Ba vị thành hoàng thời Lý trên đất Thọ Xuân qua tư liệu thần tích

Tóm tắt: Thờ cúng Thành hoàng làng là tín ngưỡng phổ biến ở các làng xã người Việt. Thành hoàng của các làng Việt cổ không chỉ là vị thần bảo vệ thành và hào của làng, mà còn là người có công với dân, với nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm hoặc là người có công lập ra làng hay truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng. Thọ Xuân là vùng đất lịch sử, đất quý hương của triều đại Hậu Lê, vậy nên việc xuất hiện và tồn tại các vị Thành hoàng làng có công trạng với nhân dân và các triều đại phong kiến là vấn đề mà chúng tôi muốn tìm hiểu đặc biệt là ba vị Thành hoàng làng thời Lý trên vùng đất này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ba vị thành hoàng thời Lý trên đất Thọ Xuân qua tư liệu thần tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 81 BA VỊ THÀNH HOÀNG THỜI LÝ TRÊN ĐẤT THỌ XUÂN QUA TƯ LIỆU THẦN TÍCH ThS. Lê Xuân Sơn1 Tóm tắt: Thờ cúng Thành hoàng làng là tín ngưỡng phổ biến ở các làng xã người Việt. Thành hoàng của các làng Việt cổ không chỉ là vị thần bảo vệ thành và hào của làng, mà còn là người có công với dân, với nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm hoặc là người có công lập ra làng hay truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng... Thọ Xuân là vùng đất lịch sử, đất quý hương của triều đại Hậu Lê, vậy nên việc xuất hiện và tồn tại các vị Thành hoàng làng có công trạng với nhân dân và các triều đại phong kiến là vấn đề mà chúng tôi muốn tìm hiểu đặc biệt là ba vị Thành hoàng làng thời Lý trên vùng đất này. Từ khóa: Thành hoàng làng, thời Lý, Thọ Xuân. 1. Đặt vấn đề Thọ Xuân là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là quê hương của nhiều danh nhân, hào kiệt, đặc biệt là vùng đất phát tích của hai vương triều Tiền Lê và Hậu Lê. Trong bài viết này, tác giả bàn đến ba vị thần Thành hoàng làng thời Lý được người dân Thọ Xuân thờ phụng, qua đó thấy được đóng góp của vùng đất Thọ Xuân đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ này. Vua Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi với những quyết sách trị vì đúng đắn không chỉ đưa đất nước ra khỏi khó khăn từ cuối thời Tiền Lê mà với tầm nhìn của bậc đế vương đã tạo nên cuộc dời đô vĩ đại từ kinh đô Hoa Lư ra đất Thăng Long (Hà Nội) năm 1010. Để đảm bảo sự cai quản thống nhất của triều đình, đối với những vùng đất xa xôi như Ái Châu, nhà Lý thi hành chính sách “ràng buộc lỏng lẻo”, đồng thời sử dụng quan lại là người địa phương để thiết lập chế độ cai quản. Chính vì vậy, thời Lý, xứ Thanh đóng góp cho triều đình không ít danh tướng được sử sách lưu danh như: Đào Cam Mộc, Lê Phụng Hiểu, Nguyễn Tuyên Những vị Thành hoàng được giới thiệu trong bài viết gồm Lương Công Đoán, Lý Kim Ngô và Lê Phụng Hiểu hiện đang được thờ phụng trên vùng đất Thọ Xuân đã góp phần khẳng định sự đóng góp của người dân nơi đây cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý. Ở các đình, miếu thờ thần đều có thần phả, còn gọi là Ngọc phả. Đây là cuốn sách ghi chép sự tích các vị thần được thờ (thần tích). Thần tích của các vị thần ở Việt Nam phần lớn do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính sưu tập và soạn thảo vào năm Hồng Phúc (1572), đời vua Lê Anh Tông, lúc đó đang đóng đô tại Yên Trường (Thanh Hóa) vì ngoài Bắc đang nằm dưới sự quản lý của nhà Mạc. Sau này được Quản giám bách thần, Hùng Lĩnh thiếu khanh Nguyễn Hiền sao chép lại vào thời Vĩnh Hựu (1735-1739). Một số thần phả xuất hiện vào đời vua Tự Đức (1848-1882). Các loại thần phả còn lại đến ngày nay, có nhiều lớp thông tin khác nhau chồng chất, thêm bớt, hiện đại hóa thần tích qua các lần sao chép lại hoặc mới biên soạn. Về mặt văn bản, phần lớn các thần tích còn lại đến ngày nay đều thấy ghi là soạn thảo vào năm Hồng Phúc nguyên niên và được sao lục nhiều lần vào cuối thời Lê và thời Nguyễn. 1 Phòng Công tác Chính trị HSSV - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 82 Thần tích về ba vị Thành hoàng mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết gồm: Thần tích Thành hoàng làng Yên Lược (nay là làng Yên Lược, xã Thọ Minh, huyện Thọ Xuân) là nơi thờ Thành hoàng Lương Công Đoán - được nhà Lý phong sắc: “Đương cảnh Thành hoàng quản đô hộ, phủ đại tướng quân thượng đẳng phúc thần Đại vương”; Thần tích Thành hoàng trang Phúc Hà (nay là làng Phú Xá, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) thờ Thành hoàng Kim Ngô - được nhà Lý phong sắc là “Lý Kim Ngô: Thượng đẳng phúc thần Đại vương”;và thần tích về Lê Phụng Hiểu. Cả ba thần tích còn lưu lại có nói đến sự đóng góp và ghi nhận của nhà Lý đối với công cuộc bình Chiêm, dẹp Tống và giúp dân làm ăn. Ba thần tích chứa đựng thông tin về sự sinh thành, sự nghiệp và công trạng của các vị Thành hoàng gắn với bối cảnh lịch sử, văn hóa của đất nước thời Lý. Do vậy, đây là nguồn tư liệu bổ sung cho việc nghiên cứu về thời Lý trên đất Thọ Xuân nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, các thần tích được xây dựng đậm màu sắc huyền thoại, tô đậm công trạng và sự hiển linh của các vị thần. Bởi thế, ngoài giá trị lịch sử, các thần tích còn cho thấy những quan niệm tâm linh phong phú của người Việt đương thời. 2. Các thần tích về Thành hoàng làng thời Lý ở Thọ Xuân 2.1. Thần tích Thành hoàng làng Yên Lược Vào thời Lý Thái Tông (1028 - 1054), tại xã Hồng Lạc, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, có một gia đình họ Lương mấy đời làm nông nghiệp, ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức, vợ là Hoàng Thị, lấy nhau đã lâu mà chưa có con, vợ chồng cầu trời khấn Phật cũng đã nhiều nơi. Một hôm, bà vợ nằm mộng thấy một thanh gươm vàng, tỉnh dậy bà hoài thai, mãn nguyệt khai hoa sinh ra một người con gái nhưng không nuôi được. Một thời gian sau bà lại có mang và sinh hạ được một nam tử, năm lên bốn tuổi đã to lớn khác thường, đặt tên là Lương Công Đoán. Năm lên tám tuổi dáng người khôi ngô, tuấn tú, học hành thông minh, khi ngủ lại nằm theo hình thanh gươm, mọi người cho là quý tướng. Cũng năm đó, bố mẹ chàng đều không bệnh mà mất, chàng được dân làng đón về nuôi cho ăn học. Trong vùng có một hào phú nói chàng là con hoang không có bố mẹ nuôi dạy. Chàng phản kháng và bỏ làng ra đi. Nhưng trên đường đi, có thiên sứ dẫn đường đến trấn Thanh Hóa, dưới có sông Lương Giang, trên có đồi xanh thẳm, Chàng thấy có một quán nhỏ bên bờ sông, vợ chồng chủ quán, chồng họ Lê, vợ họ Nguyễn đã ngoài bốn mươi tuổi mà chưa có con, ý muốn nhận Chàng làm con nuôi, Chàng từ chối. Đêm đó, Chàng ra một gò đất gần bờ sông có hình con rùa nằm ngủ. Nửa đêm có một người con gái đẹp như nàng tiên đến vào bảo: “Đây là mảnh đất đẹp nhà ngươi nên ở lại lập nghiệp”. Sáng mai, Chàng đem chuyện kể lại cho vợ chồng chủ quán, vợ chồng Lê - Nguyễn cho là điềm lạ, bèn làm cho Chàng một căn nhà tranh ở giữa mảnh đất ấy. Chàng ban ngày ăn học ở nhà Lê - Nguyễn, tối lại về thảo ốc ngủ và thường gặp người tiên nữ đó. Năm Chàng mười ba tuổi học hành thông đạt, học một biết mười, con người tráng kiện, võ nghệ tinh thông, khi nằm ngủ lại vẫn thành hình thanh gươm. Dân trong vùng cho Chàng không phải vị Thánh thì cũng là vị Thần. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 83 Năm Chàng mười tám tuổi, giặc Ai Lao xâm phạm bờ cõi nước ta, vua nhà Lý xuống chiếu chọn người hiền tài ra dẹp giặc. Chàng gặp vua xin được chiêu binh chống giặc. Vua đồng ý cho Chàng về hương ấp tuyển mộ được 137 binh phu. Đánh nhau hai trận quân Ai Lao thua chạy về nước. Do lập được công trạng, nhà vua đã phong Chàng làm Đô hộ phủ đại tướng quân và có ý muốn gả công chúa thứ ba cho. Nhưng Chàng chối từ, chỉ xin vua cho về lập trang ấp và xin miễn binh lương phục dịch trong sáu năm, lại xin tự đặt tên trang ấp là An Lạc Châu. Nhà vua đồng ý theo ý nguyện của Chàng. Giặc Chiêm Thành đánh phá nước ta, vua Lý lại có chiếu triệu Chàng ra dẹp giặc. Chàng chinh nam toàn thắng, vua phong tước nhưng Chàng không nhận, chỉ xin về trang ấp. Vua thưởng tiền 70 quan, bạc 40 lạng về khao binh sĩ. Ngày 23 tháng 10 giữa giờ Ngọ trời nắng bỗng nhiên giông bão mịt mù, sông Lương Giang ba đào sóng phủ, Chàng tự nhiên hóa. Vua nhà Lý thương tiếc người có công lớn với nước, xuất 68 quan tiền để an táng Thượng từ hạ hàm mộ lại miễn binh lương thuế lệ 3 năm cho châu địa để lập đền thờ và hương hỏa, phong sắc Đương cảnh Thành hoàng quản đô hộ, phủ đại tướng quân thượng đẳng phúc thần Đại Vương để rồi ngày nay, người dân trong làng hàng năm đều làm lễ tế vào ngày hóa của thần. Thần sinh ngày 10 tháng 6 năm Bính Thìn Mất giờ Ngọ ngày 23 tháng 10 Mừng công thắng giặc ngày 12 tháng 8 Xuân quốc tế vào các ngày Đinh trong tháng 3 (Người dịch thần tích; Cụ Hoàng Thư - hiệu Nhật Huy ) Về sau các triều đại Lê - Nguyễn mỗi lần phá giặc ngoại xâm đều đến cầu đảo linh ứng và đều được phong sắc mỹ tự. Lương Công Đoán được nhân dân tôn vinh là Thành hoàng làng, quanh năm hương khói phụng thờ vô cùng chu đáo. Ông là một niềm tin thiêng liêng, một chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng từ bao đời nay. Thờ cúng Thành hoàng Lương Công Đoán cũng giống như thờ cúng tổ tiên, nó mang đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan niệm “uống nước nhớ nguồn” của người dân làng Yên Lược. Trải qua gần 1.000 năm với biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, đến nay mộ phần và đền thờ Thành hoàng Lương Công Đoán vẫn được nhân dân làng Yên Lược bảo tồn. Hàng năm, vào những ngày giỗ của thần, nhân dân trong làng tổ chức lễ tế tại đền thờ để cùng nhau tưởng nhớ công lao của vị Thành hoàng tài hoa. Cũng vào dịp này, người dân cùng nhau mở hội, thu hút đông đảo nhân dân, du khách xa gần ghé thăm. 2.2. Thần tích Thành hoàng trang Phúc Hà Thần tích ghi theo bản chính của công thần bộ Lễ triều Lý, ghi về một vị thần được phong tước là nhất vị Đại Vương bởi vì thần vốn là người có công lao to lớn trong việc giữ nước triều Lý. Tương truyền vào thời Lý, ở Liêu Đức Hương thuộc Bắc quốc có một nhà thuộc dòng tộc nổi tiếng, người chồng họ Chu tên Đức, vợ họ Dương Thị tên là Huyền. Hai vợ chồng xứng đôi thương yêu chung sống hạnh phúc như đôi loan phượng, vốn là một nhà giàu sang, NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 84 phú quý ăn ở tâm đức, thường giúp đỡ những người bần cùng khốn khó không hề mảy may vì chút lợi cho mình mà hại đến người. Lúc bấy giờ, hai vợ chồng hay đi thuyền làm nghề buôn bán. Cả hai vợ chồng đến tuổi 30 cũng chỉ sinh được 5 người con gái mà chưa sinh được một mụn con trai. Vì vậy, họ thường hay đi lễ bái cầu đảo ở các chùa để mong được thần thánh ban cho phúc lành. Bỗng đâu năm ấy ở Bắc quốc gặp cơn đại loạn, giặc dã quấy rối cướp bóc đã nhiều năm. Hai vợ chồng đều suy nghĩ là người ta sống ở trên đời chỉ muốn có con trai hiếu tử nối dõi tông đường, vì vậy nên thường hay lễ bái cầu phúc cầu tự. Sau đó hai vợ chồng lại bàn nhau, gia đình mình nên tìm vùng đất khác, dời nhà đến đó ở để sinh sống. Từ đó, vợ chồng con cái dắt nhau đi tìm đất ở, và cứ đi thẳng tới vùng địa giới thuộc đạo Thanh Hoa rồi lưu trú lại ở vùng đất này được một, hai tháng. Một điều bất hạnh kỳ lạ đã xảy ra là cả 5 người con gái đều bị ốm và qua đời. Hai vợ chồng khóc lóc và than vãn: Vợ chồng chúng tôi vốn là người sinh sống hiền lương nhưng vì sao tai nạn lại giáng đến với chúng tôi như vậy! Từ đó hai vợ chồng lại càng làm những việc phúc đức nhân nghĩa và rủ nhau đi tìm vùng đất lành, thành tâm xin được dựng một ngôi chùa để ngày đêm hương khói tụng kinh gửi tấm thân vào Phật đạo. Hai vợ chồng cứ đi và đến đất trang Phúc Hà, thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên thì mặt trời đã xế bóng. Họ thấy một ngôi chùa nhỏ bèn ngủ lại ở ngôi chùa này. Đêm ấy, cả hai vợ chồng đều nằm mơ nghe có người nói văng vẳng bên tai: Thiên đình phó thác cho ta truyền cho các người rằng: Họ Chu các người biết rằng: “Phúc ở Phương Hà”. Nói xong thì thần biến mất. Hai vợ chồng đều biết rằng đó là giấc mộng, rồi họ than vãn bàn bạc thâu đêm. Đến sáng ngày hôm sau, hai vợ chồng đi hỏi thăm bà con trang này tên gọi là trang gì? Lúc này có một cụ già nói rằng trang này tên gọi chính là trang Phúc Hà. Vợ chồng đều thấy rằng đêm qua trời báo mộng đây là vùng đất thiêng, đất lành. Liền trong ngày hôm đó, hai vợ chồng cầu xin các cụ phụ lão trong trang để được bỏ một gia tài ra lập một ngôi chùa nhỏ gọi là ngôi chùa Phúc để làm điềm phúc, mong cầu thần phật che chở phù hộ cho những ước vọng của dân. Nhân dân trong trang đều vui vẻ cho phép hai vợ chồng được tìm mảnh đất đẹp nhất, thiêng nhất để xây dựng chùa. Sau đó ít lâu, ngôi chùa được xây dựng xong gọi tên là chùa Phúc. Cả hai vợ chồng ở lại chùa ngày đêm hương khói tụng kinh niệm Phật. Quả nhiên, ngôi chùa rất thiêng cho nên được gọi là Linh Phúc tự. Được một năm sau, bà vợ mộng thấy một vị quan áo mũ chỉnh tề tay cầm một cành quan âm, chưa kịp hỏi chuyện gì thì bỗng nhiên tỉnh giấc. Bà kể chuyện với chồng, ông mừng rỡ cho đây là điềm lành tốt, ông càng dốc lòng làm điều thiện ngày đêm đèn hương cầu cúng, sau khi được 100 ngày thì bà có thai, đến khi đủ ngày, đủ tháng thì bà hạ sinh được một con trai. Trên trán cậu bé có vết chàm đen hình chữ Kim Ngô, mặt mũi khô ngô, tuấn tú, thân hình vạm vỡ, tai to rũ chấm vai, mặt đỏ như mặt trời, da sáng, mắt đen khác với người thường. Hai vợ chồng vui sướng chăm sóc nuôi dạy con (ngày sinh là ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão). Thấm thoát thoi đưa, con trai được 5 tuổi tỏ ra thông minh, tài giỏi hơn người lại hiểu cả tri thức địa lý, thiên văn, quả thực là một người đa tài. Đến năm con trai được 11 tuổi, ông dựa vào những bẩm tính thiên tài của con mà đặt tên là Kim Ngô, mong sau này tài danh của con trai sẽ làm rạng rỡ cho nước nhà. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 85 Khi đi học, Kim Ngô giỏi cả văn chương, lại giỏi cả tri thức của Bách gia (tri thức của 100 trường phái). Vào năm ấy, cả hai vợ chồng bàn bạc làm lễ tạ ơn bà con trong trang để trở về Bắc quốc, còn tất cả gia tài, người hầu và ngôi chùa Phúc đều bàn giao lại cho nhân dân. Chỉ có hai vợ chồng và cậu con trai dắt nhau trở về Bắc quốc. Ba bốn năm sau, vào ngày 9/3 ông bố bị ốm rồi qua đời và được đem mai táng vào huyệt chính ở gò đầu hồ của quê nhà. Họa vô đơn chí, không đầy ba năm sau, vào ngày 23 tháng giêng, bà mẹ bị ốm và qua đời, được làm lễ mai táng tại huyệt chính nét chữ Vương của quê nhà. Trong thời gian ở tang 3 năm, theo quan niệm của người Việt Nam: tang trung bất ngữ anh hùng chí (trong tang không nói tới chí anh hùng). Dù Kim Ngô là một chàng trai tinh thông, giỏi giang toàn diện nhưng không chịu đi thi, đối với mọi người đều tôn trọng nhường nhịn vì vậy mà được kính nể. Năm Kim Ngô lên 19 tuổi, giặc Ai Lao thấy nhà Lý suy yếu bèn tích lũy lương thảo để khởi binh xâm lược. Vua Lý biết tin lấy làm lo sợ, đem quân đi đánh, nhưng một hai năm mà không đánh thắng được quân Ai Lao. Kim Ngô biết đất nước có giặc ngoại xâm, chàng suy nghĩ và than rằng: Nước Nam chính là đất nước mà ta sinh ra đời, nay biết giặc đã đến quấy nhiễu làm sao ta có thể điềm nhiên mặc kệ. Kẻ sĩ sinh ra trên cõi đời này nếu không để tiếng thơm cho đời sau thì sẽ làm gì đây? Thế là chàng liền một mình đi về nước Nam. Chàng về đến đất thiêng thuộc trang Phúc Hà, huyện Thụy Nguyên để cầu nguyện rồi chiêu tập nhân dân trong thôn trang lại, lựa chọn nhân tài cùng nhau giúp nước. Lúc này, nhân dân trang Phúc Hà kéo đến nguyện theo dưới trướng chàng Kim Ngô để làm gia thần, sau đó chàng Kim Ngô tâu xin nhà vua được đem quân đi giúp nhà vua đánh dẹp giặc. Vua thấy tướng mạo chàng thanh niên thì cả mừng, cho mời đến yết kiến, và phong cho chàng tước lộc ngay nhưng chàng từ chối không chịu nhận, chàng chỉ tự nguyện xin được đi đánh giặc. Khi tiến quân đến chỗ giặc đóng, chàng đem hết tài trí ra giáp chiến với giặc một trận, bọn giặc nhìn thấy trên trán có hai chữ Kim Ngô thì đều bảo nhau rằng trời giúp đỡ nhà Lý nên đã ban cho một tướng đại tài. Vì vậy, chúng đều quy thuận rút quân về nước. Đất nước trở lại thái bình, nhà vua lấy làm mừng rỡ liền cho vời về triều, phong cho tước lộc. Chàng Kim Ngô lại từ chối không nhận mà chỉ xin nhà vua cho được trở về quê hương nơi chàng sinh ra là trang Phúc Hà để mở yến tiệc khoan đãi quân lính và nhân dân. Chàng lại tâu với nhà vua: trang Phúc Hà là vùng đất thiêng xin ban cho trang Phúc Hà sau này là ấp thang mộc. Nhà vua liền chuẩn tấu. Nhà vua lại ban cho chàng quốc tính họ Lý gọi là Lý Kim Ngô, đồng thời cùng với chàng về quê, mời dân trong làng đến để khoan đãi. Trong bữa yến tiệc, chàng Kim Ngô đọc bài thơ: Phong vân phúc hội luyện tinh thần Di ngã lí tri trợ ngã dân Tống thị yến trung hoan ẩm ngữ Tình lưu phúc địa ức niên xuân. Dịch nghĩa: Hột phúc mây rồng gặp nhau càng hun đúc thêm tinh thần ta Dân là người dạy ta hiểu được sự lý và cũng là người giúp đỡ ta NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 86 Ta tặng cho dân những lời hân hoan trong bữa yên tiệc vui vầy Tình ta để lại cho trang Phúc địa vạn niên xuân. Đọc xong bốn câu thơ, ông từ từ dạo bước du ngoạn cảnh phúc địa, rồi tham quan vùng dân cư trang ấp. Bất giác, khi ông đi đến đầu trang, tự nhiên trời đất tối sầm, mưa gió ào ào, từ đám mây trên trời có một cây trượng bằng đồng rơi trước mặt ông, thế rồi ông tạ thế ngay tại đó. Ngày ông mất là ngày 21 tháng 11. Nhân dân trong trang thương xót làm lễ tang viếng ông và nhìn thấy vết tích cây đồng trượng, bèn tâu lên nhà vua. Nhà vua xót thương vị công thần có công với nước bèn cho dân làm lễ tang điếu phúng, mai táng tại mảnh đất quê nhà và lập đền, xây lăng để phụng thờ hương hỏa. Vua còn ban cho nhân dân trang này 44 quan tiền, miễn cho lệ phải đóng quân lương trong 3 năm, phong mỹ từ cho thần là “Thượng đẳng phúc thần Đại Vương” cùng hưởng phúc với nước nhà. Hai tên húy Kim Ngô nhất thiết phải kiêng cấm và khi hành lễ thì dùng màu vàng không được mặc sai sắc phục. Tế ngày sinh vào ngày 12/10. Đồ lễ dùng thịt lợn, xôi, rượu và ca hát 5 ngày. Lễ tết vào ngày 14 tháng 2 đồ lễ dùng thịt bò, xôi, rượu, ca hát. Cúng tế ngày mất là ngày 21 tháng 11 đồ lễ dùng thịt bò, xôi, rượu ngày lễ chính dùng lễ tam sinh, lễ ở chùa thì mặc áo nâu, dùng kiệu khiêng linh vị về chùa lễ 7 ngày rồi rước về đền. Đền thờ lập bên cạnh lăng tọa quý đinh hương phía tiền là sao Mộc, án phía sau gối sao Kim vùng này là vùng cấm địa. Ngày nay, trên địa bàn làngPhú Xá, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân vẫn còn đền thờ Thành hoàng làng Lý Kim Ngô. Các nghi lễ thờ cúng từ xưa vẫn còn lưu lại và được nhân dân thành kính tế lễ hàng năm. Tuy nhiên, sắc phong từ thời xưa đã bị thất lạc. Đến năm Tự Đức thứ 19 (1856), dân làng tìm thấy ở xã Bình Quý, huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây có sự tích của thần còn để lại được, cho nên sửa lễ rước thần tích về lưu giữ và phụng thờ. 2.3. Thần tích về Thành hoàng Lê Phụng Hiểu Bên cạnh hai vị Thành hoàng làng mà tác giả nêu ở trên còn có thần tích về Lê Phụng Hiểu - Đô thống thượng Tướng quân, danh thần thời Lý. Với công trạng to lớn, Lê Phụng Hiểu được nhân dân thờ phụng ở nhiều nơi, và xã Xuân Khánh, huyện Thọ Xuân ngày nay cũng là một nơi thờ thần không thể không đề cập đến. Lê Phụng Hiểu quê ở hương Băng Sơn, tổng Dương Sơn, huyện Cổ Đằng, lộ Thanh Hóa, nay thuộc xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông là người có sức khỏe phi thường, giỏi võ nghệ, thuở nhỏ từng một mình áp đảo số đông trai tráng trong làng, khiến họ khuất phục và nghe theo ông sắp đặt. Năm 1044, quân Chiêm Thành sang xâm lược nước ta, Đô thống Lê Phụng Hiểu hộ giá nhà vua đi đánh giặc. Ông làm tướng tiên phong, lập công lớn, danh tiếng lừng lẫy. Khi chiến thắng trở về, nhà vua định công, phong thưởng. Xét thấy quyền lực, bạc vàng đều là phù du, ông liền nói với vua: “Thần không muốn thưởng tước, cũng không dám tham lam công khố, chỉ xin cho về ở núi Băng Sơn, ném dao lớn đi xa, dao rơi đến chỗ nào trong đất công thì xin ban cho làm sản nghiệp”. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 87 Vua nghe theo. Phụng Hiểu lên núi, ném dao xa hàng chục dặm rơi xuống hương Đa Mi (làng Vậy hay gọi theo dân gian là làng Vạy, tức làng Tam Lư, nay là thuộc xã Xuân Khánh). Ông cho dân khai hoang lập ấp và đặt tên là Cao Vị trang. Vua cũng tha thóc thuế cho ruộng ném dao ấy. Tục truyền rằng, Phụng Hiểu vốn sức khỏe hơn người. Đứng trên núi Băng Sơn, con dao trong tay ông ném ra có thể bay qua cả kinh thành Thăng Long, nếu ông ném hết sức thì đất đai nhà vua sẽ là của ông cả. Từ đó, người vùng Thanh Hóa gọi ruộng thưởng công là “ruộng thác đao”. Sau đó, ông còn nhiều lần cầm quân đi đánh giặc Chiêm Thành và đều chiến thắng mới trở về. Ông sống hết lòng trung thành với vua, biết điều gì có lợi cho dân cho nước đều bàn với vua. Sau khi ông mất (thọ 77 tuổi), nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ ông. Cứ đến dịp 6/3 âm lịch, làng mở hội rước thần, có đủ các trò như đánh đu, cờ người, tổ tôm, chơi bài điếm, hát bội, đố