Bài 6: Chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy

MỤC TIÊU HỌC TẬP Trình bày được mục tiêu cụ thể của chương trình Phân tích được cơ cấu tổ chức quản lý và các biện pháp chính của chương trình Nêu rõ các nội dung giám sát và các chỉ số đánh giá hoạt động của chương trình.

ppt23 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 6: Chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY (CONTROL OF DIARRHOEAL DISEASES - CDD) PGS.TS. Nguyễn Anh DũngKhoa Sức khoẻ Cộng đồng & Chỉ đạo tuyếnViện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung ƯơngMỤC TIÊU HỌC TẬPTrình bày được mục tiêu cụ thể của chương trìnhPhân tích được cơ cấu tổ chức quản lý và các biện pháp chính của chương trìnhNêu rõ các nội dung giám sát và các chỉ số đánh giá hoạt động của chương trình.**TIÊU CHẢY- VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG 1. Thế giới - 19% tử vong do tiêu chảy so với tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi2. Việt Nam - Tỷ lệ mắc đứng thứ 2 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất. - Trung bình mắc 1 lần/năm ở trẻ dưới 5 tuổi. - Góp phần gây suy dinh dưỡng.Tình hình dịch tả tại Việt Nam *Tổng số ca mắc tả trong 15 ngày gần đây**Mục tiêu chương trình CDD 1. Mục tiêu chung Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi.2. Mục tiêu cụ thể - 100% huyện, xã tham gia triển khai chương trình.- 80% trường hợp mắc tiêu chảy được sử dụng liệu pháp bù dịch bằng đường uống.- 60% các trường hợp tiêu chảy kéo dài được điều trị cùng với chế độ ăn thích hợp.- 60% các trường hợp lỵ được điều trị kháng sinh thích hợp.- Sản xuất và cung ứng ORS, các loại vacxin phòng bệnh tiêu chảy.*Các giai đoạn triển khai 1. GĐ thí điểm (1982-1986) Nghiên cứu, tổ chức triển khai thí điểm tại 4 tỉnh. 2. GĐ triển khai mở rộng (1986-1997) - Củng cố tổ chức, hoàn thiện kỹ thuật, HL giảng viên QG và thiết lập đơn vị huấn luyện.- Đào tạo cán bộ giám sát và kỹ thuật xét nghiệm. Đẩy mạnh quản lý các bệnh dịch đường ruột tại các địa phương. - Huấn luyện xử trí tiêu chảy cho sinh viên ở các trường đại học và trung học y tế.*Các giai đoạn triển khai3. Giai đoạn duy trì (từ 1997 đến nay):- Đảm bảo chất lượng và duy trì các hoạt động của chương trình tại các tuyến. - Định hướng chiến lược của chương trình là phối hợp với các chương trình y tế cơ liên quan lập kế hoạch triển khai hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh.*BỘ Y TẾCỤC YTDP & MTCác vụ cục có liên quanSở Y tếVIỆN VSDT TƯ VIỆN VSDT, PASTEUR KVBệnh Viện TƯĐơn vị huấn luyệnTT YTDP TỈNH/THÀNH PHỐBV tỉnh/thành phốĐơn vị Huấn luyện TTYT HUYỆN/QUẬNTrạm y tế xãPhòng khám ĐKKVY tế thôn bản TỔ CHỨC TRIỂN KHAI*Các biện pháp chính 1. Quản lý bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là điều trị sớm các trường hợp tiêu chảy cấp bằng liệu pháp bù dịch bằng đường uống, hướng dẫn cách cho trẻ ăn, bú mẹ trong và sau khi bị tiêu chảy.2. Cải thiện và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, hướng dẫn cách cho ăn bổ sung và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.*Các biện pháp chính (tiếp)3. Phát hiện và dập tắt nhanh các vụ dịch đường ruột. Hướng dẫn ăn uống hợp vệ sinh, sử dụng thực phẩm an toàn và nước sạch.4. Phối hợp với các chương trình y tế có liên quan triển khai các hoạt động huấn luyện, tuyên truyền cách phòng và xử trí khi trẻ bị tiêu chảy cho cán bộ y tế cơ sở và cộng đồng *Các hoạt động của chương trình 1. Huấn luyện- Kỹ năng điều trị tiêu chảy và tham vấn cách chăm sóc trẻ tại nhà cho các cán bộ y tế- Phương pháp giảng dạy về CDD cho giảng viên các trường đại học và trung học y tế. - Các đơn vị huấn luyện điều trị tiêu chảy tổ chức huấn luyện cho sinh viên các trường đại học và trung học y tế cán bộ y tế các tuyến.- Quản lý, giám sát và truyền thông. *Các hoạt động của chương trình (tiếp)2. Truyền thông, hội thảo- Hội thảo về sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy- Truyền thông về các biện pháp phòng chống tiêu chảy cho các bà mẹ và cộng đồng về xử trí trẻ bị tiêu chảy tại nhà. *Các hoạt động của chương trình (tiếp)3. Điều tra đánh giá, nghiên cứu khoa học- Các nghiên cứu về tình hình tiêu chảy, kỹ năng xử trí tiêu chảy tại các cơ sở y tế, kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng, các yếu tố nguy cơ, điều trị và phòng tiêu chảy cấp, tiêu kéo dài.- Nghiên cứu sản xuất vac xin tả, lỵ và Rota virut.- Định kỳ 5 năm tổ chức điều tra về tình hình tiêu chảy4. Sản suất ORS và vacxin phòng bệnh tiêu chảy- Viện VSDTTW đã nghiên cứu và sản xuất thành công vắc-xin tả Có hiệu giá 90%*Giám sát của chương trình 1. Giám sát tình hình mắc bệnh và tử vong do tiêu chảy 2. Giám sát tình hình chất lượng điều trị tiêu chảy tại các tuyến 3. Giám sát các hoạt động quản lý triển khai *Giám sát của chương trình (tiếp)Khi có dịch tiêu chảy cấp - Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch để tập trung nguồn lực, kinh phí - Trung tâm YTDP cùng TTYT Quận/huyện lập ngay kế hoạch triển khai công tác chống dịch- Điều tra, xác định các ổ dịch mới, tổ chức xử lý ổ dịch và theo dõi sự tiến triển của dịch - Các bệnh viện tỉnh/huyện thành lập ngay tổ/đội điều trị tăng cường kết hợp với y tế xã/phường để tổ chức cách ly, điều trị và quản lý bệnh nhân tại chỗ theo quy định.Qui trình xử lý dịch tiêu chảy cấp1. Xác định tình trạng dịch:Một "vụ dịch tả" được xác định có một ca bệnh tả được xác định.Xác định bệnh nhân tả theo Quyết định số 4178/QĐ-BYT, ngày 31/10/2007 .Trong vùng nguy cơ, khi có Tiêu chảy cấp nguy hiểm phải được xử lý như một ổ dịch tả.*Qui trình xử lý dịch tiêu chảy cấp (tiếp)2. Báo cáo khẩn cấp: Báo cáo khẩn cấp khi có trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm.3. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch: Ban chỉ đạo do lãnh đạo chính quyền cùng cấp đứng đầu, y tế là thường trực, và ban ngành có liên quan.*Qui trình xử lý dịch tiêu chảy cấp (tiếp)4. Xử lý ổ dịch:Đối với bệnh nhân: - Cách ly - Bù nước và dùng KS đặc hiệu - Xử lý phân, chất thảI và môi trường - Khử khuẩn dụng cụ, nhà ở - Xử lý tử thi*Qui trình xử lý dịch tiêu chảy cấp (tiếp)Đối với người tiếp xúc: - Theo dõi những người tiếp xúc trong vòng 5 ngày - Uống thuốc phòng (như trong phác đồ) Chú ý: không nên chỉ định dùng kháng sinh dự phòng rộng rãi vì ít hiệu quả và có thể làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh trong cộng đồng *Qui trình xử lý dịch tiêu chảy cấp (tiếp)Xử lý nguồn thức ăn, nước sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh ăn uốngXử lý vệ sinh môi trườngXác định ổ dịch tả chấm dứt hoạt động: - Không có trường hợp mắc mới tiêu chảy cấp trong vòng 15 ngày. - Không tìm thấy phẩy khuẩn tả gây bệnh ở người tiếp xúc, ở nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và thực phẩm. - Đã xử lý tiệt trùng ổ dịch, vệ sinh môi trường, điều trị dự phòng và điều trị đặc hiệu với những người trong ổ dịch.*Qui trình xử lý dịch tiêu chảy cấp (tiếp)*5. Phòng bệnh:Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về vệ sinhXử lý nguồn nước và sử dụng nguồn nước sạchVệ sinh an toàn thực phẩmDuy trì giám sát dịch tiêu chảy cấpSẵn sàng đội cơ động phòng chống dịch*Các chỉ số đánh giá 1. Số lượt mắc tiêu chảy/1 trẻ dưới 5 tuổi/năm2. Tỷ suất chết/mắc do tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi3. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy được bù dịch bằng ORS và các dung dịch tự pha tại nhà.4. Tỷ lệ trẻ tiêu chảy được xử trí và chăm sóc thích hợp5. Tỷ lệ bà mẹ hiểu được 3 nguyên tắc điều trị tại nhà6. Tỷ lệ bà mẹ biết cách pha và sử dụng ORS và các dung dịch tự pha để bù nước cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà
Tài liệu liên quan