Nhân cách và Sức khỏe

Trình bày được khái niệm nhân cách và các cách phân loại nhân cách; Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách; Phân tích được mối liên hệ giữa nhân cách và sức khỏe; Trình bày được ý nghĩa của việc tìm hiểu nhân cách trong thực hành YTCC.

ppt51 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhân cách và Sức khỏe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhân cách và Sức khỏe Khoa các KHXH-Hành vi-Giáo dục sức khỏeMục tiêuTrình bày được khái niệm nhân cách và các cách phân loại nhân cách;Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách;Phân tích được mối liên hệ giữa nhân cách và sức khỏe;Trình bày được ý nghĩa của việc tìm hiểu nhân cách trong thực hành YTCC.Thảo luận (7 phút)Các anh/chị em ruột trong một gia đình có những đặc điểm tính cách khác nhau không? Ví dụ?Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm tính cách giữa các anh/chị em?Khái niệm: Nhân cách?Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lý học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.Khái niệm: Nhân cách?Khuynh hướng tiêu biểu, ổn định của các cá nhân thể hiện trong suy nghĩ, cảm giác, thái độ và hành vi.Phân biệt người này với người khác Nhận biết thông qua cách các cá nhân phản ứng với người khác và với môi trường xung quanh Có thể dự báo các cá nhân sẽ phản ứng như thế nào trong những tình huống cụ thểKhái niệm: Nhân cáchNhân cách bị quyết định bởi các yếu tố: - Yếu tố sinh học (genes) - Các yếu tố môi trường (những trải nghiệm thời thơ ấu, các yếu tố văn hóa – xã hội, các quan hệ xã hội, các hoàn cảnh/tình huống, những sự kiện trong cuộc sống.).Nhân cách có ảnh hưởng đến sức khỏe.Một số tiêu chí để phân loại nhân cáchXu hướng tự nhiên: hướng nội/hướng ngoạiCách tìm hiểu và nhận thức thế giới: Bằng trực giác (linh cảm, cảm giác)/Bằng giác quan (quan sát, kinh nghiệm)Cách quyết định và lựa chọn: Lý trí/Tình cảmCách thức hành động: Theo kế hoạch/Linh hoạtPhân loại nhân cách: Nhiều cách phân loại nhân cách: Type A, B, C và DTYPE A - Không kiên nhẫn và hiếu động; Cạnh tranh và đầy tham vọng; Luôn trong trạng thái vội vã; Dễ bực mình và buồn chán; Cảm giác bị áp lực của thời gian; Không bao giờ hài lòng; Cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc; Lo lắng về bệnh tật trong tương lai; Độc lập; Có xu hướng rơi vào tình trạng bực bội, thù địch, căm ghét; Cố gắng kiểm soát mọi tình huống – người lãnh đạo. - Có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao. Nhân cách Type BThoải mái, Dễ tínhKhông có xu hướng giận giữ bột phátKhông cạnh tranhKiên nhẫnLạc quanHài hướcThích nghi với môi trường xung quanh Có khả năng bộc lộ cảm xúc một cách thoải mái, phù hợpCó khả năng ứng phó với căng thẳng một cách hiệu quả Ít có nguy cơ mắc bệnh Thành công trong nghề nghiệpNhân cách Type CKhông cạnh tranh và dễ phục tùng Khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúcLuôn có cảm giác thất vọng, không hi vọng, không tương trợGọn gàng, tỉ mỉ và nghiêm trọng hóa Khó có khả năng ứng phó với căng thẳngCó xu hướng mắc các bệnh ung thư Nhân cách Type DPhản đối bất cự sự thay đổi nàoThích các công việc thường nhật buồn tẻ ví dụ công việc văn phòng/bàn giấyKhông ưa mạo hiểmKhông muốn chịu trách nhiệm và thích người khác bảo mình phải làm gì.Khả năng cộng tác/kết hợp giữa các type nhân cách:A + B; C+DA> ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách thông qua cách cá nhân phản ứng với những người xung quanh.Allport: “Mặc dù di truyền học cung cấp nguyên liệu thô làm cơ sở cho nhân cách thì chính môi trường xã hội nhào nặn nguyên liệu ấy thành sản phẩm cuối cùng”.Lý thuyết học tập xã hội (Bandura) Gia đìnhTrường họcBạn bè.Đặc điểm cá nhânNhận thứcBandura: Chúng ta học hỏi từ những mô hình quan sát => Quan sát, học tập, làm theo hành vi chuẩn mực của những người xung quanh.Môi trường gia đìnhLà môi trường sống đầu tiên của trẻ, có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển nhân cách của trẻ.Alder: “nhân cách bị ảnh hưởng bởi vị trí của chúng ta trong gia đình, trong quan hệ với anh chị em ruột”.Horney: có sự lép vế của những cô bé lớn lên trong những nền văn hoá “trọng nam”.Allport: quan hệ của đứa trẻ với mẹ (sự yêu mến và an toàn) là điều kiện tiên quyết cho phát triển nhân cách sau này.Cattell: thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng tới sự hình thành tính cách của trẻ (qua cách cư xử của cha mẹ và anh chị em).Môi trường gia đìnhTrẻ học hỏi qua quan sát thái độ, hành vi của những người trong gia đình (cha/mẹ, ông/bà; anh/chị.).Các hành vi đặc thù của cha mẹ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.Môi trường ngoài gia đìnhHarris (cuối 1990s): Thái độ và cách cư xử của cha mẹ không có tác động tới nhân cách của trẻ khi chúng ở bên ngoài gia đình. Ảnh hưởng của những đứa trẻ cùng tuổi tới nhân cách của trẻ nhiều hơn là cha mẹ: Những đứa trẻ lĩnh hội cách cư xử, thái độ, giá trị và nét đặc trưng từ các bạn cùng trang lứa và thực hành theo các giá trị đó để có được sự chấp nhận của họ.Môi trường ngoài gia đìnhHarris: Cha mẹ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ nhưng chỉ trong phạm vi nhất định (gia đình). Khi những đứa trẻ ra ngoài chúng từ bỏ/che giấu các hành vi chúng thường có ở nhà.Nghiên cứu 839 cặp sinh đôi trong giai đoạn cuối của tuổi trưởng thành (Loehlin, 1997). Kết quả: những cặp sinh đôi có nhiều bạn chung sẽ có nhiều đặc điểm nhân cách giống nhau hơn những cặp có ít bạn chung. Kết luận: những người bạn có ảnh hưởng lớn hơn tới nhân cách của trẻ so với môi trường gia đình.Ảnh hưởng của nhân cách tới sức khỏeNhân cách và sức khỏeNhân cách và căng thẳngNgười có nhân cách type A có xu hướng bị căng thẳng hơn người có nhân cách type B. Người hay có cảm giác/cảm xúc tiêu cực có xu hướng bị căng thẳng hơn. Nhân cách và chiến lược ứng phó với căng thẳngNgười lạc quan, tràn đầy hi vọng, có khả năng kiểm soát thường sử dụng những chiến lược ứng phó với căng thẳng linh hoạt và hiệu quả hơn. Nhân cách và sức khỏeNhân cách ảnh hưởng đến mức độ nhận được hỗ trợ xã hộiNgười hay cáu giận, dễ bị kích động, bi quan thường khó thiết lập các mối quan hệ gần gũi và thường xung đột trong các mối quan hệ cá nhân. Người có nhân cách type A có mức độ thỏa mãn về vật chất thấp hơn.Nhân cách ảnh hưởng đến thói quen sức khỏeNgười có nhân cách type A thường có xu hướng hút thuốc, không tập thể dục, ngủ ít, sử dụng chất kích thích và có hành vi tham gia giao thông không an toàn.Nhân cách và sức khỏeNhân cách ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với cẳng thẳng (hệ miễn dịch và hệ tim mạch)Người bi quan, không có khả năng kiểm soát thường có khả năng miễn dịch kém hơn. Người hay cáu giận, thù địch thường có nhịp tim cao hơn và dễ bị cao huyết áp.Nhân cách ảnh hưởng đến việc tự đánh giá của cá nhânNgười có cảm giác tiêu cực thường hay phàn nàn về vấn đề/tình trạng sức khỏe một cách vô cớ hơn. THẢO LUẬNKhả năng áp dụng những nội dung/kiến thức đã học về nhân cách?Đối với bản thânĐối với thực hành nghề nghiệp YTCCTHẢO LUẬN Chúng ta áp dụng kiến thức đã học về nhân cách như thế nào?Đối với bản thânBiết được đặc điểm nhân cách của mình, của người khác => Biết được những điểm mạnh/điểm yếu của họ => Có những hành vi ứng xử phù hợp.Đối với thực hành nghề nghiệp YTCCỨng dụng trong giao tiếp, truyền thông (cá nhân/nhóm nhỏ)Ứng dụng trong các chương trình can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe (các yếu tố/môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách).Những gợi ý cho các can thiệp.Can thiệp ứng phó với căng thẳng: Áp dụng các liệu pháp quản lý và ứng phó với căng thẳng nhằm giảm căng thẳng, các cảm giác tiêu cực, tính hoài nghi; tăng khả năng kiểm soát (cảm xúc, hành vi) .Những gợi ý cho các can thiệp.Các chương trình can thiệp cần chú ý đến các giai đoạn phát triển và sự hình thành nhân cách: trong đó chú ý đến yếu tố gia đình (mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, ứng xử của cha mẹ phù hợp với nhân cách của trẻ), yếu tố bạn bè (ảnh hưởng của bạn bè đến sự hình thành nhân cách); Những gợi ý cho các can thiệp.Can thiệp ở cấp độ chính sách: Nghiên cứu các yếu tố xã hội (hỗ trợ xã hội) ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ để áp dụng trong các can thiệp ở cấp độ cộng đồng. TÓM LẠI:Nhân cách là Khuynh hướng tiêu biểu, ổn định của các cá nhân thể hiện trong suy nghĩ, cảm giác, thái độ và hành vi.Có nhiều cách phân loại nhân cách (Điểm manh/điểm yếu và khả năng áp dụng.)Nhân cách ảnh hưởng đến sức khỏe (căng thẳng và các bệnh mãn tính)Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách: Yếu tố sinh học, Yếu tố xã hội (môi trường gia đình, bạn bè). Nhân cách là ổn định nhưng có thể thay đổi (yếu tố phát triển)Các chương trình can thiệp: cấp độ cá nhân và cộng đồng.XIN CẢM ƠN!
Tài liệu liên quan