiều, quả ở trên cây mười phần còn có ba thôi! Cây mai quả chín rụng (phiếu là rụng, mai là cây mơ). Chỉ thời con gái lấy chồng tuy là muộn nhưng còn vừa. Phiếu mai chi dám tình trăng gió, Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh. Thơ Hồ Xuân Hương Hoặc “quả mai ba bảy” cũng được sử dụng như “phiếu mai” Rằng mai lá thắm chim xanh, Quả mai chi để trên cành bảy ba. Hoa tiên truyện Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì. Kim Vân Kiều truyện Mấy năm nữa có là đâu, Quả mai chớ để dãi dầu bảy ba. Phương Hoa Ngoài ra ta còn thấy một số từ ngữ khác như “cam đường” trong tác phẩm “Lưu nữ tướng”, “Quốc âm thi tập”; hoặc “khích hy” trong tác phẩm “Cung trung bảo huấn”, Không những vậy, còn có rất nhiều tác phẩm sử dụng điển cố và câu chữ trong kinh Thi như “Gia huấn ca”, “Bần nữ thán”, “Thập giới cô hồn Quốc ngữ văn”_văn Nôm đời Lê thánh Tông, Dương Từ Hà Mậu, Nhị Độ Mai, Phạm Công Cúc Hoa, Sơ kính tân trang, v.v. các tác phẩm rải đều từ thời kỳ Lê Mạc (thế kỷ XV và XVI) – thời kỳ nam bắc phân tranh (thế kỷ XVII và XVIII) đến thời kỳ cận kim (Nguyễn triều – Thế kỷ XIX). Trong đó, có thể nhận thấy kinh Thi không những được các thi hào Việt Nam mượn làm đề mục, làm nguồn cảm hứng sáng tác mà còn là kho điển tích phong phú. Những câu chữ, điển tích vay mượn trong Thi kinh đã giúp tác phẩm mang tính hình tượng đặc sắc qua những hình ảnh rất đỗi đời thực như “cù mộc”: cây sắn bìm, cây leo; “chung tư”: châu chấu, “đào non”: cây đào xanh non, v.v. Bên cạnh đó, kinh Thi còn góp phần làm phong phú thêm kho từ vựng của nước nhà, giúp câu văn thêm phần uyển chuyển, sinh động, nhẹ nhàng và sâu lắng. 4. Kết luận Kinh Thi thật xứng đáng là một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia. Đọc kinh Thi, chúng ta có thể hiểu thêm về phong tục, đời sống xã hội đời Chu; thấm nhuần sâu sắc luân lý đạo đức trong từng câu chữ. Kinh Thi là nền tảng, là khởi điểm mở đường cho văn học Trung Quốc ngày càng hưng thịnh. Kinh Thi là nguồn thi hứng dạt dào, là kho tư liệu ngôn ngữ quý giá, nhờ đó ta có thể hiểu thêm về cách dùng từ cũng như xuất xứ của từ ngữ mà ông cha ta đã sử dụng trong các tác phẩm. Từ đó có thể nhận thấy sức ảnh hưởng đối với cách dùng từ trong Năm học 2010 – 2011 175 thơ ca cổ đại Việt Nam là vô cùng sâu sắc, những từ ngữ khái niệm không hề tập trung vào một lĩnh vực cố định nào mà trải dài trên nhiều bình diện khác nhau như triết lý nhân sinh, đạo lý luân thường, quân sự chính trị, kinh tế xã hội, Nhận định của Khổng Tử đối với kinh Thi đã nhấn mạnh tầm quan trọng mà kinh Thi đchúng tôi lại: Bất học Thi, bất dĩ ngôn. Khổng Tử - Luận ngữ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thế Anh phiên âm, khảo đính (2010), Truyện Kiều bản Nôm Tự Đức thứ 19 Liễu Văn Đường – 1866, Nxb Văn học. 2. Lê Ngô Cát, Đặng Huy Trứ, Duy Minh Thị chú thích, khắc in (2009), Đại Nam Quốc sử diễn ca, Phan Văn Hùm, Nguyễn Q. Thắng phiên âm, chú giải, Nxb Văn học. 3. Đặng Trần Côn (2007), Chinh phụ ngâm, Lại Ngọc Can khảo thích và giới thiệu,
Tài liệu liên quan