Có nhiều định nghĩa về quản trị
Quản trị là những phương thức đạt mục tiêu chung
thông qua sự phối hợp hoạt động của các cá nhân và tổ
chức.
Quản trị là nghệ thuật sử dụng nguồn lực nhằm đạt
mục tiêu với hiệu quả mong muốn
Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều
hành và kiểm tra các nguồn lực nhằm đạt được mục
tiêu chung
135 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 1: Nhập môn quản trị hành chính văn phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
NHẬP MÔN QUẢN TRỊ
HÀNH CHÍNH VĂN
PHÒNG
I.NHỮNG KHÁI NIỆM
II.CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ CỦA HÀNH CHÍNH VĂN
PHÒNG DOANH NGHIỆP
III.NHÀ QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG
I. NHỮNG KHÁI NIỆM
I.1 Quản trị
Có nhiều định nghĩa về quản trị
Quản trị là những phương thức đạt mục tiêu chung
thông qua sự phối hợp hoạt động của các cá nhân và tổ
chức.
Quản trị là nghệ thuật sử dụng nguồn lực nhằm đạt
mục tiêu với hiệu quả mong muốn
Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều
hành và kiểm tra các nguồn lực nhằm đạt được mục
tiêu chung.
Nói đến quản trị là nói đến yếu tố con người và
thông qua hoạt động của con người để đạt mục tiêu.
Quá trình quản trị thường được thực hiện qua các chức
năng quản trị (PODC hay POLC)
QUẢN : duy trì, ổn định, giữ vững
TRỊ : sự thay đổi, năng động, biến đổi
Do đó có thể hiểu “Quản trị là duy trì sự ổn định
trong sự biến động”
Vấn đề : Quản tri kinh doanh là gì ?
I.2 Hành chính
Hoạt động hành chính xuất hiện gắn liền với sự ra
đời của nhà nước. Nó có 2 nghĩa chính
Theo nghĩa rộng : hành chính gắn liền với tính
quyền lực nhà nước. Do đó :” Hành chính là công
việc của các cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng
quyền lực nhà nước trong quản lý và điều hành xã
hội”. Khái niệm này dẫn tới loại hình hành chính
CÔNG
Theo nghĩa hẹp : hành chính gắn liền với nghĩa
phục vụ (hỗ trợ). Do đó có thể hiểu : “Hành chính là
các hoạt động điều hành công việc của một tổ chức
nhằm bảo đảm quá trình hoạt động thông suốt và hiệu
quả của bộ máy quản lý” . Khái niệm này dẫn tới loại
hình hành chính TƯ.
Hành chính doanh nghiệp là một loại của hành
chính tư, diễn ra ở các doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu
phát triển của doanh nghiệp đó.
Những lưu ý quan trọng
Trên tầm vi mô, cần phân biệt giữa quản trị và
hành chính.
Cần phân biệt giữa hành chính công và hành chính
tư.
Mục tiêu cơ bản của hành chính doanh nghiệp là
gì ?
Sự khác biệt cơ bản của hoạt động hành chính
doanh nghiệp trong nền kinh tế kế hoạch hoá và nền
kinh tế thị trường.
1.3 Văn phòng
Có nhiều cách tiếp cận
Tiếp cận quyền lực : văn phòng là nơi làm việc của
một cấp quản lý (văn phòng thủ tướng, văn phòng
chính phủ )
Tiếp cận chức năng : văn phòng là nơi thực hiện
một loại hình công việc (văn phòng luật sư, văn phòng
công chứng )
Tiếp cận hoạt động : văn phòng là trụ sở làm việc
của một đơn vị (doanh nghiệp, cơ quan )
Tóm lại
Văn phòng là địa điểm làm việc của một tổ chức, là
trung tâm xử lý thông tin và điều hành hoạt động,
đồng thời là trung tâm giao tiếp giữa tổ chức với bên
ngoài.
Văn phòng doanh nghiệp là bộ máy điều hành tổng
hợp, là nơi thu thập xử lý thông tin hỗ trợ cho quản trị,
là nơi bảo đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật nhằm hỗ
trợ phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp luôn gắn liền với hoạt động của văn
phòng (ngay cả trong khái niệm văn phòng ảo).
Hoạt động văn phòng luôn gắn liền với yếu tố con
người, quản lý con người.
Văn phòng là bộ mặt của doanh nghiệp, vì nó là
nơi giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng và đối
tác.
Bốn yếu tố cấu thành văn phòng
Con người : các nhà quản trị, nhân viên
Hệ thống trang thiết bị : máy móc văn phòng, trang
bị kỹ thuật, yếu tố vật chất
Hệ thống nguyên tắc thủ tục : cơ cấu, phân quyền,
nguyên tắc, thủ tục
Hệ thống nghiệp vụ hành chính văn phòng
Hiệu quả hoạt động hành chính văn phòng phụ thuộc
vào chất lượng và mối quan hệ giữa các yếu tố trên
Hành chính văn phòng doanh nghiệp là các hoạt
động thu thập xử lý thông tin, tham mưu tổng hợp, hỗ
trợ và phục vụ cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp,
bảo đảm hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.
Quản trị hành chính văn phòng là quá trình hoạch
định, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động
hành chính văn phòng trong doanh nghiệp nhằm bảo
đảm xử lý thông tin và hỗ trợ kịp thời cho các cấp quản
lý trong ra quyết định điều hành doanh nghiệp
Hệ thống hành chính văn phòng doanh nghiệp phải
thiết kế trên quan điểm ASS :
Hoạt động hành chính văn phòng doanh nghiệp là
một quá trình
Hành chính văn phòng doanh nghiệp đòi hỏi tính
chuyên môn hoá và tính chuyên nghiệp
Hành chính văn phòng doanh nghiệp phải tuân thủ
mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp
Hành chính văn phòng đòi hỏi phải xác định tính
quyền lực tương xứng với trách nhiệm
II. CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ CỦA
HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG
II.1 Chức năng của hành chính văn phòng
Hành chính văn phòng doanh nghiệp trong kinh tế
thị trường có 2 chức năng cơ bản, đó là chức năng
thông tin (tham mưu tổng hợp) và chức năng phục vụ
hỗ trợ, chúng kết hợp tạo ra hệ thống hành chính văn
phòng hỗ trợ (ASS : Administration Support System)
Chức năng thông tin : thu thập, phân tích, xử lý,
lưu trữ, tham mưu, cung cấp thông tin
Chức năng hỗ trợ : phục vụ & dịch vụ cho các đơn
vị trong bộ máy quản lý
II.2 Nhiệm vụ
Xây dựng kế họach họat động cho bộ máy quản lý và
chương trình hành động cho các nhà quản trị
Thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin phục vụ các
nhà quản trị và quá trình quản trị
Theo dõi việc thực hiện quyết định, tham mưu cho
các cấp quản lý giải quyết các vấn đề phát sinh
Tổ chức công tác văn thư, biên tập và ban hành văn
bản
Tổ chức công tác lưu trữ, bảo quản, hủy bỏ hồ sơ tài
liệu
Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, chuyến công tác,
đàm phán
Bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật cho bộ máy quản lý
và quá trình quản lý của doanh nghiệp
Quản lý tài sản, kiểm kê, đánh giá tài sản
III. NHÀ QUẢN TRỊ HÀNH
CHÍNH VĂN PHÒNG
III.1 Khái niệm
Nhà quản trị là những người có quyền ra lệnh và
điều hành công việc của những người khác và chịu trách
nhiệm trước kết quả của họ.
Nhà quản trị phải có người dưới quyền
Nhà quản trị phải gắn bó chặt chẽ quyền và trách
nhiệm
Có nhiều lọai nhà quản trị trong doanh nghiệp : nhà
quản trị tổng quát và nhà quản trị chức năng
Nhà quản trị hành chính văn phòng là những nhà
quản trị chức năng, có quyền tổ chức điều hành các họat
động hành chính văn phòng doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm về kết quả họat động hành chính văn phòng theo
quyền hạn và trách nhiệm của mình
Vấn đề : Nhà quản trị hành chính văn phòng
trước đây và hiện nay có những đặc điểm khác biệt gì ?
Cấu trúc của các nhà quản trị hành chính trong
doanh nghiệp
Cấp cao : giám đốc hành chính; phó GĐ hành
chính tổ chức; trợ lý hành chính
Cấp giữa : chánh phó văn phòng, trưởng phó
phòng hành chính
Cấp thấp : tổ trưởng tổ phó; nhóm trưởng nhóm
phó .
Vấn đề : vị trí và ảnh hưởng của nhà quản trị hành
chính văn phòng trong doanh nghiệp
Nhà quản trị hành chính văn phòng cũng cần có
những kỹ năng nhất định
Kỹ năng tư duy : khả năng nhận thức vấn đề, tư duy
về hành chính
Kỹ năng nhân sự : nghệ thuật lãnh đạo con người;
giải quyết mâu thuẫn
Kỹ năng truyền thông : phát biểu; truyền đạt; thuyết
phục
Kỹ năng chuyên môn : am hiểu nghiệp vụ hành chính
văn phòng và các nghiệp vụ liên quan
Sự tồn tại của cấp quản trị hành chính cấp cao phụ
thuộc vào
Qui mô họat động của doanh nghiệp
Đặc điểm ngành nghề họat động
Mức độ phức tạp và quan trọng của công tác hành
chính
Nhu cầu và mức độ giao tiếp trong họat động của
doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ không cần nhà quản
trị hành chính cấp cao
III.2 Tiêu chuẩn của nhà quản trị HCVP
Có khả năng quản trị
Am hiểu chuyên môn nghiệp vụ hành chính
Có khả năng huấn luyện đào tạo
Khả năng giao tiếp và ngọai giao
Khả năng truyền thông
Khả năng làm việc nhóm
Tinh thần vững vàng, bình tĩnh hòa đồng
Chịu đựng được áp lực công việc
CHƯƠNG 2
HOẠCH ĐỊNH & TỔ CHỨC CÔNG
VIỆC HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG
I.HOẠCH ĐỊNH CÔNG VIỆC HÀNH CHÍNH
II.TỔ CHỨC CÔNG VIỆC HÀNH CHÍNH
III.TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÀM VIỆC
I. HOẠCH ĐỊNH CÔNG VIỆC
HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG
• I.1 Khái niệm
• Hoạch định : là quá trình xác định mục tiêu,
chọn lựa giải pháp, công cụ, hình thành kế hoạch
và chương trình hành động để thực hiện có hiệu
quả những mục tiêu đã đề ra.
• Hoạch định là chức năng đầu tiên của quá trình
quản trị, ảnh hưởng đến các chức năng khác.
• Hoạch định có 3 đặc trưng cơ bản
• Hoạch định gắn liền với dự báo, do đó phải chấp
nhận một độ sai lệch nhất định.
• Hoạch định luôn hướng tới tương lai trên cơ sở
đánh giá quá khứ và hiện tại.
• Tùy theo độ dài của mục tiêu mà chúng ta có
hoạch định dài hạn hay hoạch định ngắn hạn.
• Hoạch định công việc hành chính : là quá
trình xác định mục tiêu nhiệm vụ và xây dựng kế
hoạch hành chính nhằm bảo đảm cho hệ thống
hành chính doanh nghiệp thực hiện đúng chức
năng và nhiệm vụ của mình.
• Kế hoạch hành chính : là kết quả của quá trình
hoạch định hành chính, nó là cơ sở để phối hợp
hoạt động của bộ máy quản lý của DN
• Những đặc điểm của kế hoạch hành chính :
• Thường rơi vào tầm ngắn hạn (tuần, tháng, qúi)
• Chi tiết và cụ thể (con người, đia điểm, thời
gian, công việc ..)
• Xuất phát từ nhà quản trị cấp giữa.
• Những đặc điểm này xuất phát từ lý do gì?
ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp ra
sao ?
• Hoạch định hành chính có những tác dụng
• Giảm tối đa sự trùng lắp công việc giữa các đơn
vị, các bộ phận và cá nhân nhà quản trị
• Chủ động đối phó với những tình huống thay
đổi của hoạt động, tăng độ linh hoạt của bộ
máy
• Là cơ sở cho sự phối hợp và liên kết giữa các
bộ phận, đơn vị chức năng
• Tiết kiệm chi phí và thời gian
• I.2 Qui trình Hoạch định hành chính
• Bước 1 : Tập hợp nhu cầu và mục tiêu
• Là quá trình nhận nhu cầu hỗ trợ từ các đơn vị
chức năng trong doanh nghiệp và xác định những
mục tiêu nghiệp vụ hành chính phải làm. Nhu cầu
từ các bộ phận mang tính thụ động, cần phải có
những biện pháp giảm bớt sự thụ động
nhu cầu từ các
bộ phận
Mục tiêu
nghiệp vụ HC
Xây dựng mục tiêu
– nhiệm vụ
Cân đối khả năng
đáp ứng
Xây dựng kế hoạch
chính thức
Phổ biến thực hiện
kế hoạch
Năng lực đáp
ứng
Áp lực môi
trường
Ph
ản
hồ
i
Ph
ản
hồ
i
• Xác định thời điểm của chuyển giao nhu cầu
(giới hạn thời gian ...)
• Xác định thẩm quyền chuyển giao nhu cầu
(ai có quyển gì ? ...)
• Xác định và thống nhất hình thức biểu mẫu
sử dụng
• Xác định hệ thống thông tin ghi nhận và
phản hồi thông tin
• Bước 2 : XÂy dựng bảng mục tiêu
• Xác định thứ tự ưu tiên của những mục tiêu
và nhiệm vụ, lập danh sách những công việc cần
giải quyết cho kế hoạch tới.
• tiêu chuẩn đánh giá
• Tầm quan trọng của mục tiêu
• Thẩm quyền nhu cầu
• Thời điểm chuyển giao nhu cầu
• Bước 3 : cân đối khả năng và nhiệm vụ
• Đánh giá khả năng đáp ứng, lên phương án
giải quyết.
• Cân nhắc với áp lực từ môi trường để chọn
giải pháp tối ưu
• Phản hồi thông tin với các bộ phận để thống
nhất biện pháp hành động, hay thỏa thuận cách
giải quyết.
• Bước 4 : Xây dựng kế hoạch chính thức
• Văn bản hoá những kế hoạch
• Bảo đảm tính chính thức của kế hoạch
• Bảo đảm tính phù hợp, đáp ứng theo nhu cầu
của doanh nghiệp
• Kế hoạch hành chính phải ngắn gọn, chính xác,
rõ ràng
• Bước 5 : Chuyển giao & thực thi kế hoạch
• Chuyển giao phải đúng thời điểm và đúng đối
tượng có trách nhiệm của các đơn vị, thông tin
cho các đối tượng liên quan
• Tiến hành sự phối hợp giữa các đơn vị có liên
quan
• Luôn giữ thông tin phản hồi để ghi nhận và điều
chỉnh kế hoạch kịp thời
• I.3 Công cụ sử dụng trong hoạch định HC
• Đối với kế hoạch tuần thường sử dụng “Lịch
công tác tuần” hay “Sơ đồ Gantt” cải tiến.
• Đối với kế hoạch tháng hay quí thường sử dụng
bảng “Kế hoạch mô tả”
II. TỔ CHỨC CÔNG VIỆC
HÀNH CHÍNH
• II.1 Các phương thức tổ chức công việc HC
• a/ Tổ chức công việc hành chính tập trung theo
địa bàn : toàn bộ công việc hành chính sẽ được
tập trung tại một địa điểm nhất định và do một bộ
phận chuyên môn đảm nhận (phòng hành chính)
• Được sử dụng cho các doanh nghiệp lớn, đòi hỏi
tính chuyên môn hoá cao
• Ưu điểm
• Kiểm soát chặt chẽ công việc, nguyên tắc và
qui trình hành chính
• Xử lý & cung cấp thông tin nhanh
• Sử dụng hiệu quả trang thiết bị và chi phí
• Khuyết điểm
• Quá tải công việc
• Tạo tính quyền lực gia tăng của bộ phận hành
chính doanh nghiệp
• b/ Tổ chức công việc hành chính phân tán theo
chức năng hoạt động : công việc hành chính sẽ
phân tán cho các chức năng tự thực hiện theo
mức độ phát sinh công việc hành chính .
• Sử dụng cho những doanh nghiệp hoạt động phân
tán hay bất lợi về địa bàn hoạt động. Những
doanh nghiệp tổ chức “phi cơ cấu”
• Ưu điểm
• Tạo tính linh hoạt và thích ứng
• Giảm bớt áp lực công việc
• Khuyết điểm
• Khó kiểm soát công việc, dễ vi phạm nguyên
tắc và thủ tục hành chính
• Lãng phí trong đầu tư và sử dụng trang thiết bị
• c/ Tổ chức công việc hành chính kết hợp : Là sự
kết hợp giữa tổ chức HC tập trung và phân tán
theo nguyên tắc những vấn đề mang tính nguyên
tắc thủ tục sẽ được tập trung, và phân quyền
cho các bộ phận tự giải quyết những công việc
phát sinh theo quyền hạn.
• Xuất hiện 2 vấn đề : phân quyền và trách nhiệm
giữa tập trung và phân tán
• II.2 Nguyên tắc tổ chức công việc hành chính
• Nguyên tắc tuân thủ chức năng và mục tiêu hoạt
động
• Nguyên tắc cân bằng quyền hạn và trách nhiệm
• Nguyên tắc ủy quyền trong hoạt động
• Nguyên tắc thông tin phản hồi
III. TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN LÀM VIỆC
• III.1 Thiết kế văn phòng
• Có 2 loại văn phòng : văn phòng đóng và
văn phòng mở. Mỗi loại văn phòng có công
dụng sử dụng khác nhau
• a/ Văn phòng đóng (cổ điển) : là hình thức
văn phòng mà các bộ phận làm việc được bố
trí trong những phòng riêng biệt và khép kín.
• b/ Văn phòng mở : là hình thức văn phòng mà các
bộ phận làm việc được đặt trong không gian
chung và xếp theo qui trình công việc. vd như
ngân hàng
• Văn phòng mở có 2 loại : có vách ngăn (cố định
hay lưu động) và không có vách ngăn
• Là xu hướng sử dụng hiện nay
• III.2 Điều kiện vật lý
• Điều kiện vật lý có ảnh hưởng trực tiếp đến
tâm sinh lý và sức khoẻ của con người và ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất lao động trong
văn phòng.
• Điều kiện vật lý : ánh sáng, nhiệt độ, không
khí, tiếng ồn, màu sắc ...
• III.3 Tối ưu hoá thao tác
• Sắp xếp trang thiết bị làm việc ở nơi làm việc.
• Thiết kế bàn ghế phù hợp với thể trạng nhân
viên
• Tạo không gian làm việc hiệu quả
• Thiết kế luồng công việc hợp lý
CHƯƠNG 3
ĐIỀU HÀNH & KIỂM TRA
CÔNG VIỆC HÀNH CHÍNH
VĂN PHÒNG
I.ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC HÀNH CHÍNH
VĂN PHÒNG
II.KIỂM TRA CÔNG VIỆC HÀNH CHÍNH
VĂN PHÒNG
I. ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC
HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG
I.1 Khái niệm
Chỉ huy : là quá trình động viên, đôn đốc và thúc
đẩy nhân viên thực hiện đúng và có hiệu quả mục tiêu
công việc được giao.
Quá trình chỉ huy luôn gắn liền với
Công việc
Khả năng
Lợi ích
Tình cảm
Điều hành công việc hành chính : Là việc áp dụng
những phương pháp, những cách thức chỉ huy, duy trì
tính kỷ luật nhằm bảo đảm thực hiện đúng những mục
tiêu và nhiệm vụ của hệ thống hành chính doanh
nghiệp.
Điều hành công việc hành chính đòi hỏi phải duy trì
một không khí làm việc tích cực và có trách nhiệm.
Vai trò
Là chức năng thúc đẩy quá trình hoạt động.
Điều chỉnh những sai sót có thể có ở các chức năng
trước.
Phối hợp hoạt động giữa các bộ phận và giải quyết
các mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động.
I.2 Các phương thức điều hành công việc hành
chính
a/ Điều hành bằng hệ thống “nguyên tắc thủ tục” :
là quá trình thiết lập những nguyên tắc và qui trình phù
hợp nhằm giải quyết những công việc. Khi giải quyết
các công việc liên quan cần tuân thủ các nguyên tắc và
thủ tục đã ban hành.
Đây là phương thức đặc trưng của hành chính
Nguyên tắc : là những điều khoản làm chuẩn mực cho
việc giải quyết công việc
Thủ tục : là trình tự về không gian và thời gian giải
quyết những nhóm công việc nhất định, mang tính ổn
định và bắt buộc.
qui trình : là những luồng công việc được thiết kế
theo tính đặc thù của nhữngcông việc đó, nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động.
Ưu điểm
Tạo tính nề nếp trật tự
Tạo khả năng tư vận hành
Thay đổi hoạt động nhanh chóng
Khuyết điểm
khả năng giải quyết sự cố kém
dễ rơi vào tình trạng quan liêu, trì trệ
b/ Điều hành bằng hệ thống văn bản : Quá trình
truyền đạt mệnh lệnh, giải quyết công việc thông qua
những văn bản viết chính thức và cụ thể. Là phương
thức mang tính đặc trưng của hành chính
Chính thức : có thẩm quyền
Cụ thể : gắn liền với những công việc nhất định
Ưu
Phạm vi rộng
Cơ sở pháp lý
Giải quyết sự cố tốt
Khuyết
Tâm lý chờ đợi văn bản
Vấn đề giấy tờ gia tăng
c/ Điều hành thông qua ủy quyền & phân quyền :
dựa vào cơ cấu tổ chức bộ máy để phân quyền và phân
trách nhiệm giải quyết công việc.Đây là phương thức
tạo ra độ linh hoạt cao cho hệ thống.
Mức độ phân quyền
Trách nhiệm
Kiểm soát phân quyền
d/ Điều hành thông qua nhóm “hoạt động” (nhóm
đặc nhiệm) : là phương thức tạo nhóm hoạt động giải
quyết những vụ việc nhất định, khi công việc kết thúc
nhóm tự giải tán,
xu hướng ngày càng được sử dụng vì
Mục tiêu rõ ràng
Trách nhiệm và độ tự quản cao
Khai thác tiềm năng nhân viên
I.3 phương pháp chỉ huy của nhà quản trị hành
chính
Thường sử dụng phương pháp chỉ huy theo các giai
đoạn phát triển của nhân viên
Các giai đoạn phát triển của nhânv iên hình thành từ
2 nhóm yếu tố : tinh thần làm việc và kỹ năng nghề
nghiệp
Tinh thần làm việc = {lý tưởng, thái độ, quan điểm,
tình cảm, tâm lý ....}
Kỹ năng làm việc = { trình độ chuyên môn, văn
hoá, kinh nghiệm, thủ thuật làm việc ...}
Có 4 giai đoạn phát triển của nhân viên : S1, S2,
S3, S4. tương ứng với 4 kiểu chỉ huy của nhà quản
trị là D1, D2, D3, D4.
S1S2S3S4
D1:
HƯỚNG
DẪN
D2: KÈM
CẶP
D3:
HỖ
TRỢ
D4: ủy
quyền
D1 : Hướng dẫn nhân viên (nhập cuộc)
D2 : Kèm cặp nhân viên
D3 : Hỗ trợ nhân viên
D4 : Ủy quyền cho nhân viên
II. KIỂM TRA CÔNG VIỆC
HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG
II.1 Khái niệm
Kiểm tra công việc hành chính là đánh giá
nguyên tắc thủ tục/ đo lường kết quả thực hiện
nhằm phát hiện sai sót và nguyên nhân sai sót,
tiến hành những biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Kiểm tra phải chủ động
Tiến hành thường xuyên và toàn diện
Vai trò
Kiểm soát hệ thống
Cải tiến và tối ưu hoá công việc
Tiết kiệm chi phí
II. Phương pháp kiểm tra
a/ Kiểm tra theo qui trình công việc : là quá trình
kiểm tra thiết kế theo những bước công việc, theo
nguyên tắc phát hiện và điều chỉnh ngay những sai sót
nảy sinh trong hoạt động.
Phương pháp kiểm tra này thích ứng với phương
thức điều hành bằng hệ thống nguyên tắc thủ tục.
Nội dung
Nắm vững qui trình công việc
Thiết kế tiêu chuẩn cho những bước công việc
Gắn liền với hệ thống nguyên tắc thủ tục đã ban
hành.
Mỗi bộ phận cá nhân có trách nhiệm tự kiểm tra theo
tiêu chuẩn trước khi chuyển công việc sang bộ phận
khác.
b/ kiểm tra kết quả “phản hồi” : Còn gọi là kiểm
tra theo kết quả công việc. Là quá trình kiểm tra dựa
vào kết quả để so sánh và đánh giá với những mục
tiêu đã đề ra để tìm sai lệch, nguyên nhân và đề ra
biện pháp khắc phục.
Mang tính thụ động và có độ trễ
Thường gắn liền với phương pháp điều hành bằng
văn bản
Thực hiện trên 3 bước
Bước 1 : xác định nợi dung và đối tượng kiểm tra,
xây dựng tiêu chuẩn đánh giá.
Bước 2 : đo lường kết quả thực tế, so sánh với tiêu
chuẩn định trước
Bước 3 tìm nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh
phù hợp
Công cụ kiểm tra trong hành chính
Ngân sách
Hồ sơ tài liệu
Báo cáo
Lịch & kế hoạch công tác
Thanh tra
CHƯƠNG 4
NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG VIỆC HÀNH
CHÍNH VĂN PHÒNG
I.CẢI TIẾN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH DOANH NGHIỆP
II.ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
HÀNH CHÍNH DOANH NGHIỆP
III. ÁP DỤNG TQM VÀ ISO TRONG HÀNH CHÍNH
DOANH NGHIỆP
I. CẢI TIẾN THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH DOANH NGHIỆP
• I.1 Khái niệm
• Thủ tục hành chính là những tiến trình hợp lý và
phù hợp để giải quyết các công việc liên quan mà
doanh nghiệp xây dựng và thực hiện tùy theo đặc thù
hoạt