TÓM TẮT
Hệ gốm sắt điện không chì Bi0,5(Na0,82K0,18)0.5(Ti1-xNbx)O3 (viết tắt là BNKT-xNb), với
x = 0, 0,01, 0,015, 0,02, 0,03, 0,04, đã được chế tạo bằng công nghệ gốm truyền
thống. Ảnh hưởng của nồng độ Nb đến vi cấu trúc và một số tính chất quang, điện
của hệ gốm đã được nghiên cứu chi tiết. Kết quả thực nghiệm cho thấy khi gia tăng
nồng độ Nb, mật độ gốm gia tăng và đạt giá trị cao nhất (5,92 g/cm3) tại nồng độ x
= 0,02 mol, bên cạnh đó, kích thước hạt giảm, vi cấu trúc đồng đều, các hạt xếp
chặt. Tương ứng vi cấu trúc dày đặc với các hạt nhỏ mịn, độ truyền qua quang học
của mẫu gốm có nồng độ x = 0,02 mol đạt giá trị cao nhất trên 41% ứng với bước
sóng 790 nm và 36% ứng với bước sóng 680nm và có độ rộng vùng năng lượng
cấm lớn nhất (Eg = 2,78 eV). Nhiệt độ khử phân cực Td và nhiệt độ Curie TC tăng
tương ứng từ 65oC đến 145oC và từ 187oC đến 234oC khi nồng độ Nb gia tăng. Gốm
thể hiện đặc trưng của một sắt điện relaxor.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ nb đến một số tính chất quang, điện của hệ gốm BNKT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 1 (2020)
17
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ Nb
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT QUANG, ĐIỆN CỦA HỆ GỐM BNKT
Phan Đình Giớ*, Lê Thị Ánh Nhạn
Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
*Email: pdg_55@yahoo.com
Ngày nhận bài: 8/8/2019; ngày hoàn thành phản biện: 8/8/2019; ngày duyệt đăng: 20/12/2019
TÓM TẮT
Hệ gốm sắt điện không chì Bi0,5(Na0,82K0,18)0.5(Ti1-xNbx)O3 (viết tắt là BNKT-xNb), với
x = 0, 0,01, 0,015, 0,02, 0,03, 0,04, đã được chế tạo bằng công nghệ gốm truyền
thống. Ảnh hưởng của nồng độ Nb đến vi cấu trúc và một số tính chất quang, điện
của hệ gốm đã được nghiên cứu chi tiết. Kết quả thực nghiệm cho thấy khi gia tăng
nồng độ Nb, mật độ gốm gia tăng và đạt giá trị cao nhất (5,92 g/cm3) tại nồng độ x
= 0,02 mol, bên cạnh đó, kích thước hạt giảm, vi cấu trúc đồng đều, các hạt xếp
chặt. Tương ứng vi cấu trúc dày đặc với các hạt nhỏ mịn, độ truyền qua quang học
của mẫu gốm có nồng độ x = 0,02 mol đạt giá trị cao nhất trên 41% ứng với bước
sóng 790 nm và 36% ứng với bước sóng 680nm và có độ rộng vùng năng lượng
cấm lớn nhất (Eg = 2,78 eV). Nhiệt độ khử phân cực Td và nhiệt độ Curie TC tăng
tương ứng từ 65oC đến 145oC và từ 187oC đến 234oC khi nồng độ Nb gia tăng. Gốm
thể hiện đặc trưng của một sắt điện relaxor.
Từ khóa: Vi cấu trúc, tính chất quang, điện môi, sắt điện, BNKT.
1. MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, vật liệu sắt điện, áp điện trên cơ sở Chì Zirconat Titanat
Pb(Zr, Ti)O3 (PZT) đã được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị truyền động, sóng âm
bề mặt, bộ chuyển đổi, cảm biến, bộ lọc quang học, bộ điều biến và hiển thị do các tính
chất điện và quang tuyệt vời của chúng [1_4]. Tuy nhiên, cùng với sự thành công của
gốm áp điện PZT thì ngày càng có nhiều chì (Pb), ở dạng oxit chì hoặc chì thải vào môi
trường. Điều này xảy ra trong quá trình nung sơ bộ và thiêu kết, trong khi gia công thô
các thành phần và sau khi sử dụng do việc tái chế và xử lý chất thải. Do đó, vấn đề cấp
thiết mang tính thời sự trên thế giới hiện nay là cần nghiên cứu, tìm kiếm các hệ gốm
áp điện không chứa chì để thay thế hệ gốm trên cơ sở PZT trên phương diện nghiên
cứu cơ bản lẫn ứng dụng của chúng.
Ảnh hưởng của nồng độ Nb đến một số tính chất quang, điện của hệ gốm BNKT
18
Rất nhiều công trình nghiên cứu về gốm áp điện không chì đã được thực hiện
trong những năm gần đây như hệ gốm áp điện trên nền BaTiO3 [5], Bi(K,Na)TiO3
(BNKT) [6_9], (K,Na)NbO3 (KNN) [10]. Trong đó nổi bật là hệ gốm không chì Bimust
Kali Natri Titanate Bi(K,Na)TiO3 (BNKT) đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới
và trong nước quan tâm nghiên cứu. BNKT là sự kết hợp của hai thành phần:
(Bi0,5K0,5)TiO3 (BKT) có cấu trúc tứ giác và thành phần (Bi0,5Na0,5)TiO3 (BNT) có cấu trục
mặt thoi. Ưu điểm của hệ gốm BNKT là có nhiệt độ Curie cao (330oC), các tính chất
điện môi (εmax ~ 3300), áp điện khá tốt tại biên pha hình thái học 0,16 ≤ x ≤ 0,20 [11].
Nhưng hệ gốm này có một số nhược điểm như thành phần Bi trong h n hợp BNKT d
bay hơi khi nung ở nhiệt độ thiêu kết cao làm giảm đi tính chất của gốm; các muối K,
Na có tính hút ẩm mạnh nên trong quá trình chế tạo gặp nhiều khó khăn và làm ảnh
hưởng đến tính hợp thức của gốm. Ngoài ra thành phần BNT sở hữu một dòng điện rò
lớn tại trường điện kháng Ec = 73 kV/cm, do vậy tính chất sắt điện của hệ [Bi0,5(Na1-
x,Kx)0,5]TiO3 vẫn chưa tốt. Nhằm mục đích cải tiến tính chất điện môi, sắt điện, áp điện
của hệ vật liệu này, hệ gốm BNKT thường được biến tính bằng cách pha thêm một số
tạp như Li, La, Nb, Sb v.v. vào vị trí A hoặc B của cấu trúc perovskit ABO3 [7_ 9].
Như đã đề cập ở trên, mặc dù hiện nay hệ gốm sắt điện BNKT đang được tập
trung nghiên cứu nhiều, nhưng đa phần chỉ nghiên cứu về các tính chất điện [7_ 9, 11],
còn tính chất quang của vật liệu ít được đề cập. Các loại gốm sắt điện không chì trong
suốt là loại vật liệu chức năng mới thân thiện với môi trường, có tiềm năng lớn trong
các lĩnh vực quang điện tử, phát hiện hồng ngoại, laser và lưu trữ quang học [12, 13].
Do vậy đây là một lĩnh vực mới hết sức hấp dẫn, tuy nhiên hiện nay ở trong nước hầu
như chưa có công trình nghiên cứu chi tiết liên quan đến tính chất quang của vật liệu
gốm sắt điện trên nền BNKT.
Trong bài báo này chúng tôi trình bày một số kết qủa về chế tạo, nghiên cứu vi
cấu trúc và một số tính chất quang, điện của hệ vật liệu gốm Bi0,5(Na0,82K0,18)0,5(Ti1-
xNbx)O3
2. THỰC NGHIỆM
Các mẫu gốm được chế tạo có công thức hoá học là Bi0,5(Na0,82K0,18)0,5(Ti1-xNbx)O3
(viết tắt BNKT_ xNb), với x = 0, 0,01, 0,015, 0,02, 0,03, 0,04, được tổng hợp từ các oxit và
muối cacbonat K2CO3, Na2CO3, Bi2O3, Nb2O5 và TiO2 với độ tinh khiết 99%.
Các thành phần của phối liệu ban đầu được sấy ở 150°C trong 2 giờ. Sau đó,
chúng được cân theo tỷ lệ mong muốn, khuấy từ trong môi trường ethanol trong 10
giờ. Tiếp theo, nghiền 8 giờ và ép ở áp lực 300 kg/cm2 thành các viên có đường kính d =
25 mm, tiến hành nung sơ bộ ở nhiệt độ 850°C trong 2 giờ. Công đoạn này được thực
hiện hai lần như nhau nhằm tạo được hợp thức đồng nhất. Sau đó lại tiếp tục nghiền
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 1 (2020)
19
bằng máy nghiền bi trong 16 giờ. Sử dụng máy ép đơn trục, ép h n hợp bột thành
dạng đĩa có đường kính 12 mm với áp lực 1,5 T/cm2. Các viên đã được ép đem nung
thiêu kết với nhiệt độ 1100oC trong 2 giờ. Các mẫu gốm được xử lý bề mặt, phủ điện
cực và tiến hành khảo sát các tính chất. Với mẫu dùng để đo tính chất quang sẽ được
mài bóng đến độ dày cỡ 0,5 mm, còn các mẫu phủ điện cực được sử dụng để đo các
tính chất điện.
Mật độ gốm của các mẫu được đo theo phương pháp Archimedes, cấu trúc của
hệ gốm được phân tích bằng máy nhi u xạ tia X D8 ADVANCE và vi cấu trúc của hệ
gốm được chụp bằng kính hiển vi điện tử quét HITACHI S_ 4800 tại Viện Vật lý Hà
Nội. Để đo phổ truyền qua của hệ gốm, chúng tôi sử dụng phổ kế Genesys 10S UV_ Vis
tại khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Tính chất điện môi được đo từ
hệ đo tự động hóa HIOKI 3532.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát mật độ gốm
Trên hình 3.1 là kết quả ác định mật độ gốm của các mẫu BNKT_ xNb với nồng
độ x thay đổi từ 0 đến 0,4 mol.
0.00 0.01 0.02 0.03 0.04
5.76
5.80
5.84
5.88
5.92
M
Ët
®
é
gè
m
D
(g
/c
m
3 )
Nång ®é Nb (mol)
20 30 40 50 60 70 80
Pha perovskite
x = 0.04
x = 0.03
x = 0.02
x = 0.015
x = 0.01
Gãc 2 (®é)
x = 0.0
(2
20
)(2
11
)
(2
00
)
(1
11
)
(1
10
)
(1
00
)
C
-ê
ng
®
é
(a
.u
)
Hình 3.1. Sự phụ thuộc của mật độ gốm
BNKT vào nồng độ Nb
Hình 3.2. Giản đồ nhi u ạ tia X của hệ gốm BNKT-
xNb với các nồng độ: x = 0,00, 0,01, 0,015, 0,02, 0,03,
0,04
Kết qủa ở hình 3.1 cho thấy tương ứng với nồng độ Nb tăng, mật độ gốm của
hệ BNKT_ xNb gia tăng mạnh đạt giá trị cực đại (5,92 g/cm3) tại nồng độ 0,02 mol Nb,
sau đó giảm. Kết quả này có thể giải thích dựa vào ảnh vi cấu trúc của hệ gốm (hình
3.3).
Ảnh hưởng của nồng độ Nb đến một số tính chất quang, điện của hệ gốm BNKT
20
3.2. Cấu trúc của hệ gốm
Trên hình 3.2 là giản đồ nhi u ạ tia X với góc đo 2 nằm trong khoảng từ 20
đến 80o của các mẫu gốm BNKT pha tạp Nb với các nồng độ khác nhau: x = 0,00, 0,01,
0,015, 0,02, 0,03, 0,04. Từ giản đồ cho thấy tất cả các mẫu gốm BNKT_ xNb pha tạp Nb
được thiêu kết tại 1100oC đều có pha perovskite, không có pha lạ thứ hai. Kết quả này
chứng tỏ rằng Nb đã khuếch tán hoàn toàn vào mạng chủ BNKT để tạo thành dung
dịch rắn BNKT_ Nb đồng nhất. Trong đó, do tương quan về bán kính ion, khả năng
ion Nb5+ (rNb5+ = 0,69Å) đi vào mạng tinh thể BNKT thay thế một phần ion Ti4+ (rTi4+ =
0,68Å) và tạo ra vacanxy ở vị trí A để cân bằng điện tích [20, 21]. Tất cả các mẫu đều có
cấu trúc đơn tà (monoclinic). Ngoài ra, khi thay đổi nồng độ Nb, hình dạng và vị trí
của các đỉnh nhi u xạ không thay đổi chứng tỏ tạp Nb đã không làm thay đổi tính đối
xứng cấu trúc của hệ gốm.
3.3. Vi cấu trúc của hệ gốm
Hình 3.3 là ảnh vi cấu trúc của các mẫu gốm BNKT_ xNb với các nồng độ khác
nhau được chụp bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) Hitachi S_ 4800 tại Viện Vật lý
Hà Nội. Để đánh giá cỡ hạt, chúng tôi sử dụng phương pháp cắt tuyến tính (chương
trình Lince) để tính kích thước hạt trung bình của vật liệu gốm.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 1 (2020)
21
Hình 3.3. Ảnh hiển vi điện tử quét của hệ gốm BNKT xNb
với x = 0,0, 0,01, 0,015, 0,02, 0,03, 0,04
Từ kết qủa ở hình 3.3 cho thấy rằng tạp chất Nb đã ảnh hưởng đến vi cấu trúc
của vật liệu gốm BNKT. Với gốm BNKT không pha tạp chất (x = 0), vi cấu trúc của gốm
có nhiều l xốp, kích thước hạt trung bình cỡ 0,8 m và không đồng đều. Tuy nhiên
khi pha Nb vào gốm BNKT với nồng độ x = 0.015 mol, các hạt có sự phân bố đồng đều
hơn và ranh giới giữa các hạt rõ hơn, kích thước trung bình của các hạt giảm nhẹ ( 0,7
m), vi cấu trúc của gốm gồm những hạt xếp chặt hơn, kích thước các l xốp cũng
giảm. Tiếp tục gia tăng nồng độ Nb đến 0,02 mol, vi cấu trúc của gốm ngày càng đồng
đều và dày đặc hơn, các hạt xếp chặt, ít l xốp, cỡ hạt trung bình của gốm giảm xuống
cỡ 0,62 m, phù hợp với mật độ gốm lớn nhất (5,92 g/cm3). Gia tăng nồng độ Nb 0,03
mol, vi cấu trúc gồm các hạt lớn nhỏ không đồng đều, xuất hiện một số l xốp, kích
thước hạt trung bình gia tăng từ 0,8 m đến 0,85 m tương ứng.
Các kết qủa khảo sát vi cấu trúc của gốm là khá phù hợp với kết qủa đo mật độ
gốm của các mẫu và tương tự công trình của nhóm tác giả Jamil Ur Rahman nghiên
x = 0.0 x = 0.01
x = 0.015 x = 0.02
x = 0.03 x = 0.04
Ảnh hưởng của nồng độ Nb đến một số tính chất quang, điện của hệ gốm BNKT
22
cứu ảnh hưởng của Nb đến một số tính chất của hệ gốm 0,97(Bi0,5Na0,5Ti1-xNbx)O3-
0,03BaZrO3 [14].
3.4. Độ truyền qua quang học và độ rộng vùng năng lượng cấm của hệ gốm
Hình 3.4 là phổ truyền qua quang học (T%) của hệ gốm BNKT_ xNb được đo
trong phạm vi bước sóng 400_ 900 nm. Với x tăng từ 0,0 đến 0,10, độ truyền qua tăng
đạt cực đại ở x = 0.02 mol, sau đó giảm. Từ kết qủa này, sự phụ thuộc của độ truyền
qua quang học vào nồng độ x của hệ gốm BNKT_ xNb tương ứng với ánh sáng có bước
sóng 680 nm và 790 nm được biểu di n trên hình 3.5. Trong phạm vi bước sóng đo
được, gốm BNKT_ xNb cho thấy phổ truyền qua trải rộng bắt đầu từ 420 nm, độ truyền
qua cao nhất đạt trên 41% ứng với bước sóng 790 nm và 36% ứng với bước sóng 680
nm tại nồng độ x = 0,02 mol. Mẫu gốm BNKT_ 0,02Nb có độ trong suốt lớn hơn các
mẫu khác có thể là do kích thước hạt của mẫu gốm này nhỏ nhất (kích thước trung
bình gần 600 nm). Tuy nhiên so với một số công trình khác nghiên cứu về gốm trong
suốt trên cơ sở KNN [12] [15] [16], độ truyền qua của gốm BNKT_ 0,02Nb đạt được
trong vùng ánh sáng nhìn thấy và hồng ngọai gần vẫn còn thấp. Để đạt được độ trong
suốt quang học cao, một vật liệu gốm cần phải có mật độ cao, độ xốp thấp, không có
tạp chất, kích thước hạt nhỏ mịn và cấu trúc tinh thể đối xứng cao là cần thiết để loại
bỏ tất cả sự tán xạ ánh sáng có thể [17]. Như vậy nguyên nhân độ trong suốt thấp của
gốm BNKT_ xNb có thể do trong gốm vẫn còn các l xốp và kích thước hạt lớn dẫn đến
sự tán xạ ánh sáng và gây ra tổn hao truyền dẫn, ngoài ra do công đoạn mài mẫu chưa
tốt, khả năng vẫn còn nhiều vết ước trên bề mặt mẫu làm ảnh hưởng lớn đến độ
truyền qua của ánh sáng.
400 500 600 700 800 900 1000
0
10
20
30
40
50
x = 0.0
B- í c sãng (nm)
§
é
tr
uy
Òn
q
ua
T
(
%
)
x = 0.01
x = 0.015
x = 0.02
x = 0.03
x=0.04
x=0.03
x=0.02
x=0.015
x=0.01
x = 0.04
x=0.0
0.00 0.01 0.02 0.03 0.04
20
24
28
32
36
40
44
§ o t¹ i b- í c sãng 680nm
§ o t¹ i b- í c sãng 790nm
T%
Nång ®é x (mol)
Hình 3.4. Phổ truyền qua quang học của hệ gốm
BNKT_ xNb
Hình 3.5. Độ truyền qua của hệ gốm BNKT–xNb
ứng với ánh sáng có bước sóng 680 và 790 nm
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 1 (2020)
23
Độ rộng vùng năng lượng cấm (Eg) rất quan trọng đối với các nghiên cứu về
đặc trưng quang học, nó có thể được tính từ phổ hấp thụ quang học theo phương trình
Wood và Tauc [18]. Đối với sự dịch chuyển trực tiếp, mối quan hệ của Eg, (tần số
photon), h (4.1357x10-15eV, hằng số Planck), và A (hằng số) được cho bởi phương trình
[17]:
(αh)2 = A(h_ Eg) (3.1)
trong đó là hệ số hấp thụ. Độ rộng vùng năng lượng cấm Eg được tính bằng cách vẽ
đồ thị (h)2 theo h và ngoại suy phần tuyến tính của đường cong về 0, như trên hình
3.6.
1.5 2.0 2.5 3.0 3.5
0
1
2
3
4
5
x = 0.0
(
h
)2
(x
1
0
7
e
V
2
c
m
-2
)
h (eV)
E
g
= 2.62eV
1.5 2.0 2.5 3.0 3.5
0
1
2
3
4
5
x = 0.01
(
h
)2
(x
1
0
7
e
V
2
c
m
-2
)
h (eV)
E
g
= 2.66eV
1.5 2.0 2.5 3.0 3.5
0
1
2
3
4
5
x = 0.015
(
h
)2
(x
1
0
7
e
V
2
c
m
-2
)
h (eV)
E
g
= 2.72eV
1.5 2.0 2.5 3.0 3.5
0
1
2
3
4
5
x = 0.02
(
h
)2
(x
1
0
7
e
V
2
c
m
-2
)
h (eV)
E
g
= 2.78eV
1.5 2.0 2.5 3.0 3.5
0
1
2
3
4
5
x = 0.03
(
h
)2
(x
1
0
7
e
V
2
c
m
-2
)
h (eV)
E
g
= 2.75eV
1.5 2.0 2.5 3.0 3.5
0
1
2
3
4
5
x = 0.04
(
h
)2
(x
1
0
7
e
V
2
c
m
-2
)
h (eV)
E
g
= 2.74eV
Hình 3.6. Đồ thị sự phụ thuộc của (h)2 theo h và giá trị độ rộng vùng năng lượng cấm Eg của
hệ gốm BNKT_ xNb ứng với các nồng độ x khác nhau
Từ kết qủa ác định độ rộng vùng năng lượng cấm Eg của hệ gốm BNKT_ xNb ở
hình 3.6, sự phụ thuộc của năng lượng vùng cấm Eg vào nồng độ x của Nb được biểu
di n trên hình 3.7.
Ảnh hưởng của nồng độ Nb đến một số tính chất quang, điện của hệ gốm BNKT
24
0.00 0.01 0.02 0.03 0.04
2.60
2.64
2.68
2.72
2.76
2.80
E
g
(
eV
)
Nång ®é x (mol)
Hình 3.7. Sự phụ thuộc của độ rộng vùng năng lượng cấm Eg của hệ gốm BNKT_ xNb vào nồng
độ x
Như đã thấy, khi nồng độ tăng từ 0 đến 0,04 mol, độ rộng vùng năng lượng
cấm Eg gia tăng từ 2,62 eV đến giá trị cực đại 2,78 eV tại x = 0,02 mol, sau đó giảm khi x
tiếp tục tăng, chứng tỏ tạp Nb đã ảnh hưởng đến độ rộng vùng năng lượng cấm của
gốm. Gía trị Eg thu được ở đây tương đương với công trình của Vidhi Chauhan [20]
nghiên cứu về hệ gốm BNKT pha tạp Nb. Như đã biết, cường độ của vùng năng lượng
quang học Eg gắn liền với độ truyền qua quang học, thông thường với hệ vật liệu giống
nhau, giá trị Eg lớn hơn sẽ có độ trong suốt lớn hơn [12]. Kết qủa này phù hợp với độ
truyền qua lớn nhất của mẫu có nồng độ x = 0,02 mol.
3.5. Tính chất điện môi của hệ gốm BNKT_ xNb
Hình 3.8 là kết quả khảo sát sự phụ thuộc của hằng số điện môi ε và tổn hao
điện môi tg theo nhiệt độ của hệ gốm BNKT_ xNb, được đo tại tần số 1 kHz.
-500
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
H
»n
g
sè
®
iÖ
n
m
«i
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
T
æn
h
ao
®
iÖ
n
m
«i
t
g
0 50 100 150 200 250 300
NhiÖt ®é (
o
C)
T
m
N5
N4
N3
N2
N1
N0
T
d
0.00 0.01 0.02 0.03 0.04
140
160
180
200
220
240
Nång ®é Nb (mol)
N
hi
Öt
®
é
C
ur
ie
T
m
(
o
C
)
60
90
120
150
180
210
N
hi
Öt
®
é
kh
ö
ph
©n
c
ùc
T
d
Hình 3.8. Sự phụ thuộc của hằng số điện môi
và tổn hao điện môi tg vào nhiệt độ của hệ
gốm BNKT_ Nb được đo tại tần số1kHz
Hình 3.9. Sự phụ thuộc của nhiệt độ Curie Tm và
nhiệt độ khử phân cực Td vào nồng độ Nb của hệ
gốm BNKT
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 1 (2020)
25
Như đã thấy ở hình 3.8, phổ điện môi theo nhiệt độ của tất cả các mẫu đều có
hai đỉnh rõ rệt, đỉnh thứ nhất xuất hiện tại nhiệt độ thấp ứng với chuyển pha sắt điện -
phản sắt điện (nhiệt độ khử phân cực), ký hiệu Td. Đỉnh thứ hai xuất hiện ở nhiệt độ
cao hơn, ứng với chuyển pha sắt điện-thuận điện (nhiệt độ Curie TC). Trên hình 3.9
biểu di n sự phụ thuộc của nhiệt độ Curie Tm và nhiệt độ khử phân cực Td theo nồng
độ Nb của hệ gốm BNKT, như đã thấy, khi hàm lượng Nb tăng, nhiệt độ khử phân cực
Td và nhiệt độ Curie Tm đều gia tăng tương ứng từ 65oC đến 145oC và từ 187oC đến
234oC, sau đó giảm. Kết qủa này phù hợp với kết qủa của nhóm tác giả Krishan Kumar
[9], tuy nhiên trị số Td và Tm thu được ở đây vẫn còn thấp so với công trình của Vidhi
Chauhan [20], khả năng liên quan đến điều kiện chế tạo vật liệu gốm.
Kết qủa ở hình 3.8 còn cho thấy đỉnh chuyển pha TC không sắc nét mà mở rộng
theo kiểu chuyển pha nhòe đặc trưng của cấu trúc perovskite bất trật tự ứng với các
vật liệu sắt điện relaxor, chứng tỏ sự dịch chuyển giữa pha sắt điện - thuận điện của
gốm xảy ra trong một khoảng nhiệt độ, trong trường hợp này nhiệt độ ứng với hằng số
điện môi cực đại m thường được gọi là nhiệt độ Curie trung bình Tm. Đối với các sắt
điện relaxor, tại nhiệt độ T > Tm, quan hệ (T) sẽ không tuân theo định luật Curie-
Weiss như thường thấy ở các vật liệu sắt điện thường mà được ác định theo biểu thức
của Uchino [19]:
(3.2)
Trong đó số mũ n đặc trưng cho độ nhoè của đỉnh (T), giá trị của n nằm trong
khoảng 1 n 2, khi n = 1, (3.2) trở thành biểu thức của định luật Curie-Weiss ứng với
sắt điện bình thường. n cũng chính là độ dốc của đường thẳng biểu di n sự phụ thuộc
của ln(1/ -1/max) theo ln(T-Tm) và đã được ác định từ các đồ thị ở hình 3.10.
0 1 2 3 4 5
-15
-14
-13
-12
-11
-10
-9
Y = A + B * X
A = -15.61011 ± 0.05395
B = 1.34 ± 0.01639
Ln
(1
/
m
Ln(T-T
m
x = 0.0
§ - êng thùc nghiÖm
§ - êng lµm khí p
0 1 2 3 4 5
-16
-15
-14
-13
-12
-11
-10
-9
x = 0.01
§ - êng thùc nghiÖm
§ - êng lµm khí p
Ln
(1
/
m
Ln(T-T
m
A = -16.69257 ± 0.14463
B = 1.47 ± 0.03844
Y = A + B * X
0 1 2 3 4 5
-17
-16
-15
-14
-13
-12
-11
-10
-9
x = 0.015
§ - êng thùc nghiÖm
§ - êng lµm khí p
L
n
(1
/
m
Ln(T-T
m
Y = A + B * X
A = -16.58602 ± 0.03422
B = 1.56 ± 0.00927
Ảnh hưởng của nồng độ Nb đến một số tính chất quang, điện của hệ gốm BNKT
26
0 1 2 3 4 5
-15
-14
-13
-12
-11
-10
-9
Y = A + B*X
A = -16.10398 ± 0.0638
B = 1.77 ± 0.02343
x = 0.02
§ - êng thùc nghiÖm
§ - êng lµm khí p
Ln
(1
/
m
Ln(T-T
m
0 1 2 3 4
-16
-14
-12
-10
L
n
(1
/
m
Ln(T-T
m
x = 0.03
§ - êng thùc nghiÖm
§ - êng lµm khí p
A = -16.05359 ± 0.05197
B = 1.80 ± 0.01965
Y = A + B*X
0 1 2 3 4 5
-16
-14
-12
-10
-8
x = 0.04
§ - êng thùc nghiÖm
§ - êng lµm khí p
Y = A + B*X
A = -16.312 ± 0.06389
B = 1.92 ± 0.02116
L
n
(1
/
m
Ln(T-T
m
Hình 3.10. Sự phụ thuộc của ln(1/ -1/max) theo ln(T-Tm) tại T Tm của các mẫu gốm với x = 0,0,
0,01, 0,015, 0,02, 0,03, 0,04
Hình 3.11 là sự phụ thuộc của độ nhòe n vào nồng độ Nb. Khi nồng độ Nb tăng
từ 0 đến 0,04 mol, độ nhòe n gia tăng tương ứng từ 1,34 đến 1,92, đỉnh cực đại của
hằng số điện môi càng mở rộng. Nguyên nhân của hiện tượng dịch chuyển pha nhòe
có thể do sự thăng giáng thành phần (ở đây là sự gia tăng độ bất trật tự trong cách sắp
xếp của các ion Ti4+ và Nb5+ tại vị trí B) làm tạo ra các vi vùng có nhiệt độ TC khác nhau
phân bố thống kê xung quanh giá trị trung bình Tm [19].
Hình 3.11. Sự phụ thuộc của độ nhòe n vào nồng độ x của hệ gốm BNKT_ xNb
4. KẾT LUẬN
Các kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
- Đã chế tạo thành công hệ gốm Bi0,5(Na0,82K0,18)0,5(Ti1-xNbx)O3, với x = 0, 0,01,
0,015, 0,02, 0,03, 0,04, bằng phương pháp truyền thống, thiêu kết ở nhiệt độ 1100oC. Kết
quả nghiên cứu cho thấy mật độ gốm tăng khi nồng độ Nb tăng và đạt giá trị cao nhất
(5,92 g/cm3) tại nồng độ x = 0,02 mol
0.00 0.01 0.02 0.03 0.04
1.4
1.6
1.8
2.0
§
é
nh
ße
n
Nång ®é x (mol)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 1 (2020)
27
- Kết quả phân tích cấu trúc cho thấy nồng độ của Nb ít ảnh hưởng đến cấu trúc
của gốm. Tất cả