Chiếc quạt nan và nghề mây tre đan truyền thống

Chiếc quạt nan chỉ là một vật đại diện bé nhỏ và khiêm tốn khi so sánh với nền thủ công mây tre đan của Việt Nam. Khi tìm những thông tin về các làng nghề thủ công mây tre đan, bất chợt trong đầu tôi hiện lên những hình ảnh cách đây gần 20 năm.

pdf25 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiếc quạt nan và nghề mây tre đan truyền thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếc quạt nan và nghề mây tre đan truyền thống Chiếc quạt nan chỉ là một vật đại diện bé nhỏ và khiêm tốn khi so sánh với nền thủ công mây tre đan của Việt Nam. Khi tìm những thông tin về các làng nghề thủ công mây tre đan, bất chợt trong đầu tôi hiện lên những hình ảnh cách đây gần 20 năm. Bài học thủ công đầu đời Đó là vào thời gian tôi học cấp I. Ở cấp này có một môn học mà chắc hẳn rất nhiều bạn vẫn còn nhớ: môn Thủ công. Môn thủ công học khá nhiều thứ, nhưng thứ mà đến lúc viết bài này tôi nhớ ra chính là bài học về Đan nong mốt. Có thể nói đan nong mốt là một trong những bài học sơ khởi cho những người yêu thích công việc thủ công mây tre đan. Nhưng ngày đó, với những đứa học trò như chúng tôi, nó chỉ là một bộ môn “bắt buộc” phải học và ít thú vị. Chúng tôi phải cắt giấy màu, chủ yếu là giấy màu xanh và đỏ - hai màu phổ biến nhất thời điểm đó, thành những dải băng nhỏ hình chữ nhật, có kích thước khoảng 15cm x 1,5cm. Công việc này có lẽ là đơn giản nhất trong bài đan nong mốt nhưng ngày đó chúng tôi lại khá “chật vật” vì liên tục cắt lệch, cắt hỏng, dải to dải nhỏ không đều nhauKhi đã cắt được đủ số lượng dải màu, bước tiếp theo, chúng tôi bắt đầu xếp “khung”, sắp xếp một màu thành các cột hàng dọc hoặc hàng ngang tùy theo thế tay thuận của từng đứa. Đa phần lũ chúng tôi xếp thành những dải hàng dọc song song, số ít hơn xếp những dải màu thành hàng ngang. Bước thứ ba, chúng tôi lấy chân chặn lên những dải màu để giữ cho chúng khỏi xô lệch và bắt đầu đan. Những dải màu được đan với nhau theo cách đơn giản nhất: một nhịp xuống (dải màu chui xuống phía dưới phần khung), một nhịp lên (dải màu đè lên trên phần khung), một xuống, một lên Ở khâu này, những dải màu đầu tiên thường hay bị hỏng nhất vì bị đứt và lỏng. Nhưng khi những dải màu đầu tiên cố định chắc chắn rồi, thì mọi việc lại trôi chảy đến mức có thể nhắm mắt mà đan. Cứ như vậy, một xuống một lên, cho đến khi những dải màu ngang đan kín phần khung dọc. Lúc này, bài thủ công đan nong mốt của chúng tôi mới thực sự thành hình, và đứa nào cũng ít nhiều sung sướng khi thấy một vuông màu với những hình vuông nhỏ đan xen nhau: xanh kế tiếp đỏ, đỏ nối liền xanh, đều đặn và đẹp mắt. Càng về sau, khi bài đan nong mốt đã thành thục, có những đứa khéo tay còn biến tấu bài đan thành những hoa văn khá lạ và đẹp mắt, với độ khó và phức tạp gấp nhiều lần bài đan nong mốt ban đầu. Đan nong mốt Đan nong đôi Bài học ngày đó, nghĩ lại thì chúng chẳng hữu dụng nhiều trong cuộc sống hiện tại của chúng tôi. Vì với những đứa trẻ sinh ra gần thành phố, công việc thủ công là một cái gì đó khá xa lạ. Nhưng với những làng nghề truyền thống và những ai theo nghề mây tre đan, chắc hẳn bài học đan nong mốt là một trong những bước đi đầu tiên giúp người làm mây tre đan tiếp cận với các cách thức làm thủ công chuyên nghiệp. Nguyên liệu phục vụ nghề mây tre đan Từ cây tre, biết bao sản phẩm hữu ích đã ra đời Nguyên liệu chính phục vụ cho ngành nghề mây tre đan của Việt Nam bao gồm: tre, mây, giang, nứa, lồ ô. Những nguyên liệu này đều có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Hiện tại, nguồn nguyên liệu mây tre chủ yếu phụ thuộc vào một số địa phương miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên Và dù nguồn nguyên liệu được mệnh danh là “sẵn có trong tự nhiên”, nhưng một trong những khó khăn của các làng nghề mây tre đan lại chính là do sự phụ thuộc và sự bất ổn của nguồn nguyên liệu này. Sản phẩm làm ra tiêu thụ được, nhưng nguyên liệu đôi khi lại khan hiếm và có chất lượng không đạt yêu cầu. Các sản phẩm mây tre đan Chiếc quạt nan chỉ là một ví dụ nhỏ, ngoài quạt nan, rất nhiều các vật phẩm bằng mây tre khác hàng ngày hàng giờ vẫn góp mặt vào cuộc sống của người Việt. Ví dụ như rổ rá, một trong những vật dụng mà hầu hết gia đình Việt Nam đều đã từng và hiện vẫn đang sử dụng. Rổ rá là cách gọi chung dành cho các đồ đựng làm từ nan tre (sợi mỏng tách ra từ cây tre), thường có dạng nửa hình tròn, có viền cạp cứng, lòng võng xuống để đựng thực phẩm, rau củ. Tùy theo từng loại nan, cách đan, kích thước và hình dáng mà người ta phân ra làm nhiều loại có tên gọi khác nhau, ví như Thúng là đồ đan bằng nan tre khít nhau, khá rộng và to, thường dùng để đựng ngũ cốc; hay như Rổ, cũng đan bằng nan tre nhưng có mắt đan thưa, thường dùng để đựng, rửa rau dưa, củ quả; Rá có mắt đan khít hơn, kích thước nhỏ hơn so với rổ, thường dùng để vo gạo và đựng ngũ cốc hạt nhỏ Rổ rá, nong nia đan từ nan tre – những vật dụng quen thuộc với người dân Việt Nam Bài học đan nong mốt, nong đôi áp dụng trong nghề đan lát của người Việt Kiểu cách đan cũng không chỉ bó hẹp với “nong mốt”, “nong đôi”, mà còn mở rộng với nhiều cách thức đan tinh xảo khác: đan mắt cáo, đan mắt na, đan rối Không dừng lại ở các vật dụng sinh hoạt quen thuộc hàng ngày như đã kể trên, ngành nghề mây tre đan của Việt Nam còn phát triển ở mức cao hơn, khi đưa ra thị trường những sản phẩm vô cùng tinh tế và độc đáo. Hộp đựng kim chỉ đan từ mây tre Giỏ đựng quần áo Bộ bàn ghế mây tre đan Đèn mây tre đan mắt sầu riêng Đèn thả trần mắt cáo Ghế nghỉ lồng từ tre Hộp cơm suất làm từ tre Các làng nghề mây tre đan ở Việt Nam Có rất nhiều người khi nhìn những sản phẩm tinh xảo nói trên thì đều cho rằng chúng có xuất sứ từ nước ngoài. Nhưng thực tế, những sản phẩm đó 100% là từ những người thợ thủ công của Việt Nam. Những làng nghề mây tre đan hiện đang rất phát triển, tạo thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Có thể kể ra đây một số làng nghề mây tre đan nổi tiếng như: Làng nghề mây tre đan ở Ninh Sở, Hà Nội: Đây là một trong những làng nghề ven đô nổi tiếng bởi sự khéo léo của nghệ nhân và sự đa dạng, tinh tế của các sản phẩm. Trong khi nhiều làng nghề mây tre đan khác sống “lay lắt” thì ở Ninh Sở, làng nghề đông vui nhộn nhịp hiếm thấy. Làng nghề mây tre ở Ninh Sở vẫn được nuôi dưỡng bởi những con người tâm huyết Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến – huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang: Một làng nghề có hơn 300 năm truyền thống, được coi là một trong những làng “giữ lửa” cho nghề mây tre đan. Tuy có nhiều khó khăn nhưng người dân nơi đây vẫn bám trụ và có thu nhập ổn định từ nghề mây tre đan. Một hộ gia đình đang làm sản phẩm mây tre ở xã Tăng Tiến – Bắc Giang Làng nghề mây tre đan ở Ngọc Động, Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam: Ngày mới ra đời, ở đây chủ yếu sản xuất ghế mây. Sản phẩm này ngay lập tức được nhiều người chấp nhận bởi mẫu mã đẹp lại phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Khi chuyển đổi cơ chế, làng nghề Ngọc Động cũng gặp không ít khó khăn. Song lớp thợ Ngọc Động đã tìm cách nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hướng đến thị trường ở Tây Âu và các nước Đông Nam Á. Nhờ vậy làng nghề đã trụ vững và đi lên. Học sinh làng Ngọc Động làm thêm trong kỳ nghỉ hè Làng mây tre đan Phú Vinh, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Tây (tên cũ Phú Hoa Trang): đây được coi là nơi xuất hiện nghề mây tre đan ở Hà Tây. Từ nhu cầu cuộc sống mà người dân Phú Vinh đã tận dụng những nguyên liệu sẵn có như mây, tre để sản xuất những sản phẩm thông dụng với mục đích sử dụng trong gia đình. Bằng óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo mà nghề mây tre đan ở đây ngày một thịnh vượng. Một buổi làm việc của người thợ thủ công làng nghề Phú Vinh Đôi lời kết Trong khi làng nghề Việt Nam nói chung và nghề mây tre đan nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí một số làng nghề đứng trên bờ vực mai một, thì những sản phẩm mây tre đan của những làng nghề nổi tiếng nêu trên vẫn là một minh chứng cho thấy: những sản phẩm được làm ra bởi sự khéo léo, kinh nghiệm lâu đời, cộng với cái tâm yêu quý, trân trọng và bảo tồn nghề truyền thống – chắc chắn vẫn có chỗ đứng vững dù cho xã hội có biến động không ngừng.