Triết học yoga

LỜI GIỚI THIỆU • “Yoga không phải là câu chuyện thần thoại nào đó bị lãng quên. Yoga chính là di sản đáng quý nhất còn hiện hữu. Yoga là nhu cầu bức thiết của ngày hôm nay, và là cả một nền văn hóa trong tương lai.” -Swami Satyananda Saraswati (người tiên phong trong Yoga và triết học Vệ Đà)  Yoga là môn khoa học về lối sống đúng đắn, với mục đích đưa vào cuộc sống. Yoga tác động tới mọi khía cạnh của một con người: Thể chất, tinh thần, cảm xúc, tâm linh, tinh thần.  “Yoga” bắt nguồn từ tiếng Sanskrit (từ Yui), nghĩa là thống nhất, hay hợp nhất, hòa làm một. “Sự hợp nhất” hiểu trên góc độ tinh thần chính là sự hợp nhất giữa nhận thức của cá nhân và nhận thức của vũ trụ. Trên phương diện thực tiễn, Yoga là công cụ tạo nên sự cân bằng và hài hòa giữa cơ thể, tâm trý và cảm xúc. Điều này được tạo nên thông qua việc thực hành các bài tập Asana, Pranayama, Mudra, Bandha, Shatkarma và Thiền định, và cần phải đạt được trước khi hợp nhất diễn ra ở thực tế cao hơn.  Môn khoa học Yoga trước tiên tác động lên mặt ngoài cơ thể_ mặt thể chất. Đối với đại đa số người tập mặt thể chất chính là cấp độ bắt đầu có ý nghĩa thực thiễn nhất với họ. Tại cấp độ này nếu xảy ra sự mất cân bằng, thì các cơ quan, hệ cơ và hệ thần kinh sẽ không còn hoạt động hòa hợp nữa, mà tác động tiêu cực lẫn nhau. Ví dụ, hệ nội tiết hoạt động thất thường, hay suy giảm hệ thần kinh đến mức có thể sinh bệnh. Mục đích của Yoga là nhằm gắn kết các bộ phận có chức năng riêng biệt trong cơ thể, giúp chúng hoạt động hài hòa, tạo nên hiệu quả hoạt động trong toàn bộ cơ thể.

pdf53 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học yoga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIẾT HỌC YOGA Hương Anh Fitness & Yoga 149A Phố Huế - Hai Bà Trưng – Hà Nội 0936 657 555  Niềm tin mang tính khoa học LỜI GIỚI THIỆU • “Yoga không phải là câu chuyện thần thoại nào đó bị lãng quên. Yoga chính là di sản đáng quý nhất còn hiện hữu. Yoga là nhu cầu bức thiết của ngày hôm nay, và là cả một nền văn hóa trong tương lai.” -Swami Satyananda Saraswati (người tiên phong trong Yoga và triết học Vệ Đà)  Yoga là môn khoa học về lối sống đúng đắn, với mục đích đưa vào cuộc sống. Yoga tác động tới mọi khía cạnh của một con người: Thể chất, tinh thần, cảm xúc, tâm linh, tinh thần.  “Yoga” bắt nguồn từ tiếng Sanskrit (từ Yui), nghĩa là thống nhất, hay hợp nhất, hòa làm một. “Sự hợp nhất” hiểu trên góc độ tinh thần chính là sự hợp nhất giữa nhận thức của cá nhân và nhận thức của vũ trụ. Trên phương diện thực tiễn, Yoga là công cụ tạo nên sự cân bằng và hài hòa giữa cơ thể, tâm trý và cảm xúc. Điều này được tạo nên thông qua việc thực hành các bài tập Asana, Pranayama, Mudra, Bandha, Shatkarma và Thiền định, và cần phải đạt được trước khi hợp nhất diễn ra ở thực tế cao hơn.  Môn khoa học Yoga trước tiên tác động lên mặt ngoài cơ thể_ mặt thể chất. Đối với đại đa số người tập mặt thể chất chính là cấp độ bắt đầu có ý nghĩa thực thiễn nhất với họ. Tại cấp độ này nếu xảy ra sự mất cân bằng, thì các cơ quan, hệ cơ và hệ thần kinh sẽ không còn hoạt động hòa hợp nữa, mà tác động tiêu cực lẫn nhau. Ví dụ, hệ nội tiết hoạt động thất thường, hay suy giảm hệ thần kinh đến mức có thể sinh bệnh. Mục đích của Yoga là nhằm gắn kết các bộ phận có chức năng riêng biệt trong cơ thể, giúp chúng hoạt động hài hòa, tạo nên hiệu quả hoạt động trong toàn bộ cơ thể.  Bắt đầu từ cấp độ thể chất, “Yoga” “tiến tới” tinh thần và xúc cảm. Rất nhiều người trải qua cảm giác sợ hãi, hay chứng rối loạn thần kinh như một hệ quả của stress và những tác động từ cuộc sống hàng ngày. Yoga không thể chữa trị các loại bệnh, mà thực chất nó cung cấp cho ta những phương thức đã được kiểm chứng nhằm đối phó với bệnh tật.  Swami Sivananda đã định nghĩa Yoga chính là “sự hòa nhập và hài hòa giữa tư tưởng, ngôn ngữ và hành động_ cũng là sự hài hòa giữa khối óc, con tim và đôi tay”. Thông qua việc tập luyện Yoga, nhận thức phát triển như một kết quả của mối quan hệ tương tác giữa cảm xúc, tinh thần và thể chất. Dần dà, nhận thức này giúp ta có thêm kiến thức về những không gian tồn tại bí ẩn xung quanh.  Yoga bao gồm rất nhiều nhánh như: Raja, Hatha, Jnana, Karma, Bhakti, Mantra, Kundalini và Laya. Mỗi nhánh lại có những ghi chép vô cùng chi tiết về chúng. Mỗi cá nhân có nhiệm vụ tìm ra nhánh phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của bản thân. Trong nửa thế kỷ trở lại đây Hatha Yoga trở thành loại hình Yoga phổ biến nhất trong hệ thống Yoga. Những khái niệm cấu thành nên Yoga vô cùng lớn và đang được truyền bá rộng rãi. Trong những tài liệu cổ, Hatha Yoga chỉ bao gồm Shatkarmas (bài tập thanh lọc cơ thể) . Thế nhưng ngày nay, nó còn bao hàm cả những loại hình luyện tập khác như: Asana, Pranayama, Mudra và Bandha. Giới thiệu về Yoga  Yoga mà chúng ta biết tới ngày nay được phát triển như một phần của nền văn minh Tantra tồn tại ở Ấn Độ 10 ngàn năm trước. Tại thung lũng Indus (Pakistan ngày nay), các nhà khảo cổ học đã tìm được rất nhiều bức tượng có tạo hình tương đồng với thần Shiva và Parvati đang thực hiện các tư thế Asana và thiền định. Đây là những tàn tích còn lại chứng minh sự phồn thịnh của nền văn minh tiền-Vệ Đà (trước cả nền văn minh cổ Aryan) tại tiểu lục địa Ấn Độ. Theo những quan niệm truyền thống mang hơi hướng thần thoại, thần Shiva chính là vị thần khai sinh ra Yoga và cũng là người thầy của Parvati (cũng là một vị thần trong thần thoại Ấn Độ). Lịch sử Yoga  Thần Shiva từ ngàn xưa đã được coi như biểu tượng hay sự hiện thân của nhận thức vĩ đại. Trong khi đó, Parvati là biểu tượng của kiến thức, ý chí, hành động và sự sáng tạo. Những nguồn năng lượng này được gọi là Kundalini Shakti_ nguồn năng lượng từ vũ trụ ẩn sâu bên trong mỗi sinh thể sống. Parvati được xem như người mẹ của toàn vũ trụ. Mỗi linh hồn đơn lẻ đều găn với một cái tên và hình hài nhất định, được giải phóng khỏi những ngăn trở, tiến tới hợp nhất với nhận thức vĩ đại dưới lòng nhân từ của bà. Bằng sự thương yêu và lòng trắc ẩn của mình, người mẹ vĩ đại ấy truyền lại cho những đứa con kiến thức về tự do_chính là Tantra. Những kỹ năng trong Yoga ngày nay bắt nguồn từ chính Tantra, và 2 ý niệm này không bao giờ được tách rời, giống như việc thần Shiva không thể tách rời Shakti_nguồn năng lượng của mình. • Lịch sử Yoga Lịch sử Yoga  Tantra được câu tạo từ 2 từ: “Tanoti” và “Trayati”, nghĩa là “Mở rộng” và “Giải phóng”. Tantra có thể được hiểu là bộ môn khoa học mở rộng hiểu biết và giải phóng năng lượng. Tantra là con đường nhằm đạt được sự tự do khỏi những giới hạn của thế giới khi mà ta vẫn còn sống trong đó. Ở cấp độ đầu tiên trong Tantra ta học được giới hạn và khả năng của tâm trý và cơ thể. Ở cấp độ tiếp theo Tantra mang lại cho ta kỹ năng mở rộng nhận thức và giải phóng năng lượng. Nhờ đó ta phá vỡ được những giới hạn và mang lại trải nghiệm thức tế cao hơn.  Yoga khởi thủy từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh loài người, khi mà con người bắt đầu nhận thức được năng lực tinh thần và phát triển năng lực ấy. Dần dần bộ môn khoa học Yoga được phát triển bởi những nhà hiền triết trên khắp thế giới ở nhiều nên văn minh khác nhau. Cũng chính vì vậy mà bản chất về Yoga thường bị giấu đi hoặc được giải thích bằng nhiều hình tượng, ngôn ngữ đa dạng. Theo một số đức tin, Yoga là món quà thiêng liêng được ban cho những nhà hiền triết cổ đại, giúp con người có cơ hội được tiếp cận và nhận thức bản chất linh thiêng của mình. Lịch sử Yoga  Từ thời cổ đại, các kỹ năng Yoga không được ghi chép lại hay truyền bá dưới hình thức công khai. Các kiến thức này thường được những nhà hiền triết truyền miệng cho những môn đệ của mình. Chính dưới hình thức này, ý nghĩa và mục đích của Yoga được hiểu rõ và sâu hơn. Thông qua những trải nghiệm từ chính bản thân, những Yogis và các nhà hiền triết biết cách hướng những môn đệ của mình đi theo con đường đúng đắn, giải quyết được những vấn đề khó nắm bắt, khó hiểu.  Cuốn sách đầu tiên có liên quan tới Yoga chính là cuốn Tantras, và sau này là cuốn kinh Vệ Đà được ghi chép trong thời kỳ hưng thịnh của nền văn hóa thung lũng Ấn Độ. Mặc dù không đưa ra bài tập chi tiết, những cuốn sách này vẫn ám chỉ Yoga. Trên thực tế, những đoạn thơ trong kinh Vệ Đà được những nhà hiền triết, những Rishi (các vị thánh) “thấm thía” trong trạng thái thiền định sâu và tĩnh, và được coi như những bài kinh. Tới Upnishads( một cuốn kinh Yoga khác), Yoga được định nghĩa hoàn chỉnh hơn. Chính những bài thơ đã tạo nên cuốn kinh Vệ Đà, bao hàm cái “cốt” của thần học Vệ Đà. Lịch sử Yoga  Trong cuốn Yoga Sutra của mình (Raja Yoga), nhà hiền triết Patanjali đã hệ thống Yoga theo cách bài bản, thống nhất và dễ hình dung nhất. Với nội dung chính là 8 con đường trong Yoga, bao gồm Yama_quy tắc ứng xử với xã hội; Niyama_quy tắc ứng xử với bản thân, Asana, Pranayama, Pratyahara_làm chủ cảm xúc trước tác động bên ngoài; Dharana_sự tập trung; Dhyana_thiền định và Samadhi_trạng thái phúc lạc.  Thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, sự ảnh hưởng của Đức Phật đã đặt những tư tưởng thiền định, đạo đức và nhân cách con người lên hàng đầu, dẫn đến bỏ qua các bài tập tiền đề trong Yoga. Dù vậy, các nhà tư tưởng Yoga sớm nhận ra điểm hạn chế trong tư tưởng này. Thánh Matsyendranath cho rằng trước khi bước vào thiền định, cơ thể cần phải được thanh lọc. Trong Yoga cũng có một tư thế mang tên ông: Matsyendrasana. Môn đồ chính của ông, Gorakhnath, đã viết một cuốn sách về Hatha Yoga bằng tiếng địa phương và tiếng Hindi. Lịch sử Yoga  Theo truyền thống Ấn Độ, các ghi chép nguyên bản phải được viết theo tiếng Sanskrit (tiếng phạn). Trong một số trường hợp họ biến đổi chữ viết của họ thành ký hiệu để đảm bảo rằng chỉ những người đã chuẩn bị và sẵn sàng giảng dạy có thể hiểu được. Một trong những tác giả nổi bật trong trường phái Hatha yoga, Swami Swatmarama, đã viết cuốn sách “Hatha Yoga Pradipika” hay “Ánh sáng Yoga”, bằng tiếng Sanskrit (tiếng Phạn), đối chiếu tất cả những tài liệu còn tồn tại về chuyện này. Để làm vậy, ông đã giảm bớt sự nhấn mạnh về yếu tố Yama và Niyama trong Hatha Yoga, qua đó loại bỏ được những khó khăn mà những người mới tập gặp phải. Trong cuốn “Hatha Yoga Pradipika”, Swatmarama bắt đầu với cơ thể, chỉ khi tâm trý ổn định và cân bằng, người tập mới có khả năng tự chủ và tự kỷ luật. Sự cấp thiết trong việc học Yoga ngày nay  Ngày nay, khi chúng ta đã bước vào thế kỷ 21, thì Yoga giờ đã được chứng minh như một di sản của nhân loại.Thế nhưng trong khi mục đích chính của Yoga là mang lại lợi ích về mặt tinh thần và tâm linh, thì ngày nay nhiều hướng dẫn viên Yoga vẫn hướng mọi người tới những lợi ích về mặt vật chất và hữu hình trong khi bỏ qua yếu tố tinh thần và tâm linh cốt lõi.  Trị liệu về cả tinh thần và thể chất là một trong những mục tiêu lớn nhất trong Yoga. Điều khiến Yoga “quyền năng” đến vậy là nhờ vào cơ chế hoạt động dựa trên những nguyên tắc mang tính hài hòa và thống nhất. Yoga thành công đến vậy là dựa trên phương thức trị liệu nhiều loại bệnh như: hen suyễn, tiểu đường, huyết áp, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh kinh niên khác khi mà y học phương tây “bó tay”. Những nghiên cứu về tác dụng của Yoga đối với các chứng bệnh tình dục cũng đang được hoàn thiện với kết quả hứa hẹn. Theo các nhà y khoa, trị liệu Yoga mang lại kết quả tuyệt vời vì tao ra sự cân bằng trong hệ thống thần kinh và hệ nội tiết (đây là 2 hệ tác động trực tiếp lên các hệ và các cơ quan khác trong cơ thể) Sự chính đáng của việc luyện tập Yoga ngày nay  Đối với hầu hết mọi người, Yoga giờ đây như 1 công cụ duy trỳ sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống đầy căng thẳng hiện nay. Các tư thế Asanas giúp loại bỏ những hạn chế về mặt thể chất khi mà con người phải dành ra nhiều giờ mỗi ngày vào các công việc bàn giấy. Kỹ thuật thư giãn trong Yoga thì tối ưu hóa tác dụng của khoảng thời gian nghỉ ngời đang ngày càng bị cắt giảm. Trong thời đại của công nghệ, tin nhắn hay shopping 24/24 giờ, các bài tập Yoga không chỉ giúp ích cho con người trong lối hành xử, mà còn trong công việc.  Ngoài việc đáp ứng nhu cầu cá nhân, mục tiêu của Yoga còn nằm ở việcgiải quyết những mâu thuẫn trong xã hội. Ở vào thời điểm mà thế giới trở nên hỗn loạn với guồng quay cuộc sống nhanh tới chóng mặt, những giá trị xưa cũ bị đánh mất trong khi những giá trị mới chưa kịp tạo nên, Yoga trở thành công cụ giúp con người tìm ra cách thức kết nối với bản ngã của chính mình. Thông qua kết nối ấy, con người sẽ có khả năng thể hiện sự hòa hợp trong nhịp sống hiện đại. Sự chính đáng của việc luyện tập Yoga ngày nay Ý nghĩa của Yoga không chỉ giới hạn ở những bài tập thông thường. Yoga là công cụ hình thành cách sống mới, nơi tồn tại cả hiện thực trong lẫn ngoại vi. Cách sống ấy không thể được lĩnh hội chỉ qua vài ba lý thuyết suông, mà phải thông qua trải nghiệm và luyện tập thực tế. Luyện tập Chìa khóa của bộ môn khoa học Yoga  Trong thời kỳ văn hóa Vệ Đà Ấn Độ, có một học thuyết phát triển con người, giải phóng chúng ta khỏi những giới hạn về nhận thức và tên gọi. Học thuyết ấy như một món quà ban cho con người nhận thức mang tầm vũ trụ, được coi như thứ nhận thức tối cao. Đó là Para Vidva (thuật ngữ)..  Việc lĩnh hội Para Vidva không chỉ nằm ở việc hiểu, mà còn phải tập luyện, thực hành. Para vidva không đơn giản là nắm bắt được kiến thức, mà hơn hết là đưa những kiến thức ấy vào hành động và trải nghiệm thực tế. Bởi lẽ, Para Vidva (hay khoa học Yoga) chính là bộ môn khoa học thực tiễn áp dụng vào cuộc sống. Đây chính là thực tế, là điểm mấu chốt trong mối quan hệ với Yoga. Mỗi người cần mang trong mình khát vọng và lòng kiên định, tuân thủ những hướng dẫn, đưa Yoga vào cuộc sống của mình, vào những hoạt động mang tính tinh thần, lời nói, thể chất. Đây chính là cốt lõi của kiến thức. Ta chỉ có thể lĩnh hội tri thức ấy thông qua mục đích mang tính khoa học và chuyển đổi chúng sang hành động thực tiễn. đưa vào cuộc sống thực tế của bản thân.  Tất cả những khía cạnh trong Yoga, từ điểm khởi đầu, đều là những kiến thức được truyền tải với mục đích chuyển đổi sang Abhyasa (Luyện tập mang tính tâm linh), bởi Abhyasa chính là “trái ngọt kiến thức”, là những trải nghiệm hiếm có khó tìm. Chính vì điều này, ta cần khắc cốt ghi tâm thuật ngữ Abhyasa, bởi lẽ Yoga chính là bộ môn khoa học “Tự nhận thức bản thân mình”, và Abhyasa chính là cốt lõi của môn khoa học ấy. Ta học, chính là để sống, và để đưa những kiến thức ta học được vào cuộc sống. Trạng thái của con người  Triết lý Yoga nói rằng: “Không. Bạn đã thực sự thoát ly khỏi những điều đó. Bạn không còn chịu sự khổ hạnh. Bạn không thấy đói, thấy khát, buồn ngủ, hay mệt mỏi. Bạn không còn cảm thấy đau đớn, hay khoái lạc. Bạn không còn buồn rầu, kích động, lo âu, bồn chồn. Bạn sẽ trở thành con người hoàn hảo, hoàn thiện. Bạn không còn điều gì thiếu sót, tràn đầy niềm vui, bình an, hạnh phúc.” Vậy, nếu đây là thực tế, thì điều gì xảy ra nếu như những trải nghiệm của bạn hoàn toàn mâu thuẫn với thực tế được đưa ra? Câu trả lời là gì? Lý do ra sao? Tại sao lại nảy sinh sự mâu thuẫn phức tạp này? Vấn đề nảy sinh từ đâu?  Theo triết lý Yoga, nhân cách con người như những tinh thể pha lê trong suốt,nguyên chất. Những tinh thể này hoàn toàn có thể biến đổi màu sắc nếu như chúng bị đặt cạnh những vật thể có màu. Những vật thể đó có thể là một trái bóng màu xanh lá cây, hay một bông hoa màu đỏ,.. Những vật thể ấy đều có thể khiến cho các tinh thể trong suốt biến đổi màu sắc thành màu sắc của vật thể. Vì vậy, triết lý Yoga nói rằng nếu như trạng thái của bạn tương đồng, hoặc có liên quan tới điều gì đó, thì trạng thái của điều đó có thể ảnh hưởng, thậm chí chiếm hữu bạn. Trạng thái thực sự của con người  Như trường hợp của tinh thể pha lê, khi ta đã nhuốm màu sắc của vật thể khác, ta phải làm gì để một lần nữa trở nên trong suốt và thuần khiết, như chính trạng thái ban đầu của mình? Câu trả lời là TÁCH BIỆT. Điều ta cần làm là loại bỏ sự tương đồng giữa 2 cá thể: tinh thể và vật thể. Nếu như vật thể có màu đang đứng quá sát tinh thể, thì điều ta cần làm là đẩy vật thể có màu đó ra xa tinh thể. Khi đó, tinh thể sẽ lại một lần nữa được cách ly khỏi vật thể đa màu sắc_thứ đã ảnh hưởng tới tính chất của tinh thể, và lại một lần nữa tinh thể quay về trạng thái trong suốt của mình. Tinh thể không còn chịu sự ảnh hưởng bởi thứ không có mối liên hệ với bản chất của nó. Điều này cũng tương đồng với bản chất của con người. Tâm lý học Yoga  Triết lý Yoga và tâm lý học Yoga là 2 khái niệm song hành. Mỗi khi cân nhắc một khía cạnh, người ta đều phải xem xét khía cạnh còn lại bởi việc luyện tập Yoga về cơ bản dựa trên cơ sở tâm lý-triết lý học. Triết lý Yoga và tâm lý học Yoga không chỉ là tấm phông nền của Yoga, mà chính là cơ sở nền tảng của nó. Dựa trên cơ sở này những bài tập khác nhau được hình thành tuyệt đối trong tâm trý, không chỉ trong lúc chúng ta học, mà còn trong khi luyện tập Asanas. Chỉ khi ấy các bài tập mới trở nên ý nghĩa và được hoàn thiện. Khi việc luyện tập đạt kết quả tích cực, ta cần nhớ tới lý do vì sao ta luyện tập? ta mong muốn đạt được điều gì trong quá trình tập luyện? hiệu quả của bài tập đối với bản chất và trạng thái tinh thần của mình ra sao?  Một khi chưa trả lời được nhữ câu hỏi trên, ta sẽ chưa thể xác định được liệu con đường ta đang đi có đúng đắn va tích cực hay không. Dựa trên việc trả lời câu hỏi ấy, ta sẽ xác định được việc tập luyện của mình liệu có đang tiến triển hay đang dậm chân tại chỗ? liệu có hiệu quả hay chỉ là việc làm vô ích? Làm thế nào để ta tiến bộ? Chỉ khi có được câu trả lời, ta mới kiểm soát được quá trình tập luyện, từ đó tiến hành luyện tập có ý nghĩa và mang lại hiệu quả. Đó cũng chính là lý do vì sao bạn nên ghi nhớ cơ sở tâm lý-triết lý học trong quá trình luyện tập Yoga. Tâm lý học Yoga 8 nhánh Yoga  Maharishi đã chỉ ra rằng Astanga (ashta + anga) theo tiếng Phạn, phải là 8 nhánh trong Yoga, chứ không phải 8 cấp bậc. Do đó, Astanga không thể là một chuỗi các cấp bậc để đạt tới đỉnh cao trong Yoga. Ông đã chỉ ra nhánh_nghĩa là sự mở rộng mang tính tự nhiên. Các nhánh phát triển theo sự phát triển tự nhiên của cơ thể người. 8 nhánh chính là những khía cạnh trong Yoga, là sự mở rộng của Yoga. Theo đó Maharishi lý giải: “Các nhánh trong cơ thể sinh ra và phát triển cùng nhau. Nếu một nhánh phát triển, thì các nhánh còn lại cũng phát triển song song. Cả 8 nhánh cùng phát triển. Chúng phát triển liên tục cho tới khi tất cả các nhánh đát tới giá trị cao nhất, còn cơ thể phát triển toàn diện.  Do vậy, 8 nhánh chính là những phẩm chất và đặc tính của Yoga. Chúng phát triển trong cuộc sống của con người, trở nên trưởng thành và hoàn thiện hơn. 8 nhánh Yoga  Maharishi nói rằng 8 nhánh này cấu thành nên phần trọng tâm của Yoga. Và để hiểu Yoga 1 cách thấu đáo, ta buộc phải quan tâm tới các nhánh này. 8 nhánh này cấu thành nên phần trọng tâm trong Yoga. Việc chú ý tới các nhánh này giúp ta lĩnh hội cấu trúc của Yoga. Yoga Sutras_cuốn kinh Yoga, là cuốn sách mang tới kiến thức toàn diện về Yoga. Nhà hiên triết Patanjali chính là người đã nghiên cứu tất cả những khía cạnh của cuộc sống và truyền tải phần thân Yoga, trạng thái cuộc sống trong sự hợp nhất, tóm gọn lại trong 8 nhánh Yoga. 8 nhánh Yoga  Với những tư tưởng như vậy, hãy cùng nhìn vào những chú giải mà Maharishi đề cập trong mỗi nhánh nhằm hiểu được chúng bao hàm những điều gì. 8 nhánh đó bao gồm: 1. Yama- Nhà cầm quyền- quản lý 8 khía cạnh trong Yoga, kết dính các khía cạnh này với nhau. 2. Niyama- Luật lệ, mà dựa vào đó nhà cầm quyền sử dụng như công cụ để quản lý. 3. Asana- Sự vững vàng, ổn định của một khối thống nhất. 4. Pranayama- sự vận động, động cơ của hành động. 5. Pratyahara- Những trải nghiệm đáp ứng nhu cầu về mặt xúc cảm. 6. Dharana- Công cụ duy trì sự thống nhất. 7. Dhyana- Thiền luyện. 8. Samadhi- Ý thức mang tính trừu tượng. Sự hợp nhất của những nhận thức mang tính cá nhân với tri thức vũ trụ. 1. Yama (Đạo lý)  Yama là nhánh đầu tiên trong Yoga. Yama bắt nguồn từ tiếng Sanskit (tiếng Phạn). Trong đó Yam nghĩa là giúp đỡ, hỗ trợ. Yama thường được hiểu là tự kiểm soát, tự kiềm chế bản thân. Trong mối quan hệ với Yoga, Yama thường được hiểu như những quy tắc ứng xử. Hầu hết những nhà nghiên cứu đều cho rằng thông qua việc rèn luyện 5 Yamas, mỗi cá nhân sẽ cải thiện khả năng tương tác với những cá nhân khác và với môi trường , qua đó tạo nên trải nghiệm và nâng cao khả năng luyện tập.  Maharishi thì khác, ông miêu tả Yama như chất lượng của trí tuệ, là thứ quản lý 8 khía cạnh trong Yoga, kết nối chúng trong một khối thống nhất. Đây cũng chính là động lực giúp duy trì trạng thái hợp nhất của một khối thống nhất. Trong đó sự sống đơn lẻ và sự sống vũ trụ hòa làm một. Điều này mang tới sự sáng tỏ, trong đó cái tôi vĩnh cửu được duy trì với sự sống cá nhân. Yama  Maharishi đã miêu tả Yama là những luật lệ trong khuôn khổ vũ trụ và mang tính vĩnh cửu.  Yama, như một nhà cầm quyền, hiện hữu mọi nơi. Yama thu hút mọi thứ. Bạn sẽ tìm được cấu trúc của Yama ở những nơi đẹp đẽ và có tính hệ thống. Yama góp phần đưa những hệ thống và quá trình tiến hóa hiện tại thành những cấu trúc khả thi trong tương lai.Trong cuốn Yoga Sutra có miêu tả Yama-nhà quản lý của toàn bộ cơ thể Yoga.  Yama vận hành dựa trên 5 phương diện, với chức năng kết nối các nhánh lại với nhau. 5 phương diện ấy được biết đến là 5 Yamas. I. Satya- Sự thật không bao giờ thay đổi. II. Ahimsa- Không gây tổn hại tới người
Tài liệu liên quan