Bài giảng Chương 2: Quản trị nguồn vốn huy động

Các loại nguồn vốn huy động. 2. Đặc điểm và yêu cầu quản trị đối với nguồn vốn huy động. 3. Phương pháp xác định chi phí huy động. 4. Quản trị nguồn vốn huy động. 5. Các chính sách định giá sản phẩm huy động

pdf43 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Quản trị nguồn vốn huy động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 1. Các loại nguồn vốn huy động. 2. Đặc điểm và yêu cầu quản trị đối với nguồn vốn huy động. 3. Phương pháp xác định chi phí huy động. 4. Quản trị nguồn vốn huy động. 5. Các chính sách định giá sản phẩm huy động 1. Các loại nguồn vốn huy động của NH. • Nguồn vốn bị động – Tiền gửi giao dịch – Tiền gửi phi giao dịch 1. Các loại nguồn vốn huy động của NH. • Nguồn vốn chủ động – Phát hành công cụ nợ – Vay các Định chế tài chính khác – Vay NHTW. 2. Đặc điểm và yêu cầu quản trị nguồn vốn huy động của NH • Đặc điểm nguồn vốn bị động. –Khách hàng tự tìm đến NH. –Nghiệp vụ thường xuyên, Ổn định tương đối. –Độ linh hoạt thấp. 2. Đặc điểm và yêu cầu quản trị nguồn vốn huy động của NH • Đặc điểm nguồn vốn chủ động – Do NH chủ động tìm kiếm – Xuất hiện khi ngân quỹ thiếu hụt – Không ổn định – Độ linh hoạt cao Yêu cầu quản trị với nguồn vốn huy động của NH. • Xác định nhu cầu vốn huy động. • Phân tích chi phí huy động (Tổng nguồn, từng loại nguồn). • Lựa chọn nguồn. • Chính sách định giá sản phẩm. • Chính sách Marketing. Xác định tổng nhu cầu huy động vốn. Nhu cầu huy động vốn = Tổng nhu cầu tài sản dự kiến - Tổng nguồn vốn hiện tại - Vốn tự có tăng thêm 3. Phương pháp xác định chi phí huy động vốn 3.1. Phương pháp chi phí quá khứ bình quân. 3.2. Phương pháp tập trung nguồn vốn. 3.3. Phương pháp chi phí cận biên. 3.1 Phương pháp chi phí bình quân • Các chỉ số –Chi phí lãi bình quân –Chi phí huy động vốn bình quân – Điểm hòa vốn (tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn huy động) –Tỉ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn huy động và vốn chủ sở hữu 3.1. Phương pháp chi phí quá khứ bình quân. Chi phí lãi bình quân Tổng chi phí lãi = Tổng nguồn vốn Huy động Chi phí huy động bình quân Tổng chi phí lãi và phi lãi = Tổng nguồn vốn Huy động Điểm hòa vốn (tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn HĐ) Tổng chi phí lãi và phi lãi = Tài sản có sinh lãi Tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn Huy động và vốn Chủ sở hữu Điểm hòa vốn Tỉ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn Chủ sở hữu. = + Tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn chủ sở hữu Thu nhập trước thuế = Tài sản có sinh lãi Tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn chủ sở hữu Thu nhập sau thuế = (1- Thuế suất thuế T.nhập) X T.sản có sinh lãi Hoặc Vốn chủ sở hữu NH Thu nhập sau thuế = ROE* Vốn CSH Ví dụ về PP chi phí quá khứ bình quân. • Tình hình huy động vốn của một NHTM như sau: Nguồn vốn huy động Số dư Bquân năm (tỷ đồng) Lãi suất huy động Bquân (%năm) Chi phí huy động (tỷ đồng) 1 Tiền gửi giao dịch 250 2,4 6,0 2 Tiền gửi tiết kiệm 100 2,4 2,4 3 Tiền gửi kỳ hạn 180 5,5 9,9 4 Chứng chỉ tiền gửi 120 6,5 7,8 5 Vay các NHTM khác 25 6,5 1,625 6 Vay NH TW 10 6,0 0,6 Cộng 685 28,235 Ví dụ về PP chi phí quá khứ bình quân • NHTMCP ABC có tình hình sau: – Chi phí lãi : 28,235 tỷ – Chi phí phi lãi: 18,352 tỷ – Vốn huy động bình quân: 685 tỷ – Tài sản có sinh lãi: 602 tỷ – Vốn Chủ sở hữu : 30 tỷ – Tỷ suất sinh lợi mong muốn của CSH: 20%/năm – Thuế thu nhập 35% Yêu cầu 1. Tính chi phí lãi trung bình/Vốn Huy động. 2. Tính chi phí huy động vốn bình quân. 3. Tính tỉ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn huy động (điểm hòa vốn). 4. Tính tỉ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn CSH. 5. Tính tỉ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn huy động và vốn Chủ sở hữu. 3.2. Phương pháp tập trung nguồn vốn. Tỉ suất chi phí huy động bình quân Tổng chi phí lãi và phi lãi dự tính = X 100 Tổng nguồn vốn huy động dự tính Tỉ suất sinh lời tối thiểu trên vốn huy động Tổng Chi phí lãi và phi lãi dự tính = X 100 Tổng tài sản có sinh lời dự tính Ví dụ về Phương pháp tập trung nguồn vốn. Nguồn vốn huy động Số tiền Chi phí lãi và phi lãi trên vốn HĐộng Tổng chi phí (tỷ đồng) Tỉ lệ vốn có thể ĐT vào TSSL Lượng vốn có thể ĐT vào TSSL 1. Tiền gửi giao dịch 100 3,4% 3,4 80% 80 2. Tiền gửi tiết kiệm. 100 7,2% 7,2 90% 90 3. Vay NHTM khác 50 8,4% 4,2 100% 50 4. Vốn CP tăng thêm 100 15% 15,0 90% 90 Cộng 350 29,8 310 3.3. Phương pháp chi phí cận biên. Chi phi biên = Chi phí lãi của nguồn vốn i - Chi phí lãi của nguồn vốn i-1 Lãi suất biên Chi phí biên = Thay đổi nguồn vốn Thay đổi nguồn vốn = Nguồn vốn i - Nguồn vốn i -1 Ứng dụng PP chi phí biên • Giả sử NH dự tính huy động được 25 tỷ khi đặt lãi suất ở mức 7% và dự đoán nếu tăng LS lên 7,5%; 8%; 8,5%; và 9% thì mức huy động tương ứng sẽ tăng lên là 30 tỷ; 40 tỷ; 48 tỷ; 60 tỷ. Mức sinh lời tối đa NH có thể đầu tư vào TS có sinh lời là 10%. • Yêu cầu: Bạn cho NH lời khuyên nên huy động ở mức vốn và lãi suất bao nhiêu sẽ mang lại lợi ích tối đa cho NH. 4. Quản trị nguồn vốn huy động. 4.1 Quản trị nguồn vốn bị động. 4.2. Quản trị nguồn vốn chủ động. 24 Bank’ Clock 4.1. Quản trị nguồn vốn bị động • Các yếu tố ảnh hưởng đến qui mô nguồn vốn bị động. –Vĩ mô. –Vi mô. Các yếu tố vĩ mô –Môi trường Kinh tế vĩ mô. –Chính sách của Chính Phủ. –Khuynh hướng giữ tiền của Dân cư. Các yếu tố vi mô • Chất lượng dịch vụ NH cung ứng. • Tính đa dạng sản phẩm. • Lòng tin của công chúng với NH. • Qui mô NH (Vốn, Chi nhánh . . ). • Các hoạt Marketing. Ước lượng qui mô nguồn vốn bị động Tiết kiệm từ thu nhập dân cư (1) = Thu nhập - Chi tiêu - Đầu tư Tiết kiệm dưới hình thức tiền gửi NH (2) = (1) X Tỉ lệ tiết kiệm dưới hình thức tiền gửi NH Khả năng huy động của NH = (2) X Thị phần huy động của NH (+) Tăng (-) Giảm các yếu khác Ví dụ về PP ước lượng qui mô tiền gửi Theo điều tra của bộ phận Marketing của NHTM về thu nhập, chi tiêu dân cư trên địa bàn NH (quí I/200X) như sau: Đơn vị: Ngàn đồng TN BQ đầu người Số lượng người 1.000 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 Công nghiệp 1.500 600 400 200 80 30 Nông thủy sản 1.000 800 300 150 50 20 Thương mại 1.200 2.000 1.500 500 400 200 Hchính SN 1.200 2000 800 100 50 0 Khác 2.000 3.000 2.000 300 300 100 Cộng số người 6.900 8.400 5.000 1.250 880 350 Tổng thu nhập 6 .9 0 0 .0 0 0 1 6 .8 0 0 .0 0 0 2 0 .0 0 0 .0 0 0 7.5 0 0 .0 0 0 7.0 4 0 .0 0 0 3 .5 0 0 .0 0 0 61.740.000 Ví dụ về PP ước lượng qui mô tiền gửi • Một số thông tin bổ sung: – Theo số liệu thống kê mức hàng hóa bán ra trong quý là 50.066. – Đầu tư trực tiếp chiếm 10% tổng thu nhập – Tỉ lệ tiết kiệm dưới hình thức tiền gửi NH là 50% – Thị phần huy động vốn của NH trên địa bàn là: 20% – NH giảm LS huy động nên thị phần giảm 3% – NH thay đổi cung cách phục vụ nên thị phần huy động tăng 5% – NH tăng cường quảng cáo nên thị phần tăng 5% – Dự kiến số tiền gửi dân cư quý I gửi lại là: 1.200 tỷ đồng • Yêu cầu: Tính khả năng huy động của NH 4.2. Quản trị nguồn vốn chủ động Nhà quản trị cần trả lời 2 câu hỏi: - NH cần huy động bao nhiêu từ nguồn vốn này ? (Hay còn gọi là nhu cầu huy động vốn) - Loại nguồn vốn nào hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế và mục tiêu của NH. NH cần huy động bao nhiêu từ nguồn vốn chủ động? Tổng nhu cầu huy động tăng thêm bằng nguồn chủ động = Tổng nhu cầu huy động tăng thêm - Khả năng huy động tăng thêm bằng nguồn bị động Loại nguồn nào hiệu quả, phù hợp với thực tế và mục tiêu của NH ? • Chính sách của NH trong việc huy động vốn. • Những qui định của luật pháp về huy động vốn. – Giới hạn huy động tối đa – Điều kiện huy động – Tỉ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn • Ước lượng chi phí thực tế của từng nguồn vốn huy động. Loại nguồn nào hiệu quả, phù hợp với thực tế và mục tiêu của NH? • Dự báo tình hình lãi suất thị trường. • Thời gian cần sử dụng vốn. • Qui mô của NH. • Tín nhiệm của NH. Ước lượng chi phí thực tế của từng nguồn vốn huy động. Chi phí nguồn vốn huy động Chi phí lãi và phi lãi = Số vốn huy động có thể đầu tư Số vốn huy động có thể đầu tư = Tổng số vốn huy động - Dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm (nếu có) - Tài sản có không sinh lời Ví dụ tính chi phí thực tế của từng nguồn vốn huy động Một NH dự kiến tăng nguồn vốn huy động lên 850 tỷ VND. Trong đó dự trữ vượt mức 20 tỷ và đáp ứng các yêu cầu pháp luật (về DTBB và BH), còn lại sẽ được sử dụng tăng tài sản có sinh lời. Chi phí lãi và phi lãi của các nguồn vốn như sau: Nguồn vốn Chi phí lãi Chi phí phi lãi Vay NH khác 8,73 0,15 PH chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 8,5 0,35 Vay NHTW 9,0 0,25 Yêu cầu: Tính chi phí thực tế mà NH phải chịu khi sử dụng từng nguồn vốn trên. Biết rằng với chứng chỉ tiền gửi thời hạn 1 năm mức Dự trữ BB là 5% và phí bảo hiểm là 0,15%. Hoàn thành chương 2 Quản trị huy động vốn Phần sau đây là tài liệu tham khảo Quyết định số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 4/1/2004 (về PH giấy tờ có giá của các TCTD để huy động vốn trong nước) Điều 6: Hình thức và các yếu tố giấy tờ có giá – Tên TCTD phát hành – Tên gọi giấy tờ có giá (Tín phiếu, kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, Chứng chỉ tiền gửi dài hạn, Trái phiếu). – Mệnh giá. – Ngày phát hành; ngày đến hạn thanh toán. – Lãi suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả lãi, trả gốc. – Nêu rõ vô danh hay ghi danh. – Đối với trái phiếu chuyển đổi phải ghi rõ thời hạn, tỉ lệ chuyển đổi – Chữ ký Tổng giám đốc hay người được giám đốc ủy quyền – Ký hiệu, số Sê-ry phát hành. – Các điều khoản chuyển nhượng chiết khấu giấy tờ có giá. Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 (về PH giấy tờ có giá của các TCTD để huy động vốn trong nước) Điều 18: Tổ chức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn 1. Tổ chức tín dụng chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm 2. Trước thời điểm phát hành từng đợt ít nhất là 3 ngày làm việc, Tổ chức tín dụng phải gửi thông báo của đợt phát hành dự kiến về Ngân hàng Nhà nước Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 (về PH giấy tờ có giá của các TCTD để huy động vốn trong nước) Điều 21: Điều kiện phát hành giấy tờ có giá dài hạn. 1. Tuân thủ các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động theo qui định của luật các TCTD, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật TCTD và hướng dẫn của NHNN. 2. Có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm kể từ ngày TCTD chính thức đi vào hoạt động. 3. Tổng lợi nhuận trước thuế so vốn chủ sở hữu của năm liền trước năm phát hành phải đạt 10% trở lên và tính đến thời điểm gần nhất phải có lãi 4. Được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 (về PH giấy tờ có giá của các TCTD để huy động vốn trong nước) Điều 28: Điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi. 1. Tuân thủ các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động theo qui định của luật các TCTD, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật TCTD và hướng dẫn của NHNN. 2. Có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm kể từ ngày TCTD chính thức đi vào hoạt động. 3. Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn trái phiếu chuyển đổi được đại hội cổ đông thông qua và được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN 4. Được NHNN xếp loại A trong năm liền trước năm phát hành 5. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn CSH bình quân 3 năm liền trước năm PH phải cao hơn lãi suất trả cho Trái phiếu chuyển đổi 6. Được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN Thông qua phương án phát hành trái phiếu • Điều 19. Thông qua phương án phát hành trái phiếu (NĐ 52/2006 ngày 19/5/2006 • 1. Đại hội cổ đông thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi. Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp tổ chức thực hiện phương án phát hành trái phiếu. • 2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc đại diện chủ sở hữu vốn thông qua phương án phát hành trái phiếu không có khả năng chuyển đổi. Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp tổ chức thực hiện phương án phát hành trái phiếu. • 3. Đối với trái phiếu bổ sung vốn tự có do các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước và trái phiếu của các doanh nghiệp nhà nước (kể cả công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên trong thời gian chuyển đổi theo quy định), phương án phát hành trái phiếu phải được Bộ Tài chính chấp thuận. Nghị định 52/2006 ngày 15/5/2006 • Điều 47. Ngân hàng Nhà nước • 1. Xem xét, quyết định việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này. Lộ trình dỡ bỏ hạn chế quyền nhận tiền gửi của các NH Hoa Kỳ Sau tháng/Năm Pháp nhân Thể nhân 12/2006 700 650 12/2007 900 800 12/2008 Đối xử quốc gia 900 12/2009 1000 12/2010 Đối xử quốc gia Đơn vị: % so vốn pháp định QĐ số 210/2005/QĐ-NHNN ngày 28/02/2005 của Thống đốc NHNN VN • Điều 1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài của các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) hoạt động tại Việt Nam được phép nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các pháp nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng tối đa bằng 400% vốn được cấp, từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng tối đa bằng 350% vốn được cấp. Nghị định 89/1999/NĐCP ngày 1/9/1999 về BHTG • Điều 2 . Các TCTD và TC không phải là TCTD được phép thực hiện một số hoạt động NH . . . Có nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc. • Tiền gửi được bảo hiểm là Đồng Việt nam của các cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG Nghị định 89/1999/NĐCP ngày 1/9/1999 về BHTG • Điều 4: Số tiền được bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi ) của một cá nhân tại một Tổ chức tham gia BH tiền gửi tối đa là 30 triệu đồng. • Điều 6: Tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí BH tiền gửi theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các cá nhân tại Tổ chức tham gia BHTG.