Đất lâm nghiệp và đất có khả năng lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn (2/3) của diện tích
đất tự nhiên trong toàn quốc. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy
nạn phá rừng đã làm suy kiệt các nguồn tài nguyên rừng và gây ra những vấn đề xói mòn và phá
vỡ các vùng rừng đầu nguồn tự nhiên. Lâm nghiệp là một lĩnh vực tạo cơ hội cho nhiều hộ gia
đình đa dạng hoá về nguồn thu nhập. Kinh nghiệm tại Việt Nam cho thấy một tiền đề thiết yếu
cho việc tái sinh rừng là việc giao đất cho các hộ dân và cộng đồng tham gia quản lý. Kinh
nghiệm này được phản ánh trong các chủ trương và chương trình quốc gia như chương trình
trồng mới 5 triệu hécta rừng và các chương trình quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng
16 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 2: Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18
CHƯƠNG 2
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
CÓ SỰ THAM GIA
2.1. Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp và đất có khả năng lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn (2/3) của diện tích
đất tự nhiên trong toàn quốc. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy
nạn phá rừng đã làm suy kiệt các nguồn tài nguyên rừng và gây ra những vấn đề xói mòn và phá
vỡ các vùng rừng đầu nguồn tự nhiên. Lâm nghiệp là một lĩnh vực tạo cơ hội cho nhiều hộ gia
đình đa dạng hoá về nguồn thu nhập. Kinh nghiệm tại Việt Nam cho thấy một tiền đề thiết yếu
cho việc tái sinh rừng là việc giao đất cho các hộ dân và cộng đồng tham gia quản lý. Kinh
nghiệm này được phản ánh trong các chủ trương và chương trình quốc gia như chương trình
trồng mới 5 triệu hécta rừng và các chương trình quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phải xúc tiến trước khi giao đất cho các hộ, các nhóm
hộ, cộng đồng hoặc các doanh nghiệp quản lý. Quy hoạch sử dụng đất bền vững phải được tiến
hành theo các nhu cầu địa phương đối với các điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội.
Việc này sẽ mang lại sự quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo
lại những vùng rừng bị cạn kiệt. Sự tham gia của người dân trong việc lập qui hoạch sử dụng đất
lâm nghiệp là cần thiết nhằm đảm bảo người dân nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình
trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp, đất có khả năng lâm nghiệp và rừng.
Công tác quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đã có từ
lâu, tuy nhiên công tác quy hoạch đất có nhiều cấp độ khác nhau như quy hoạch cấp quốc gia,
quy hoạch cấp vùng sinh thái, quy hoạch cấp tỉnh hoặc huyện. Tuỳ theo cấp độ mà chúng ta sử
dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau như tiếp ngành hay liên ngành cũng như tiếp cận có sự
tham gia với nhiều mức độ khác nhau.
Do đặc thù của ngành lâm nghiệp và đất lâm nghiệp như đã đề cập ở chương mở đầu là địa
hình phức tạp, che khuất nhiều do tài nguyên rừng, vùng sâu vùng xa, vì vậy việc quy hoạch để
giao đất đòi hỏi phải chi tiết và có sự tham gia của cộng đồng là rất cần thiết. Chính vì vậy để
giao đất và giao rừng cho cộng đồng quản lý trong tài liệu này chúng tôi tập trung đề cập đến
phương pháp quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có sự tham gia ở cấp xã.
Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia (GĐLNCSTG) ở cấp xã dựa
trên nền tảng của quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo nghị định 181, nó là một bước thiết yếu để
hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp bền vững. Xây dựng tiến trình GĐLNCSTG tại các xã nhằm hỗ
trợ cho các huyện, xã thực hiện tốt công tác giao đất đến tận người dân.
Trình tự nội dung lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã theo nghị định 181
1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa
phương
1.1. Các thông tin
1.2. Thông tin về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.3. Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, BĐ địa chính cấp xã
2. Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của xã 10 năm trước
3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng
đất đai, so với xu hướng phát triển Theo khoản 3 mục I phần II của NĐ 181
19
4. Đánh giá kết quả thực hiện QHSĐ chi tiết kỳ trước của xã thực hiện theo khoản 4 mục I
phần II của thông tư này.
5. Đánh giá kết quả thực hiện KHSĐ kỳ trước của xã thực hiện theo khoản 5 mục I phần II
của thông tư này.
6. Xác định phương hướng mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
6.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của tổ chức hộ gia đình, các nhân tại địa
phương
6.2. Xác định khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất đã
được xác định tại điểm 6.1 khoản này
6.3. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất xác định
phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
7. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết
7.1. Xây dựng các phương án
7.2. Thể hiện lên bản đồ địa chính các khu vực sử dụng đất theo tưng phương án phân bổ
quỹ đất đã được xác định
8. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất
8.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế
8.2. Đánh giá việc giải quyết quỹ nhà ở
8.3. Đánh giá trỉnh trang khu dân cư
8.4. Đánh giá việc bảo tồn khu di tích
9. Lựa chọn phương án hợp lý về QHSĐ chi tiết
10. Phân kỳ QHSD đất
11. Xây dựng bản đồ QHSD đất chi tiết
12. Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
13. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường
14. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử
dụng đất chi tiết đầu kỳ.
Trên nền tảng của nghị định 181 của luật đất đai và với cách tiếp cận là tăng sự tham gia
của các bên có liên quan trong tiến trình quy hoạch sử dụng đất, vì vậy tiến trình quy hoạch sử
dụng đất lâm nghiệp cấp xã có sự tham gia sẽ bao gồm 8 bước cơ bản như sau:
1. Thành lập các Ban chỉ đạo tỉnh, huyện và xã và tổ công tác cấp huyện về GĐLNCSTG
cho hai xã thử nghiệm thuộc hai huyện
2. Chuẩn bị kỹ thuật và thu thập thông tin, tài liệu và bản đồ
3. Điều tra, khảo sát thực địa để thu thập dữ liệu và xây dựng các bản đồ về hiện trạng sử
dụng đất của hai xã thử nghiệm (cùng với các hộ dân địa phương theo phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia)
4. Lập qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và phương án về giao đất lâm nghiệp cho hai xã
thử nghiệm (cùng với các hộ dân địa phương theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham
gia)
5. Đo vẽ, giao đất lâm nghiệp trên thực địa (với các hộ, nhóm hộ)
20
6. Thẩm định và phê duyệt các kết quả, lập hồ sơ địa chính, viết giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâm nghiệp
7. Tổng hợp hồ sơ địa chính, quyết toán chi phí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâm nghiệp.
8. Tổng kết đánh giá về GĐLNCSTG có sự tham gia để có được các bài học kinh nghiệm là
một việc làm thường xuyên để từ đó hoàn chỉnh bản qui trình hướng dẫn GĐLNCSTG có sự
tham gia cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của các địa phương nhằm quản lý tốt nguồn tài
nguyên rừng và đất rừng.
2.2. Các nguyên tắc chung của quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia
2.2.1 Sự tuân thủ theo các quy định của tỉnh và của nhà nước
Quy trình GĐLNCSTG được thực hiện trong khuôn khổ hành chính và pháp luật của
Chính phủ nhà nước Việt Nam:
Luật đất đai sửa đổi áp dụng từ 1/7/2004, Nghị định Số 181/2004/NĐ-CP được Thủ tướng
Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004 và Thông tư số 30 /TT-BTN và MT ngày
01/11/2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường về thi hành luật đất đai.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các văn bản hướng dẫn thực hiện luật: Nghị Định số 163-
CP ngày 16/11/1999 của chính phủ, Quyết định số 661-QĐ/TTg ngày 29/6/1998, Chỉ thị số 364-
/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch HĐBT (nay là thủ tướng chính phủ), Chỉ thị số 245-/TTg ngày
22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 178/2001 /QĐ - TTg.ngày 12/11/2001,
Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN ngày 2 tháng 2 năm 2004 của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn .
Quy trình GĐLNCSTG được thực hiện trong khuôn khổ hành chính và pháp luật hiện thời
của UBND các tỉnh và các quyết định và chiến lược có liên quan về phát triển lâm nghiệp của địa
phương.
Quá trình GĐLNCSTG dựa trên cơ sở tiềm năng của những vùng đất lâm nghiệp và đất
chưa sử dụng cho các hộ, nhóm hộ và các tổ chức và tuỳ thuộc theo loại đất, các cơ hội về quản
lý, sử dụng đất và sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
2.2.2. Uỷ ban nhân dân xã được xem là Đơn vị GĐLNCSTG
Uỷ ban nhân dân xã là đơn vị quản lý hành chính thấp nhất ở Việt Nam và có sự tiếp xúc
sâu sát với các hộ dân trong địa bàn. Việc quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (‘sổ đỏ’) phải được thực hiện tại cấp xã bởi Uỷ ban nhân dân
xã.
Việc giao đất lâm nghiệp thường phát sinh những tranh chấp địa giới giữa các xã trong
huyện. Mặc dù có những bản đồ địa giới chính thức, các tranh chấp không được giải quyết về các
địa giới hành chính vẫn thường xảy ra. Các tranh chấp này phải được giải quyết trước khi tiến
hành quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã. Bản đồ địa giới 364 sẽ được dùng làm cơ sở
pháp lý để giải quyết các vấn đề.
GĐLNCSTG cần được thực hiện trên mọi thôn trong xã trước khi được tổng hợp thành qui
hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã.
2.2.3. Tối đa hoá sự tham gia của hộ gia đình
Các hộ dân phải được thông báo, tham gia, thảo luận, thực hiện và hưởng lợi hợp pháp từ
việc giao đất lâm nghiệp có sự tham gia theo quy định.
21
Thông tin về quyền lợi và trách nhiệm của hộ dân được giao đất cần phải được phổ biến
đến các hộ dân. Việc này phải được triển khai trước khi thực hiện các hoạt động GĐLNCSTG để
đảm bảo các hộ dân đều có cơ hội và sự tiếp cận bình đẳng đối với việc giao, nhận đất lâm
nghiệp.
Các phương pháp tiếp cận có sự tham gia được xúc tiến qua việc áp dụng các công cụ Đánh
giá nông thôn có sự tham gia (PRA). Điều này sẽ xác định ra những cơ hội tiềm năng của đất lâm
nghiệp theo quan niệm của hộ gia đình và giúp cho các cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã hiểu
biết nhiều hơn về các điều kiện địa phương và các tập quán canh tác lâm nghiệp của hộ gia đình.
2.2.4. Thực hiện Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trước khi giao đất lâm nghiệp
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được tiến hành theo các mục đích sau:
Đất được phân bố hợp lý theo cơ cấu sử dụng, phân loại rừng và tiềm năng sử dụng
Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội hàng năm của xã và sự đầu tư sau đó vào các hoạt động lâm nghiệp
Các loại đất lâm nghiệp khác nhau được quản lý theo nhóm hạng, phân loại và các mục
đích sử dụng tiềm năng của chúng;
Đưa các hộ tham gia vào quá trình Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp của xã để giúp họ
biết đến những khái niệm, kết quả phân loại đất lâm nghiệp, phân loại rừng, diện tích, công
dụng, tiềm năng của mỗi loại đó
Nhu cầu sử dụng đất của nhiều ngành khác nhau và người sử dụng đất khác nhau được đề
cập theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã nhằm phân định rõ quỹ của từng loại đất trong
tổng quỹ đất chung của toàn xã trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa
phương đã được xác định theo cơ sở pháp lý, hợp lý, khoa học, khả thi và phù hợp với các qui
hoạch, kế hoạch về phát triển lâm nghiệp và kinh tế-xã hội của huyện, tỉnh.
Đối với đất lâm nghiệp, QHSDĐ còn phải xác định rõ vị trí, diện tích các loại đất rừng theo
phân hạng ba loại rừng ( phòng hộ, sản xuất và đặc dụng) và cấp phòng hộ. Đây là cơ sở pháp lý
để xác định đối tượng được giao, được thuê đất lâm nghiệp.
Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã phải tuân thủ theo các qui hoạch tổng thể về sử
dụng đất cấp huyện, tỉnh và tôn trong các qui hoạch chuyên ngành như qui hoạch phát triển lâm
nghiệp đã được phê chuẩn và phải được UBND cấp huyện phê duyệt trước khi tiến hành giao đất
lâm nghiệp.
2.2.5. Đảm bảo công bằng và giải quyết tranh chấp
Trong quá trình lập qui hoạch cần điều chỉnh các bất cập về mặt diện tích đất mà vài tổ
chức và hộ dân đang nắm giữ nhằm đảm bảo sự công bằng và bình đẳng. Các điều chỉnh này phải
dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các hộ gia đình.
Mọi tranh chấp giữa các hộ gia đình sẽ được giải quyết trên tinh thần cởi mở và minh bạch.
Các cấp chính quyền UBND xã sẽ đóng vai trò trung gian hoà giải để giải quyết mọi tranh chấp.
2.2.6. Phát triển bền vững
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và giao đất phải khuyến khích sự phát triển đất bền
vững, theo đúng với các kế hoạch phát triển dài hạn (5 – 10 năm) và tránh những tác động tiêu
cực đối với môi trường.
22
Việc giao đất phải dựa trên những lợi ích tiềm năng và lợi ích kỳ vọng của người sử dụng
đất. Cần ưu tiên cho việc quy hoạch những vùng đất trồng trọt được để đảm bảo cho việc tái
trồng rừng và sự phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2.3. Chuẩn bị về mặt tổ chức trước khi thực hiện quy hoạch
2.3.1. Cấp tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về thử nghiệm GĐLNCSTG
có sự tham gia (gọi tắt là Ban chỉ đạo tỉnh về GĐLNCSTG). Ban Chỉ đạo tỉnh gồm các đại diện
từ các Sở ban ngành thuộc tỉnh là: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư....
Ban Chỉ đạo Tỉnh về GĐLNCSTG có các nhiệm vụ sau:
Tham mưu cho UBND Tỉnh về việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và Tỉnh có liên
quan đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại các xã, huyện thực hiện thử nghiệm
GĐLNCSTG có sự tham gia trong tỉnh Quảng Ngãi
Tập huấn cho các cơ quan ban ngành cấp huyện: địa chính – nông nghiệp, cấp xã và cán bộ
thuộc Chi cục kiểm lâm tham gia hoạt động thử nghiệm GĐLNCSTG có sự tham gia tại hai xã
về qui trình, các thủ tục và hoạt động trong GĐLNCSTG
Chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Ban chỉ đạo Tỉnh về GĐLNCSTG được đính kèm tại
Phụ lục 1 của văn bản này.
2.3.2. Cấp huyện
Chủ tịch UBND Huyện ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Huyện về GĐLNCSTG. Ban
Chỉ đạo Huyện gồm các đại diện là: UBND Huyện, Hạt kiểm lâm; phòng Địa chính - Nông
nghiệp huyện, UNBD xã tham gia GĐLNCSTG.
Ban Chỉ đạo huyện về GĐLNCSTG có các nhiệm vụ sau:
Tham mưu cho UBND huyện về việc chỉ đạo công tác Qui hoạch sử dụng đất và kế hoạch
giao đất lâm nghiệp có sự tham gia đối với xã thử nghiệm trong huyện
Hướng dẫn, theo dõi và xúc tiến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp trong xã thử nghiệm của huyện
Đề xuất việc bổ nhiệm cán bộ huyện vào tổ công tác GĐLNCSTG để hỗ trợ xã thực hiện
giao đất lâm nghiệp có sự tham gia để chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập tổ công tác
Phối hợp và liên kết các hoạt động giữa các cơ quan cấp tỉnh, huyện và cấp xã trong quá
trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
Làm rõ các địa giới và giải quyết các tranh chấp về địa giới giữa các xã và các tổ chức
trong huyện
Tổ chức các kế hoạch và sắp xếp thực hiện và theo dõi GĐLNCSTG trên toàn huyện và
đảm bảo các hoạt động được tiến hành đúng tiến độ đã đề ra
Tổ chức việc văn bản hoá và sử dụng các hồ sơ về giao đất và quản lý đất.
Ban chỉ đạo Huyện về GĐLNCSTG đóng vai trò tham mưu cho UBND huyện và chịu trách
nhiệm trước UBND huyện về các kết quả Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, các thủ tục đăng ký
đất đai, và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Ban chỉ
đạo Huyện về GĐLNCSTG được đính kèm tại Phụ lục 1 của văn bản này.
23
2.3.3. Cấp xã
Hội đồng đăng ký đất đai (HĐĐKĐĐ) của xã hiện có sẽ được củng cố và hoạt động để
phục vụ cho công tác GĐLNCSTG.
Hội đồng đăng ký đất đai xã có các nhiệm vụ sau:
Giúp chủ tịch UBND xã trực tiếp tổ chức thực hiện việc GĐLNCSTG cấp xã, việc đăng ký
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CGCNQSDĐ)
Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước về
giao đất lâm nghiệp và các nghĩa vụ, quyền lợi của người nhận đất, thuê đất, nhận khoán trồng và
bảo vệ rừng
Xây dựng các kế hoạch thực hiện về GĐLNCSTG cho từng thôn trong xã và cả xã; chỉ đạo
tổ công tác thực hiện nội dung các bước GĐLNCSTG cấp xã
Phối hợp với Tổ công tác GĐLNCSTG để giải quyết các vấn đề vướng mắc và tranh chấp về
ranh giới giữa các thôn trong xã trong quá trình triển khai và thực hiện GĐLNCSTG tại xã
Tổ chức và xem xét, xác nhận phương án GĐLNCSTG của xã; tiếp nhận, xét các đơn xin
đăng ký cấp giấy chứng nhận sử dụng đất của các hộ, nhóm hộ và tổ chức và tổng hợp hồ sơ địa
chính trình lên UBND huyện phê duyệt
Tổ chức việc giao đất lâm nghiệp ngoài thực địa và giao GCNQSDĐ cho các đối tượng được cấp.
Phổ biến các văn bản pháp lý về đất đai để lấy ý kiến của người dân và điều tra xem xét các
khiếu nại của dân về đất đai sau khi được cấp GCNQSDĐ.
Hội đồng ĐKĐĐ xã sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã và tổ chức họp
thường kỳ hàng tháng trong suốt quá trình GĐLNCSTG cùng với các cuộc họp bất thường nếu
cần. Biên bản cho các cuộc họp này đều phải được ghi chép thành văn bản gửi Ban chỉ đạo huyện
về GĐLNCSTG để nhận hỗ trợ về mặt chuyên môn kỹ thuật, và hướng dẫn và theo dõi quy trình
để sau này thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt. Chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Hội
đồng ĐKĐĐ Xã được đính kèm tại Phụ lục 1 của văn bản này
2.3.4. Tổ công tác GĐLNCSTG
Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ được thành lập theo quyết định của UBND huyện để thực hiện
các hoạt động GĐLNCSTG trong xã. Các thành viên trong tổ công tác GĐLNCSTG bao gồm các
đại diện từ các cấp tỉnh, huyện và xã cùng với các thành viên liên quan cần thiết để thực hiện
GĐLNCSTG tại mỗi xã.
Tổ công tác về GĐLNCSTG có các nhiệm vụ sau:
Trực tiếp giúp UBND/HĐĐKĐĐ xã thực hiện mọi hoạt động kỹ thuật về GĐLNCSTG tại
xã: Lập QHSDĐLN; đo đạc lập bản đồ; lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp và
soạn thảo các văn bản liên quan đến GĐLNCSTG tại xã trình UBND huyện phê duyệt
Hỗ trợ HĐĐKĐĐ tổ chức các cuộc họp thôn và xóm để thông báo cho các hộ dân về các
chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước về GĐLNCSTG
Khảo sát hiện trạng sử dụng đất, dự thảo qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết của các
thôn và của toàn xã
Lập các bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn và thảo luận với các hộ
dân về GĐLNCSTG cấp thôn và xóm để trình lên Hội đồng đăng ký đất đai (HĐĐKĐĐ) xã
Lập Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã và kế hoạch giao đất lâm nghiệp của xã để HĐĐKĐĐ
xã thông qua hội đồng nhân dân cấp xã và tổng hợp tài liệu trình lên UBND huyện phê duyệt.
24
Giúp HĐĐKĐĐ tiếp nhận, xét, và lập các hồ sơ địa chính và các đơn xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất từ các hộ, nhóm hộ và tổ chức
Cùng HĐĐKĐĐ tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp ngoài thực địa, hoàn tất các hồ
sơ về GĐLNCSTG để trình UBND/ HĐĐKĐĐ xã và HĐND xã phê duyệt
Giúp UBND/ HĐĐKĐĐ xã hoàn chỉnh các hồ sơ GĐLNCSTG trình UBND huyện phê
duyệt và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội đồng đăng ký đất đai xã
(HĐĐKĐĐ). Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ thực hiện mọi công việc được Hội đồng giao phó và
chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo huyện về chất lượng của thông tin, số liệu, bản đồ và các kết
quả về GĐLNCSTG. Chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Tổ công tác GĐLNCSTG được đính
kèm tại Phụ lục 1 của văn bản này.
2.4. Chuẩn bị kỹ thuật và thu thập thông tin, tài liệu và bản đồ
2.4.1. Tập huấn Tổ công tác GĐLNCSTG và Hội đồng đăng ký đất đai xã
Các tổ công tác sẽ được tập huấn chuyên môn về các bước khác nhau trong GĐLNCSTG.
Các kế hoạch tập huấn sẽ được xây dựng với các thông tin về thiết bị và tài liệu cần thiết. Đối
tượng tham gia tập huấn là cán bộ chuyên môn sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình GĐLNCSTG
(chủ yếu là thành viên của tổ công tác và của HĐĐKĐĐ cấp xã). Các cán bộ này sau đó sẽ trở
thành các hướng dẫn viên hướng dẫn các thành viên mới sẽ tham gia vào tổ công tác
GĐLNCSTG ở các xã khác trong huyện với sự hỗ trợ của các chuyên gia chuyên ngành của dự
án (áp dụng phương pháp đào tạo thông qua công việc và kèm cặp). Đầu ra quan trọng của lớp
tập huấn này là xây dựng một kế hoạch hoạt động cụ thể về GĐLNCSTG cho xã tham gia thử
nghiệm.
2.4.2. Chuẩn bị bản đồ
Cần có các bản đồ địa hình để tiến hành các hoạt động GĐLNCSTG với các thông số kỹ
thuật sau:
Bản đồ dùng cho qui hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp (GĐLNCSTG) cấp xã là
loại bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10 000 thuộc dự án không ảnh, nếu có bản đồ tỷ lệ 1/5000
cùng loại để làm công tác giao đất lâm nghiệp ngoài thực địa là rất lý tưởng.
Ngoài bản đồ nền chính nêu trên, để phục vụ công tác GĐLNCSTG cần có các loại bản đồ
sau đây:
Bản đồ