Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử các quỹ tiền tệ.
Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn
vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho các việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp
nhằm đạt mục tiêu đề ra.
90 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 1: Bản chất, chức năng và tổ chức hoạt động của tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chương 1
BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
1. Bản chất tài chính doanh nghiệp.
Khái niệm tài chính doanh nghiệp.
Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử các quỹ tiền tệ.
Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn
vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho các việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp
nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Qua định nghĩa này có thể thấy tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định tài
chính, quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận nhằm đạt
mục tiêu đểa là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường,
là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tấ hàng hóa – tiền tệ,
tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào vào tính chất
và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế tập trung đẩn sinh ra cơ chế quản
lý tài chính tập trung, nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện hàng loạt quan hệ tài chính
mới. Do đó tính chất và phạm vi hoạt động của tài chính trong doanh nghiệp cũng có những
thay đổi đáng kể.
Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng là những nội dung
chủ yếu sau đây:
Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh
tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn tài chính
được diễn ra trong nội dung doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và
được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước (thông qua nộp thuế hoặc tài trợ tài
chính) giữa các doanh nghiệp với thị trường hàng hóa, sức lao động, tài chính, thông tinh,
dịch vụtrong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bán hàng hóa, dịch vụ
(đầu ra) của quá trình kinh doanh. Rõ ràng là sự vận động các nguồn tài chính nêu trên đều
được nảy sinh và gắn liền với các khâu trong quá trình tái sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một cách
hỗn loạn mà nó được hòa nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đó là sự vận
động chuyển hóa từ các nguồn tài chính hình thành các quỹ hoặc vốn kinh doanh của doanh
nghiệp và ngược lại. Sự chuyển hóa qua lại đó được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân
phối dưới hình thức giá trị nhằm để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho mục tiêu
sản xuất khấu hao của doanh nghiệp.
Từ những đặc trưng nêu trên có thể rút ra kết luận:
uploader:
more information and additional documents
connect with me here:
2
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động và
chuyển hóa của các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các
quỹ tiền tệ nhằm đạt tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ cho phép
của pháp luật.
1.2. Vị trí của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia và là
khâu cơ sở của hệ thống tài chính.
Nếu xét trên góc độ của hệ thống tài chính nước ta thì tài chính doanh nghiệp được coi
là một bộ phận của hệ thống tài chính nhà nước, trong đó tài chính Nhà nước (ngân sách nhà
nước) giữ vai trò chủ đạo, các định chế tài chính trung gian có vai trò hỗ trợ tài chính các tổ
chức xã hội và dân cư bổ sung nhằm tăng nguồn lực tài chính cho nền kinh tế còn tài chính
doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống. Sự hoạt động có hiệu quả của tài chính doanh
nghiệp có tác dụng củng cố hệ thống tài chính quốc gia.
Sơ đồ hệ thống tài chính nhà nước hiện nay
Nếu xét trong phạm vi một đơn vị sản xuất kinh doanh thì nó là một công cụ quản lý
quan trọng để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bởi vì chúng ta thấy mọi mục tiêu hoạt động, phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh chỉ có thể hoạt động được trên cơ sở thực hiện tốt các chức năng của tài chính, từ vấn
đề tạo lập nguồn tài chính, tổ chức sử dụng có hiệu quả của đồng vốn, thường xuyên kiểm tra
kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng tài
chính như công cụ để thực hiện vấn đề đó.
Ngoài ta tài chính doanh nghiệp là công cụ để nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế:
Xét trong phạm vi cả hệ thống nền kinh tế quốc dân thì tài chính doanh nghiệp được coi là
cầu nối giữa Nhà nước với nền kinh tế. Thông qua tài chính doanh nghiệp nhà nước có thể
điều tiết nền kinh tế thị trường bằng một hệ thống luật như luật doanh nghiệp, luật thuế, luật
đầu tư, luật ngân hàng nhằm điều chính,hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp đi đúng vào
mục tiêu đã định, đúng hướng, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Nhà nước
thông qua công cụ của tài chính doanh nghiệp, sử dụng các công cụ của quản lý vĩ mô của
nền kinh tế như chính sách giá cả, chính sách lãi suất tiền gửi, tiền vay nhằm điều chỉnh các
hoạt động đi đúng vào mục tiêu chung của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trong ngừng phát
triển ổn định, lâu dài.
Tài chính
doanh nghiệp
Tài chính của các tổ chức tài
chính
Thị trường
Tài chính
Tài chính nhà nước
Tài chính các tổ chức xã
hội và dân cư
uploader:
more information and additional documents
connect with me here:
3
Tóm lại TCDN có vị trí rất quan trọng đối với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế
doanh nghiệp nói riêng, cũng như góp phần phát triển nền kinh tế nói chung. Nó có những
ảnh hưởng quyết định đến nguồn ngân sách nhà nước, cũng như trong việc các quan hệ lành
mạnh đối với công tác tiền tệ, tín dụng và thanh toán của Ngân hàng. Nó góp phần tạo ra của
cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhiều mặt cho nhân dân trong toàn
bộ xã hội.
1.3. Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp. Hình thái vật chất của
các quỹ bằng tiền này là nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệuCác quỹ tiền tệ này
luôn luôn vận động , trong quá trình vận động phát sinh các quan hệ xã hội. Những quan hệ
xã hội này đều được biểu hiện bằng tiền, bởi vậy còn gọi là quan hệ tiền tệ.
Nội dung các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước
Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện nghĩa vụ tài
chính đối với nhà nước. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp vốn. Một số công
ty liên doanh hoặc cổ phần nhà nước tham gia góp vốn.
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường
Các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp phát sinh thường
xuyên trong các thị trường gồm: quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác, quan hệ
giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các tổ
chức tín dụng
- Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp
Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá trình phân
phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, thưởng, phạt, lãi cổ phân.
2. Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Chức năng của tài chính doanh nghiệp.
Tài chính thực hiện việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Nhờ chức năng
này mà của cải xã hội dưới hình thức giá trị được phân phối vào những mục đích sử dụng
khác nhau, đảm bảo nhu cầu, lợi ích khác nhau trong đời sống xã hội.
Đối tượng phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Đây là các nguồn lực tài
chính, là tiền tệ đang vận động một cách độc lập với tư cách là phương tiện thanh toán,
phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Kết quả của quá trình
phân phối là tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ theo những mục đích nhất định, đáp ứng nhu
cầu tích luỹ hoặc tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội.
Đặc điểm chính của chức năng này là luôn gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ
tiền tệ nhất định. Ngoài ra chức năng này còn có những đặc điểm sau:
- Phân phối của cải tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không đi kèm sự vận
động ngược chiều của hai hình thức giá trị như trong mua bán hàng hoá.
- Phân phối của tài chính bao gồm cả quá trình phân phối lần đầu giữa những chủ thể
tạo ra sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và quá trình phân phối lại.
2.1.2. Chức năng giám đốc
uploader:
more information and additional documents
connect with me here:
4
Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng nhờ vào đó mà giám đốc, kiểm tra sự
vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ theo những mục đích
đã định trước.
Chức năng giám đốc kiểm tra tài chính diễn ra ngay trong quá trình thực hiện chức năng
phân phối của chính nó. Do đó chủ thể của giám đốc, kiểm tra và phân phối đồng nhất với
nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Thông qua việc giám đốc, kiểm tra mà phát hiện và giúp cho việc hiệu chỉnh các quá
trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo mục tiêu đã được đặt ra, theo yêu
cầu hiệu quả của việc sử dụng các quỹ tiền tệ.
Đặc điểm của giám đốc tài chính:
- Giám đốc tài chính không đồng nhất với mọi khả năng giám đốc bằng đồng tiền mà là
khả năng giám đốc các quá trình vận động của các nguồn lực tài chính, khi tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ với chức năng chủ yếu là phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ.
- Giám đốc tài chính có tính thường xuyên, liên tục, toàn diện, kịp thời đối với quá trình
vận động của các nguồn lực tài chính, khi tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ.
2.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay tài chính doanh nghiệp giữ vai trò chủ yếu sau đây:
2.2.1. Tài chính doanh nghiệp là công cụ để khai thác, thu hút các nguồn tài chính
nhằm đảm bảo đầy đủ và kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn
và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện: Xác định đúng đắn các nhu cầu vốn
cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các
phương pháp và hình thức thích hợp nhằm huy động nguồn vốn bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần đã nảy sinh
nhiều hình thức huy động vốn cho phép các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên
ngoài.
Do vậy, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc chủ
động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt
động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
2.2.2. Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và
có hiệu quả.
Cũng như khai thác huy động vốn, việc sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả được ciu là
điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, trong nền kinh tế thị trườn yêu cầu của
các quy luật kinh tế như (quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị) đã dặt ra
trước mọi doanh nghiệp những chuẩn mực hết sức khắt khe. Do đó hiệu quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn.
uploader:
more information and additional documents
connect with me here:
5
Tài chính doanh nghiệp đóng góp vai trò quan trọng vào việc đánh giá và lựa chon dự án
đầu tư, trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần
chọn ra dự án đầu tư tối ưu.
Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt
và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay
vốn, từ đó giảm bớt được các khoản tiền trả lãi vay. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ
của doanh nghiệp, cùng với việc sử các hình thức thưởng phạt vật chất một cách hợp lý và
nghiêm minh sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ, công nhân viên gắn bó với doanh
nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao động góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.3. Tài chính doanh nghiệp là công cụ để thúc đấy sản xuất kinh doanh phát triển.
Khác với nền kinh tế tập trung bao cấp, trong nền kinh tế thị trường các quan hệ tài chính
doanh nghiệp được mở rộng trên phạm vi rộng lớn. Đó là những quan hệ với hệ thống ngân
hàng, với các tổ chức tài chính trung gian khác, các thành viên góp vốn đầu tư liên doanh, các cổ
đông, các khách hàng mua, bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và những quan hệ tài chính trong
nội bộ doanh nghiệpNhững quan hệ tài chính trên đây chỉ có thể diễn ra khi cả hai bên cùng
có lợi và trong khuôn khổ pháp luật. Dựa vào khả năng này nhà quản lý có thể sử dụng các công
cụ tài chính để xác định phương án đầu tư, xác định lãi suất, cổ tức, giá bán hoặc giá mua sản
phẩm, dịch vụ, tiền lương, tiền thưởng để kích thích tăng năng suất lao động, kích thích tiêu
dùng, kích thích thu hút vốnnhằm thúc dẩy sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Trong những biện pháp sử các công cụ tài chính nêu trên thì việc đầu tư thường đem lại hậu
quả kinh tế cao và vững chắc nhât như đầu tư đổi mới kỹ thuật, đầu tư yếu tố con người (như
nâng cao trình độ của người lao động, quan tâm đến thu nhập và phúc lợi của người lao động)
sẽ tạo ra khả năng rộng lớn để tăng năng suất lao động.
Đây là nhân tố hết sức quan trọng nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh kéo dài chu kỳ
sống của doanh nghiệp.
2.2.4. Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực mọi hoạt động sản
phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu của kế toán, các chỉ tiêu tài chính
như số thanh toán, hệ số sinh lwoif, hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu phân
phối sử dụng vốnngười quản lý có thể dễ dàng nhận biết được thực trạng tốt, xấu trong các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Với khả năng đó người lãnh đạo và các nhà quản lý
doanh nghiệp có thể kịp thời phát hiện các yếu điểm, các nguyên nhân của nó để điều chỉnh
quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Phát hiện kịp thời những
tồn tại, vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể dưa ra quyết định điều chỉnh các hoạt động
sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến thực tế của doanh nghiệp.
uploader:
more information and additional documents
connect with me here:
6
Để sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra tài chính đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần
tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, phân tích hoạt động kinh tế của
doanh nghiệp.
3. Tổ chức hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
3.1. Khái niệm.
Tổ chức tài chính doanh nghiệp là việc hoạch định các chiến lược tài chính và hệ thống
các biện pháp để thực hiện chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
3.2. Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất cung ứng hàng hóa
cho người tiêu dùng qua thi trường nhằm đạt mục đích sinh lời.
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố
đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là
hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng
vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có phương thức thích
hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn tienf tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệuSau khi sản xuất xong doanh nghiệp thực hiện bán hàng và thu
được tiền bán hàng. Với số tiền bán hàng doanh nghiệp dùng để bù đắp các khoản chi phí vật
chất đã hao mòn, trả lương cho người lao động, các khoản chi phí khác và nộp thuế cho Nhà
nước, phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp tiếp tục phân phối lợi nhuận này. Như
vậy quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng chính là quá trình tạo lập và phân phối, sử
dụng quỹ tiền tệ hợp thành tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình đó làm phát sinh tạo ra
sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động
đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế
dướ hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp và bao hàm các quan
hệ tài chính chủ yếu sau:
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ này được thể hiện chủ yếu ở
chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ
phí vào ngân sách nhà nước
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hôi khác.
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chr thể kinh tế khác là mối quan hệ rất đa dạng
và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và
các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau (bao hàm cả các loại dịch vụ
tài chính).
Ngoài quan hệ tài chính với các chr thể kinh tế khác, doanh nghiệp có thể còn có mối
quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác như doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ
chức xã hội, v.v
uploader:
more information and additional documents
connect with me here:
7
Quan hệ tìa chính gữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp. Quan hệ này
được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, thực hiện thưởng phạt vật
chất với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chr sở hữu của doanh nghiệp là mối quan hệ
thể hiện trong việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và trong
việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận
nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ
của doanh nghiệp.
Từ những vấn đề nấu trên ta có thể rút ra những điểm sau:
Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là những quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập,
phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất,
tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc
tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằmđạt tới các mục tiêu của
doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động
chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệphương pháp.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là công quan trọng đẻ thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Việc tổ chức tài chính trong các doanh nghiệp đều dựa vào những cơ sở chung nhất định.
Tuy nhiên, tài chính của các doanh nghiệp khác nhau cũng như có những đặc điểm khác
nhau, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Sau đây là một số những nhân tố ảnh hưởng đến
việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.
3.3.1. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp. ở
Việt Nam xét về hình thwucs pháp lý có các loại hình doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp tư nhân.
Công ty hợp danh.
Công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngoài bốn loại hình doanh nghiệp trên còn có hợp tác xã.
Hìn