Hoạt độngOBS khôngxuất hiệntrênbảngCĐKT,
vàthườngđượcthểhiệntrongthuyết minhcác
báocáotài chính.
• Tài sảnvànợngoại bảng: nhữngkhoảnmục“tùy
thuộc”, cótiềmnăngtạoracácdòngtiềnâmhoặc
dươngtrongtươnglai, tácđộngtới:
–BảngCĐKT
–Khảnăngthu lợi nhuận
–Hoạt độngtổngthể
31 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 4: Rủi ro hoạt động ngoại bảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ RỦI RO
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà
1
RỦI RO
HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG
Chương 4
Khái niệm
các hoạt động ngoại bảng
• Hoạt động OBS không xuất hiện trên bảng CĐKT,
và thường được thể hiện trong thuyết minh các
báo cáo tài chính.
• Tài sản và nợ ngoại bảng: những khoản mục “tùy
thuộc”, có tiềm năng tạo ra các dòng tiền âm hoặc
dương trong tương lai, tác động tới:
– Bảng CĐKT
– Khả năng thu lợi nhuận
– Hoạt động tổng thể
Các hoạt động OBS chủ yếu
• Cam kết khoản vay
• Thư tín dụng
• Thư tín dụng dự phòng
• Hợp đồng các công cụ phái sinh (kỳ hạn, tương lai,
quyền chọn, hoán đổi).
“Tùy thuộc”?
• Tài sản hoặc nợ có thể xuất hiện hoặc không xuất
hiện trên bảng CĐKT.
• Tài sản tùy thuộc: nếu một sự kiện ngẫu nhiên xẩy
ra, sẽ được chuyển vào bên tài sản của bảng cân
đối kế toán.
• Nợ tùy thuộc: nếu một sự kiện ngẫu nhiên xẩy ra
sẽ được chuyển vào bên nợ của bảng cân đối kế
toán.
– Ví dụ: thư tín dụng thể hiện một nghĩa vụ tiềm năng. Khi
xẩy ra vỡ nợ của khách hàng, khoản nghĩa vụ này được
chuyển vào bên nợ của bảng CĐKT của ngân hàng.
5
OBS và giá trị ròng của FI
• Khi có các hoạt động OBS, việc tính giá trị ròng
(NW) của một FI phải bổ sung thêm giá trị thị
trường của các tài sản tùy thuộc và nợ tùy thuộc.
• Xác suất để một khoản mục OBS chuyển vào bảng
CĐKT nhỏ hơn 1, → định giá chúng rất phức tạp.
• Cách tính những giá trị bổ sung thay đổi theo loại
hoạt động ngoại bảng:
– Thư tín dụng, cam kết khoản vay: tương đương với
những quyền chọn (options)
– Các hợp đồng công cụ phái sinh: tương đương với các
khoản quy đổi nội bảng (on balance-sheet)
Ví dụ
Bảng A: định giá tài sản ròng của một FI (truyền thống)
Tài sản Nợ
MV của tài sản (A) 100
100
MV của nợ (L)
Tài sản ròng (E)
90
10
100
7
Bảng B: định giá tài sản ròng của một FI tính tới giá trị của
các hoạt động OBS
Tài sản Nợ
MV của tài sản (A)
MV của tài sản tùy
thuộc (CA)
100
50
150
MV của nợ (L)
Tài sản ròng (E)
MV của nợ tùy thuộc
90
5
55
150
• Theo cách truyền thống:
E = A – L = 100 – 90 = 10
VCSH = 10 và hệ số vốn/tài sản = 10%.
• Khi tính MV của các khoản mục ngoại bảng, giá trị
ròng thực sự của chủ sở hữu (E) là
E = (A – L) + (CA – CL)
= (100 – 90) + (50 – 55) = 5, thay vì 10.
• Kết luận: Gia tăng hoạt động ngoại bảng có thể làm
giảm sút vốn chủ sở hữu, dẫn FI đến chỗ mất khả
năng thanh toán.
8
Quyền chọn gắn với OBS
• Nhiều khoản mục OBS mang các đặc tính của
quyền chọn
– cam kết khoản vay (= quyền chọn vay).
– thư tín dụng (quyền chọn vỡ nợ).
• Phương pháp ước tính giá trị đơn giản: tính delta
của một quyền chọn. Nhân delta với giá trị mệnh
giá của quyền chọn.
• Delta của quyền chọn: độ nhạy cảm của giá trị của
một quyền chọn đối với thay đổi một đơn vị trong
giá của chứng khoán cơ sở, nhân với giá trị mệnh
giá của quyền chọn.
Ví dụ
• Giả sử một FI mua QCM trên các trái phiếu với
mệnh giá là 100 triệu $, tức có một tài sản tùy
thuộc (OBS).
• Gọi d = delta của quyền chọn
• F = mệnh giá quyền chọn = 100 triệu $.
• Giá trị của một tài sản tùy thuộc = Delta x mệnh giá
của quyền chọn = 0,25 x 100 triệu = 25 triệu $.
• Nếu một FI bán quyền chọn, quyền chọn đó sẽ được
định giá như một khoản nợ tùy thuộc.
11
Thay đổi trong giá
của quyền chọn
Thay đổi trong
giá của chứng khoán cơ sở
d = Delta của một
quyền chọn
dO
dS= =
=0,25
Các hợp đồng công cụ phái sinh
• Để định giá, phải chuyển đổi những vị thế này
thành một giá trị tương đương của tài sản cơ sở.
• Ví dụ: một swap lãi suất thả nổi-cố định, 10 năm,
20 tr $, theo đó FI nhận được 20 khoản lãi cố
định nửa năm, 8%/năm và phải trả lãi suất thả
nổi nửa năm, tham chiếu Libor. Tương đương:
– Bên tài sản = một trái phiếu 10 năm, 8%, 20 triệu $.
– Bên nợ = một trái phiếu 10 năm, 20 triệu $, lãi suất thả
nổi, xác định lại sau mỗi nửa năm.
Tài sản ngắn hạn
(khoản vay kinh doanh chỉ
số hóa)
Nợ dài hạn
(4 năm, 10%)
Tài sản dài hạn
(mortgage lãi suất cố
định)
Nợ ngắn hạn
(CD một năm)
10
%
cố
địn
h
LIBOR + 2%
FI (A) FI (B)
SWAP LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH – THẢ NỔI
Minh họa swap lãi suất
– Giá trị thị trường của swap = PV của khoản chênh lệch
giữa hai dòng tiền, dòng tiền của trái phiếu có lãi suất cố
định và dòng tiền dự tính trên trái phiếu thả nổi lãi suất.
– MV thường là một tỷ lệ rất nhỏ của giá trị mệnh giá của
swap. (Trong ví dụ này là 3%)
Lợi suất,rủi ro của hoạt động OBS
• 1980s, các NHTM lớn tìm kiếm hoạt động OBS, do
– Gia tăng mất mát khoản vay tới các nước kém phát triển
và Đông Âu
– Tính biến động của lãi suất tăng lên
– Thu lãi ròng giảm trên bảng CĐKT, do cạnh tranh với khu
vực phi ngân hàng.
• Hoạt động OBS giúp cho các ngân hàng:
– Thu được phí bù đắp khoản giảm sút về lãi ròng
– Tránh được chi phí quản lý hoặc thuế, do những đòi hỏi
về dự trữ, về bảo hiểm tiền gửi và an toàn vốn không
tính trên hoạt động OBS.
• Các hoạt động OBS tăng mạnh, rủi ro cũng tăng
theo.
• Các cơ quan quản lý buộc phải áp đặt những đòi
hỏi về vốn lên các hoạt động OBS và thừa nhận FI
có rủi ro mất khả năng thanh toán do việc theo đuổi
những hoạt động này.
16
Cam kết khoản vay
• Hợp đồng cam kết khoản vay: là cam kết của một
FI cho vay tới một lượng tối đa xác định, với những
điều kiện xác định về lãi suất, trong một khoảng
thời gian xác định.
• FI đòi: phí ban đầu (up-front fee) trên quy mô của
hạn mức; phí trả sau (back-end fee) trên số dư
không sử dụng tới vào cuối kỳ.
• Bên vay có thể rút tiền trong hạn mức vào bất kỳ
thời điểm nào trong thời hạn của cam kết.
Ví dụ
Phí trả trước,
1/8% trên hạn mức
Phí trả sau,1/4% trên
phần không sử dụng
Cam kết 10 triệu $
trong 1 năm
0 1
Lợi suất hứa hẹn trên một cam kết
khoản vay
Tính lợi suất hứa hẹn trên một cam kết khoản vay 1 năm
– BR = lãi suất trên khoản vay = 12%
– m = mức bù rủi ro = 2%
– f1 = phí trả trước = 1/8%
– f2 = phí trả sau = ¼%
– b = số dư bảo đảm = 10%
– RR = dự trữ bắt buộc = 10%
– td = tỷ lệ rút hạn mức dự tính (0 < td < 1) = 75%
%66,151566,1
682500,0
106875,0
11
)]9,0)(75,0)(10,0[(75,0
75,0)02,012,0()25,0(0025,000125,0
11
)]1)(([
)()1(
11 21
kk
k
RRtdbtd
tdmBRtdff
k
Bốn loại rủi ro “tùy thuộc” trên cam
kết khoản vay
• Chỉ khi người vay thực sự rút tiền, khoản vay mới
xuất hiện trên bảng CĐKT. Tại t0, FI phải sẵn sàng
cung cấp khoản vay 10 triệu $
• Cung cấp một cam kết khoản vay, FI gặp phải:
– Rủi ro lãi suất
– Rủi ro rút hạn mức
– Rủi ro tín dụng
– Rủi ro tài trợ tổng thể
Rủi ro lãi suất
• Khoản vay cam kết có thể với một lãi suất cố định
hoặc lãi suất biến đổi.
• Nếu lãi suất cam kết là cố định, khi lãi suất tăng
trong thời kỳ cam kết:
– Thu lãi ròng giảm, do chi phí huy động tăng.
– Người vay sẽ rút toàn bộ hạn mức, thực hiện quyền
chọn vay với lãi suất thấp hơn mức lãi suất thị trường.
• Với lãi suất cam kết được thả nổi: không xóa bỏ
hoàn toàn được rủi ro lãi suất do lãi suất tham
chiếu và chi phí huy động không biến động hoàn
toàn bằng nhau (basis risk).
Rủi ro sử dụng hạn mức
• FI phải sẵn sàng cung cấp đầy đủ hạn mức (10
triệu $) đã cam kết; người vay có quyền chọn linh
hoạt, vay trong khoảng từ 0$ tới 10 triệu $.
• Rủi ro: FI không thể biết chắc chắn thời điểm người
vay yêu cầu đủ 10 triệu $.
• Giải pháp: đòi phí trả sau trên lượng vốn không sử
dụng, nhằm khuyến khích rút hết hạn mức.
Rủi ro tín dụng
• Lãi suất tính trên khoản vay cam kết đã bao gồm
một khoản bù rủi ro tín dụng dựa trên đánh giá hiện
thời đối với người vay.
• Trong kỳ cam kết, uy tín tín dụng của người vay có
thể giảm sút, nhưng mức bù rủi ro đã ấn định.
• Giải pháp: đưa vào điều khoản về sự thay đổi bất
lợi trong điều kiện của bên vay, theo đó cam kết có
thể bị hủy hoặc được đặt giá lại.
Rủi ro tài trợ tổng thể
• Nhiều công ty lớn có nhiều khoản vay cam kết tại
nhiều FI, để bảo hiểm cho khan hiếm tín dụng trong
tương lai.
• Khi khan hiếm tín dụng, tổng cầu tín dụng đối với
các khoản vay cam kết là lớn nhất, cũng chính là
lúc việc vay và tài trợ của FI có chi phí cao và khó
khăn.
• → Hiệu ứng cầu tăng tổng thể làm tăng chi phí huy
động của FI cao hơn mức bình thường.
Thư tín dụng
• Hai loại: thư tín dụng thương mại (LC) và thư tín
dụng dự phòng (SLC). Khác nhau ở tính nghiêm
trọng và tần suất của rủi ro được bảo hiểm
• Khi bán thư tín dụng, FI tăng thêm các khoản nợ
tùy thuộc trong tương lai.
• Bán thư tín dụng thực chất là bán bảo hiểm đối với
một sự kiện nào đó xẩy ra trong tương lai, theo tần
suất và mức độ nghiêm trọng của nó, nhằm bảo
đảm hoạt động của người mua (công ty).
• FI thu được phí từ khách hàng cho việc cung cấp
một bảo đảm khả năng thanh toán.
26
Thư tín dụng thương mại
• Ví dụ: một nhà nhập khẩu Mỹ gửi một đơn đặt
hàng một chiếc máy trị giá 10 triệu $ tới một nhà
xuất khẩu Đức. Nhà xuất khẩu cần một sự đảm
bảo trước khi chuyển hàng đi.
• Ngân hàng của nhà nhập khẩu phát hành một sự
bảo đảm thanh toán, và thu phí LC.
• Ngân hàng sẽ gửi cho nhà XK một LC cam kết
thanh toán sau 90 ngày.
• Phí có thể bằng 10 điểm cơ bản của mệnh giá LC,
tức 10000$.
28
Nhà nhập khẩu Mỹ Nhà xuất khẩu Đức
Đặt hàng máy trị giá 10 triệu $
Chuyển máy tới
LC trị giá 10 triệu $
được phát hành
Ngân hàng Mỹ
GIAO DỊCH THƯ TÍN DỤNG DẠNG ĐƠN GiẢN
Thư tín dụng dự phòng
• Chức năng bảo hiểm tương tự như thư tín dụng
thương mại, nhưng khác về cấu trúc và dạng của
rủi ro được bảo đảm.
• Những sự kiện được bảo đảm thường nghiêm
trọng hơn, ít khả năng dự đoán hơn, và không nhất
thiết liên quan tới thương mại. Ví dụ: sử dụng cho
việc phát hành thương phiếu, trái phiếu thu nhập
• SLC cạnh tranh với các sản phẩm OBS khác của
cùng một FI (như cam kết khoản vay).
• Phát hành SLC: các ngân hàng thương mại, công
ty bảo hiểm phi nhân thọ.
29
Rủi ro của thư tín dụng
• Người mua LC hoặc SLC có thể không thực hiện
được nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng. Khi đó,
FI sẽ phải thực hiện thanh toán thay cho họ, như
cam kết.
• Phí phải lớn hơn rủi ro vỡ nợ dự tính trên LC hoặc
SLC.
• Phí = Xác suất vỡ nợ của đối tác nhân với khoản
chi trả ròng dự tính trên thư tín dụng, sau khi điều
chỉnh theo khả năng thu hồi tài sản từ bên vỡ nợ
và chi phí giám sát.
30
Các hợp đồng công cụ phái sinh
• Được FI sử dụng để rào chắn rủi ro hoặc các mục
đích khác, hoặc FI làm đối tác giao dịch với khách
hàng để hưởng phí.
• Đối tác của hợp đồng có thể không thực hiện được
nghĩa vụ → rủi ro tín dụng tùy thuộc. FI phải thay
hợp đồng, với mức lãi suất, giá hoặc tỷ giá hôm
nay.
• Công cụ phái sinh tín dụng, phát triển nhanh chóng
từ năm 1996 (kỳ hạn, quyền chọn và swap), cho
phép các FI rào chắn rủi ro tín dụng).