Trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, để tồn tại và phát triển một cách bền vững các công ty
phải tạo ra được một thế cạnh tranh so với đối thủ. Lợi thế cạnh tranh đó phải xây dựng trên
nền tảng nguồn lực và khả năng có giá trị cạnh tranh của công ty. Những nhà quản trị khôn
ngoan, luôn khởi sự bằng việc thiết lập một chiến lược cạnh tranh và chiến lược công ty cho
doanh nghiệp. Chiến lược và chính sách kinh doanh là môn học cốt lõi của ngành quản trị
kinh doanh. Nó cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến chiến lược như tầm nhìn, sứ mạng
của một doanh nghiệp, phương pháp phân tích và lựa chọn một chiến lược cạnh tranh và chiến
lược công ty hợp lý trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Có 3 mảng kiến thức chính được đề
cập trong giáo trình này đó là:
23 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chiến lược và chính sách kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI GIẢNG
CHIẾN LƯỢC & CHÍNH SÁCH
KINH DOANH
MÃ SỐ: 4 40 0 18
BIÊN SOẠN: Th.S PHAN TUẤN HẢI
TP.HỒ CHÍ MINH – 6/2013
2
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM
Khoa: Quản Trị Kinh Doanh
Bộ môn: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần : CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KINH DOANH
(Tên học phầng bằng tiếng Anh : Business Strategy and Policy)
- Mã số học phần : 4 40 0 18
- Số tín chỉ : 03
- Đào tạo trình độ : Cao Đẳng
- Ngành đào tạo : Quản Trị Kinh doanh tổng hợp
- Giảng dạy cho sinh viên năm thứ : 3
- Điều kiện ràng buộc:
+ Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
+ Học phần học trước: Kinh tế vi mô, quản trị tài chính, marketing căn bản
- Phân bố tiết giảng của học phần :
+ Giờ lên lớp : 45 tiết
Lý thuyết 25 tiết
Bài tập thực hành 15 tiết ( 15t x 2 = 30 t )
Thảo luận : 5 tiết ( 5t x 2 = 10t )
+ Giờ chuẩn bị cá nhân : 90 tiết
Theo nhóm 45 tiết
Tự nghiên cứu 45 tiết
- Các giảng viên hiện đang phụ trách
Họ và Tên : Đặng Văn Đảm Học vị: Thạc Sỹ QTKD
Địa chỉ làm việc : Trường CĐ CNTT Tp HCM
Địa chỉ liện hệ : 379 / 3B Lê Văn Lương, Phước Kiển, Nhà Bè
Điện thoại 0948888037 Email : dang_van_dam@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Chiến lược và chính sách kinh doanh,
Marketing căn bản, Quản trị dự án.
Họ và Tên : Phan Tuấn Hải Học vị: Thạc Sỹ
Địa chỉ làm việc : Trường CĐ CNTT Tp HCM
Địa chỉ liên hệ : 8/18B, Ấp 3, Đông Thạnh, Hóc Môn, Tp HCM
Điện thoại : 0907052002, Email : newinsightsco@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính : Quản trị học, Chiến lược và chính sách
kinh doanh.
3
2. Tóm tắt nội dung học phần
- Giới thiệu về quản trị chiến lược
- Tầmquan trong của việc phân tích môi trường bên trong bên ngoài doanh nghiệp
khi thực hiện chiến lược,
- Nhận biết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ,
- Lựa chọn chiến lược
- Cách thức duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường,
- Nhận biết các nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém
hiệu quả và cách thức khắc phục,
- Các chiến lược phát triển công ty
- Lựa chọn và thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp với doanh nghiệp.
3. Nội dung chi tiết học phần
3.1. Danh mục các vấn đề của học phần
Vấn đề 1. Giới thiệu về quản trị chiến lược
Vấn đề 2. Tiến trình quản trị chiến lược
Vấn đề 3. Phân tích môi trường bên ngoài
Vấn đề 4. Phân tích môi trường bên trong
Vấn đề 5. Chiến lược cấp kinh doanh
Vấn đề 6. Chiến lược công ty hội nhập, đa dạng hóa, liên minh
Vấn đề 7. Lựa chọn chiến lược cho công ty kinh doanh đơn ngành
Vấn đề 8: Lựa chọn chiến lược cho công ty kinh doanh đa ngành
3.2. Xây dựng chuẩn nhận thức đạt được của quá trình dạy học của từng vấn
đề của học phần :
Vấn đề 1 : Giới thiệu về quản trị chiến lược
Nội dung Mức độ
Kiến Thức
1. Tư duy chiến lược
2. Khái niệm chiến lược
3. Chiến lược và lợi thế so với đối thủ
4. Chiến lược tiến triển theo thời gian
5. Mô hình kinh doanh
6. Ba tiêu chí đánh giá chiến lược chiến thắng
Hiểu kiến thức cơ bản
về quản trị chiến lược
Kỹ năng : so sánh nhận dạng về quản trị chiến lược
Vấn đề 2 : Tiến trình quản trị chiến lược
Nội dung Mức độ
Kiến thức
1. Tiến trình quản trị chiến lược
Hiểu và biết cách phân
tích, đánh giá một tầm
4
2. Phát triển tầm nhìn chiến lược
3. Sứ mạng – tuyên bố sứ mạng
4. Các nguyên tắc
nhìn hiệu quả, biết cách
thiết lập sứ mạng
Kỹ năng : thiết lập tầm nhìn, sứ mạng
Vấn đề 3 : Phân tích môi trường bên ngoài
Nội dung Mức độ
Kiến thức
1. Các yếu tố xác định tình hình công ty
2. Phân tích môi trường vĩ mô
3.Các đặc điểm kinh tế nổi bật của ngành
4. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
5. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi
6. Vị thế thị trường của các đối thủ
7. Sự di chuyển của đối thủ
8. Yếu tố thành công then chốt
9. Mức độ hấp dẫn của một ngành công nghiệp
Hiểu và biết cách phân
tích cơ hội, đe dọa của
môi trường vĩ mô và
đánh giá tính hấp dẫn
của ngành công nghiệp
Kỹ năng : phân tích và khảo sát
Vấn đề 4 : Phân tích môi trường bên trong
Nội dung Mức độ
Kiến thức
1. Đánh giá chiến lược hiện tại
2. Nguồn lực và khả năng có giá trị cạnh tranh
3. Phân tích chuỗi giá trị
4. Đánh giá thế mạnh cạnh tranh của công ty so với đối thủ
5. Các vấn đề mà BGĐ nên chú ý
Hiểu và đánh giá thế
mạnh cạnh tranh tương
đối của công ty so với đối
thủ
Kỹ năng: phân tích các nguồn lực của công ty và thế mạnh
cạnh tranh so với đối thủ
Vấn đề 5 : Chiến lược cấp kinh doanh
Nội dung Mức độ
Kiến thức
1. Thiết lập mục tiêu dài hạn
2. Chiến lược dẫn đầu chi phí
3. Chiến lược sự khác biệt
4. Chiến lược chi phí thấp – tập trung
5. Chiến lược sự khác biệt - tập trung
6. Chiến lược chi phí thấp – sự khác biệt
Hiểu về đặc điểm, ưu
và nhược điểm của 5
loại chiến lược cạnh
tranh của doanh nghiệp
Kỹ năng phán đoán và xác định chiến lược
5
Vấn đề 6 : Chiến lược công ty hội nhập, đa dạng hóa, liên minh
Nội dung Mức độ
Kiến thức
1. Chiến lược tăng trưởng tập trung
2. Chiến lược phát triển thị trường, sản phẩm
3. Chiến lược đa dạng hóa
4. Chiến lược mua lại
5. Chiến lược liên doanh, sáp nhập và liên minh chiến lược
Hiểu biết chiến lược
mở rông của doanh
nghiệp
Kỹ năng
Nhận biết và đánh giá chiến lược công ty
Vấn đề 7 : Lựa chọn chiến lược cho công ty kinh doanh đơn ngành
Nội dung Mức độ
Kiến thức
1. Tiêu chí lựa chọn chiến lược
2. Ma trận TOWNS
3. Ma trận chiến lược chính
4. Mô hình chùm chiến lược chính
Biết cách lựa chọn
chiến lược thích hợp
cho công ty kinh doanh
đơn ngành
Kỹ năng
Phân tích và ra quyết định
Vấn đề 8 : Lựa chọn chiến lược cho công ty kinh doanh đa ngành
Nội dung Mức độ
Kiến thức
1. Ma trân chia sẻ tăng trưởng BCG
2. Ma trân thế mạnh kinh doanh – Mức hấp dẫn của ngành
Biết cách lựa chọn
chiến lược cho công ty
kinh doanh đa ngành
Kỹ năng
Phân tích và ra quyết định
6
4. Tổ chức dạy - học
4.1. Lịch trình giảng dạy của học phần
Tuần Vấn đề
Phân số tiết cho hình thức dạy và học
Tổng
Lên lớp
Theo
nhóm
Tự
nghiên
cứu
Lý
thuyết
Bài tập
Thảo
luận
1 1 2 1 3 3 9
2 1 3 3 3 9
3 2 2 1 3 3 9
4 3 2 1 3 3 9
5 3 2 1 3 3 9
6 4 2 1 3 3 9
7 4 1 2 3 3 9
8 Kiểm tra
Giữa kỳ
3 3 3 9
9 5 2 1 3 3 9
10 5 2 1 3 3 9
11 6 2 1 3 3 9
12 6 1 2 3 3 9
13 7 2 1 3 3 9
14 7 2 1 3 3 9
15 8 1 2 3 3 9
4.2. Điều kiện hỗ trợ dạy và học của học phần
Giảng đường, máy chiếu, micro, laptop, và tài liệu .
5. Tài liệu học tập
Để đảm bảo chất lượng dạy và học, tài liệu học tập và tham khảo như sau :
Thứ
tự
Tên tác giả
Tên tài
liệu
Năm
xuất
bản
Nhà
xuất
bản
Địa chỉ
khai
thác tài
liệu
Mục đích sử
dụng
Học T. khảo
1
PGS TS Lê
Thế Giới
Quản Trị
Chiến
Lược
2009
Thống
kê
Thư
viện
trường
x x
2
TS Nguyễn
Khoa Khôi –
Đồng Thị
Thanh
Phương
Quản Trị
Chiến
Lược
2008
Thống
kê
Thư
viện
trường
x
3
PGS TS
Nguyễn Thị
Liên Diệp
Quản Trị
Chiến
Lược &
CS Kinh
Doanh
2006
LĐ
TBXH
Thư
viện
trường
X
7
4
Micheal
Porter
Chiến
Lược
Cạnh
Tranh
1996
KHKT
HN
Thư
viện
trường
x
6. Các qui định về yêu cầu cần thiết khác
6.1. Cách thức mức độ đánh giá SV
Kiểm tra đánh giá giữa kỳ : 30 %
Kiểm tra đánh giá cuối kỳ : 70 %
6.2. Quy định về thời gian
Kiểm tra giữa kỳ : Tuần thứ 8
Kiểm tra cuối kỳ : Tuần thứ 17
6.3. Quan tâm, hỗ trợ đối với SV có hoàn cảnh đặt biệt về sức khoẻ, tâm lý
gia cảnh. Để SV hoàn thành khóa học.
7. Đánh giá trong quá trình tổ chức giảng dạy HP
7.1. Điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
Xếp loại Thang điểm 10
Thang điểm 4
Bằng số Bằng chữ
Đạt
(tích luỹ)
Xuất sắc Từ 9,0 đến 10,0 A+ 4,0
Giỏi Từ 8,0 đến cận 9,0 A 3,5
Khá Từ 7,0 đến cận 8,0 B+ 3,0
TB khá Từ 6,0 đến cận 7,0 B 2,5
Trung bình Từ 5,0 đến cận 6,0 C 2,0
Không đạt
Yếu Từ 4,0 đến cận 5,0 D+ 1,3
Kém Từ 3,0 đến cận 4,0 D 1,0
Từ 0,0 đến cận 3,0 F 0,0
7.2. Đánh giá các hoạt động học tập của SV
- Tham gia đầy đủ các buổi học tại lớp và các buổi thảo luận vấn đề theo
nhóm
- Trước khi học kiến thức mới SV phải đảm bảo yêu cầu đọc trước tài liệu
và hoàn thành bài tập.
- Tỷ trọng các nội dung đánh giá từ thực hiện theo điểm 12 tại hướng dẫn
thực hiện quy chế 43 về đào tạo tín chỉ của hiệu trưởng ban hành ngày
10/11/2011.
8. Quy định quản lý ĐCT HP
8.1. Biên soạn đề cương chi tiết học phần do nhóm giảng viên biên soạn, được
bộ môn và khoa thông qua.
8.2. ĐCCT HP được quản lý tại : giảng viên phụ trách HP, khoa, bộ môn quản
lý HP, Phòng quản lý đào tạo, Phòng đảm bảo chất lượng đào tạo và khảo thí,
đăng trên website của trường và khoa quản lý ngành học.
8
8.3. Giảng viên có trách nhiệm
- Thông tin về giảng viên phụ trách giảng dạy HP có thay đổi
- Lịch trình giảng dạy cụ thể trong học kỳ .
- Cập nhật thông tin về nội dung kiến thức mới hoặc có chỉnh sửa so với văn
bản gốc của ĐCCT HP đã công bố.
- Giới thiệu ĐCCT và địa chỉ tra cứu cho SV ngay từ tiết dạy đầu tiên của HP
TP.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 06 năm 2013.
Trưởng Khoa Bộ Môn Đại diện nhóm biên soạn
9
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, để tồn tại và phát triển một cách bền vững các công ty
phải tạo ra được một thế cạnh tranh so với đối thủ. Lợi thế cạnh tranh đó phải xây dựng trên
nền tảng nguồn lực và khả năng có giá trị cạnh tranh của công ty. Những nhà quản trị khôn
ngoan, luôn khởi sự bằng việc thiết lập một chiến lược cạnh tranh và chiến lược công ty cho
doanh nghiệp. Chiến lược và chính sách kinh doanh là môn học cốt lõi của ngành quản trị
kinh doanh. Nó cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến chiến lược như tầm nhìn, sứ mạng
của một doanh nghiệp, phương pháp phân tích và lựa chọn một chiến lược cạnh tranh và chiến
lược công ty hợp lý trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Có 3 mảng kiến thức chính được đề
cập trong giáo trình này đó là:
1. Xác định tầm nhìn, sứ mạng và nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp: Chương 1,2
2. Phân tích môi trường bên ngoài - bao gồm môi trường tổng quan, môi trường ngành công
nghiệp) và mội trường bên trong: Chương 3,4
3. Lựa chọn chiến lược cạnh tranh và chiến lược công ty: Chương 5,6,7,8
10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Mục tiêu học
1. Nắm được 3 câu hỏi quan trọng của chiến lược
2. Hiểu được khái niệm chiến lược
3. Hiểu được các loại chiến lược cạnh tranh & lợi thế so với đối thủ
4. Giải thích tại sao chiến lược công ty tiến triển theo thời gian
5. Nắm được tầm quan trọng của mô hình kinh doanh
6. Nắm được ba tiêu chí để đánh giá một chiến lược chiến thắng
7. Phân loại được các cấp chiến lược công ty
8. Hiểu được lợi ích của quản trị chiến lược
1.1 Tư Duy Chiến Lược : 3 Câu Hỏi Lớn
Liên quan đến tình hình chiến lược của một công ty, 3 câu hỏi sau cần được xem xét kỹ:
1. Tình hình hiện tại của công ty?: doanh thu, lợi nhuận của công ty là bao nhiêu,tăng hay
giảm so với năm trước, tỷ lệ tăng (giảm) là bao nhiêu %, chia sẻ thị phần hiện tại của công ty
là bao nhiêu %....
2. Công ty mong muốn hình ảnh tương lai như thế nào?:hình ảnh của công ty trong 10-20 năm
tới về mặt vị thế thị trường, sản phẩm, công nghệ.
3. Công ty đạt được điều đó bằng cách nào?: các bước hành động cụ thể của doanh nghiệp để
đạt được tầm nhìn đã đề ra, bao gồm các giải pháp ở cấp độ bộ phận chức năng như marketing,
bán hàng, nhân sự, tài chính.Chẳng hạn như, công ty phải tuyển dụng và đào tạo bao nhiêu
nhân sự trong 3-5 năm tới, công ty cần nguồn vốn bao nhiêu để phát triển hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
1.2 Chiến lược là gì?
Chiến lược bao gồm các biện pháp cạnh tranh & các phương pháp kinh doanh mà ban quản trị
phát triển để thu hút và làm hài lòng khách hàng, điều hành các hoạt động, tăng trưởng kinh
doanh, đạt được các mục tiêu thực hiện.
1.3 Chiến Lược & Lợi Thế So Với Các Đối Thủ
11
Chiến lược có thể giúp làm vững mạnh vị thế cạnh tranh dài hạn của công ty và giúp công ty
đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững so với các đối thủ. Một công ty muốn tồn tại và phát
triển trên thị trường phải tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Bằng cách hoạch định
chiến lược, doanh nghiệp có một kế hoạch hành động chi tiết để xây dựng và giữ vững lợi thế
cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustainable Competitive Advantage)
Lợi thế cạnh tranh bền vững cho phép công ty thu hút một số lượng người mua đủ lớn mà yêu
thích lâu dài các sản phẩm, dịch vụ của công ty hơn các sản phẩm, dịch vụ của đối thủ. Có bốn
phương pháp chiến lược để xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty so với đối thủ:
1. Phát triển lợi thế trên nền tảng chi phí: người quản lý công ty quản lý các hoạt động
của công ty thật hiệu quả để chi phí tổng của công ty nhỏ nhất. Nhờ vào chi phí thấp
này, sản phẩm của công ty được bán ở mức giá thấp hơn đối thủ trong khi vẫn duy trì
được một số đặc tính cơ bản ngang bằng so với đối thủ.
2. Tạo ra lợi thế trên nền tảng sự khác biệt: người quản lý công ty cố gắng làm cho sản
phẩm, dịch vụ khác với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ và sự khác biệt này có thể giúp
công ty đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
3. Tập trung vào một khe hở thị trường trong một ngành công nghiệp: công ty tập trung
phục vụ một phân khúc khách hàng thay vì phục vụ tất cả các nhóm khách hàng.
4. Phát triển các nguồn lực, các khả năng có giá trị cạnh tranh mà các đối thủ không thể
dễ dàng làm tương ứng, sao chép, hoặc tạo ra nguồn lực thay thế. Nguồn lực và khả
năng có giá trị cạnh tranh sẽ giúp công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và lợi
thế cạnh tranh này sẽ giúp công ty tồn tại và phát triển.
1.4 Tại Sao Chiến Lược của một Công Ty Tiến Triển Theo Thời Gian?
Tình hình môi trường bên ngoài luôn thay đổi do sự di chuyển của đối thủ cạnh tranh, sự thay
đổi nhu cầu và sở thích của người mua, sự bùng phát các cơ hội thị trường, sự đột phá về mặt
công nghệ Do Vậy, người quản lý nổ lực không ngừng để cải tiến chiến lược. “Chiến lược
không phải là sự diễn ra một lần mà là một tiến trình công việc”
1.5 Mô Hình Kinh Doanh Là Gì?
Mô hình kinh doanh (Business Model) là một bản kế hoạch chi tiết mô tả “Chúng ta làm ra
tiền bằng nào?”, bao gồm 3 thành phần: Sự tuyên bố về giá trị khách hàng, công thức lợi
nhuận và sự xác định về nguồn lực và các tiến trình chính mà cần thiết để tạo ra và cung cấp
giá trị cho khách hàng.
Mối Quan Hệ Giữa Chiến Lược & Mô Hình Kinh Doanh
12
Chiến lược liên quan đến các biện pháp cạnh tranh và các phương pháp kinh doanh của công
ty trong khi mô hình kinh doanh quan tâm đến doanh thu & chi phí có từ chiến lược - chứng
minh rằng công ty có thể làm ăn có lợi nhuận và có thể tồn tại hay không.
1.6 Ba Tiêu Chí của Một Chiến Lược Chiến Thắng
Một chiến lược được xem là chiến thắng nếu thỏa mãn 3 tiêu chí: Tiêu chí về sự thích hợp
(Chiến lược có thích hợp với tình hình bên trong và bên ngoài công ty hay không), tiêu chí về
sự cạnh tranh (chiến lược có mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho công ty hay không),
tiêu chí về sự thực hiện ( Chiến lược có gia tăng sự thực hiện hay không)
1.7 Các Cấp Chiến Lược
Doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành (Single-business firms)
Doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành có 3 cấp chiến lược: chiến lược cấp công ty (cũng
là chiến lược kinh doanh), chiến lược chức năng và chiến lược hoạt động.
1-23
GV: Phan Tuấn Hải - Khoa
QTKD - ITC HCM
23
Doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành
(Single-business firms)
CL chức
năng
CL công ty /
kinh doanh
Công ty KD
đơn ngành
Chiến
lược
R&D
Chiến
lược
tài
chính
Chiến
lược
Mkt
CL
nguồn
nhân
lực
CL hoạt động
Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành (Multiple-business firms)
Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành gồm có 4 cấp chiến lược: chiến lược cấp công ty,
chiến lược kinh doanh, chiến lược chức năng và chiến lược hoạt động
13
1-24
GV: Phan Tuấn Hải - Khoa
QTKD - ITC HCM
24
Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành
(Multiple-business firms)
CL chức năng
CL kinh
doanh ( cạnh
tranh)
CL công ty Công ty
ĐVKD
1
CL
R&D
CL
tài
chính
CL
Mkt
CL
nguồn
nhân
lực
ĐVKD
2
ĐVKD
3
CL hoạt động
Câu hỏi
1. Chiến lược là gì? Có bao nhiêu cách để đạt được lợi thế cạnh tranh?
2. Mô hình kinh doanh là gì? Trình bày các thành phần của mô hình kinh doanh?
3. Chiến lược có bao nhiêu cấp? Giải thích?
14
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Mục tiêu học
1. Hiểu được tiến trình quản trị chiến lược
2. Hiểu được các khái niệm sứ mạng, tầm nhìn, và các nguyên tắc cho một công ty
2.1 Tiến trình Quản trị chiến lược (QTCL)
Tiến trình quản trị chiến lược gồm có 5 bước: (1) Phát triển tầm nhìn, sứ mạng, các nguyên
tắc; (2) Thiết lập mục tiêu; (3) Lựa chọn chiến lược để đạt được mục tiêu và tầm nhìn; (4)
Thực hiện chiến lược; (5) Đánh giá và điều chỉnh.
2-3
Phát
triển
tầm
nhìn,
tuyên
bố sứ
mạng,
các
nguyên
tắc
Thiết
lập các
mục
tiêu
Lựa
chọn
chiến
lược để
đạt
được
mục
tiêu và
tầm
nhìn
Thực
hiện
chiến
lược
Đánh
giá thực
hiện,
xem xét
tình
hình và
tiến
hàng
các điều
chỉnh
2.1 Tiến trình Quản trị chiến lược (QTCL)
10/01/2011 3GV: P.T. Hải
Các yếu tố bên ngoài và bên trong định hình các
quyết định chiến lược và vận hành
Các công việc thiết yếu của QTCL
Về cơ bản, quản trị chiến lược được chia làm 3 giai đoạn: phân tích chiến lược, lựa
chọn chiến lược và thực hiện chiến lược. Các công việc của mỗi giai đoạn được mô tả
cụ thể trong bảng bên dưới:
15
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
1. Xác định tầm nhìn, thiết lập sứ mạng, tuyên bố nguyên tắc
2. Đánh giá môi trường bên ngoài
3. Phân tích bên trong
4. Chuyển sứ mạng thành các mục tiêu thực hiện cụ thể
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
5. Phát sinh, đánh giá và chọn các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp công ty
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
6. Phát triển các mục tiêu hàng năm và các chiến lược ngắn hạn
7. Thực hiện các chiến lược đã chọn
8. Đánh giá sự thực hiện, xem xét lại tình hình và tiến hành các điều chỉnh thích hợp
2.2 Phát triển Tầm Nhìn Chiến Lược
Phát triển tầm nhìn chiến lược liên quan đến tư duy có chiến lược về hướng tương lai của công
ty và những sự thay đổi trong SP, khách hàng, thị trường, công nghệ để cải thiện vị thế thị
trường hiện tại và viễn cảnh tương lai
Các đặc điểm của một tuyên bố tầm nhìn hiệu quả
Sinh động (Graphic): Phác thảo một bức tranh về loại công ty mà ban quản trị cố gắng tạo nên
và vị trí thị trường mà công ty cố gắng chiếm lấy
Định hướng (Directional): Sự cầu tiến, mô tả hướng chiến lược mà ban quản trị vạch ra, mô tả
sự thay đổi về sản phẩm, thị trường, khách hàng, công nghệ mà giúp công ty chuẩn bị cho
tương lai
Tập trung (Focused): đủ cụ thể để cung cấp người quản lý sự hướng dẫn trong việc ra quyết
định và phân phối nguồn lực
Linh hoạt (Flexible: có thể điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của SP, khách hàng, thị
trường và công nghệ
Khả thi (Feasible: có thể đạt được trong khoảng thời gian tuyên bố
16
Đáng khát khao (Desirable): chỉ ra tại sao đường lối vạch ra là một sự khôn ngoan trong kinh
doanh
Dễ dàng truyền đạt (Easy to communicate): có thể giải thích trong 5-10 phút, có thể rút gọn lại
thành một câu khẩu hiệu (Slogan) đơn giản, dễ nhớ
Các thiếu sót phổ biến trong tuyên bố tầm nhìn
Mơ hồ (Vague): không chỉ cụ thể công ty dẫn đầu về lãnh vực nào và công ty làm gì để chuẩn
bị cho tương lai
Không tiến lên (Not forward looking: không chỉ rõ ban quản trị có thay đổi sản phẩm – thị
trường – khách hàng – công nghệ hay không hoặc thay đổi như thế nào
Quá rộng (Too broad): bao gồm tất cả , dẫn đầu trong mọi lãnh vực, theo đuổi mọi cơ hội,
thâm nhập vào mọi ngành kinh doanh
Không hứa hẹn (Uninspiring): không đủ lực để động viên người làm thuê hoặc gây sự