Thật là quan trọng để công ty mẹ thiết lập mối liên hệ liên quan đến kế hoạch tài chính và quyền kiểm tra. Một mặt, mỗi chi nhánh hoặc công ty con sẽ chịu trách nhiệm về kế hoạch của mình và hệ thống kiểm tra. Mặt khác, có một vài trung tâm kiểm soát để phối hợp tất cả các hoạt động và đảm bảo có hiệu quả và lợi nhuận. Chỉ ra những thách thức này, MNC hướng đến lựa chọn một trong 3 giải pháp: toàn diện, cục bộ hoặc trọng điểm.
13 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chiến lược tài chính quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 10: CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
I. XÁC ĐỊNH CÁC MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH GIỮA MNC VÀ CHI NHÁNH
Thật là quan trọng để công ty mẹ thiết lập mối liên hệ liên quan đến kế hoạch tài chính và quyền kiểm tra. Một mặt, mỗi chi nhánh hoặc công ty con sẽ chịu trách nhiệm về kế hoạch của mình và hệ thống kiểm tra. Mặt khác, có một vài trung tâm kiểm soát để phối hợp tất cả các hoạt động và đảm bảo có hiệu quả và lợi nhuận. Chỉ ra những thách thức này, MNC hướng đến lựa chọn một trong 3 giải pháp: toàn diện, cục bộ hoặc trọng điểm.
I.1 Giải pháp nhiều mặt
Giải pháp nhiều mặt là tạo cho MNC như là công ty mẹ và phân quyền quyết định cho các công ty con. Những thoả thuận về bảng kê tài chính được chuẩn bị theo nguyên tắc kế toán chung cho cả công ty mẹ và công ty con, và sự thực hiện của công ty con được đánh giá liên quan đến yếu tố nội địa và nước ngoài .
Những thuận lợi của cách tiếp cận nhiều mặt là sự phân quyền. Quyết định được lập ngay thời điểm theo điều kiện thị trường, và các công ty con trên thế giới hướng đến linh động hơn, năng động hơn, cạnh tranh hiệu quả hơn. Mặt khác, giải pháp này giảm quyền lực tập trung vào văn phòng chính quốc, và ban quản trị cấp cao của công ty thường không thích giảm quyền lực của họ. Thêm vào đó, MNC tìm thấy rằng giải pháp này đưa đến cạnh tranh giữa các công ty con khác nhau trên thế giới và giảm lợi nhuận toàn bộ cho công ty.
I.2 Giải pháp cục bộ
Giải pháp cục bộ là làm cho tất cả các hoạt động kinh doanh nước ngoài như là mở rộng kinh doanh trong nước. Trong trường hợp này mỗi đơn vị hợp thành hệ thống kế hoạch và kiểm tra của công ty mẹ. Những thuận lợi của hệ thống này là phối hợp quản lý toàn bộ hoạt động. Điều này mang lại sự tập trung của chức năng tài chính để tiền mặt không cần cho hoạt động hàng ngày có thể đầu tư ở thị trường chứng khoán hoặc chuyển cho công ty con hoặc chi nhánh khác cần vốn kinh doanh. Giải pháp này có thể là vấn đề cho mỗi công ty con, có thể cần nhiều tiền mặt để lại cho doanh nghiệp hoặc cản trở những nỗ lực mở rộng bởi vì công ty mẹ lấy hết nguồn lực cần thiết.
I.3 Giải pháp trung tâm
Giải pháp trung tâm để giữ kế hoạch tài chính và kiểm soát quyết định trên toàn cầu. Quyết định này chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố. Một là bản chất và vị trí của các công ty con. Ví dụ, Anh đầu tư ở Bắc Mỹ đã trội hơn công ty mẹ, tiếp cận nhiều mặt, vì chất lượng quản lý ở địa phương sẽ được giảm tập trung. Ngược lại, đầu tư ở các nước phát triển là tập trung, công ty mẹ duy trì chi tiêu tài chính chặt chẽ. Yếu tố ảnh hưởng thứ hai là lợi ích có thể đạt được bởi phối hợp đồng thời các đơn vị một cách cẩn thận khi các công ty con của MNC ở nước ngoài đương đầu với vô số thuế, hệ thống tài chính và môi trừơng cạnh tranh. Thường có hiệu quả hơn khi tập trung tất cả các quyết định kiểm tra tài chính bởi vì điều này là cách tốt nhất đảm bảo tối đa hiệu quả và lợi nhuận. Ví dụ, nếu có hai công ty con mà khả năng bán ngang nhau, với kế hoạch tài chính tập trung, công ty mẹ có thể đảm bảo rằng doanh thu của mỗi đơn vị được lập với thuế thu nhập công ty thấp nhất.
II. QUẢN TRỊ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU
Một lĩnh vực quan trọng của quản trị tài chính toàn cầu là nắm giữ dòng tiền mặt toàn cầu. Có một số cách được thực hiện. Ba trong số những cách quan trọng bao gồm sử dụng thận trọng quỹ nội bộ, sử dụng kỹ thuật tài trợ, và sử dụng mạng đa quốc gia.
II.1 Chu chuyển của dòng ngân lưu nội bộ
Khi MNC muốn mở rộng kinh doanh, một cách đơn giản nhất mà chứa đựng nhiều tiền là lấy từ nguồn nội bộ như là vốn lưu động, là khoản chênh lệch giữa tài sản có lưu động và tài sản nợ lưu động. Ví dụ, nếu công ty con của GM ở Đức muốn thuê nhiều công nhân, họ có thể chi vượt mức quỹ dùng cho kinh doanh. Cách khác tăng tiền nội bộ bằng cách vay từ ngân hàng địa phương hoặc từ công ty mẹ. Ví dụ, Công ty con của MNC ở Chile nhận khoản vay từ công ty mẹ hoặc công ty con ở Đức và trả tiền lãi. Cách thứ ba là công ty mẹ tăng cổ phần đầu tư vào công ty con. Công ty con sẽ trả cho công ty mẹ cổ tức trên vốn đầu tư. Những ví dụ này được minh họa ở hình II.1 và giúp chỉ ra rằng có nhiều cách để MNC tìm nguồn tiền mặt trong nội bộ cho kinh doanh.
Những phương pháp này có thường được sử dụng không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm luật lệ của chính phủ liên quan đến cho vay liên công ty. Ví dụ, khi tỷ lệ thuế cao, họ thường tìm những khoản vay có lãi suất thấp cho những công ty con trong MNC cần đến vốn để mở rộng thị trường. Logic đằng sau chiến lược này là đơn vị có lợi nhuận cao không cần tính lãi suất cao bởi vì sẽ bị chính phủ đánh thuế cao. Ngược lại, công ty con vay tiền cần lãi suất thấp để mở rộng kinh doanh. Chuyển tiền theo kiểu này, MNC có thể đề nghị mở rộng, giảm thuế, và tăng doanh thu tiềm năng cho công ty con. Những nỗ lực để ngăn MNC nắm lấy những thuận lợi của thuế, trong những năm gần đây một vài chính phủ thay đổi luật thuế và định thuế tối thiểu cho những khoản vay liên công ty.
Vay
Trả lãi
Công ty mẹ
Công ty con ở Chile
Công ty con ở Đức
Cổ tức và bản quyền
Vay
Trả lãi
Đầu tư vốn
Hình II.1: Thông dụng về nguồn nội bộ và dòng quỹ
Lĩnh vực khác cần quan tâm là giới hạn khả năng của công ty mẹ tính phí licence và phí bản quyền cho việc sử dụng công nghệ hoặc đánh giá phí quản lý mà bao gồm cả phí quản lý của công ty con. Khi không có giới hạn của chính phủ về những lĩnh vực này, MNC đã tự do rút tiền nhiều từ các công ty con, vì vậy cung cấp cho công ty mẹ một lượng tiền chung sử dụng để mở rộng hoạt động.
II.2 Kỹ thuật tài trợ
Kỹ thuật tài trợ là chiến lược được sử dụng để chuyển tiền từ một MNC sang một công ty khác. Trong khi có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, ba cách thông dụng nhất là: chuyển giá, tránh thuế và khoản vay trước ( fronting loan )
II.2.1 Định giá chuyển giao
Chuyển giá là giá nội bộ được lập bởi một công ty trong nội bộ ngành trao đổi như là giá của công ty con ở Chile sẽ mua máy tính từ công ty con ở Đức. Kết quả ban đầu sẽ là công ty Đức sẽ bán motor cùng giá như những khách hàng bên ngoài khác. Kết luận thứ hai là công ty con ở Chile sẽ nhận chiết khấu bởi vì giao dịch liên ngành và công ty mẹ sẽ không cho phép công ty con của nó dùng lợi nhuận để chi tiêu cho nhau. Tuy nhiên, cả hai kết luận đều không đúng khi chiến lược chuyển giá được áp dụng. Giá cuối cùng được xác định bởi luật lệ địa phương và sẽ được lập ở mức cho phép MNC đạt được mục tiêu là tăng lợi nhuận, giảm phí, và / hoặc chuyển tiền trong các công ty con.
Một ví dụ để cho thấy rằng MNC có công ty con đặt văn phòng ở quốc gia A, có mức thuế thu nhập công ty thấp và bán sản phẩm cho công ty con ở quốc gia B, có mức thuế lợi tức cao. Nếu chuyển giá được lập cẩn thận, thì có thể phân phối lại thuế cao sang nơi thuế thấp. Bảng II.1 cung cấp ví dụ ngược lại với chuyển giá là giá nối dài (arm’s length). Giá nối dài là giá mà người mua sẽ trả cho nhà buôn trên thị trường theo điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Như trong bảng, chi phí mà công ty con ở quốc gia A là 8.000$ cho hàng hóa mà họ bán cho công ty con ở quốc gia B. Theo giá nối dài giá bán sẽ thêm 2.000$ lợi nhuận nữa là 10.000$. Công ty con thứ hai sẽ bán hàng những hàng hóa này với giá 12.000$, vì vậy cả hai công ty sẽ có lợi nhuận là 2.000$. Như bảng, thuế của quốc gia A là 40%, trong khi B là 50%. Vì vậy công ty con đầu tiên sẽ có lợi nhuận ròng là 1.200$, trong khi đó công ty thứ hai chỉ có 1.000$.
Theo thỏa thuận chuyển giá, mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận ở quốc gia thuế thấp và tối thiểu hóa lợi nhuận ở quốc gia có mức thuế cao. Trong trường hợp này, công ty đầu tiên bán hàng với giá 12.000$ sau khi trả 40% thuế trên 4.000$ lợi nhuận, họ sẽ có lời ròng là 3.400$. Công ty con thứ hai bán 12.000$, sẽ không có lợi nhuận. Tuy vậy, nhờ vào chiến lược chuyển giá, lợi nhuận toàn bộ của MNC lớn hơn là giá nối dài .
Lợi ích hiển nhiên của chuyển giá là cho phép MNC giảm thuế. Lợi ích thứ hai là chiến lược này đưa đến công ty tập trung tiền mặt vào một điểm như là công ty con đầu tiên. Một vấn đề với chuyển giá là bảng kê tài chính không thể phản ánh chính xác sự thực hiện của công ty con bởi vì lợi nhuận biên tế được xử lý. Vấn đề thứ hai là chiến lược không khuyến khích người bán kinh doanh có hiệu quả.
Trong những năm gần đây các quốc gia đã soạn thảo lại thuế để ngăn ngừa chuyển giá. Ở Mỹ, cơ quan thuế yêu cầu các MNC áp dụng quy định xác định trước, trước khi thành lập chính sách chuyển giá. Sau khi công ty nộp yêu cầu này, sở thuế sẽ xác định chính sách này có thích hợp không. Mục tiêu của sở thuế là đảm bảo rằng MNC tính cho các công ty con ở nước ngoài giá linh kiện và sản phẩm như nhau khi họ tính cho một bên độc lập thứ ba, vì vậy loại trừ được hiện tượng xử lý giá cho mục đích thuế.
Bảng II.1 Chuyển lợi nhuận bằng chuyển giá
Giá nối dài
Chuyển giá
Quốc gia A
Quốc gia B
Quốc gia A
Quốc gia B
Giá bán
10.000$ XK
12.000$
12.000$ XK
12.000$
Chi phí
8.000
10.000
8.000
12.000
Lợi nhuận
2.000
2.000
4.000
000
Thuế (A:40%; B:50%)
800
1.000
1.600
0
Lời ròng
1.200
1.000
3.400
0
II.2.2 Tìm nơi trú ẩn về thuế
Tránh thuế: Kỹ thuật tài trợ là sử dụng tránh thuế, là kinh doanh ở quốc gia có mức thuế thấp.Chiến lược này được dùng để liên kết với chuyển giá và liên quan đến bán hàng của công ty con ở mức chi phí thấp để tránh thuế theo đó bán sản phẩm ở mức giá cao hơn cho một công ty con thứ ba. Bảng II.2 cung cấp ví dụ về vấn đề này. Kết quả trong bảng là lợi nhuận ròng là 4.000$, lớn hơn trong bảng II.1 khi chỉ áp dụng chuyển giá.
Bảng II.2 Chuyển giá thông qua tránh thuế
Công ty con
Công ty con
Quốc gia A
Quốc gia B
(tránh thuế)
Quốc gia A
Giá bán
8.000$ XK
12.000$
12.000$ XK
Chi phí
8.000
8.000
12.000
Lợi nhuận
Thuế (A:40%; B:50%)
Lời ròng
0
4.000
0
II.2.3 Xây dựng các khoản nợ bình phong
Vay trước là chiến lược tiền quỹ liên quan đến bên thứ ba quản lý khoản vay. Ví dụ, nếu MNC của Mỹ quyết định kinh doanh ở Trung Quốc, MNC phải quan tâm đến rủi ro chính trị kèm theo quyết định. Có thể nào chính phủ sung công tài sản của công ty con, bao gồm cả tiền mặt nắm giữ? Để bảo vệ đầu tư của họ, công ty mẹ đã ký quỹ ở ngân hàng lớn trên thế giới có ràng buộc chặt chẽ với Trung Quốc. Công ty con sẽ vay vốn với ngân hàng này. Vì vậy, MNC đã có vị thế tốt hơn cho quỹ của họ.
Chiến lược của quỹ là quan trọng trong chuyển tiền, cũng như là giúp các MNC đương đầu vơi cơ chế chính trị và luật lệ để tồn tại. Tuy nhiên, những chiến lược này luôn luôn bổ sung bởi mạng hoạt động nội bộ quản lý quỹ để đảm bảo các hóa đơn được thanh toán tức thì.
Công ty con ở Chile
Công ty con ở Đức
50.000$
Công ty con ở Nhật bản
Công ty con ở Mexico
100.000$
25.000$
50.000$
125.000$
100.000$
50.000$
150.000$
100.000$
25.000$
50.000$
25.000$
Hình II.2 Dòng chuyển tiền giữa các công ty con của MNC
II.2.4 Xác lập hệ thống mạng thanh toán nội bộ toàn cầu
Khi các công ty con kinh doanh với nhau, họ có thể giữ tiền của công ty khác và công ty khác cũng giữ tiền của họ. Hình II.2 đưa ra ví dụ về 4 công ty con thanh toán lẫn nhau. Theo thời gian nghĩa vụ này sẽ được giải quyết bởi từng công ty con. Tuy nhiên, nỗ lực để làm cho quá trình này hiệu quả hơn, nhiều MNC hiện nay đã thành lập tài khoản thanh toán bù trừ ( clearing account ) ở một địa điểm cụ thể và cho nhà quản lý ở địa phương này có quyền chuyển tiền khi cần thiết để thanh toán nghĩa vụ trong nội bộ công ty. Quá trình tạo mạng đa quốc gia này liên quan đến việc xác định số lượng chênh lệch ròng mà công ty sở hữu thông qua giao dịch mạng, bắt đầu bằng việc tính số nợ cho nhau. Bảng II.3 đã xây dựng trên cơ sở thông tin trên bảng II.2 cho thấy vị thế mạng. Trên cơ sở thông tin này, tiền được yêu cầu chuyển để tập trung tài khoản thanh toán, trong khi đó những ai có tiền sẽ được trả từ trung tâm thanh toán này .
Bảng II.3 Tiền mặt ròng ở các công ty con
Công ty con
Tổng số tiền nhận
Tổng số tiền trả
Chênh lệch ròng
Đức
300.000$
225.000$
75.000$
Chi lê
125.000
150.000
-25.000
Nhật bản
200.000
275.000
-75.000
Mexico
225.000
200.000
25.000
Nhà quản lý trung tâm thanh toán này sẽ chịu trách nhiệm tìm ra cách làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh và đúng nhất. Đặc biệt là, các nhân viên này sẽ nhận thông tin chuyển tiền hàng tháng từ các công ty con và sẽ sử dụng những dữ liệu này để xác định vị thế của mỗi đơn vị trên mạng. Nhà quản lý sẽ tìm ra những khoản nào cần được chuyển. Những cuộc chuyển tiền này thường được thực hiện theo loại tiền tệ của người trả, để công ty con của Đức sẽ có nghĩa vụ trả DM, trong khi công ty con ở Đức sẽ trả peso. Quá trình này được quản lý bởi bộ phận của phòng thanh toán bù trừ.
Có một số lý do mà mạng đa quốc gia trở nên phổ biến. Một thuận lợi là giúp công ty mẹ đảm bảo rằng ràng buộc tài chính giữa các đơn vị nhanh chóng thực hiện. Nếu hóa đơn cho phép chưa chi trả trong một thời điểm, có thể đưa đến các doanh nghiệp khác không muốn kinh doanh với các công ty con thanh toán chậm. Mạng giúp giảm những vấn đề như vậy. Thuận lợi thứ hai là những công ty làm chủ những khoản tiền nhanh chóng hơn để thâm nhập quỹ của họ. Thuận lợi thứ ba là công ty mẹ biết những công ty con nào có tích lũy nhiều tiền và có thể lấy nguồn này nếu cần thiết để cung cấp cho những hoạt động ở địa phương khác. Thuận lợi thứ tư là chi phí chuyển ngoại hối thấp bởi vì trung tâm thanh toán có thể chuyển số tiền lớn cùng lúc.
Công ty con ở Chile
Công ty con ở Đức
Công ty con ở Nhật bản
Công ty con ở Mexico
75.000$
25.000$
Trung tâm thanh toán bù trừ
25.000$
75.000$
Hình II.3 Dòng chuyển tiền giữa các công ty con của MNC
Có một số vấn đề liên quan đến mạng đa quốc gia. Một là nhiều quốc gia kiểm soát các giao dịch này bằng cách chỉ cho phép họ giao dịch thương mại, không cho phép chuyển tiền. Vấn đề thứ hai là một số trường hợp khác, chính phủ yêu cầu thanh toán nhập khẩu chậm đến khi hoàn tất thủ tục hải quan, vì vậy làm chậm quá trình của mạng từ 60 đến 90 ngày. Vấn đề thứ ba là quản lý của các công ty con phối hợp và cho nhà quản lý trung tâm thanh toán biết về tất cả các cuộc giao dịch tác động đến quá trình này. Đôi khi có sự tác động đến sự phối hợp của các nhà quản lý mà dòng lưu kim ra lớn hơn dòng lưu kim vào. Theo tiến trình của mạng họ có thể không thể chậm trễ trong thanh toán đến 3 hoặc 4 tháng trong khi hoạt động để dự trữ và thanh toán hóa đơn phải ngay tức thì.
Mạng đa quốc gia có thể giúp MNC đảm bảo tài khoản nội bộ giữa công ty con cân bằng, và quá trình này có ích để giúp công ty mẹ quản lý nguồn tiền mặt toàn cầu. Tuy nhiên, có một số vấn đề trong quá trình này yêu cầu sự lưu tâm đặc biệt và những vấn đề mà mạng không thể giải quyết rủi ro hối đoái tác động lên giá trị tiền tệ quốc tế. Những rủi ro này đặc biệt quan trọng khi MNC kinh doanh với người mua mà trả bằng ngoại tệ yếu. Liên quan đến vấn đề này MNC thường thực hiện chiến lược quản trị rủi ro ngoại hối.
III. QUẢN TRỊ RỦI RO VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Có một số cách mà MNC cố gắng để quản trị rủi ro hối đoái. Ví dụ, nếu công ty tin rằng Mexico đang giảm giá đồng peso, như vậy giá trị đồng peso đang giữ sẽ giảm. Ngược lại, nếu đồng peso tăng giá so với dollar, MNC sẽ giữ peso và giảm đồng dollar. Đây chỉ là ví dụ đơn giản, nhưng minh họa chiến lược rủi ro hối đoái rất quan trọng để quản lý tài chính đa quốc gia có hiệu quả.
Một số lĩnh vực cần lưu tâm khi xem xét quản trị rủi ro hối đoái. Một là lạm phát, lạm phát sẽ tác động lên giá trị hối đoái. Thứ hai là tác động do hối đoái tạo ra. Thứ ba là chiến lược bảo hộ có thể được sử dụng để giảm thiểu rủi ro. Thứ tư là loại hình dự đoán và hệ thống báo cáo để xây dựng kế hoạch và kiểm soát các đáp ứng của công ty.
III.1 Lạm phát
Mỗi quốc gia có các mức độ lạm phát hàng năm khác nhau. Mặt tích cực, lạm phát có thể làm cho các khoản nợ tài chính hấp dẫn. Ví dụ, nếu General Electric mua cao ốc văn phòng ở Monterrey, Mexico, với giá 3 triệu peso và trả làm 3 năm, lạm phát có thể ảnh hưởng đến toàn bộ giá trị. Nếu lạm phát là 10% năm, tòa cao ốc có giá trị hơn 3 triệu peso vào cuối năm thứ ba. Vì vậy lạm phát khuyến khích người mua mua ngay khi giá thấp. Mặt khác, lạm phát tác động lên lãi suất bằng cách tăng chi phí khoản vay. Lạm phát cũng tác động đến giá trị của tiền tệ trên thị trường thế giới.
Khi MNC kinh doanh ở quốc gia có mức lạm phát cao, có một số chiến lược công ty cần sử dụng bao gồm: (1) nhanh chóng giảm tài sản cố định để thanh toán giá trị tài sản nhanh như có thể; (2) chậm thanh toán các khoản chưa thanh toán cho người bán mà thanh toán bằng tiền địa phương – Vì giá trị của tiền tệ này sẽ giảm và thanh toán dài hạn được hoãn, điều này tốt hơn cho công ty con; (3) nhấn mạnh hơn vào vịêc thu các khoản phải thu vì tiền tệ này sẽ mất giá hàng tháng; (4) Giữ số tiền địa phương trong lúc chuyển số còn lại của quỹ này vào nơi ổn định hơn. Và (5) tìm nguồn vốn khác bởi vì người vay địa phương sẽ tăng lãi suất để bảo vệ khoản thu hồi trên đầu tư của họ. MNC cũng xem xét việc nâng giá bán để giữ lợi nhuận khi đương đầu với lạm phát.
III.2 Phòng chống rủi ro do tỷ giá hối đoái thay đổi
MNC cũng muốn giảm tác động hối đoái. Hình thức thông dụng nhất của những tác động này là chuyển đổi, giao dịch và kinh tế.
III.2.1 Rủi ro chuyển đổi
Tác động chuyển đổi: Chuyển đổi là quá trình trình bày lại bảng kê tài chính nước ngoài theo đồng tiền chính quốc. Ví dụ, PepsiCo sẽ chuyển bảng cân đối tài sản và bảng kê thu nhập của công ty con sang dollar. Theo cách này ban quản trị và cổ đông có thể thấy được các công ty con kinh doanh ra sao. Công ty cũng có thể phối hợp các bảng kê tài chính của công ty con thành