Bài giảng Bài 10: Quản trị tiền lương (tiếp)
Kháiniệmvàcácyếutốảnhhưởngđến QTTL 2. Cácnguyêntắccủahệthốngthùlaohợplý 3. Cáchìnhthứctrảlương 4. Xâydựnghệthốnglươngchứcdanh 5. Cácthànhphầncủahệthốngthùlao
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 10: Quản trị tiền lương (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10
QUẢN TRỊ
TIỀN LƯƠNG
NỘI DUNG
1. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến QTTL
2. Các nguyên tắc của hệ thống thù lao hợp lý
3. Các hình thức trả lương
4. Xây dựng hệ thống lương chức danh
5. Các thành phần của hệ thống thù lao
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG
1. Một số khái niệm
2. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa
và tiền lương thực tế
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản trị tiền
lương
I. Khái niệm
Thù lao LĐ là tất cả các khoản mà người LĐ nhân
được thông qua mối quan hệ thuê mướn LĐ giữa họ và
tổ chức. Như vậy, ta có thể hiểu thù lao LĐ cũng chính
là tiền lương, tiền công hay thu nhập của người LĐ.
1. Khái niệm tiền lương.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO):“ Tiền lương là sự
trả công hoặc thu nhập,bất luận tên gọi hay cách tính
thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định
bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người
lao động, hoặc bằng pháp luật, do người sử dụng lao
động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao
động... cho một công việc hay một dịch vụ đã thực hiện
hay sẽ phải thực hiện.”
Tiền lương:
Là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ
sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và
người có sức lao động phù hợp với điều kiện
kinh tế thị trường
Theo quan điểm cải cách tiền lương của VN :
“ Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình
thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động
và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu
sức lao động trong nền kinh tế thị trường.”
“ Tiền lương của người lao động do hai bên thoả
thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo
năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công
việc.”
Ở Việt Nam ngoài tiền lương cơ bản còn phụ cấp,
tiền thưởng và tiền phúc lợi.
2. Ý nghĩa của tiền lương
• Với người LĐ: tiền lương là phần thu nhập cơ bản
nhất giúp cho họ trang trải cuộc sống; nó thể hiện địa
vị xã hội của người được nhận lương; là động lực
thúc đẩy người LĐ phấn đấu nâng cao trình độ.
• Với DN: Tiền lương là phần quan trọng trong chi phí
SX; là đòn bẩy nhằm duy trì, giữ chân và thu hút
những người LĐ giỏi; là công cụ để quản lý chiến
lược nguồn nhân lực
• Với XH: Tiền lương có thể ảnh hưởng đến các nhóm
XH và các tổ chức khác trong XH; Nó đóng góp đáng
kể vào thu nhập quốc dân thông qua thuế thu nhập
và góp phần làm tăng nguồn thu của Chính phủ, giúp
CP điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
3. Mục tiêu của hệ thống tiền lương
•Thu hút nhân viên
• Duy trì những nhân viên giỏi: thù lao phải thỏa đáng,
công bằng trong nội bộ DN, tương đương trên thị
trường, đảm bảo những yếu tố phi vật chất khác.
• Kích thích động viên nhân viên.
• Đảm bảo thực thi pháp luật:
Quy định về lương tối thiểu.
Quy định về thời gian và điều kiện lao động.
Các khoản phụ cấp trong lương.
Các quy định về phúc lợi xã hội (Bảo hiểm, ốm
đau, thai sản..)
Quy định về lao động trẻ em.
• Sử dụng hợp lý, tiêt kiệm quỹ lương, cải thiện đời
sống người LĐ
Tiền lương cơ bản:
Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định
trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học,
xã hội học, về độ phức tạp, về mức độ tiêu hao lao
động trong những điều kiện lao động trung bình của
từng ngành nghề công việc.
Tiền lương cơ bản ở Việt Nam được xác định
qua hệ thống thang bảng lương của Nhà nước.
Để xếp vào một bậc nhất định người lao động phải
có trình độ lành nghề, kiến thức, kinh nghiệm nhất
định.
Phụ cấp lương.
Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài
tiền lương cơ bản nhằm bù đắp thêm cho người lao
động khi họ phải làm việc trong điều kiện cần bổ
sung thêm thu nhập.
Ở Việt Nam có hai loại phụ cấp:
Những khoản phụ cấp tính trên lương tối thiểu:
Phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại,
phụ cấp lưu động...
Phụ cấp tính trên lương cơ bản:
Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thu hút, phụ cấp làm
ca ba, phụ cấp làm thêm giờ...
Tiền thưởng:
Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất nhằm
động viên người lao động làm việc tốt hơn.
Một số loại tiền thưởng chủ yếu trong DN:
Thưởng năng suất, chất lượng.
Thưởng tiết kiệm.
Thưởng sáng kiến.
Thưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thưởng tìm nguồn cung ứng và tiêu thụ.
Thưởng đảm bảo ngày công.
Thưởng về lòng trung thành và tận tâm với DN.
Phúc lợi:
Phúc lợi là khoản thu nhập bổ sung mà mọi thành
viên trong doanh nghiệp đều được hưởng, thực hiện
theo quy định của Chính phủ và do DN tự quy định.
Các loại phúc lợi chủ yếu:
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Hưu trí.
Nghỉ phép, nghỉ lễ.
Ăn trưa, ăn ca ba do DN nghiệp đài thọ.
Trợ cấp của DN cho người có hoàn cảnh khó khăn
Quà tặng của DN vào các dịp đặc biệt...
Lương danh nghĩa:
Là tổng số tiền mà người lao động
nhận được sau một thời gian làm việc
nhất định(hoặc sau khi hoàn thành
một khối lượng công việc nhất định)
với chất lượng nhất định, trong điều
kiện nhất định.
Lương thực tế:
Là tổng số hàng hoá, dịch vụ mà
người lao động có được từ tiền
lương danh nghĩa
2. Mối quan hệ giữa lương danh
nghĩa và lương thực tế
Iltt = Ildn : Igi
Trong đó:
Iltt là chỉ số tăng lương thực tế
Ildn là chỉ số tăng lương danh nghĩa
Igi là chỉ số tăng giá
3. Các yếu tố
ảnh hưởng đến QTTL
Yếu tố thị trường
Yếu tố pháp luật
Tính chất của công việc
Yếu tố bản thân người lao động
Ngân sách của doanh nghiệp
II. Các nguyên tắc của
hệ thống thù lao hợp lý
1. Trả lương và tạo động lực
2. Trả lương và sự thỏa mãn
1. Tuân theo những quy định của pháp
luật
2. Phù hợp khả năng tài chính của
doanh nghiệp
3. Đảm bảo tính công bằng
4. Có tính linh hoạt
5. Có tính cạnh tranh
6. Tốc độ tăng lương phải chậm hơn tốc
độ tăng năng suất lao động
Các quyết định trả thù lao
• Chiến lược lương cao?
• Chiến lược lương thấp?
• Chiến lược lương tương
đương?
Quyết định cấu trúc lương
Đánh giá công việc
III. CÁC HÌNH THỨC TRẢ
LƯƠNG
1. Trả lương theo thời gian
2. Trả lương theo sản phẩm
3. Trả lương theo chức danh công
việc
1. Trả lương theo thời gian
Lcn = Đtg * T (1)
Trong đó:
Lcn : lương công nhân
Đtg : đơn giá thời gian
T : tổng thời gian người lao động làm việc
Nhìn vào công thức (1) cho thấy cách trả lương
này không gắn quyền lợi với trách nhiệm của
người lao động.
Vậy, có thể áp dụng công thức (2):
Lcn = Đtg * T(1+k ) (2)
Trong đó, k là hệ số thưởng và k=ki
Tuỳ tính chất công việc mà có thể thưởng
chuyên cần, thưởng năng suất, thưởng chất
lượng
Nhân viên được trả lương theo theo thời gian làm
việc: Giờ, ngày, tuần, tháng, năm.
Được áp dụng với những người làm công tác quản lý;
các CV khó định mức lao động; các CV đòi hỏi chất
lượng cao; những CV của lao động không lành nghề...
Tiền lương được tính trên cơ sở số lượng thời gian
làm việc và đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị thời
gian tương ứng.
Ưu điểm: đơn giản, rõ ràng dễ tính toán
Nhược điểm: mang tính bq; chưa gắn người
Hình thức trả lương theo thời gian có thể được vận
dụng chi tiết hơn cho từng chức danh của mỗi cá
nhân để đảm bảo công bằng và khuyến khích .
Nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được trả lương
theo những kỹ năng mà họ đã được đào tạo, giáo
dục và sử dụng.
Những doanh nghiệp muốn kích thích nhân viên
nâng cao trình độ và nâng cao tính linh hoạt trong
việc điều động cán bộ thường áp dụng cách trả
lương này.
Nhân viên có thêm chứng chỉ chuyên môn, có
thêm bằng cấp sẽ được xếp vào ngạch lương khác.
2. Trả lương theo sản phẩm
Tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được
nghiệm thu và đơn giá tiền lương của sản phẩm đó.
Yêu cầu:
Phải xây dựng được mức lao động có căn cứ KH.
Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc hạn chế tối đa
thời gian ngừng việc.
Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm
thu.
Làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm.
Ý nghĩa:
Gắn tiền lương của người lao động với kết quả
thực hiện công việc của họ.
Có tính kích thích mạnh, mang lại hiệu quả cao.
Nhân viên sẽ cố gắng học tập, nâng cao trình độ,
nâng cao NSLĐ.
Nâng cao ý thức tự giác, năng động, tích cực
trong công việc, thúc đẩy tinh thần thi đua.
Lưu ý:
Người lao động ít quan tâm đến kết quả cuối cùng
của kinh doanh, nên chỉ chạy theo số lượng.
a. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp:
Lcn= Đsf *Q Trong đó:
Lcn là lương công nhân trực tiếp làm ra sản
phẩm
Đsf là đơn giá sản phẩm
Q là số lượng sản phẩm sản xuất được
b. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Lcn = Đsf * Q * k.
Trong đó:
Lcn là lương cho công nhân phục
vụ
Đsf là đơn giá sản phẩm
K là hệ số dành cho lao động phục
vụ
c. Trả lương luỹ kế
Lcn = Đsfi *Qi.
Trong đó:
Đsfi là đơn giá sản phẩm thứ i
Qi là số lượng sản phẩm thứ i
d. Lương khoán
Nguyên tắc phân chia lương cho các thành viên
của nhóm lao động thực hiện công việc phải
dựa vào:
Trình độ chuyên môn
Kinh nghiệm
Thời gian tham gia làm
Ý thức làm việc
Ví dụ:
Nhóm lao động 4 người cần hoàn thành
một khối lượng công việc trong 7 ngày
với tổng số tiền nhận khoán là 30 triệu
vnđ. Để xác định được số tiền thù lao mỗi
công nhân được hưởng, cần thống nhất
một số tiêu chí sau
Trình độ chuyên môn của mỗi người
Số năm tham gia làm việc của mỗi
người
Mức độ đóng góp(sự tích cực, năng
suất, thái độ làm việc )
Coâng
nhaân
Heä
soá
Trình
ñoä
Heä
soá
thaâm
nieân
Heä
soá
Tích
cöïc
Toång
Heä
soá
A 1,5 2,0 1,0 4,5
B 1,5 0,5 1,0 3,0
C 1,0 1,5 1,5 4,0
D 1,0 0,5 2,0 3,5
Toång
ñieåm
15,0
Vậy đơn giá hệ số bằng:
30.000.000 vnđ : 15 = 2.000.000vnđ/hs
Thu nhập của mỗi người trong nhóm sau 7
ngày làm việc như sau:
Lcn A = 4,5*2.000.000đ=9.000.000đ
Lcn B = 3,0*2.000.000đ=6.000.000đ
Lcn C = 4,0*2.000.000đ=8.000.000đ
Lcn D = 3,5*2.000.000đ=7.000.000đ
e. Hoa hồng
Xác định tỉ lệ hoa hồng dựa vào các yếu tố
sau:
Mức hoa hồng trên thị trường
Tính chất của hàng hoá, dịch vụ
Vùng hoạt động(quy mô dân số, thị hiếu
NTD, Mức sống dân cư )
3. Trả lương theo chức danh
công việc
Xác định số bảng lương trong Tổ chức: dựa vào tính chất công
việc
Xác định số ngạch lương: dựa vào mức độ phức tạp của công
việc(thông qua bằng cấp)
Xác định số bậc lương trong một ngạch: dựa vào kinh
nghiệm(thâm niên)
Xác định ngạch có gối đầu hay ngạch không gối đầu, dựa vào
yêu cầu của công việc
Xác định mức lương cho bậc đầu tiên của ngạch đầu tiên, phự
thuoệc khả năng tài chính của Doanh nghiệp
IV. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ
THỐNG THÙ LAO LAO ĐỘNG
Lương cơ bản
Phụ cấp, bao gồm phụ cấp đền bù và phụ cấp
ưu đãi
Trợ cấp, có thể có trợ cấp đột suất hoặc trợ cấp
thường xuyên
Thưởng
Phúc lợi
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy cho biết nhược điểm của hình thức trả
lương theo thời gian?
2. Tuy có hạn chế, nhưng tại sao vẫn cần hình
thức trả lương theo thời gian?
3. Khó khăn lớn nhất của hình thức phân bổ
lương khoán là gì?
4. Hãy nêu các thành phần của thù lao lao
động?