Bài giảng Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

I.Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. 1.1 Tranh chấp thương mại. * Định nghĩa: tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

ppt11 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI. I.Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. 1.1 Tranh chấp thương mại. * Định nghĩa: tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. * Đặc điểm: tranh chấp thương mại phải hội đủ các điều kiện sau đây: - Tranh chấp thương mại trước hết là những mâu thuẫn (bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. - Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại. - Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân. 1.2 Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. - Thương lượng - Hoà giải - Trọng tài - Toà án. II.Thương lượng và hoà giải. 2.1 Thương lượng (TL). 2.1.1 Khái niệm: TL là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. TL là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại. 2.1.2 Đặc trưng: - Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết. - Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp. -Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thoả thuận của các bên trong quá trình thương lượng. 2.1.3 Cách thức thương lượng - Thương lượng trực tiếp: là cách thức mà các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp. - Thương lượng gián tiếp: là các thức các bên tranh chấp gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể hiện quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp. 2.2 Hoà giải. 2.2.1 Khái niệm: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. 2.2.2 Đặc trưng: - Việc giải quyết tranh chấp đã có sự tham gia của bên thứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp. - Quá trình hoà giải cũng không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải. - Kết quả hoà giải được thực thi cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải. III.Trọng tài thương mại. 3.1 Các hình thức trọng tài thương mại. 3.1.1 Trọng tài vụ việc (trọng tài ad –hoc). * Khái niệm: Là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập để giải quyết tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ chấp dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. * Đặc trưng: - Trọng tài vụ việc chỉ đựơc thành lập khi phát sinh tranh chấp và chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết tranh chấp xong. - Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành (vì chỉ được thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo sự thoả thuận của các bên) và không có danh sách trọng tài viên riêng. - Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. 3.1.2 Trọng tài thường trực. * Khái niệm: là hình thức trọng tài do các Trọng tài viên thành lập ra để giải quyết tranh chấp thương mại. * Đặc trưng: - Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, không nắm trong hệ thống cơ quan nhà nước. - Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau. - Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. - Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. - Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm. IV. Toà án (TA). TA là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của TA về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. 4.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của TA. (BL TTDS 2004) 4.1.1Thẩm quyền theo cấp TA.( đ29) 4.1.2 Thẩm quyền theo lãnh thổ (đ35) 4.1.3 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn. (đ36) 4.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại TA. Gồm có: Thủ tục giải quyết vụ án tại TA cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, phiên toà sơ thẩm. Thủ tục giải quyết vụ án tại TA cấp phúc thẩm. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.