Giáo trình Tâm lý học đại cương (tiếp)

a) Khái niệm tâm lý Đời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đa dạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khí chất, năng lực, lý tưởng, niềm tin.v.v Tâm lý là hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong não của chủ thể, do sự tác động của thế giới khách quan vào não mà sinh ra, có tác dụng định hướng, chuẩn bị, điều khiển toàn bộ hoạt động cũng như giao tiếp của họ. Tâm lý có tính chất chủ quan trong nội dung cũng như hình thức biểu hiện và luôn sống động trong đời s ống tinh thần của mọi chủ thể.

pdf139 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tâm lý học đại cương (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2 Chương 1. TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC 1.1.1. Khái niệm tâm lý và tâm lý học a) Khái niệm tâm lý Đời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đa dạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khí chất, năng lực, lý tưởng, niềm tin..v.v Tâm lý là hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong não của chủ thể, do sự tác động của thế giới khách quan vào não mà sinh ra, có tác dụng định hướng, chuẩn bị, điều khiển toàn bộ hoạt động cũng như giao tiếp của họ. Tâm lý có tính chất chủ quan trong nội dung cũng như hình thức biểu hiện và luôn sống động trong đời sống tinh thần của mọi chủ thể. Như vậy, tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần đang xảy ra trong đầu óc con người. Các hiện tượng này luôn tồn tại gắn liền và điều hành mọi hoạt động cũng như quan hệ của con người. Các hiện tượng tâm lý luôn có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người cũng như trong quan hệ giữa con người với con người và cả xã hội. b) Khái niệm tâm lý học Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về bản chất và tính quy luật của tâm lý, ý thức, nhân cách. Nó nghiên cứu quy luật của sự hình thành, nảy sinh, phát triển, diễn biến, biểu hiện của hiện tượng tâm lý. Cụ thể, tâm lý học nghiên cứu những chuyển biến từ dạng vận động sinh vật sang dạng vận động xã hội, từ những biến đổi về sinh lý - thần kinh đến sự hình thành về tâm lý. Tâm lý học ra đời cùng với sự phát triển của triết học và khoa học. Nó tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Tâm lý học ra đời với tư cách là một khoa học độc lập vào nửa sau thế kỷ XIX (1879). 1.1.2. Bản chất của hiện tượng tâm lý a) Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não của chủ thể Thế giới khách quan được tồn tại qua các thuộc tính không gian, thời gian và luôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất. Phản ánh được hiểu là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này với hệ thống khác. Kết quả của sự tác động là để lại dấu vết, hình ảnh ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động. Phản ánh 3 được diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau. Có các hình thức phản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật và xã hội (trong đó có phản ánh tâm lý). Phản ánh tâm lý được hiểu là một loại phản ánh đặc biệt, là phản ánh của phản ánh, là hình ảnh của hình ảnh và có những đặc điểm sau: 1) Phản ánh tâm lý là sự tác động qua lại của hiện thực khách quan vào não của con người. Bộ não người - tổ chức cao nhất của vật chất tiếp nhận tác động của hiện thực khách quan mà tạo nên hình ảnh tinh thần. Các dấu vết vật chất đó không phải do bộ não tự tạo ra mà là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua các giác quan của chủ thể; 2) Phản ánh tâm lý được hiểu là hình ảnh của hình ảnh, bản sao chép sinh động và sáng tạo về thế giới. Bởi vì, các hình ảnh tâm lý trong bộ não cũng như biểu hiện thông qua hành vi, hoạt động của con người đều là kết quả của các quá trình sinh lý, sinh hóa trong hệ thần kinh và não bộ; 3) Tâm lý có tính chủ thể, bởi chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý mới là người cảm nhận và thể hiện rõ nhất nội dung của phản ánh để rồi tiến hành tỏ thái độ, hành vi khác nhau của mình đối với hiện thực qua các mức độ cũng như các sắc thái nhất định. Khi cùng đứng trước một tác động của thế giới khách quan, các chủ thể sẽ có những phản ánh tâm lý khác nhau. Ngay cả đối với mỗi một chủ thể, mặc dù cùng nhận một tác động từ thế giới khách quan nhưng ở các thời điểm, hoàn cảnh khác nhau chủ thể đó cũng sẽ có thể có những phản ánh khác nhau. Nguyên nhân là do mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ, mỗi người có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau, đặc biệt là mức độ tích cực hoạt động cũng như quan hệ của mỗi người là khác nhau nên nội dung tâm lý của người này và người kia sẽ không giống nhau. Ngay cả ở những trẻ sinh đôi cùng trứng khi ở cùng một điều kiện sống, hoàn cảnh, môi trường mà chúng tiến hành những quá trình hoạt động, giao tiếp khác nhau cũng sẽ có những biểu hiện tâm lý khác nhau. b) Tâm lý có bản chất hoạt động, giao tiếp Việc tham gia thực hiện các hoạt động cũng như các mối quan hệ giao tiếp là điều kiện tiên quyết để có các phản ánh tâm lý. Tức là, muốn có tâm lý phải có sự tác động qua lại giữa chủ thể với thế giới khách quan (đối tượng - khách thể) thông qua hoạt động, giao tiếp một cách tích cực của chủ thể. + Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người và thế giới xung quanh (đối tượng - khách thể) để tạo ra sản phẩm. Hoạt động bao giờ cũng có tính chủ thể, tính mục đích, tính đối tượng và tính gián tiếp. Hoạt động do chủ thể thực hiện. 4 Chủ thể của hoạt động có thể là một hoặc nhiều người trong nhóm xã hội. Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích. Mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới đối tượng thành sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu, thông qua đó, nó cũng làm biến đổi chính bản thân chủ thể. Hoạt động bao giờ cũng được hiểu là hoạt động có đối tượng. Đối tượng của hoạt động là cái chủ thể sẽ tác động vào, biến đổi và chiếm lĩnh được nội dung của nó. Hoạt động luôn vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Khi tác động vào đối tượng, chủ thể sẽ sử dụng vốn kinh nghiệm, hình ảnh tâm lý ở trong đầu và sử dụng công cụ, phương tiện lao động. Có nhiều cách mô tả cấu trúc của hoạt động. Nhìn một cách chung nhất, hoạt động có thành phần của hoạt động và nội dung đối tượng của hoạt động. Các thành phần cũng như hai mặt của hoạt động luôn có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau theo những quy luật rất phức tạp. Có thể phân tích cấu trúc vĩ mô của hoạt động theo sơ đồ như sau: Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của hoạt động Chủ thể Hoạt động cụ thể Hành động Thao tác Phương tiện Dòng các hoạt động Khách thể Chủ thể Khách thể Hoạt động cụ thể Hành g Thao tác Phương tiệ , điều kiện Sản phẩm Động cơ Mục đích 5 Như vậy, hoạt động được thực hiện nhằm vào một đối tượng xác định để “chiếm lĩnh” nội dung của đối tượng đó. Cái kích thích hoạt động được gọi là động cơ (mục đích xa). Động cơ sẽ luôn thúc đẩy chủ thể tiến hành tác động vào khách thể để thay đổi, biến thành sản phẩm hoặc tiếp nhận, chuyển nội dung của nó vào đầu óc mình. Khi tham gia hoạt động, chủ thể sẽ phải thực hiện một loạt các hành động để đạt tới mục đích (mục đích gần, cụ thể). Và hành động lại được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Thao tác được chủ thể thực hiện sẽ gắn liền với việc sử dụng công cụ, phương tiện trong những điều kiện cụ thể. Tùy vào những điều kiện, phương tiện lao động khác nhau mà các thao tác của chủ thể cũng khác nhau. Hoạt động có vai trò quyết định đối với sự nảy sinh, biểu hiện, vận hành, phát sinh và sự phát triển của tâm lý - ý thức - nhân cách. Khi tham gia vào hoạt động, một mặt, chủ thể sẽ bộc lộ rõ lực lượng tâm lý (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và thể chất của mình, ghi dấu ấn của mình vào sản phẩm hoạt động, tự khách quan hoá những phẩm chất cùng năng lực của mình ra bên ngoài bằng cơ chế xuất tâm (quá trình khách thể hóa); mặt khác, chủ thể sẽ lĩnh hội, phản ánh được những thuộc tính của đối tượng, của những công cụ, phương tiện mà mình sử dụng để tự làm phong phú, phát triển tâm lý bằng cơ chế nhập tâm (quá trình chủ thể hoá). Thông qua hai quá trình này, tâm lý của mỗi chủ thể không những được nảy sinh, hình thành, biểu hiện mà còn được vận hành và phát triển. Tất cả các quá trình cảm giác, tri giác, chiều sâu của tư duy trí tuệ, sức mạnh của óc tưởng tượng sáng tạo; sự chú ý, tập trung cũng như sự hiểu biết, trình độ tay nghề, năng lực và các phẩm chất tâm lý khác của chủ thể đều được bộc lộ, được khách quan hóa và được phát triển, hoàn thiện dần khi chủ thể tham gia vào các hoạt động. Cuộc sống là một dòng các hoạt động nối tiếp nhau, cho nên, chủ thể càng tham gia tích cực vào các hoạt động bao nhiêu thì tâm lý của chính họ sẽ càng được bộc lộ, phát triển và hoàn thiện bấy nhiêu. + Giao tiếp là quá trình thiết lập mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lý giữa hai hay nhiều người nhằm trao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm hoặc có tính chất định hướng giá trị. Giao tiếp thường được tồn tại trong các hoạt động cùng nhau thông qua sự tác động qua lại giữa người với người như lao động, vui chơi, học tập, chiến đấu v.v... Xét về cấu trúc chung, hoạt động và giao tiếp cũng giống nhau nhưng hoạt động chủ 6 yếu được thực hiện nhằm hướng vào nhận thức và cải tạo thế giới đối tượng còn chủ thể của giao tiếp lại hướng vào đối tượng là các mối quan hệ với người khác (quan hệ của người với người và nhóm xã hội) nhằm hướng vào tìm hiểu, lĩnh hội và tác động đến các mối quan hệ qua lại lẫn nhau về tâm lý giữa người với nhóm và xã hội. Giao tiếp thực hiện chức năng tâm lý - xã hội, nối mạch cho sự tiếp xúc để trao đổi tư tưởng, ý nghĩ, ý đồ, tâm tư, gây ảnh hưởng và để lại dấu ấn về tâm hồn giữa người với người. Ngay từ khi mới ra đời, nhờ được ấp ủ, ru nựng, tiếp xúc trực tiếp với người mẹ mà đứa trẻ chừng hơn một tháng tuổi đã biết nhoẻn cười đáp lại sự âu yếm của mẹ. Đó là biểu hiện cụ thể của sự giao tiếp mang tính “phức cảm hớn hở” đầu tiên của con người. Nhu cầu giao tiếp với người khác từ đó sẽ được phát triển mãi lên, từ chỗ bằng hành vi, cử chỉ, cử động tay chân, ánh mắt, vẻ mặt đến dùng lời nói để trao đổi ý muốn, ý nghĩ, tình cảm với những người xung quanh. Đồng thời với quá trình đó, đứa trẻ sẽ lĩnh hội được nội dung của các cử chỉ, quy tắc hành vi ứng xử trong các quan hệ xã hội, góp phần hình thành nên ý thức, tình cảm, thói quen trong quan hệ với những thành viên của gia đình, nhóm bạn, người khác và cộng đồng. c) Tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử Tâm lý con người có nguồn gốc khách quan, trong đó yếu tố xã hội là cái quyết định. Các quan hệ kinh tế – xã hội, các mối quan hệ đạo đức, pháp quyền, các quan hệ giữa con người- con người từ gia đình, làng xóm, quê hương, cộng đồng quyết định bản chất tâm lý người. Tâm lý người là kết quả của sự lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử vào bộ não và biến thành cái riêng của mỗi người. Cho nên, bản chất tâm lý người chính là sự tổng hòa của các quan hệ xã hội. Vì vậy, để hiểu được nó, chúng ta phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa, các mối quan hệ mà trong đó chủ thể đang sống và hoạt động. Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc. Sống trong các xã hội khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau, do điều kiện, hoàn cảnh, trình độ xã hội khác nhau mà tâm lý con người cũng sẽ có những khác nhau. Con người ở các giai đoạn lứa tuổi khác nhau thì các nét tâm lý cũng có sự khác nhau. Vì tâm lýngười có nguồn gốc xã hội nên phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy và học trong giáo dục cũng như các hoạt động 7 chủ đạo ở từng giai đoạn, lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lýcon người. 1.1.3. Phân loại hiện tượng tâm lý Trong tâm lý học, các hiện tượng tâm lý của con người thường được phân chia thành: quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý. a) Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng và có đối tượng riêng biệt. Có các quá trình nhận thức, xúc cảm và ý chí. Nhận thức, xúc cảm ý chí luôn được biểu hiện ra hành động và giao tiếp của chủ thể. b) Trạng thái tâm lý là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, với cường độ xác định. Chúng không có đối tượng riêng mà thường đi kèm theo các quá trình và các thuộc tính tâm lý khác như các trạng thái chú ý, tâm trạng, xúc động, say mê, căng thẳng, lo âu, tâm thế. Chủ thể khó nhận biết được thời điểm mở đầu và kết thúc của các trạng thái tâm lý. c) Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, mang tính bền vững tương đối, khó hình thành và cũng khó mất đi, tạo thành những nét riêng cho bộ mặt tâm lý của nhân cách như xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất. 1.2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ TRẠNG THÁI CHÚ Ý 1.2.1. Quá trình nhận thức 1.2.1.1. Nhận thức cảm tính a) Cảm giác Trong quá trình tiến hoá của sinh giới – phát sinh chủng loại và phát triển của một đứa trẻ – phát sinh cá thể, cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể đối với thế giới xung quanh. Có những con vật chỉ có thể phản ánh được những thuộc tính riêng lẻ có ý nghĩa sinh học trực tiếp của sự vật, hiện tượng mà thôi. Đứa trẻ trong những tuần lễ đầu tiên cũng như vậy. Điều đó nói lên rằng cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động nhận thức. + Định nghĩa: Cảm giác là một qúa trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng trong thực tại khách khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan của ta. + Đặc điểm: Cảm giác có những đặc điểm sau: 1) Nó là một quá trình tâm lí có sự nảy sinh, diễn biến và kết thúc một cách rõ rệt, do kích thích của bản thân các sự 8 vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan vào giác quan và não mà sinh ra; 2) Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ là những thuộc tính của sự vật hiện tượng vốn có trong thế giới mà còn là những thuộc tính của sự vật hiện tượng do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động và giao tiếp. 3) Nội dung phản ánh, cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Đặc điểm này cho thấy cảm giác là mức độ nhận thức thấp nhất. Phản ánh của cảm giác mang tính đơn nhất; 4) Phương thức phản ánh: cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp. Nghĩa là sự vật, hiện tượng phải trực tiếp tác động vào giác quan của ta mới gây ra cảm giác. Đặc điểm này cũng nói lên mức độ thấp cuả cảm giác, nói riêng và nhận thức cảm tính, nói chung trong sự phản ánh hiện thực khách quan; 5) Cảm giác của con người có bản chất xã hội - lịch sử. Bản chất của cảm giác ở con người mang tính chất xã hội thể hiện ở những điểm sau: - Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người ngoài sự vật hiện tượng vốn có trong tự nhiên phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng do con người sáng tạo ra trong qúa trình lao động quá trình hoạt động và giao tiếp tức là có bản chất xã hội. - Cơ chế sinh lí của cảm giác ở người không chỉ giới hạn phụ thuộc ở hệ thống tín hiệu thư nhất mà còn chịu sự chi phối bởi hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai là hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, tức cũng có bản chất xã hội. - Cảm giác ở người chỉ là mức độ định hướng đầu tiên sơ đẳng nhất chứ không phải là mức độ cao nhất, duy nhất như ở một số loài động vật. Cảm giác ở người chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lýkhác của con người. - Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của của hoạt động và giáo dục, tức cảm giác của con người được tạo ra theo phương thức đặc thù của xã hội, do đó mang đậm đặc tính xã hội (VD: do hoạt động nghề nghiệp mà có những người thợ dệt phân biệt được tới 60 màu đen khác nhau hay có người đầu bếp “nếm” được bằng mũi hay có người “đọc” được bằng tay, có người thợ “đo” được bằng mắt. người giáo viên có thể “nhìn” được bằng tai ý thức học tập của học sinh phía sau lưng mình) + Vai trò của cảm giác: cảm giác có vai trò quan trọng trong cuộc sống, hoạt động và giao tiếp của con người. Cảm giác là quá trình tâm lý đơn giản nhất nhưng lại là hình thức định hướng đầu tiên và làm cơ sở, khởi nguồn cho hoạt động nhận thức 9 khác của con người như tri giác, tư duy, tưởng tượng. Nó là những viên gạch, là cơ sở để xây dựng nên tòa lâu đài nhận thức của con người. Trong với cuộc sống, cảm giác là mối liên hệ trực tiếp của chủ thể với môi trường xung quanh, làm cho cơ thể biết thích ứng được với môi trường. + Các loại cảm giác: có cảm giác bên trong và cảm giác bên ngoài. Có các loại cảm giác bên trong như cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng và cảm giác cơ thể. Có năm loại cảm giác bên ngoài như cảm giác nhìn, cảm giác nghe, cảm giác ngửi, cảm giác nếm, xúc giác. + Các quy luật cơ bản của cảm giác: Cảm giác có một số quy luật sau: + Quy luật về ngưỡng cảm giác Muốn có cảm giác thì phải có kích thích vào các giác quan. Song kích thích chỉ gây được cảm giác khi kích thích đó đạt tới một giới hạn nhất định. Giới hạn của cường độ kích thích mà ở đó gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác. Có hai ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên. Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác. Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm của cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây ra cảm giác cùng loại. Phạm vi giữa hai ngưỡng trên gọi là vùng cảm giác được (vùng phản ánh), trong đó có vùng cảm giác tốt nhất. Ví dụ: Ngưỡng dưới của cảm giác nhìn ở người là sóng ánh sáng có bước sóng 390 mM, ngưỡng cảm giác phía trên là 780 mM. Ngoài hai giới hạn trên, những tia cực tím - tử ngoại và cực đỏ - hồng ngoại thì mắt người sẽ không nhìn thấy được. Vùng phản ánh tốt nhất của cảm giác ánh sáng là sóng ánh sáng có bước sóng 565 mM, của âm thanh là 1000 hec. Ngoài ra, người ta còn nói đến ngưỡng sai biệt. Đó là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được chúng. Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số và nó tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác. + Quy luật về sự thích ứng của cảm giác Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích. Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của 10 cảm giác cho phù hợp với cường độ: khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm, khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. Quy luật thích ứng có ở mọi cảm giác nhưng mức độ thích ứng khác nhau: cảm giác nhìn, ngửi thích ứng nhanh còn cảm giác nghe, cảm giác đau khó thích ứng. Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do rèn luyện của chủ thể. + Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác Các cảm giác ở con người không tồn tại biệt lập mà luôn tác động qua lại với nhau. Sự tác động này diễn ra theo quy luật: Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và ngược lại. Ví dụ, khi uống một cốc nước đường còn nóng thì ta sẽ cảm thấy ít ngọt hơn, nhưng chính cốc nước đường đó khi để nguội, ta uống vào sẽ cảm thấy ngọt hơn. Như vậy, nhiệt giác đã có ảnh hưởng đến vị giác. Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại. Sự tương phản chính là sự biểu hiện của sự tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại. Đó là sự biểu thị của sự thay đổi về cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời. Ví dụ như nếu ta đặt hai tờ giấy màu xám như nhau lên một cái nền trắng và một cái nền đen thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy màu xám đặt trên nền trắng xám hơn tờ giấy màu xám đặt trên nền đen. Đó là sự tương phản đồng thời. Sau khi nhúng tay vào nước lạnh nếu ta lại nhúng vào nước ấm, ta sẽ có cảm giác nước có vẻ nóng hơn. Đó là sự tương phản nối tiếp. + Quy luật bù trừ cảm giác Chúng ta đều biết rằng nếu các giác quan của chủ thể mà được hoàn thiện thì năng lực cảm giác sẽ tăng còn khi giác quan bị khuyết tật thì năng lực cảm giác của họ sẽ bị giảm. Đối với con người, cảm giác lại có khả năng bù trừ chức năng thật kỳ diệu. Khi ở họ
Tài liệu liên quan