Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU)

Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Có thể nói rằng ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Ngày này được coi là Sinh nhật của Châu Âu và được kỉ niệm hàng năm.

ppt29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diện tích: 4 324 782 km2 Số nước thành viên: 27 nước Dân số: khoảng 495 triệu người Tổng GDP trong năm 2007 là 11 600 tỉ euro (~ 15 700 tỉ USD) Trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Có thể nói rằng ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Ngày này được coi là Sinh nhật của Châu Âu và được kỉ niệm hàng năm. EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI Những mốc thời gian quan trọng trong quá trình mở rộng và phát triển EU: 1951: Cộng đồng Than và thép châu Âu 1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu 1985: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu 1967: Hợp nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC) 1993: Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) 2. Mục đích và thể chế Những liên minh, hợp tác chính của EU: Liên minh về thuế quan, thị trường nội địa, liên minh kinh tế và tiền tệ. Hợp tác trong chính sách đối ngoại, phối hợp giữ gìn hoà bình và an ninh của EU, hợp tác về tư pháp và nội vụ (Chính sách nhập cư, đấu tranh chống tội phạm, hợp tác về cảnh sát và tư pháp) Dự thảo nghị quyết và dự luật Quyết định Kiểm tra các quyết định của các uỷ ban Tham vấn và ban hành các quyết định và luật lệ Các cơ quan đầu não: Hội đồng châu Âu Nghị viện châu Âu Hội đồng bộ trưởng châu Âu Uỷ ban liên minh châu Âu Toà án châu Âu Cơ quan kiểm toán Chức năng chính: Quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị. Chủ tịch Hội đồng châu Âu hiện nay Bronisław Komorowski – Tổng Thống Ba Lan Gồm người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên Chức năng: là cơ quan quyền lực cao nhất EU; xác định đường lối, chính sách của EU Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết địnhnhững vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU. Được đặt tại Strasbourg, gồm 732 nghị Sĩ,nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch. Chức năng: Kiểm tra các quyết định của các uỷ ban, tham vấn và ban hành các quyết định và luật lệ. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Jerzy Buzek Là cơ quan lập pháp của EU, các nước thành viên tham gia Hội đồng thông qua các Bộ trưởng hoặc đại diện có thẩm quyền cho các ngành hoặc lĩnh vực. Chức năng:đưa ra các quyết định theo nguyên tắc đa số, đưa ra đường lối chỉ đạo. Ủy ban châu Âu đặt trụ sở tại Brussels, là cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu, gồm: 1 Chủ tịch, 5 Phó Chủ tịch và 19 Ủy viên. Chủ tịch Ủy ban do chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử, còn Ủy viên là do Chủ tịch được đề cử của Ủy ban cùng với chính phủ các nước thành viên chọn ra. Cơ quan chính thức thông qua là Nghị viện châu Âu. Ủy ban châu Âu có nhiệm kỳ 5 năm, hiện tại là khóa 2009 -2014. Chức năng: đệ trình dự thảo nghị quyết và dự luật lên Nghị viện và Hội đồng bộ trưởng châu Âu; thi hành chính sách của Liên minh châu Âu và kiểm soát ngân sách; cùng với Tòa án châu Âu thi hành luật; và là cơ quan đại diện cho Liên minh. Ưu tiên chính của Ủy ban là vấn đề ngân sách, thúc đẩy cải cách để tăng hiệu quả liên kết, duy trì ổn định và tăng trưởng kinh tế trong toàn EU, thông qua Hiến pháp châu Âu và vấn đề mở rộng thành viên. Chủ tịch Uỷ ban Liên minh châu Âu José Manuel Barroso Đặt trụ sở tại Luxembourg, Tòa án châu Âu hiện gồm 25 thẩm phán và 8 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Chức năng: chịu trách nhiệm áp dụng và diễn giải luật pháp EU nhằm duy trì sự bảo vệ các quyền lợi cơ bản của công dân và phát triển luật pháp EU. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu, văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU. Đặt trụ sở tại Luxembourg, Cơ quan kiểm toán hiện gồm 25 thành viên,có nhiệm kỳ 6 năm, do Hội đồng châu Âu bổ nhiệm sau khi tham khảo Nghị viện châu Âu. Chức năng: kiểm tra tất cả doanh thu và chi tiêu của Liên minh châu Âu. Xây dựng, phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết toàn diện. EU Bắc Mỹ Châu Á Thái Bình Dương Thị trường và đồng tiền chung + dân số đông (thị trường tiêu thụ + nguồn nhân lực)  EU trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới, vượt qua cả Hoa Kì và Nhật Bản. Hạn chế: có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước. Quan hệ thương mại: Xuất nhập khẩu, là bạn hàng lớn của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, EU đã hạn chế nhập khẩu các mặt hàng “nhạy cảm” như than sắt, trợ cấp cho hàng nông sản. Sự hợp tác của Việt Nam và Liên minh Châu Âu Về kinh tế, hiện nay EU là một trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch hai chiều đạt gần 10 tỉ USD năm 2006 và luôn tăng trưởng ở mức cao 15 - 20%/năm. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam với 562 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 7,6 tỉ USD. Các dự án đầu tư của châu Âu có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, liên tục trong những năm qua, EU luôn là một trong những đối tác viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Các khoản viện trợ của EU luôn đáp ứng các lĩnh vực ưu tiên của ta như xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ ngày càng phong phú và đa dạng, đưa quan hệ hai bên phát triển một cách toàn diện. Năm 2005, Chính phủ đã thông qua đề án tổng thể Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 với mục tiêu đưa quan hệ Việt Nam - EU trở thành "Quan hệ đối tác toàn diện và bền vững, trên tinh thần ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, vì hòa bình, hợp tác và phát triển phồn vinh trong các thập kỷ tới của thế kỷ 21". THE END
Tài liệu liên quan