1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính (Computer) hay còn gọi là máy vi tính, là những thiết bị
hay hệ thống thực hiện tính toán, kiểm soát các hoạt động thay thế
con người.1.1 Tổng quan về máy tính PC
Quy trình hoạt động của máy tính :
■ Nhận thông tin vào.
■ Xử lý thông tin theo dãy lệnh được có sẵn bên trong bộ nhớ
■ Đưa thông tin (kết quả xử lý) ra
Dãy các tập lệnh nằm trong bộ nhớ máy tính để yêu cầu máy tính
thực hiện các công việc cụ thể được gọi là chương trình (Program).1.1 Tổng quan về máy tính PC
Lịch sử phát triển máy tính
■ Những máy tính toán đầu tiên: Que tính, các hình thù
đất sét, bàn tính la mã, bàn tính Trung Quốc.
50 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bảo trì hệ thống - Chương 1: Tổng quan về PC và bảo trì các thiết bị máy tính - Nguyễn Lê Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PC VÀ BẢO TRÌ
CÁC THIẾT BỊ MÁY TÍNH
GV: Nguyễn Lê Minh
Bộ môn: Công nghệ thông tin
Nội dung
1. Tổng quan về máy tính PC
2. Sơ lược về kiến trúc máy tính
3. Tổ chức phần mềm
4. Các thành phần chính của máy tính
Nội dung
1. Tổng quan về máy tính PC
2. Sơ lược về kiến trúc máy tính
3. Tổ chức phần mềm
4. Các thành phần chính của máy tính
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính (Computer) hay còn gọi là máy vi tính, là những thiết bị
hay hệ thống thực hiện tính toán, kiểm soát các hoạt động thay thế
con người.
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Quy trình hoạt động của máy tính :
■ Nhận thông tin vào.
■ Xử lý thông tin theo dãy lệnh được có sẵn bên trong bộ nhớ
■ Đưa thông tin (kết quả xử lý) ra
Dãy các tập lệnh nằm trong bộ nhớ máy tính để yêu cầu máy tính
thực hiện các công việc cụ thể được gọi là chương trình (Program).
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Lịch sử phát triển máy tính
■ Những máy tính toán đầu tiên: Que tính, các hình thù
đất sét, bàn tính la mã, bàn tính Trung Quốc.
Bàn tính La Mã ( 240 TCN) Bàn tính Trung quốc
1.1 Tổng quan về máy tính PC
■ 1642: Bailse Pascal chế tạo máy
Pascaline thực hiện được 2 phép
tính cộng (+) và trừ (-).
■ 1671: Gottfried Leibniz chế tạo
máy Stepped Reckone thực hiện
được 4 phép tính công, trừ, nhân,
chia.
■ 1842: Charles Babbage chế tạo
máy tính toán sai phân và máy
tính có khả năng xử lý tự động, có
khả năng lập trình được
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Lịch sử phát triển máy tính trải qua 5 thế hệ
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính thế hệ số 1 (1946-1955): Dùng bóng điện tử chân không,
tiêu thụ năng lượng rất lớn. Kích thước máy rất lớn, tốc độ xử lý lại
rất chậm chỉ đạt khoảng vài ngàn phép tính trên giây.
Máy tính ENIAC
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính ENIAC :
■ Được thiết kế bởi John Mauchly và John Presper Eckert (1942-1946)
theo dự án của BQP Mỹ
■ Dài 20m, cao 2.8m, nặng 30 tấn, Có 18000 bóng chân không, 1500
công tắc tự động, 20 thanh ghi 10 bit, tính toán trên số thập phân. Thực
hiện được 5000 phép tính/giây, tiêu thụ 140KW/giờ.
ENIAC chấm dứt hoạt động vào tối
2/10/1955
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính Von Neumann:
■ Bắt đầu chế tạo năm 1947 - hoàn
thành 1952
■ Được xây dựng theo ý tưởng:
“Chương trình được lưu trữ” (stored-
program concept) của Von Neumann
và Turing năm 1945
■ Máy tính Von Neuman trở
thành mô hình cơ bản của
máy tính hiện đại.
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính thế hệ số 2 (1955-1965): Các bóng điện tử đã được thay
bằng các Transistor lưỡng cực. Tiêu tốn năng lượng ít hơn.
DEC PDP-1 (1960)
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Ngôn ngữ FORTRAN (1956) (Formula Translation) là một ngôn ngữ
lập trình biên dịch, tĩnh, kiểu mệnh lệnh được phát triển từ thập niên
1950 được dùng nhiều trong tính toán khoa học hay phương pháp
số
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính thế hệ số 3 (1965-1980) : Đánh dấu sự ra đời và phát triển
của công nghệ vi mạch tích hợp IC. Máy có kích thước nhỏ gọn hơn
và tiêu thụ năng lượng ít hơn, tốc độ xử lý đạt khoảng vài trăm ngàn
phép tính trên giây.
DEC DPD-8 (1965)
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính thế hệ số 3 :
■ Xuất hiện IC: Integrated Circuit.
■ Mạch tích hợp SSI: Small Scale Integration
■ Mạch in nhiều lớp
■ Bộ nhớ bán dẫn
■ Máy tính đa chương trình
■ Hệ điều hành chia thời gian
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Vi mạch (Integrated Circuit –
IC):
■ Chứa các linh kiện bán dẫn
(như Transistor) và linh kiện
điện tử thụ động (như điện trở)
được kết nối với nhau.
■ Có kích thước cỡ micromet
(hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi
công nghệ silicon cho lĩnh vực
điện tử học.
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính thế hệ số 4 (Sau năm 1981): Sử dụng công nghệ mạch
tích hợp cỡ lớn LSI (Large Scale Integration)
Mini Computer Micro Computer Super Computer
1.1 Tổng quan về máy tính PC
Máy tính thế hệ số 5 : Thế hệ máy tính hiện đại, đi kèm với sự phát
triển của Internet, các thế hệ máy tính ra đời với tốc độ xử lí nhanh
phục vụ tối đa tính năng cho người dùng.
1.1 Tổng quan về máy tính PC
■ Siêu máy tính
■ Siêu máy tính cỡ nhỏ
■ Mainframe
■ Máy chủ doanh nghiệp
■ Máy tính mini
■ Máy trạm (workstation)
■ Máy tính cá nhân (PC)Máy tính để
bàn (Desktop)
■ Máy tính xách tay (Laptop)
■ Máy tính bảng con
■ Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân
(PDA)
■ Máy tính tháo lắp
Nội dung
1. Tổng quan về máy tính PC
2. Sơ lược về kiến trúc máy tính
3. Tổ chức phần mềm
4. Các thành phần chính của máy tính
1.2 Sơ lược về kiến trúc máy tính
1.2 Sơ lược về kiến trúc máy tính
Chức năng
■ Xử lý dữ liệu
■ Lưu trữ dữ liệu
■ Di chuyển dữ liệu: Khả năng di chuyển dữ liệu giữa nó và máy tính bên
ngoài
■ Điều khiển
1.2 Sơ lược về kiến trúc máy tính
Mô hình máy tính Von Neumann
1. Arithmetic-logic unit (ALU)
2. Memory (RAM)
3. Von Neumann Control Unit
4. Input and output devices
1.2 Sơ lược về kiến trúc máy tính
Quá trình khởi động máy tính
BIOS
khởi
động
2. Chuyển quyền
điều khiển
Hệ
điều
hành
Phần
cứng
3. Tác vụ
khởi động
1. Tác vụ khởi
động Post
Nội dung
1. Tổng quan về máy tính PC
2. Sơ lược về kiến trúc máy tính
3. Tổ chức phần mềm
4. Các thành phần chính của máy tính
1.3 Tổ chức phần mềm
Phần mềm (Program): Là “trí tuệ của máy tính”, cung cấp chức năng tương
tự cho phần cứng, nó xác định phần cứng, quyết định cách lập cấu hình và
khai thác, sau đó thông qua phần cứng đó để thực hiện các tác vụ.
1.3 Tổ chức phần mềm
Phần mềm hệ thống: dùng để vận
hành máy tính và các phần cứng máy
tính (vd: Hệ điều hành, các DLL, các
Driver, các firmware và BIOS)
Phần mềm ứng dụng: để người sử
dụng có thể hoàn thành một hay nhiều
công việc nào đó (vd: Ứng dụng văn
phòng MS Office, phần mềm thiết kế
AutoCAD...v.v)
1.3 Tổ chức phần mềm
■ Phần mềm biên dịch (Compiler): có khả năng dịch các lệnh viết
theo một ngôn ngữ lập trình sang dạng ngôn ngữ máy, hoặc sang
một dạng khác như object file, library file mà các phần mềm khác
có thể hiểu.
1.3 Tổ chức phần mềm
Các nền tảng công nghệ: Bao gồm tập các thư viện lập trình lớn, và
những thư viện này hỗ trợ việc xây dựng các chương trình phần
mềm như lập trình giao diện; truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu; ứng
dụng Web; các giải thuật, cấu trúc dữ liệu; giao tiếp mạng... (vd: .Net
Framework; Spring Framework
Nội dung
1. Tổng quan về máy tính PC
2. Sơ lược về kiến trúc máy tính
3. Tổ chức phần mềm
4. Các thành phần chính của máy tính
1.4 Các thành phần chính của máy tính
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Vỏ máy (Case): Là nơi để gắn các thành phần của máy tính thành
khối như nguồn, Mainboard, card v.v... có tác dụng bảo vệ máy tính.
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Bộ nguồn (Power supply): Chuyển đổi và hạ áp điện lưới để cung
cấp cho cho các thiết bị bên trong máy tính.
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Chức năng bộ nguồn :
Đảm bảo tính hoạt động liên tục của máy tính, đảm bảo sự ổn
định nguồn điện cấp cho các thiết bị trong hệ máy
Biến đổi dòng điện xoay chiều lấy từ nguồn điện (110 volt – 220
volt) thành dòng điện áp ±12 volt DC, ±5 volt DC để nuôi mạch
điện trong máy tính
■ Hầu hết các nguồn có công suất từ 200 W – 600W
1.4 Các thành phần chính của máy tính
■ Ý nghĩa các chân dây và màu
dây trong bộ nguồn :
o Dây màu vàng: +12V, -12V
o Dây màu đỏ: +5V, -5V
o Dây đen là dây mát (Ground)
o Dây màu tím có điện áp 5Vsb (5V
standby)
o Dây màu cam +3.3V
o Dây màu xanh da trời : -12V
o Dây màu trắng -5V
1.4 Các thành phần chính của máy tính
■ Ý nghĩa các chân dây và màu
dây trong bộ nguồn (tt):
o Dây màu xanh lá cây là chân lệnh
mở nguồn chính PS-ON (POWER
SWITCH ON), khi điện áp PS_ON
= 0V là mở, PS_ON > 0V là tắt.
o Dây màu xám là chân bảo vệ
mainboard, dây này báo cho
mainboard biết tình trạng của
nguồn đã tốt PWR_OK, khi dây
này có điện áp >3V thì mainboard
mới hoạt động
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Bo mạch chủ (Mainboard) : Có chức năng liên kết các thành phần
tạo nên máy tính
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Các chuẩn chung của Mainboard
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Loại bo hệ
thống
Mô tả
AT - Loại bo hệ thống cổ xưa nhất
- Bộ nối nguồn P8 và P9
- Kích thước 30.5 x 33 cm
ATX - Chuẩn bo mạch chủ phố biến nhất
- Chiều dài 30 cm, chiều rộng 17-24cm
- 7 khe cắm mở rộng tối đa
Mini-ATX - Các case chuẩn ATX đều hỗ trợ cho Mini-ATX
- Chiều dài 28cm, chiều rộng 21cm
Micro-ATX - Phù hợp với thùng máy cỡ nhỏ
- Chiều dài 24cm, chiều rộng 17-24cm
- 4 khe cắm mở rộng
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Bộ vi xử lý trung tâm (CPU) : Vi xử lí chính của máy tính bao gồm 3
thành phần: Bộ điều khiển (Control Unit), Bộ tính toán số học và logic
(Arithmetic Logic Unit) và các thanh ghi (Registers)
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Bộ nhớ trong (RAM, ROM) : Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình
phục vụ trực tiếp cho việc xử lý của CPU, nó giao tiếp với CPU
không qua một thiết bị trung gian
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Bộ nhớ ngoài: Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình gián tiếp phục
vụ cho CPU, bao gồm các loại: Đĩa mềm, Đĩa cứng, USB, v.v... Khi
giao tiếp với CPU nó phải qua một thiết bị trung gian (thường là
RAM)
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Màn hình (Monitor) : Là thiết bị đưa thông tin ra giao diện trực tiếp
với người dùng. Ðây là thiết bị xuất chuẩn của máy vi tính.
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Bàn phím (Keyboard) : Thiết bị nhập tin vào giao diện trực tiếp với
người dùng. Ðây là thiết bị nhập chuẩn của máy vi tính.
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Chuột (mouse) : Thiết bị điều khiển trỏ giao diện trực tiếp với người
sử dụng
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Máy in (printer) : Thiết bị xuất thông tin ra giấy thông dụng nhất
1.4 Các thành phần chính của máy tính
Các thiết bị khác : Các thiết bị như Card mạng, Modem, Loa... phục
vụ cho việc lắp đặt mạng máy tính và các chức năng khác.
TỔNG KẾT
IC tích hợp
IC
Transitor
Đèn diode
TỔNG KẾT
THẢO LUẬN