Giải thích thế nào là động lực của người
lao động và quá trình tạo động lực.
So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
khác nhau tới động lực.
Phân biệt nội dung của các học thuyết tạo
động lực và sử dụng các học thuyết nhằm
tạo động lực cho người lao động trong bối
cảnh các doanh nghiệp Việt Nam.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 4: Tạo động lực cho người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
MAN403_Bai 4_v1.0010112211 57
BÀI 4: TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hướng dẫn học Mục tiêu
Giải thích thế nào là động lực của người
lao động và quá trình tạo động lực.
So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
khác nhau tới động lực.
Phân biệt nội dung của các học thuyết tạo
động lực và sử dụng các học thuyết nhằm
tạo động lực cho người lao động trong bối
cảnh các doanh nghiệp Việt Nam.
Nội dung
Đọc tài liệu: Quản trị học, Nguyễn
Phùng Minh Hằng, Chương trình đào
tạo cử nhân trực tuyến Topica: Bài 6:
Lãnh đạo để tìm hiểu thêm về lý thuyết
nhu cầu của Maslow.
Sử dụng các lý thuyết về tạo động lực
để phân tích thực trạng lao động trong
công ty mình hoặc công ty mình biết và
đưa ra các giải pháp để tạo động lực cho
người lao động.
Tìm một ví dụ trong các doanh nghiệp
Việt Nam trên báo chí về cách doanh
nghiệp giải quyết vấn đề tạo động lực.
Thảo luận trong nhóm về tính hiệu quả
của các biện pháp đó và đề xuất một số
giải pháp nếu có.
Thời lượng học
8 tiết
Khái niệm động lực.
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực.
Các học thuyết về động lực.
Các biện pháp tạo động lực.
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
58 MAN403_Bai 4_v1.0010112211
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Tình huống
Tập đoàn Hyatt tuyển dụng những nhân viên trẻ, nhiệt tình vào làm trong khách sạn Hyatt
Regency – một trong những công ty con thuộc tập đoàn. Trước khi trở thành những cán bộ
quản lý khách sạn, những nhân viên mới này được bố trí đảm nhận các vị trí công việc khác
nhau như nhân viên điều hành hệ thống điện tử của khách sạn, nhân viên hỗ trợ sắp xếp
phòng... Những nhân viên này mong muốn được đảm nhiệm vị trí công việc phù hợp với
chuyên môn, có cơ hội phát triển và cơ hội thăng tiến nhanh trong công ty. Tuy nhiên, trong
những năm làm việc tại khách sạn, họ nhận thấy con đường thăng tiến còn rất dài và khó khăn,
hoạt động của tập đoàn chậm thay đổi. Chính vì vậy, họ dự định tìm kiếm cơ hội chuyển sang
công ty khác để làm việc.
Để tránh tình trạng nhân viên bỏ công ty ra đi, Hyatt đã cho phép những nhân viên có năng lực
có thể thành lập các công ty con ở các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh khách sạn. Với cách
này, Hyatt đã giữ được 60% số cán bộ quản lý giỏi của tập đoàn, tăng doanh thu và lợi nhuận
cho tập đoàn.
Câu hỏi
1. Theo bạn, những nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến tình trạng nhân viên của tập
đoàn muốn tìm việc tại công ty khác?
2. Công ty đã áp dụng các biện pháp nào để giữ chân người lao động? Theo bạn, công ty có
thể áp dụng thêm một số biện pháp nào nữa để tạo động lực cho người lao động?
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
MAN403_Bai 4_v1.0010112211 59
4.1. Động lực và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của cá nhân trong tổ chức
4.1.1. Động lực là gì?
Động lực của người lao động là những nhân tố
bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc
trong điều kiện cho phép nhằm tạo ra năng
suất, hiệu quả cao. Thể hiện của động lực là sự
sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt
được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản
thân người lao động.
Khi bàn về động lực của người lao động trong
tổ chức, các nhà quản lý thường thống nhất ở một số điểm sau đây:
Động lực gắn liền với công việc, với tổ chức và môi trường làm việc, không có
động lực chung chung, không gắn với công việc cụ thể nào;
Động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân. Điều đó có nghĩa là không có
người có động lực và người không có động lực;
Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn tới năng suất,
hiệu quả công việc cao hơn. Tuy nhiên, không nên cho rằng động lực tất yếu dẫn
đến năng suất và hiệu quả công việc bởi sự thực hiện công việc không chỉ phụ
thuộc vào động lực mà còn phụ thuộc vào khả năng của người lao động, phương
tiện và các nguồn lực để thực hiện công việc;
Người lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc. Tuy
nhiên, người lao động nếu mất động lực hoặc suy giảm động lực sẽ có xu hướng ra
khỏi tổ chức.
Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác
động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc.
Tạo động lực cho người lao động là trách nhiệm và mục tiêu của quản lý. Khi người
lao động có động lực làm việc thì sẽ tạo ra tiềm năng nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả công tác.
Xét theo quan điểm nhu cầu, quá trình tạo động lực của người lao động bao gồm các
bước được trình bày trong Hình 4.1.
Hình 4.1: Quá trình tạo động lực
Nhu cầu được hiểu là sự không đầy đủ về vật chất hay tinh thần làm cho một số hệ
quả (tức là hệ quả của việc thỏa mãn nhu cầu) trở nên hấp dẫn.
Nhu cầu không được thỏa mãn tạo ra sự căng thẳng, và sự căng thẳng thường kích
thích những động cơ bên trong các cá nhân. Những động cơ này tạo ra một cuộc tìm
Nhu cầu
không
được
thỏa mãn
Sự
căng
thẳng
Các
động
cơ
Hành
vi tìm
kiếm
Nhu cầu
được
thỏa mãn
Giảm
căng
thẳng
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
60 MAN403_Bai 4_v1.0010112211
kiếm nhằm có được các mục tiêu cụ thể. Nếu đạt được, sẽ thỏa mãn nhu cầu này và
dẫn đến giảm căng thẳng.
Các nhân viên được tạo động lực thường ở trong tình trạng căng thẳng. Để làm dịu sự
căng thẳng này, họ tham gia vào hoạt động. Mức độ căng thẳng càng lớn thì càng cần
phải có hoạt động để làm dịu căng thẳng. Vì vậy, khi thấy các nhân viên làm việc
chăm chỉ trong một hoạt động nào đó, chúng ta có thể kết luận rằng họ bị chi phối bởi
một sự mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà họ cho là có giá trị.
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
Động lực của người lao động chịu tác động và ảnh
hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố đó có thể
phân thành 3 nhóm như sau:
Nhóm nhân tố thuộc về người lao động, bao gồm:
Thái độ, quan điểm của người lao động trong
công việc và đối với tổ chức.
Nhận thức của người lao động về giá trị và nhu
cầu cá nhân.
Năng lực và nhận thức về năng lực của bản thân người lao động.
Đặc điểm tính cách của người lao động.
Nhóm nhân tố thuộc về công việc, bao gồm:
Mức độ phức tạp của công việc.
Mức độ chuyên môn hoá của công việc.
Sự mạo hiểm và mức độ rủi ro của công việc.
Mức độ ổn định của công việc.
Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức, bao gồm:
Mục tiêu, chiến lược tổ chức.
Văn hoá của tổ chức.
Lãnh đạo (quan điểm, phong cách, phương pháp).
Quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức.
Các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, nhất là các
chính sách về quản trị nguồn nhân lực.
4.2. Các học thuyết về tạo động lực
4.2.1. Các học thuyết về nhu cầu
4.2.1.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow
Theo Abraham Maslow, nhu cầu của cá nhân gồm 5 nhu cầu sắp xếp theo thứ bậc
sau đây:
Nhu cầu bậc thấp gồm:
o Nhu cầu sinh lý: bao gồm ăn, mặc, ở, đi lại và các nhu cầu thể xác khác.
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
MAN403_Bai 4_v1.0010112211 61
o Nhu cầu về an toàn: bao gồm an ninh và bảo vệ khỏi những nguy hại về thể
chất và tình cảm.
Nhu cầu bậc cao gồm:
o Nhu cầu xã hội: bao gồm tình thương, cảm giác trực thuộc, được chấp nhận và
tình bạn.
o Nhu cầu về danh dự: bao gồm các yếu tố bên
trong như tự trọng, tự chủ và thành tựu và
các yếu tố bên ngoài như địa vị, được công
nhận và được chú ý.
o Nhu cầu tự hoàn thiện: động cơ trở thành
những gì mà ta có khả năng; bao gồm sự
tiến bộ, đạt được tiềm lực của mình và tự
tiến hành công việc.
Khi mà một trong số các nhu cầu này được thỏa
mãn một cách căn bản, nhu cầu tiếp theo sẽ chế ngự. Theo quan điểm về động lực, lý
thuyết của Maslow có thể phát biểu rằng: “mặc dù không một nhu cầu nào có thể được
thỏa mãn triệt để, song nhu cầu được thỏa mãn một cách căn bản không còn tạo ra
động lực nữa”.
Tự hoàn thiện
Danh dự
Xã hội
An toàn
Sinh lý
Hình 4.2: Hệ thống nhu cầu của Maslow
Học thuyết về nhu cầu này của Maslow đã được công nhận rộng rãi, đặc biệt là trong
giới quản lý điều hành. Nó được chấp nhận do tính lôgíc và tính dễ dàng mà nhờ đó
người ta có thể dùng trực giác để hiểu lý thuyết này. Hệ thống thứ bậc nhu cầu này
được nhiều nhà quản lý sử dụng làm công cụ hướng dẫn trong việc tạo động lực cho
người lao động.
4.2.1.2. Học thuyết ba nhu cầu (McClelland)
David McClelland và cộng sự đã đưa ra ba động cơ hay nhu cầu chủ yếu của cá nhân
tại nơi làm việc:
Nhu cầu về thành tích (nAch): động cơ để trội hơn, để đạt được thành tích xét theo
một loạt các tiêu chuẩn, để phấn đấu thành công.
Nhu cầu về quyền lực (nPow): nhu cầu gây ảnh hưởng tới hành vi và cách ứng xử
của người khác, mong muốn người khác làm theo ý mình.
Nhu cầu về hòa nhập (nAff): sự mong muốn có được các mối quan hệ thân thiện và gần
gũi giữa người với người.
Từ nghiên cứu trong lĩnh vực nhu cầu về thành tích, McClelland đã phát hiện thấy
rằng những người đạt được thành tích cao luôn mong muốn cải thiện việc thực hiện
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
62 MAN403_Bai 4_v1.0010112211
công việc của mình, nghĩa là kết quả thực hiện công việc luôn luôn có chiều hướng tốt
hơn. Họ tìm kiếm những cơ hội mà họ có thể có trách
nhiệm cá nhân trong việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề,
để nhận được sự phản hồi nhanh chóng và rõ ràng về kết
quả hoạt động của họ và đặt ra các mục tiêu có độ khó
vừa phải.
Nhu cầu về quyền lực là sự mong muốn có một tác động có
ảnh hưởng, và có khả năng kiểm soát đối với những người
khác. Các cá nhân có điểm số nPow cao thường thích nắm
giữ trọng trách, cố gắng gây ảnh hưởng đến những người
khác, thích những tình huống cạnh tranh và hướng vào địa
vị và thường quan tâm hơn đến việc có được uy tín và ảnh
hưởng đối với những người khác hơn là với kết quả hoạt động hữu hiệu.
Nhu cầu thứ ba được McClelland xét riêng là sự hòa nhập. Hòa nhập có thể được xem
như mong muốn được những người khác yêu quý và chấp nhận. Các cá nhân có điểm
số nAff cao thường phấn đấu để có được tình bạn, ưa thích những tình huống hợp tác
hơn là các tình huống cạnh tranh và mong muốn có các mối quan hệ hài hòa, hiểu biết
lẫn nhau giữa các cá nhân trong tổ chức.
4.2.1.3. Học thuyết ERG (Clayton P.Alderfer)
Theo Alderfer, mỗi cá nhân có ba loại nhu cầu chủ
yếu. Đó là nhu cầu tồn tại, nhu cầu giao tiếp và nhu
cầu phát triển.
Nhu cầu tồn tại (Existence needs): mong muốn
khỏe mạnh về thể xác và tinh thần, được đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu để tồn tại như ăn, ở,
nghỉ, đi lại …
Nhu cầu giao tiếp (Relatedness needs): mong
muốn thỏa mãn trong quan hệ với mọi người.
Nhu cầu phát triển (Growth needs): mong muốn tăng trưởng và phát triển cá nhân.
Hình 4.3: Học thuyết nhu cầu ERG
Khác biệt với mô hình Maslow:
Mô hình ERG cho phép các cá nhân có thể theo đuổi các nhu cầu khác nhau,
không cần theo thứ tự.
Mô hình ERG cho rằng nếu cá nhân không đạt được nhu cầu cao hơn thì cá nhân
có thể quay lại, tập trung nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu thấp, dễ đạt được hơn.
Nhu cầu tồn tại Nhu cầu giao tiếp Nhu cầu phát triển
Thỏa mãn – tiếp tục
Không thỏa mãn – quay trở lại
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
MAN403_Bai 4_v1.0010112211 63
Mô hình ERG cho phép sự linh hoạt trong việc thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân
được quan sát. Ví dụ, mô hình giải thích được vì sao một nghệ sĩ nghèo vẫn có thể
đặt nhu cầu phát triển trên nhu cầu tồn tại.
Từ mô hình ERG, có thể rút ra điều bổ ích cho các nhà quản lý: không phải mọi người
đều bị thúc đẩy bởi những điều giống nhau. Điều đó phụ thuộc vào vị trí bạn ở đâu
trong tổ chức. Trong trường hợp cá nhân không thỏa mãn nhu cầu về phát triển, họ sẽ
có thể quay về tìm kiếm sự thỏa mãn trong nhu cầu về giao tiếp. Nhà quản lý cần tạo
động lực giúp họ thỏa mãn nhu cầu thấp hơn này, trước khi bắt đầu quay lại với nhu
cầu cao hơn.
4.2.2. Các học thuyết thuộc về quá trình tạo động lực
4.2.2.1. Học thuyết kỳ vọng (Victor Vroom)
Về căn bản, học thuyết kỳ vọng cho rằng mức độ hành động và
động lực của một cá nhân phụ thuộc vào:
o Mức độ mà cá nhân kỳ vọng về kết quả đạt được khi đã nỗ
lực thực hiện công việc;
o Mối liên hệ giữa phần thưởng của tổ chức với kết quả đạt được;
o Tính hấp dẫn của phần thưởng đó đối với cá nhân.
Nỗ lực
cá nhân
Kết quả
cá nhân
Phần thưởng
tổ chức
Mục tiêu
cá nhân
Hình 4.4: Mô hình kỳ vọng đơn giản hóa
Lý thuyết này gồm ba biến số sau:
o Mối liên hệ giữa nỗ lực và kết quả: khả năng mà một cá nhân nhận thức được
rằng bỏ ra một nỗ lực nhất định sẽ đem lại kết quả. Nếu cá nhân bỏ ít nỗ lực
thực hiện công việc thì cá nhân này kỳ vọng đạt được kết quả ở mức khiêm
tốn. Ngược lại, nếu cá nhân bỏ ra nhiều nỗ lực để thực hiện công việc thì họ kỳ
vọng sẽ đạt kết quả cao.
o Mối liên hệ giữa kết quả và phần thưởng: mức độ cá nhân tin rằng kết quả thực
hiện công việc ở một mức độ cụ thể nào đó sẽ được tổ chức đền đáp xứng
đáng. Chẳng hạn, khi đạt được kết quả tốt (số lượng công việc và chất lượng
công việc) thì cá nhân phải biết rõ họ sẽ nhận được gì từ công ty: lương, sự bảo
đảm, tình bằng hữu, sự tin cậy, phúc lợi, cơ hội được sử dụng tài năng hay kỹ
năng, cơ hội thăng tiến...
o Tính hấp dẫn của phần thưởng: giá trị mà cá nhân gán cho phần thưởng của tổ
chức sẽ giành cho cá nhân nếu đạt được kết quả thực hiện công việc nhất định.
Các câu hỏi đặt ra khi áp dụng học thuyết kỳ vọng:
o Thứ nhất, người lao động phải nỗ lực như thế nào để đạt được những kết quả
mong muốn? Những kết quả này dường như không thể có bất kỳ tác động nào
đối với kết quả công việc của cá nhân đó trừ khi cá nhân đó biết một cách rõ
ràng và đích xác mình phải làm gì và bỏ ra nỗ lực để đạt được chúng.
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
64 MAN403_Bai 4_v1.0010112211
o Thứ hai, khi cá nhân đạt được kết quả nhất định, họ mong muốn nhận được phần
thưởng gì từ tổ chức? Phần thưởng của tổ chức có thể là tích cực như: sự tăng
lương, cơ hội được đào tạo, cơ hội được thăng tiến, sự tôn vinh của tổ chức. Bên
cạnh đó nếu cá nhân đạt kết quả thấp, họ có thể cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán,
thất vọng, hay bị tổ chức đuổi việc. Vấn đề quan trọng là cá nhân nhận thức như
thế nào về những cái mà họ có thể nhận được từ tổ chức và mối quan hệ rõ ràng
giữa kết quả thực hiện công việc với cái mà họ nhận được từ tổ chức.
o Thứ ba, cá nhân có đánh giá cao những phần thưởng họ nhận được từ tổ chức?
Nếu những cái mà cá nhân nhận được đáp ứng đúng mục tiêu cá nhân đặt ra thì
cá nhân có xu hướng đánh giá cao những phần thưởng mà họ nhận được từ tổ
chức và ngược lại. Chẳng hạn, một nhân viên nỗ lực thực hiện tốt công việc với
mục tiêu là muốn được tăng lương sau khoảng 1 năm liên tục có kết quả thực hiện
công việc tốt. Nếu sau 1 năm thực hiện công việc tốt, nhân viên này được tăng
lương thật thì nhân viên này sẽ đánh giá cao phần thưởng – sự tăng lương, mà họ
nhận được và như vậy họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn ở những lần sau.
Xét trên giác độ hành vi, lý thuyết kỳ vọng đã nêu ra một số vấn đề cần lưu ý trong
tạo động lực cho người lao động:
o Thứ nhất, lý thuyết kỳ vọng nhấn mạnh đến sự trả công, đến các phần thưởng.
Bởi lẽ đó, cần phải chú ý rằng những phần thưởng mà tổ chức đưa ra phải có
mối liên quan đến những gì nhân viên muốn. Đây là lý thuyết dựa vào "tư lợi"
trong đó mỗi cá nhân tìm cách tối đa hóa độ thỏa mãn được kỳ vọng của mình.
Vì vậy, các nhà quản lý phải quan tâm đến tính hấp dẫn của các phần thưởng;
khía cạnh này đòi hỏi phải có sự hiểu biết và có kiến thức về giá trị mà cá nhân
đặt vào sự trả công của tổ chức. Các nhà quản lý cần thưởng cho các cá nhân
bằng những thứ mà họ đánh giá một cách tích cực.
o Thứ hai, lý thuyết kỳ vọng nhấn mạnh hành vi được kỳ vọng. Các nhà quản lý
cần phải để cho người lao động biết được tổ chức kỳ vọng những hành vi nào ở
họ và hành vi đó sẽ được đánh giá ra sao.
o Cuối cùng, lý thuyết này quan tâm đến những kỳ vọng của cá nhân. Những gì
mang tính thực tế có thể không liên quan ở đây mà quan trọng là những gì
người lao động kỳ vọng. Những kỳ vọng của bản thân người lao động về kết
quả làm việc, phần phưởng và các kết quả đầu ra thỏa mãn mục tiêu, chứ
không phải là bản thân các kết quả khách quan sẽ quyết định mức độ nỗ lực
của nhân viên này.
4.2.2.2. Học thuyết công bằng (J. Stacy Adam)
Học thuyết công bằng phát biểu rằng người lao động so sánh những gì họ bỏ vào một
công việc (đầu vào) với những gì họ nhận được từ công việc đó (đầu ra) và sau đó đối
chiếu tỷ suất đầu vào – đầu ra của họ với tỷ suất đầu vào – đầu ra của những người
khác. Nếu tỷ suất của họ là ngang bằng với tỷ suất của những người khác thì người ta
cho rằng đang tồn tại một tình trạng công bằng. Nếu như tỷ suất này là không ngang
bằng thì họ cho rằng đang tồn tại một tình trạng bất công. Khi tồn tại những điều kiện
bất công, các nhân viên sẽ nỗ lực để hiệu chỉnh chúng.
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
MAN403_Bai 4_v1.0010112211 65
Học thuyết công bằng ngụ ý rằng khi các nhân viên
hình dung ra sự bất công, họ có thể có một hoặc một
số trong năm khả năng lựa chọn sau đây:
Làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của chính bản
thân mình hay của những người khác;
Cư xử theo một cách nào đó để làm cho những người
khác thay đổi các đầu vào hay đầu ra của họ;
Cư xử theo một cách nào đó để làm thay đổi các đầu vào hay đầu ra của chính bản
thân họ;
Chọn một tiêu chí đối chiếu khác để so sánh;
Bỏ việc.
Học thuyết công bằng thừa nhận rằng các cá nhân không chỉ quan tâm tới khối lượng
phần thưởng tuyệt đối mà họ nhận được cho nỗ lực của mình, mà còn tới cả mối quan
hệ giữa khối lượng đó với những gì những người khác nhận được. Các đầu vào, như
nỗ lực, kinh nghiệm, trình độ giáo dục và tài năng được đem so sánh với những đầu ra
như mức lương, tăng lương, sự công nhận và các yếu tố khác. Khi mọi người nhận
thức là có sự chênh lệch trong tỷ suất đầu vào – đầu ra của họ so với những người
khác, nhất định sẽ có sự căng thẳng. Sự căng thẳng này tạo cơ sở cho động lực, khi mà
mọi người phấn đấu để giành được cái mà họ coi là công bằng và thỏa đáng.
Động lực của nhân viên chịu ảnh hưởng lớn của những phần thưởng tương đối cũng
như phần thưởng tuyệt đối. Khi các nhân viên nhận thức được một sự bất công, họ sẽ
có những hành động để hiệu chỉnh tình hình này. Kết quả có thể là năng suất cao hơn
hoặc thấp hơn, chất lượng tốt hơn hay giảm đi, mức độ vắng mặt tăng lên, hoặc thôi
việc tự nguyện.
Lại xảy ra đình công ở Hà Nội
Lao động đình công chủ yếu yêu cầu về tăng lương, cải thiện chế độ làm việc
Trong hai ngày 5 và 6/5 năm 2010, hơn 800 công
nhân công ty Katolec (khu công nghiệp Quang
Minh – Mê Linh – Hà Nội) chuyên sản xuất vi
mạch điện tử (100% vốn Nhật Bản) đã đồng loạt
nghỉ việc, tập trung trước cổng công ty đình công.
Trước đó, tập thể công nhân công ty Katolec đã
đưa ra các kiến nghị như: tăng lương cơ bản thêm 500.000 đồng/tháng; nghỉ phép
không bị trừ tiền chuyên cần; công ty phải làm nhà để xe cho công nhân; được nghỉ
bốn ngày Chủ Nhật và hai ngày thứ Bảy trong tháng. Nếu đi làm vào những ngày
nghỉ, họ phải được tính lương bằng 200% tiền lương, tiền công… gửi lãnh đạo công
ty nhưng không nhận được “hồi âm”.
Trao đổi với phóng viên chiều 6/5, nhiều công nhân cho rằng, hiện mức lương mà
doanh nghiệp này trả cho lao động không đủ sống. Theo quy định của công ty,
lương sẽ được tăng vào tháng 4 hàng năm nhưng năm nay điều đó đã không xảy ra.
Bài 4: Tạo động lực cho người lao động
66 MAN403_Bai 4_v1.0010112211
Chị Nguyễn Thị Thắm, công nhân tổ ASSY cho biết, với mức thu nhập 1,5 triệu
đồng/tháng, chị không thể trang trải được những chi phí sinh hoạt tối thiểu của một
gia đình công nhân có 2 con đang tuổi ăn học.
Theo bà Đỗ Thị Tuyết Mai, trợ lý phòng nhân sự công ty Katolec, mức lương mà
công ty bà trả cho người lao động