I-Khái niệm và thuật ngữ 1. Neuroleptics (An thần kinh) · Là thuật ngữ được 2
nhà tâm thần học người Pháp là Jean Delay và Pierre Deniker đưa ra từ đầu những
năm 50 · Là thuật ngữ hàm ý nhấn mạnh tác động trên hoạt tính tâm thần vận động
(Psychomotor activity). · Vẫn được dùng phổ biến trong tâm thần học hiện nay. 2.
Trên lâm sàng và y văn còn nhiều tên gọi khác nữa: · Antipsychotic: Thuốc
chống loạn thần · Dopamine receptor antagonists: Thuốc đối vận receptor
dopamin. · Major transquilizers: Thuốc bình thần mạnh · Antischizophrenia:
Thuốc chữa TT
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Các thuốc an thần kinh mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các thuốc an thần kinh mới
I- Khái niệm và thuật ngữ 1. Neuroleptics (An thần kinh) · Là thuật ngữ được 2
nhà tâm thần học người Pháp là Jean Delay và Pierre Deniker đưa ra từ đầu những
năm 50 · Là thuật ngữ hàm ý nhấn mạnh tác động trên hoạt tính tâm thần vận động
(Psychomotor activity). · Vẫn được dùng phổ biến trong tâm thần học hiện nay. 2.
Trên lâm sàng và y văn còn nhiều tên gọi khác nữa: · Antipsychotic: Thuốc
chống loạn thần · Dopamine receptor antagonists: Thuốc đối vận receptor
dopamin. · Major transquilizers: Thuốc bình thần mạnh · Antischizophrenia:
Thuốc chữa TTPL.
· Ataractics: Thuốc chống kích thích, náo động. 3. Nhận xét · Các tên gọi này
không phải là hoàn toàn đồng nghĩa với nhau (Reserpine có tác dụng chống loạn
thần xong không phải là đối vận receptor D2 như các ATK khác mà là tăng giải
phóng các túi dự trữ trên synapse trong đó có cả Dopamine). · Lúc đầu thử nghiệm
trên điều trị TTPL về sau thấy có tác dụng trên cả các trạng thái loạn thần cấp và
mãn tính khác (TTPL, rối loạn cảm xúc loạn thần) · Major transquilizers có thể
nhầm lẫn với minor transquilizers (thuốc bình thản - Benzodiazepin). · Gần đây đã
thấy rõ các thuốc có tác dụng điều trị TTPL và loạn thần không chỉ tác dụng trên
hệ Dopamine mà còn tác dụng trên cả hệ Serotonine, Histamin, Muscarin đó chính
là cơ sở để tạo ra các ATK mới. 4. Khái niệm về ATK "cũ" và "mới" a) ATK
cũ, cổ điển (Classical neuroleptics) ATK truyền thống (Conventional neuroleptícs)
ATK điển hình (Typical neuroleptícs) Là các ATK mà cơ chế tác động cơ bản là
trên hệ Dopaminergic (có ái lực mạnh với receptor D2 sau synapse) · Khi tác dụng
trên receptor D2 ở vùng mesolimbic (trung não hồi viền) sẽ làm giảm lượng
Dopamine qua synapse và có tác dụng điều trị các triệu chứng dương tính loạn
thần trên lâm sàng. · Khi tác dụng trên receptor D2 ở vùng (Nigrostriatal) nhân
đen, thể vân ® tranh chỗ của Dopamine đi qua synapse sẽ gây ra các triệu chứng
ngoại tháp (EPS, neurological side effects). · Khi tác dụng trên receptor D2 ở vùng
trung não - vỏ não (mesocortical pathway) sẽ làm giảm lượng Dopamine ở vùng
này do vậy không có tác dụng mà còn làm nặng thêm các triệu chứng âm tính
(vùng vỏ não thuỳ trán phụ trách tác dụng cao cấp). + Tác động trên receptor
D2 trên hệ thống ụ - phễu. (tuberoinfundibular pathway) ® làm giảm lượng
Dopamine ở vùng này ® gây tăng tiết prolactin trong máu (hyperprolactinemia):
gây vú to ở nam, chảy sữa rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục ở phụ nữ Ø Trên
thực tế lâm sàng qua 40 năm dùng ATK cổ điển thấy: · ATK cũ có tác dụng trên
50 - 70% các bệnh nhân loạn thần · Không có tác dụng với các triệu chứng âm tính
của TTPL · 20 -25% các trường hợp là kháng thuốc hoặc không dung nạp điều trị ·
Đặc biệt có rất nhiều tác dụng phụ về thần kinh (còn gọi là Neurological side
effects, hay triệu chứng ngoại tháp) gồm: dystonie, akathisia, parkinsonism, tardire
dyskinesia, neuroleptic maligmant syndrome, sedatrion, lowered convulsive
threshold). (non neurological side effects: tụt huyết áp tư thế, dị ứng thuốc,
viêm gan nhiễm độc, giảm mất bạch cầu, vú to, tăng cân, rối loạn, mất kinh, giảm
tình dục). (Vì tác dụng phụ thần kinh này mà được gọi là ATK điển hình). b)
ATK mới: - Thời gian? Thế hệ mới? - Không điển hình (atypical neuroleptics)
- SDA (Serotonin - Dopamin Antagonists) với các đặc tính (tiêu chuẩn): · Ít hay
không có nguy cơ gây ra các triệu chứng phụ thần kinh · Ít gây tác dụng tăng bài
tiết sữa · Có cả tác dụng trên các triệu chứng dương tính và đặc biệt là các triệu
chứng âm tính của TTPL · Có ái lực mạnh trên hệ Serotonergic (receptor 5-HT2)
(mạnh hơn với thụ thể D2 từ 6 - 10 lần). Ngoài ra còn có cả tác dụng trên các
receptor Muscarine (kháng cholinergic), Histaminergic (Sedation) và a-adrenergic
(giảm mạnh hạ huyết áp) · Các loại ATK không điển hình: + Clozapine +
Risperidol + Olanzapine + Rimoxipride Trong đó Clozapine và Risperidol là hai
loại được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng rộng rãi nhất. II- Cơ chế tác động của
các ATK mới 1. Bảng so sánh giữa ATK cũ và mới về cơ chế tác động trên
synapse thần kinh: 2. Cơ chế giải thích các u việt của ATK mới: · Bình
thường Serotonin gắn vào thụ thể 5-HT2 thì sẽ ức chế giải phóng Dopamin. · ATK
cổ điển có ái lực mạnh với D2 hơn 5-HT2 nên sẽ chèn vào thụ thể D2 ở vùng thể
vân làm cho Dopamin không gắn vào được ® gây ra các triệu chứng ngoại tháp. ·
SDA có ái lực với 5-HT2 làm cho Serotonin không gắn vào được 5-HT2 nên
không ức chế được giải phóng Dopamin, dẫn đến làm tăng gắn kết Dopamin vào
D2 ở thể vân ® giảm triệu chứng ngoại tháp. · Do tác dụng đối vận mạnh với 5-
HT2 các SDA sẽ hoạt hoá vùng vỏ não, thuỳ trước trán làm tăng tiết Dopamin ở
vùng này và do vậy có tác dụng điều trị các triệu chứng âm tính của TTPL. III-
Giới thiệu một số thuốc ATK mới 1. Clozapine (Leponex)
· Được tổng hợp từ 1960 · Có tác dụng ưu tiên trên hệ Dopamin ở mesolimbic hơn
là ở Striatal (thể vân) ® có tác dụng điều trị loạn thần · Có ái lực thấp với receptor
D2 (bằng nghiên cứu PET người ta thấy nếu 80% các receptor D2 bị gắn với thuốc
thì sẽ gây ra triệu chứng ngoại tháp. Với Clozapine chỉ cần 30 - 60% các receptor
D2 bị gắn kết đã có hiệu lực điều trị tốt). Þ Clozapine ít hoặc không có triệu chứng
ngoại tháp. · Là thuốc không gắn kết chọn lựa: nghĩa là còn có cả tác dụng trên D1
D4, 5-HT2 M và receptor a. · Có ái lực cao với các receptor 5-HT2 ở vỏ não thuỳ
trán ® có tác dụng tốt với các triệu chứng âm tính. Ø Có 2 giai đoạn thử nghiệm
lâm sàng về hiệu quả và tính dung nạp của Clozapine · Giai đoạn 1: được thử
gnhiệm ở nhiều trung tâm với số lượng lớn bệnh nhân TTPL ảo giác Paranoid và
triệu chứng âm tính. Clozapine liều 150 - 400 mg/ngày thấy có tác dụng tương
đương với ATK cũ (Chlopromazine). Không thấy tác dụng ngoại tháp xong lại
thường gặp: tăng thân nhiệt (hyperthemia) và tăng tiết nước bọt, có tác dụng gây
ngủ ở liều 10 - 25 mg. + Trong năm 1975 nghiên cứu ở Finland thấy: 16/3200
bệnh nhân được điều trị bằng Clozapine bị mất bạch cầu hạt (agramelocytosis) và
4/2900 bệnh nhân điều trị bằng Clozapine ở Thuỵ Sĩ (Switzerland) bị mất bạch
cầu hạt. + Ở Đức Clozapine được dùng phổ biến từ những năm 70 và thấy có tác
dụng trên
70% các trường hợp TTPL kháng thuốc. Sau theo dõi 7,5 năm tỷ lệ tái phát giảm
từ 35% còn 21% hàng năm, và 50% không bị tái phát trong thời gian điều trị. + Ở
Sweden: theo dõi một quần thể bệnh nhân từ 1974 - 1978 cho thấy: 36% bỏ cuộc
do không dung nạp. Trong số còn lại: 36% tiến bộ mức vừa, 43% tiến bộ rõ rệt,
39% trở lại được với công việc (hồi phục hoàn toàn). 10/96 bệnh nhân xuất hiện
giảm bạch cầu trung tính neutropenia), không bệnh nhân nào có triệu chứng ngoại
tháp. + Ở Mỹ: nghiên cứu của Kane và cộng sự trên 319 bệnh nhân TTPL kháng
thuốc thấy38% đáp ứng tốt khi được điều trị bằng Clozapine. Tác dụng phụ
thường gặp là: buồn ngủ, sốt, tiết nước bọt (hypersalivation). · Giai đoạn 2:
Clozapine được tái dùng trở lại từ 1/1990 ở Anh, Mỹ, Đan Mạch với một chế độ
theo dõi chặt chẽ về máu (hàng tuần - trong 18 tháng đầu, hàng tháng - trong thời
kỳ tiếp sau). Thực hành lâm sàng cho thấy: + 1/3 các bệnh nhân kháng thuốc ATK
cũ có kết quả tốt. + 1/3 bệnh nhân có tiến bộ + 1/3 không đáp ứng. 2. Risperidol
(Risperdal): được giới thiệu năm 1985
· Thuộc nhóm Benzisoxazol · Đã được thử nghiệm mù đôi, với số lượng lớn bệnh
nhân ở 7 trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới so sánh với tác dụng của
Haloperidol và Clozapine để đi đến nhận xét là: · Có tác dụng trên cả triệu chứng
dương tính và âm tính của TTPL vì có ái lực cao với cả receptor D2 và 5-HT2 Þ
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 50% các receptor cả D2 và 5-HT2 bị gắn kết ở
liều Risperidol 1 mg/ngày. Sự gắn kết này giải thích triệu chứng akathisia hay xuất
hiện ở liều này. Ø Các nghiên cứu cho thấy : · Akathisia: 60 - 65% D2 gắn kết với
thuốc ở thể vân · Tác dụng chống loạn thần: 65 - 80% D2 gắn thuốc ở hệ thống
trung não - thuỳ viền · Tất cả các triệu chứng ngoại tháp: >80% D2 bị gắn kết ở hệ
thống nhân đen thể vân. Þ Risperidol còn có cả tác động trên các receptor khác
như a adrenergic,
Histaminergic · Risperidol có tác dụng chống loạn thần tốt hơn cả ở liều từ 6 - 8
mg/ngày. ở liều này: + Không gây triệu chứng Parkinson + Có thể gặp akathesia,
dystonia. · Liều 4 - 6 mg Risperidol tương đương liều 400 mg Clozapine. · Các chỉ
định hiện nay của Risperidol: + Triệu chứng dương tính và âm tính của TTPL +
TTPL kháng thuốc hay không dung nạp ATK cũ + Bệnh tự kỷ trẻ em + Loạn thần
trong sa sút trí tuệ (do không có tác dụng kháng cholinergic nên không ảnh hưởng
đến trí nhớ người bệnh). + Các rối loạn cảm xúc có loạn thần + Một số trạng thái
ám ảnh cưỡng bức (obsessional compulsive disorder - OCD) 3. Olanzapine
(Zyprexa): Được giới thiệu năm 1996 Thành Phần: Olanzapine. Chỉ Định: Điều
trị tấn công & điều trị duy trì bệnh tâm thần phân liệt & các loạn thần khác mà có
các biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương tính &/hoặc âm tính. Hiệu quả đối
với các triệu chứng của cảm xúc thứ phát thường đi kèm với tâm thần phân liệt &
các rối loạn tương tự. Hiệu quả để duy trì tình trạng lâm sàng cải thiện khi tiếp tục
điều trị bằng olanzapine ở những bệnh nhân đã có đáp ứng với lần điều trị đầu
tiên. Liều Dùng: Khởi đầu 10 mg/ngày 1 lần, không cần chú ý đến bữa ăn. Sau đó
chỉnh liều theo tình trạng lâm sàng, thay đổi từ 5-20 mg/ngày. Suy thận, suy gan,
>= 65 t.:
khởi đầu 5 mg, cẩn thận khi tăng liều. Chống Chỉ Định: Quá mẫn với thành phần
thuốc. Nguy cơ glaucom góc hẹp. Bệnh đái tháo đường. Thận Trọng: Cẩn thận
khi dùng cho bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc ruột liệt, hoặc các tình trạng
liên quan; bệnh nhân có số lượng bạch cầu &/hoặc bạch cầu trung tính thấp; tiền
sử ức chế/ngộ độc tủy xương do thuốc, ức chế tủy xương do bệnh kèm theo, xạ trị
liệu hoặc hoá trị liệu; bệnh nhân có tăng bạch cầu ái toan hoặc bệnh tăng sinh tủy
xương hoặc có tiền sử động kinh. Ngưng thuốc khi có biểu hiện hội chứng an thần
kinh ác tính hoặc khi sốt cao không rõ nguyên nhân. Cần giảm liều hoặc ngưng
thuốc khi có loạn vận động muộn. Phụ nữ có thai: kinh nghiệm dùng hạn chế.
Không nên cho con bú khi dùng thuốc. TT khi lái xe & vận hành máy móc vì
olanzapine có thể gây ngủ. Phản Ứng Có Hại: Thường gặp (> 10%): buồn ngủ &
tăng trọng. Ít gặp (1-10%): chóng mặt, tăng cảm giác ngon miệng, phù ngoại biên,
hạ HA tư thế đứng, khô miệng, táo bón. Đôi khi: tăng bạch cầu ái toan không triệu
chứng, tăng men gan thoáng qua. Tương Tác Thuốc: Than hoạt, hút thuốc,
carbamazepine. TT khi dùng với thuốc tác động trên TKTW khác & rượu.
Dopamine.
4. Một số thuốc khác:
Quetiapine (Seroquel) - 1997
Ziprasidone (Geodon) - 2001
Aripiprazole (Abilify) - 2002
Paliperidone (Invega) - 2006 Blonanserin (Lonasen) - 2008 (là thuốc mới nhất
hiện nay)