Bài giảng Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Chi p hí kinh doanh của doanh nghiệp . • Chi p hí sản xuất kinh doanh và giá thành sản p hẩm của doanh nghiệp . • Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp . • Các loại thuế chủ yếu ñối với doanh nghiệp . • Lợi nhuận và p hân tích ñiểm hòa vốn. • Phân p hối lợi nhuận và các quỹ của doanh nghiệp .

pdf28 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 17 Nội dung • Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. • Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. • Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp. • Các loại thuế chủ yếu ñối với doanh nghiệp. • Lợi nhuận và phân tích ñiểm hòa vốn. • Phân phối lợi nhuận và các quỹ của doanh nghiệp. Mục tiêu Hướng dẫn học • Cung cấp những kiến thức cơ bản về nội dung chi phí, doanh thu, lợi nhuận, phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp. • Nhận thức rõ mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận, từ ñó rút ra vấn ñề về ñầu tư và phương pháp quản lý chi phí. Thời lượng học • 8 tiết • ðể học tốt bài này, học viên cần nắm vững khái niệm, nội dung các vấn ñề về chi phí, doanh thu và lợi nhuận. • Cần hình dung và phân tích tác ñộng của những thay ñổi về doanh thu, chi phí ñến lợi nhuận và tình hình tài chính của doanh nghiệp. • Liên hệ với chính sách, chế ñộ tài chính doanh nghiệp hiện hành có liên quan. BÀI 2: CHI PHÍ, DOA NH THU VÀ LỢI NHUẬ N CỦA DOA NH NGHIỆP v1.0 Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 18 TÌNH HUỐNG KHỞI ðỘNG BÀI Thông tin kinh tế thị trường Bạn hãy ñọc những dòng thông tin sau ñây từ thị trường: • Thông tin kinh tế ngày 25/02/2010: Trước thông tin giá ñiện sẽ tăng 6,8% vào ñầu tháng 3 năm 2010, nhiều nhà chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành sản xuất thép và xi măng sẽ bị tác ñộng rất lớn. Theo ông Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết bình quân phải tốn 600 KWh ñể sản xuất một tấn phối thép. Nếu ñiện tăng giá 6,8%, chi phí ñiền ñể sản xuất phôi thép sẽ tăng thêm 50.000 ñồng/tấn. Trong năm 2010, ngành thép lên kế hoạch sản xuất khoảng 2,8 triệu tấn phôi. Như vậy, việc tăng giá ñiện sẽ làm toàn ngành chi thêm khoảng 140 tỷ ñồng. ðối với ngành xi măng, mặc dù chi phí ñiện trong sản xuất chiếm tỷ lệ thấp hơn so với sản xuất thép nhưng nếu giá ñiện tăng, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có công suất hàng tríệu tấn mỗi năm sẽ bị ñội lên không phải nhỏ. Trong ngắn hạn, việc tăng giá ñiện sẽ làm cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng bị giảm bớt lợi nhuận. • Theo Bản tin thị trường chứng khoán ngày 23/02/2010: Cổ phiếu của công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội bị ñưa vào diện cảnh báo. Lý do chủ yếu là lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2009 của công ty là con số âm, với mức lỗ 33 tỷ ñồng. Trong khi ñó, cổ phiếu của công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (TRI) bị ñưa hẳn vào diện kiểm soát do năm 2008 công ty thua lỗ 145 tỷ ñồng và tiếp tục lỗ trong năm 2009 là 86,2 tỷ ñồng. Qua những thông tin cho thấy chi phí, doanh thu và lợi nhuận là vấn ñề thường xuyên làm ñau ñầu không ít các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung cũng như các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của bài này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và mối quan hệ giữa chúng, từ ñó gợi mở những vấn ñề ñặt ra trong việc quản lý những nội dung trên. v1.0 Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 19 2.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm về chi phí kinh doanh Doanh nghiệp thực hiện hoạt ñộng kinh doanh nhằm thu ñược lợi nhuận. ðể ñạt ñược mục tiêu ñó, doanh nghiệp nhất thiết phải bỏ ra những chi phí nhất ñịnh. Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan ñến hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất ñịnh bao gồm hai bộ phận là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt ñộng tài chính. 2.1.2. Nội dung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp ðối với doanh nghiệp sản xuất, hoạt ñộng kinh doanh chủ yếu là sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ và thông qua tiêu thụ cung cấp cho người tiêu dùng ñể thu lợi nhuận. ðối với doanh nghiệp thương mại, hoạt ñộng kinh doanh là mua hàng hoá và sau ñó bán hàng hoá ra cho người tiêu dùng. ðể tiến hành các hoạt ñộng ñó, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí gọi chung là chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị các loại vật tư ñã tiêu hao, khấu hao tài sản cố ñịnh, tiền lương hay tiền công và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình sản xuất, bán hàng của doanh nghiệp trong một thời gian nhất ñịnh. Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các bộ phận: • Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ; • Chi phí bán hàng; • Chi phí quản lý doanh nghiệp; • Chi phí tài chính: Là chi phí liên quan ñến việc huy ñộng vốn kinh doanh và liên quan ñến các hoạt ñộng ñầu tư tài chính cũng như các hoạt ñộng tài chính khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất ñịnh. Chi phí tài chính của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí chủ yếu sau: o Lãi tiền vay vốn kinh doanh phải trả trong kỳ. o Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ ñược hưởng: là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng do khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ và ñã trả tiền thanh toán trước thời hạn. o Chi phí liên quan ñến việc doanh nghiệp cho các tổ chức khác vay vốn nếu có. o Chi phí liên quan ñến hoạt ñộng bán chứng khoán (nếu có). o Dự phòng tổn thất các khoản ñầu tư tài chính. o Khoản lỗ về hoạt ñộng ñầu tư tài chính... Ngoài chi phí kinh doanh bao hàm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí tài chính như ñã nêu trên, trong quá trình hoạt ñộng của doanh nghiệp còn có thể phát sinh chi phí khác. Chi phí khác là những khoản chi phí liên quan ñến các hoạt ñộng có tính chất bất thường, các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt ñối với hoạt ñộng thông thường của v1.0 Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 20 doanh nghiệp, như: Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố ñịnh, tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp ñồng kinh tế với doanh nghiệp khác. 2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 2.2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên liên quan ñến việc sản xuất và bán hàng hay tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. ðể quản lý chi phí, trước hết cần phải phân loại chi phí. Dựa vào tiêu thức nhất ñịnh có thể chia chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành những loại nhất ñịnh. Thông thường có một số phương pháp chủ yếu phân loại chi phí sản xuất kinh doanh như sau: 2.2.1.1. Phân loại theo nội dung kinh tế Cơ sở của phương pháp phân loại này là dựa vào nội dung kinh tế của chi phí, trên cơ sở ñó sắp xếp những chi phí có cùng nội dung kinh tế vào một loại và mỗi loại ñược gọi là một yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ñược chia thành các yếu tố chi phí sau ñây: • Chi phí nguyên liệu, vật liệu (còn gọi là chi phí vật tư): là toàn bộ giá trị tất cả các loại vật tư mua từ bên ngoài dùng vào hoạt ñộng kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu • Chi phí về khấu hao tài sản cố ñịnh: là toàn bộ số khấu hao các loại tài sản cố ñịnh mà doanh nghiệp trích trong kỳ. • Chi phí về nhân công: là toàn bộ tiền lương hay tiền công và các khoản chi phí có tính chất tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt ñộng kinh doanh ở trong kỳ. • Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... mà doanh nghiệp phải trích trong kỳ. • Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ ñã sử dụng vào hoạt ñộng kinh doanh trong kỳ do các ñơn vị kinh tế ở bên ngoài cung cấp như: tiền ñiện, nước, ñiện thoại, tiền bốc xếp và vận chuyển hàng hoá, trả tiền hoa hồng ñại lý môi giới, uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê kiểm toán, tư vấn, quảng cáo và các dịch vụ mua ngoài khác. • Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền ngoài các chi phí ñã nêu trên như: chi phí tiếp tân, chi phí giao dịch ñối ngoại, chi phí tuyển dụng; chi phí bảo hộ lao ñộng Phân loại theo nội dung kinh tế là dựa vào hình thái ban ñầu của chi phí bỏ vào sản xuất – kinh doanh mà không phân biệt chi phí ñó dùng ở ñâu và dùng cho sản phẩm nào. Cách phân loại chi phí này cho thấy rõ mức chi phí về lao ñộng vật hoá và tiền lương trong toàn bộ chi phí hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp ñã phát sinh trong năm. ðiều ñó có tác dụng xác ñịnh trọng ñiểm quản lý chi phí và kiểm tra sự cân ñối giữa các kế hoạch khác như kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch lao ñộng và tiền lương, kế hoạch khấu hao tài sản cố ñịnh, kế hoạch nhu cầu vốn lưu ñộng của doanh nghiệp. v1.0 Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 21 2.2.1.2. Phân loại theo công dụng kinh tế và ñịa ñiểm phát sinh chi phí Cơ sở của phương pháp phân loại này là dựa vào công dụng kinh tế và ñịa ñiểm phát sinh của chi phí. Trên cơ sở ñó, sắp xếp những chi phí sản xuất kinh doanh có cùng công dụng kinh tế và ñịa ñiểm phát sinh vào một loại và mỗi loại như vậy ñược gọi là một khoản mục chi phí. Thông thường chi phí sản xuất kinh doanh ñược chia thành những khoản mục chi phí sau ñây: • Chi phí vật tư trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu ñược sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. • Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao ñộng trực tiếp sản xuất như: tiền lương hay tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công ñoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. • Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh ở phạm vi phân xưởng hoặc ở các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương và phụ cấp trả cho cán bộ quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ nhỏ, khấu hao tài sản cố ñịnh thuộc phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng. • Chi phí bán hàng: là các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, ñóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố ñịnh, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa và các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo... • Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý và ñiều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan ñến hoạt ñộng chung của doanh nghiệp như chi phí về công cụ dụng cụ; khấu hao tài sản cố ñịnh phục vụ cho quản lý, ñiều hành doanh nghiệp và các chi phí phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp khác: tiền lương và phụ cấp trả cho Ban giám ñốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu, ñồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp, dự phòng nợ phải thu khó ñòi, công tác phí 2.2.1.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và quy mô sản xuất kinh doanh Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với quy mô sản xuất kinh doanh có thể chia chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí cố ñịnh và chi phí biến ñổi (hay còn gọi là ñịnh phí và biến phí). • Chi phí cố ñịnh là những chi phí không biến ñộng trực tiếp theo sự thay ñổi của quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Loại chi phí này bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố ñịnh; tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên quản lý; chi phí quảng cáo; chi phí thuê tài sản, thuê văn phòng • Chi phí biến ñổi là những chi phí biến ñộng trực tiếp theo sự tăng, giảm của quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, tiền lương trả cho người lao ñộng trực tiếp, tiền hoa hồng bán hàng... Việc phân loại chi phí theo phương pháp này có ý nghĩa lớn ñối với công tác quản lý của doanh nghiệp. Qua việc xem xét mối quan hệ giữa khối lượng sản xuất sản phẩm với chi phí bỏ ra giúp các nhà quản lý tìm các biện pháp quản lý thích ứng ñối với từng loại chi phí ñể hạ thấp giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp xác ñịnh ñược sản lượng sản phẩm sản xuất hoặc doanh thu ñể ñạt ñược hiệu quả kinh tế cao. v1.0 Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 22 2.2.2. Giá thành và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 2.2.2.1. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp • Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra ñể hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất ñịnh. • Phân loại giá thành Căn cứ vào phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có thể phân biệt giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. o Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra ñể hoàn thành việc sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản chi phí:  Chi phí vật tư trực tiếp.  Chi phí nhân công trực tiếp.  Chi phí sản xuất chung. o Giá thành toàn bộ của sản phẩm: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra ñể hoàn thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm và có thể ñược xác ñịnh theo công thức sau: Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch v ụ = Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Trên góc ñộ kế hoạch hóa giá thành, có thể chia giá thành làm hai loại: giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. • Vai trò Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vai trò của giá thành thể hiện ở những ñiểm sau: o Giá thành là thước ño mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là một trong những căn cứ ñể xác ñịnh hiệu quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. o Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp ñể kiểm tra, kiểm soát chi phí hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp cải tiến tổ chức và kỹ thuật. o Giá thành còn là một trong những căn cứ quan trọng ñể doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả, thực hiện chính sách cạnh tranh sản phẩm trong cơ chế thị trường. 2.2.2.2. Hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp • Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là vấn ñề quan tâm thường xuyên của các nhà quản trị doanh nghiệp. Việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn ñối với doanh nghiệp: v1.0 Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 23 o Là nhân tố quan trọng tạo ñiều kiện ñể doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Hạ giá thành là một công cụ quan trọng giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp có ñiều kiện hạ thấp giá bán và như vậy sẽ ñẩy mạnh ñược việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của vốn. o Hạ giá thành là yếu tố trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, hạ giá thành là một trong những biện pháp cơ bản và lâu dài ñể tăng lợi nhuận của doanh nghiêp. o Hạ giá thành là một yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm ñược vốn lưu ñộng. Việc hạ giá thành khiến cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vật tư, nhân công trên một ñơn vị sản phẩm và như vậy với quy mô sản xuất kinh doanh không ñổi, doanh nghiệp có thể giảm bớt ñược nhu cầu vốn lưu ñộng. • Chỉ tiêu ñánh giá việc hạ giá thành sản phẩm ðể xem xét ñánh giá việc hạ giá thành sản phẩm, người ta thường dùng hai chỉ tiêu là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm. o Mức hạ giá thành sản phẩm: Phản ánh số chi phí mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm ñược do hạ giá thành sản phẩm và có thể ñược xác ñịnh theo công thức sau: n z i1 i1 i1 i 0 i 1 M [(S Z ) (S Z )] − = × − ×∑ Trong ñó:  M z: Mức hạ giá thành sản phẩm, so sánh ñược năm nay hay kỳ này so với năm trước hay kỳ gốc.  Si1: Số lượng sản phẩm i năm nay hay kỳ này.  Zi1: Giá thành ñơn vị sản phẩm i năm nay hay kỳ này.  Zi0: Giá thành ñơn vị sản phẩm năm báo cáo hay kỳ gốc.  i: Loại sản phẩm so sánh ñược (i = 1, n). o Tỷ lệ hạ giá thành: Phản ánh mức ñộ phấn ñấu hạ giá thành của doanh nghiệp và ñược xác ñịnh theo công thức sau: z z n i1 i 0 i 1 M T (S Z ) − = ×∑ Trong ñó: Tz: Tỷ lệ hạ giá thành. M z, Si1, Zi0: ðã chú thích ở trên. 2.3. Những loại thuế chủ yếu ñối với doanh nghiệp Những loại thuế chủ yếu mà doanh nghiệp nộp có liên quan ñến hoạt ñộng kinh doanh như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ ñặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp. v1.0 Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 24 2.3.1. Thuế giá trị gia tăng • Khái niệm Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất, lưu thông ñến tiêu dùng. o ðối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế, o ðối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam thuộc diện chịu thuế GTGT. o ðối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT do Nhà nước quy ñịnh tùy theo tình hình kinh tế – xã hội của từng thời kỳ bao gồm nhiều loại như hàng hoá, dịch vụ thuộc sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, ñánh bắt chưa chế biến hoặc chỉ sơ chế, những sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng; sản phẩm muối; nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người ñang thuê; chuyển quyền sử dụng ñất; dịch vụ y tế, dịch vụ tín dụng, quỹ ñầu tư, hoạt ñộng kinh doanh chứng khoán; bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm cây trồng, các loại bảo hiểm không nhằm mục ñích kinh doanh; dạy học, dạy nghề... o Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế. Thuế GTGT = Giá tính thuế × Thuế suất Giá tính thuế GTGT ñược quy ñịnh cụ thể cho từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:  ðối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. ðối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ ñặc biệt là giá bán ñã có thuế tiêu thụ ñặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.  ðối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ ñặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu ñược xác ñịnh theo quy ñịnh về giá tính thuế hàng nhập khẩu.  Hàng hoá, dịch vụ dùng ñể trao ñổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, trả thay lương cho người lao ñộng là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương ñương trên thị trường.  ðối với hàng hóa, dịch vụ khác ñược quy ñịnh cụ thể tại thông tư hướng dẫn về thuế GTGT của Bộ Tài chính.  Mức thuế suất thuế GTGT ñược quy ñịnh cho từng nhóm hàng, loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, ví dụ: thuế suất thấp nhất (0%) ñược áp dụng ñối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, mức thuế suất (5%) áp dụng ñối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nhu cầu, ñời sống của con người như sản xuất nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, phân bón, thuốc trừ sâu Mức thuế 10% áp dụng ñối với hoạt ñộng khai thác, hóa chất, mỹ phẩm, khách sạn. • Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp ñược tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. o Phương pháp khấu trừ thuế: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng ñối với cơ sở kinh doanh thực hiện ñầy ñủ chế ñộ kế toán, hóa ñơn, chứng từ theo quy v1.0 Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 25 ñịnh của pháp luật về kế toán, hóa ñơn, chứng từ và ñăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các ñối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT ñầu ra – Thuế GTGT ñầu vào ñược khấu trừ Thuế GTGT ñầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch v ụ bán ra × Thuế suất thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Thuế GTGT ñầu vào bằng tổng số thuế GTGT ñã thanh toán ñược ghi trên hoá ñơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất xi măng; trong tháng 1/năm N, bán ra ñược 200 tấn xi măng, ñơn giá 800.000ñ/tấn (là giá
Tài liệu liên quan