Khi tình trạng bạo lực học đường, vô lễ với thầy cô giáo, không hứng
thú với môn học, tự tử khi bế tắc và luôn muốn ghi “dấu ấn” cá nhân của học
sinh xuất hiện ngày càng nhiều thì nguyên nhân được nhắc tới nhiều nhất
vẫn là thiếu hụt kỹ năng sống.
Đây là vấn đề không còn mới nhưng vẫn là đề tài nóng bỏng mà
ngành giáo dục cũng như toàn xã hội đang loay hoay tìm hướng giải quyết.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bồi dưỡng kỹ năng sống “thật” cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng kỹ năng sống
“thật” cho học sinh
Khi tình trạng bạo lực học đường, vô lễ với thầy cô giáo, không hứng
thú với môn học, tự tử khi bế tắc và luôn muốn ghi “dấu ấn” cá nhân của học
sinh xuất hiện ngày càng nhiều thì nguyên nhân được nhắc tới nhiều nhất
vẫn là thiếu hụt kỹ năng sống.
Đây là vấn đề không còn mới nhưng vẫn là đề tài nóng bỏng mà
ngành giáo dục cũng như toàn xã hội đang loay hoay tìm hướng giải quyết.
Giáo dục kỹ năng sống bắt nguồn từ gia đình
Lo lắng về một lớp trẻ thiếu kỹ năng sống, nhiều phụ huynh bên cạnh
việc cho con đi học các môn như ngoại ngữ, thể thao, năng khiếu cũng
cho con tham gia những lớp về giao tiếp ứng xử tại các trung tâm văn hoá.
Đó cũng là những dấu hiệu tích cực cho thấy phụ huynh không còn phó mặc
việc giáo dục con em cho nhà trường như trước nữa nhưng có một điều căn
bản mà ít bậc phụ huynh có thể nhận ra rằng vai trò của gia đình, trách
nhiệm của người làm cha, mẹ chính là môi trường giáo dục kỹ năng sống
đầu tiên cho con trẻ.
Một cán bộ quản lý bộ môn giao tiếp ứng xử ở Cung Thiếu nhi Hà
Nội cho biết: trẻ em đến với lớp kỹ năng đang rất thiếu những cái “cùng
nhau” và có lối sống khá ích kỷ, ngại khổ. Nguyên nhân bắt nguồn từ gia
đình, với cuộc sống đầy đủ tiện nghi, giữa cha mẹ và con cái đang thiếu hụt
rất nhiều thứ như cùng trò chuyện, chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn, cùng
ăn, cùng chơi và cùng đảm trách, san sẻ những công việc trong gia đình.
Việc cha mẹ kỳ vọng vào con cái khiến họ đầu tư mọi thứ mà họ nghĩ là tốt
nhất, chỉ để con cái có thời gian học hành và làm thay chúng mọi việc, như
vậy vô tình đã tước đi quyền được trải nghiệm thực tế, quyền được thể hiện
bản thân để chúng có thể rút ra những kỹ năng ứng phó trong cuộc sống.
Trước một xã hội ngày càng phát triển nhưng đầy phức tạp, phụ
huynh lại lo âu và vội vàng tách con mình ra khỏi môi trường xung quanh,
đưa con mình vào môi trường gò bó nhất định càng khiến cho việc tiếp xúc,
trải nghiệm cuộc sống chỉ là những thứ sẵn có khiến chúng không thể thích
nghi với những thay đổi và khi xảy ra những tình huống thật sự ngoài đời sẽ
phản ứng theo bản năng một cách tiêu cực.
Đối với những gia đình không có nhiều sự chăm lo cho con cái cũng
khiến đứa trẻ đó không có sự chia sẻ trải nghiệm của người lớn đối với con
cái. Do đó, đứa trẻ sẽ thiếu đi những kỹ năng ứng xử với người khác và đa
số phản ứng lại những thiếu hụt đó là chúng luôn có những hành động gây
sự chú ý, cũng như những hành động khẳng định cái tôi rất lớn.
Khi những sự việc đáng tiếc xảy ra, điều đầu tiên mà người ta nhắc tới
là sự giáo dục lỏng lẻo của nhà trường rồi mới tới trách nhiệm của gia đình.
Nhưng bài học đầu đời về học ăn, học nói, học cách đối nhân xử thế lại bắt
nguồn từ cách cha mẹ đối xử với con cái, với những người xung quanh. Rõ
ràng, giá trị sống trong mỗi gia đình là giải pháp đầu tiên. Hãy để trẻ trải
nghiệm những kỹ năng sống “thật” trong môi trường gia đình (một xã hội
thu nhỏ) trước khi bước ra một môi trường lớn hơn, phức tạp hơn.
Nhà trường, học để tự tin
Sự thiếu hụt kỹ năng sống trong học sinh là vấn đề đáng báo động
trong ngành giáo dục, từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
có chủ trương đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn.
Đây là chủ trương đúng đắn và cần thiết, song để chủ trương đó đạt hiệu quả
lại là một quá trình đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không đơn giản là từ các bài
giảng như những môn học thông thường khác.
Kỹ năng sống không phải là một môn học mà học sinh cứ thuộc bài là
có thể vượt qua, đòi hỏi phải có một môi trường thật, những tình huống thật
để khi trải qua, các em tự rút ra bài học cho riêng cá nhân mình dựa trên tính
cách, phản ứng của mỗi cá nhân.
Thạc sĩ Tô Thuý Hạnh, Viện nghiên cứu tâm lý học cho biết: kỹ năng
sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả
năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Tuy công tác trong ngành nghiên cứu nhưng lại có điều kiện giảng dạy ở các
trường tiểu học và cấp ba, cô cho biết thêm: dù đã cố gắng đưa những bài
học kỹ năng sống trở nên sống động và gần gũi hơn thông qua hình thức trắc
nghiệm, đóng kịch nhưng dường như học sinh vẫn chỉ được trải nghiệm trên
môi trường “ảo”, những lý thuyết chỉ như những nét chấm phá mờ nhạt
trong tư duy của các em. Học sinh mới chỉ phản ứng tích cực với môn học
này chứ chưa có sự tác động qua lại với môn học khác cũng như những ứng
xử ngoài xã hội.
Ở những nước phát triển, thanh thiếu niên được học những kỹ năng
sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương
đầu với khó khăn, cách vượt qua cũng như cách tránh những mâu thuẫn,
xung đột, bạo lực giữa người với người. Bên cạnh những giờ học kiến thức,
học sinh có thể sống và trải nghiệm hàng giờ đồng hồ trong những câu lạc
bộ mà chúng yêu thích. Ở đó, không có sự gò bó, áp lực về điểm số, học sinh
làm việc theo nhóm, cùng giúp đỡ và cùng tự do kiểm nghiệm nhận thức, tư
duy sáng tạo, thể hiện cảm xúc và tự mình rút ra đúng sai, từ đó tự tin với
bản thân mình.
Những kỹ năng được học trở nên “thật”, sẽ có hiệu quả tích cực đến tư
duy, tác động qua lại đến những thái độ và hành động ở bất cứ môi trường
nào.
Tại Việt Nam, những kỹ năng được học tập chủ yếu là học tập chính
trị. Những kỹ năng ứng phó, làm chủ cảm xúc, hoạch định mục tiêu, đối đầu
với căng thẳng mới chỉ dừng lại ở góc độ lý thuyết nên tính thuyết phục
và để duy trì sức sống kỹ năng này trong môi trường nhà trường là chưa cao.
Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức ở trường thì ngay bản thân lối sống,
đạo đức của người giáo viên cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát
triển kỹ năng sống của học sinh. Khi hình ảnh người giáo viên không còn trở
nên lung linh, thanh bạch như “đức phật” trong lòng học sinh, khi xuất hiện
ngày càng nhiều những vết “nhơ” thì việc học bỗng trở nên sáo rỗng trong
nhận thức của học sinh.
Mối liên hệ giữa phụ huynh với nhà trường, giữa giáo viên với học
sinh cũng rất lỏng lẻo. Giáo viên lớp nào chỉ biết học sinh lớp đó, phụ huynh
chỉ biết tới giáo viên chủ nhiệm, không có sự trao đổi với môi trường xung
quanh để hiểu những mặt diễn biến khác của con cái cũng như học sinh của
mình.
Đã đến lúc coi việc học kỹ năng sống là một phần không thể thiếu bên
cạnh việc học văn hoá bởi học để phát triển nhân cách có một vai trò to lớn
trong việc học làm người, có mối quan hệ tác động qua lại đối với việc học
trò tiếp thu kiến thức với thái độ như thế nào. Và giải pháp có lẽ nên bắt đầu
từ gia đình, đạo đức người giáo viên, đó chính là môi trường “thật” nhất để
thanh thiếu niên học kỹ năng sống cho mình.