2.1 Tài sản TH và Giá trị TH
2.2 Sự nhận biết TH
2.3 Các liên tưởng TH
2.4 Chất lượng cảm nhận
2.5 Sự trung thành với TH
2.6 Các yếu tố khác tạo nên giá trị cho TH
28 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Tài sản thương hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2
TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU
Nguyễn Tiến Dũng, Bộ môn QTKD
Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Web: – Email: dungnt-fem@mail.hut.edu.vn
Các nội dung chính
2.1 Tài sản TH và Giá trị TH
2.2 Sự nhận biết TH
2.3 Các liên tưởng TH
2.4 Chất lượng cảm nhận
2.5 Sự trung thành với TH
2.6 Các yếu tố khác tạo nên giá trị cho TH
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 2
2.1 Tài sản TH và Giá trị TH
TH là một loại tài sản vô hình và có giá trị
Các định nghĩa về TSTH và GTTH
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 3
Thương hiệu là tài sản có giá trị
TSTH là một tài sản cố định vô hình
TSTH có giá trị đáng kể trong tổng tài sản của doanh
nghiệp
Trong các vụ sát nhập và mua lại doanh nghiệp,
thương hiệu đã thể hiện giá trị rất lớn
Unilever mua lại P/S với giá 5 triệu USD.
Giá trị của thương hiệu doanh nghiệp được
Interbrand đánh giá hàng năm cho thấy thương hiệu
là tài sản có giá trị rất lớn
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 4
Giá trị thương hiệu trong giá trị của doanh
nghiệp
Ngành
Tỷ trọng của giá trị thương hiệu trong
giá trị của doanh nghiệp
Hàng tiêu dùng phổ thông 62%
Hàng tiêu dùng lâu bền 53%
Dịch vụ 43%
Hàng công nghiệp 18%
Nguồn: Vũ Trí Dũng (2005), Đo lường và đánh giá giá trị của thương hiệu: Một thách thức đối với nhà quản lý, Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, Số 102, Tr.42, 12/2005
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 5
Best Global Brands 2010 (Interbrand)
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 6
Khái niệm Tài sản thương hiệu và giá trị
thương hiệu
Tài sản thương hiệu (brand equity), theo D.Aaker (1991)
Tài sản thương hiệu là tập hợp các tài sản (tài sản có – assets) và nguồn
vốn (tài sản nợ –liabilities) mà gắn với thương hiệu, tên và biểu tượng
của nó, mà làm tăng hoặc làm giảm giá trị mà hàng hoá hay dịch vụ đem
đến cho doanh nghiệp và/hoặc đem đến cho các khách hàng của doanh
nghiệp đó.
Theo Keller (1993)
Tài sản thương hiệu là sự khác biệt của các kết quả hay các hiệu
ứng marketing mà tích luỹ trong sản phẩm mang tên thương hiệu đó
so với các kết quả marketing mà được tích luỹ trong các sản phẩm
cùng loại nhưng không mang tên thương hiệu đó.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 7
Mô hình Các yếu tố cấu thành TSTH của David
Aaker (1991)
Tài sản
thương
hiệu
Sự nhận
biết TH
Sự trung
thành với
TH
Các liên
tưởng TH
Chất
lượng
cảm nhận
Các yếu
tố khác
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 8
2.2 Sự nhận biết thương hiệu
Các lợi ích (giá trị) của sự nhận biết TH
Các cấp độ nhận biết TH
Đo lường sự nhận biết TH
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 9
Các giá trị của sự nhận biết TH
Nguồn tạo ra những liên tưởng tới TH
Nguồn gốc của sự ưa thích thương hiệu
Dấu hiệu của sự cam kết và quan tâm thực chất
của khách hàng
Bước đầu của quá trình ra quyết định mua
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 10
Các cấp độ nhận biết thương hiệu
Không biết: do thiếu quảng bá hoặc quảng bá không hiệu
quả.
Nhận ra (nhận biết khi được nhắc nhớ / có trợ giúp): có
nhận biết nhưng chưa quan tâm. Nhớ cần có hỗ trợ.
Nhớ ra (nhận biết không cần nhắc nhớ / không trợ giúp):
nhớ đến cùng các nhãn hàng khác khi nhắc đến một chủng
loại SP/ngành hàng nào đó. Nhớ không cần hỗ trợ.
Xuất hiện đầu tiên trong tâm trí (top-of-mind brand): nhớ
đầu tiên: Nhớ đầu tiên khi đề cập đến 1 chủng loại
SP/ngành hàng. Xác suất mua cao hơn.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 11
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ nhận biết
thương hiệu
Bản thân thương hiệu
Tên thương hiệu và các dấu hiệu nhận diện (logo,
slogan, màu sắc, bao bì, thiết kế, kiểu dáng và phong
cách
Chính sách SP: Tính tiên phong trong chủng loại
SP, tính năng và thiết kế của SP và bao bì
Các công cụ khác trong marketing-mix:
Giá bán
Kênh phân phối
Truyền thông marketing
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 12
Các chiến lược làm tăng mức độ nhận biết
thương hiệu
Từ bản thân TH
Tên TH khác thường, dễ nhớ
Dùng khẩu hiệu hoặc điệp khúc
Mở rộng TH
Từ sản phẩm: công dụng đặc biệt, bao bì đặc biệt
Từ công cụ khác trong marketing-mix
Giá: mức giá đặc biệt
Kênh phân phối: địa điểm, thiết kế nội ngoại thất cửa hàng
Truyền thông marketing: quảng cáo, đại sứ TH, PR, tài trợ, tổ chức
cuộc thi về TH, chào hàng trực tiếp và nhân viên
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 13
Một số quy luật trong marketing về tạo sự
nhận biết thương hiệu
Luật dẫn đầu
Luật trọng tâm
Luật đối nghịch
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 14
2.3 Liên tưởng thương hiệu (brand
associations)
“bất cứ cái gì trong bộ nhớ của khách hàng mà
được gắn với thương hiệu” (Aaker, 1991, tr. 109).
Hình ảnh thương hiệu (brand image) là một tập
hợp các liên tưởng gắn với thương hiệu đó
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 15
Giá trị của liên tưởng thương hiệu
Liên
tưởng
thương
hiệu
Tạo sự
khác biệt /
định vị
Giúp xử lý
và truy lục
thông tin
Tạo cơ sở
để mở
rộng
thương
hiệu
Cung cấp
lý do mua
Tạo thái
độ tích
cực
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 16
10 dạng liên tưởng thương hiệu theo Aaker
1. Thuộc tính cụ thể
2. Thuộc tính vô hình
3. Khu vực địa lý
4. Đối thủ cạnh tranh
5. Phong cách sống / Cá tính
6. Nhân vật nổi tiếng
7. Người sử dụng
8. Hoàn cảnh sử dụng
9. Giá tương đối
10. Lợi ích dành cho khách hàng
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 17
Các khía cạnh của liên tưởng thương hiệu
Dạng liên tưởng TH
Độ mạnh của liên tưởng TH
Mức độ nhớ ra các liên tưởng về TH: số lượng liên
tưởng được nêu và tốc độ nói ra các liên tưởng
Tính độc đáo của các liên tưởng TH
Các liên tưởng đặc trưng cho một TH cụ thể mà các
SP/TH khác không có
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 18
Hình ảnh thương hiệu (brand image)
• Là cái nằm tâm trí khách hàng, phản ánh việc
khách hàng nghĩ người tiêu dùng về thương hiệu
• Tập hợp các liên tưởng riêng có, nằm trong tâm trí
của khách hàng, liên quan sản phẩm/doanh nghiệp
và những lời hứa mà thương hiệu tạo ra.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 19
Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Quan trọng:
Trải nghiệm tiêu cực Hình ảnh tiêu cực về TH
Nếu DN/SP có hình ảnh TH tiêu cực, thì hành động
cụ thể tuỳ theo hoàn cảnh thực tế
Nếu mức độ nhận biết là thấp: Tung ra chiến dịch truyền
thông
Nếu mức độ nhận biết là cao nhưng kết quả hoạt động
của sản phẩm là kém: Cần có hành động nội bộ để cải
thiện chất lượng và kết quả hoạt động của sản phẩm
trước. Sau đó mới thực hiện chiến dịch truyền thông
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 20
2.4 Chất lượng cảm nhận (perceived quality)
Chất lượng cảm nhận (perceived quality) là sự nhận thức
của khách hàng về chất lượng tổng thể hoặc tính ưu việt
của sản phẩm hoặc dịch vụ tương xứng với mục đích dự
kiến, so với các phương án thay thế. (Zeitham 1988)
Chất lượng cảm nhận là sự cảm nhận của người tiêu dùng
về chất lượng hay tính ưu việt của một thương hiệu sản
phẩm (David A. Aaker 1991)
Chất lượng cảm nhận và chất lượng thực (chất lượng
khách quan)
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 21
Lợi ích của chất lượng cảm nhận đối với
TSTH
(1) cung cấp lý do để mua;
(2) tạo vị thế;
(3) tạo sự hơn giá;
(4) tạo sự quan tâm của kênh phân phối
(5) tạo điều kiện mở rộng thương hiệu.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 22
Các thành tố của chất lượng cảm nhận đối với
dịch vụ
Theo Parasuraman (1988):
Độ tin cậy (reliability): khả năng cung cấp được dịch vụ
đã hứa một cách ổn định và chính xác
Sự nhiệt tình (responsiveness): mức độ sẵn lòng giúp đỡ
khách hàng và cung cấp dịch vụ được yêu cầu
Sự bảo đảm (assurance): kiến thức và sự nhã nhặn của
các nhân viên và khả năng của nhân viên truyền tải sự
tin tưởng và sự tin cậy
Sự thông cảm (empathy): doanh nghiệp có sự đồng
cảm, quan tâm và sự chú ý mang tính cá nhân đối với
những khách hàng của nó.
Phương tiện hữu hình (tangibles): cơ sở vật chất, trang
thiết bị, các tài liệu truyền thông quảng bá.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 23
Mô hình chất lượng dịch vụ của Groonroo
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 24
SERVQUAL và SERVPERF
SERVQUAL: Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ
dựa trên sự so sánh giữa cảm nhận thực tế và kỳ
vọng của khách hàng theo từng thành tố chất
lượng
SERVPERF: gần giống SERVQUAL, nhưng đo
lường chất lượng dịch vụ dựa trên cảm nhận của
khách hàng về dịch vụ được cung cấp trên thực tế,
theo từng thành tố chất lượng.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 25
2.5 Sự trung thành với thương hiệu (brand
loyalty)
Mục tiêu cao nhất của xây dựng thương hiệu
Cốt lõi trong tài sản thương hiệu
Sự trung thành theo Javalgi và Moberg (1997):
Theo quan điểm hành vi: dựa trên khối lượng mua sắm
một thương hiệu cụ thể
Tỷ lệ phần trăm mua lặp lại một TH trong những lần mua sắm
khác nhau một loại sản phẩm.
Theo quan điểm thái độ lại dựa trên mức độ ưa thích
đối với thương hiệu và và ý định mua lại sản phẩm với
cùng thương hiệu đó khi có nhu cầu
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 26
Các mức độ trung thành của khách hàng
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 27
2.6 Các thành tố khác trong tài sản thương
hiệu
Bằng sáng chế, phát minh, sự bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp
Quan hệ với nhà phân phối và đại lý
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng Quản trị thương hiệu 28