Bài giảng Chương 5 cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai

GIỚI THIỆU HỆTHỐNG  PHÂN TÍCH HỆTHỐNG  XÂY DỰNG MÔ HÌNH  CÁC HỆQUẢN TRỊCƠ SỞDỮLIỆU -FAMIS -CADDB -VILIS -CILIS

pdf58 trang | Chia sẻ: mamamia | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 5 cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 1 CHƯƠNG 5 CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI  GIỚI THIỆU HỆ THỐNG  PHÂN TÍCH HỆ THỐNG  XÂY DỰNG MÔ HÌNH  CÁC HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU - FAMIS - CADDB - VILIS - CILIS Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG  Nguồn tài nguyên đất đai được quản lý thống nhất trong cả nước theo những nguyên tắc và định chuẩn nhất định. Ngoài mục đích phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn phục vụ cho các chuyên ngành khác.  Đối tượng của hệ thống rất đa dạng: bao gồm nhiều dạng dữ liệu khác nhau để thể hiện mối quan hệ giữa người sử dụng đất – thể chế pháp lý – và thửa đất. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 3 ĐỐI TƯỢNG CỦA HỆ THỐNG  Đối tượng của hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai bao gồm: Thửa đất, Chủ sử dụng đất và các nguyên tắc quản lý, các nguyên tắc này được thể chế hóa thành luật và các văn bản dưới luật. Thông tin đất đai không giống như dữ liệu các ngành khác ngoài yếu tố số lượng và sự đa dạng về các nguyên tắc quản lý nó còn phải thể hiện những thông tin đó dưới dạng đồ họa theo vị trí địa lý nhất định. Hay nói cách khác dữ liệu của ngành địa chính bao gồm hai dạng: dữ liệu thuộc tính(Attribute data) và dữ liệu không gian(None attribute Data). Dữ liệu thuộc tính mô tả tính chất của đối tượng, những tính chất này có được có thể từ chính đặc điểm đối tượng đó hoặc từ những qui tắc áp đặt cho nó phục vụ cho công tác quản lý được chặt chẽ hơn. Dữ liệu không gian thể hiện hình dạng, kính thước và vị trí của đối tượng địa lý dữ liệu này có thể ở dạng số (bản đồ số ) hoặc dạng giấy (bản đồ giấy). Trong công tác quản lý đòi hỏi phải liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 4 Các thành phần cấu thành hệ thống  Thông tin về hệ thống qui chiếu  Thông tin về hệ tọa độ, độ cao Nhà nước  Thông tin về hệ thống bản đồ các loại  Thông tin về các loại đất phân theo loại hình sử dụng  Thông tin về quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất  Thông tin về chủ sử dụng  Thông tin về các dữ liệu có liên quan Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 5 Một số nét đặt thù của hệ thống  Tính đa dạng của dữ liệu  Tính thống nhất  Tính chính xác  Khối lượng thông tin lớn  Nguồn dữ liệu đầu vào đa dạng Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 6 Tính đa dạng của dữ liệu  Khác với các cơ sở dữ liệu thông thường, cơ sở dữ liệu này không chỉ chứa các dữ liệu thuộc tính mà còn chứa cả các dữ liệu bản đồ. Hơn nữa dữ liệu bản đồ tương đối đa dạng được thể hiện dưới các dạng: Vector (được quản lý theo tọa độ), Raster (được quản lý theo điểm ảnh). Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 7 Tính thống nhất  Dữ liệu địa lý đòi hỏi phải có tính thống nhất trong khu vực thể hiện và trong cả nước vì nó còn phải thể hiện theo vị trí (theo tọa độ ). Vì thế toàn bộ các đối tượng phải được thể hiện trong một hệ quy chiếu thống nhất. Hệ quy chiếu này quyết định đến dạng thể hiện của các thông tin địa lý. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 8 Tính chính xác  Dữ liệu địa lý đòi hỏi phải có độ chính xác cao về vị trí không gian phù hợp với tỷ lệ hiển thị (tỷ lệ bản đồ). Một đối tượng không chỉ được xác định bằng vị trí không gian mà còn phải mang thông tin về độ chính xác của đối tượng tại vị trí đó. Dữ liệu địa lý sẽ không có ý nghĩa nếu không đảm bảo độ chính xác. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 9 Khối lượng thông tin lớn  Khối lượng dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu này là cực lớn. Ngay ở thời điểm ban đầu hệ thống đã phải quản lý một khối lượng thông tin khổng lồ. Trong quá trình vận hành hệ thống theo thời gian do tính chất của đối tượng quản lý nên thông tin sẽ tiếp tục thay đổi và được bổ sung trong khi những thông tin củ vẫn được giữ để tiếp tục theo dõi sự biến động theo thời gian. Vì vậy cơ sở dữ liệu này đòi hỏi một công cụ quản trị mạnh, thiết bị nhớ và bộ xử lý với dung lượng và tốc độ cao. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 10 Nguồn dữ liệu đầu vào đa dạng  Hiện tại nguồn dữ liệu đầu vào bao gồm dữ liệu thuộc tính là hồ sơ địa chính và dữ liệu không gian chủ yếu là hệ thống bản đồ rất đa dạng có thể là dữ liệu thô như sổ sách, bản đồ giấy, diamat, hay dữ liệu số ở các định dạng khác nhau. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 11 HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG  Như đã trình bày ở trên, nguồn dữ liệu đầu vào của hệ thống là rất đa dạng được phân thành hai nhóm đó là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu không gian được thu thập từ đồ họa trên bản đồ số, bản đồ giấy, số liệu đo đạc mặt đất, số liệu đo vẽ từ ảnh hàng không và ảnh vệ tinh…Dữ liệu thuộc tính được thu thập từ nội dung các bản đồ cũ, sổ sách, ghi chép bằng tay, điều tra khảo sát thực địa hoặc các số liệu điều tra cơ bản hay từ các ngành khác. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 12 MÔ HÌNH THU THẬP DỮ LIỆU ĐẦU VÀO Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 13 Tạo dữ liệu Vector từ bản đồ giấy Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 14 Tạo dữ liệu Vector từ ảnh vệ tinh Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 15 Quy trình xây dựng bản đồ số từ số liệu trị đo Thiết bị đoThủ công Đo điện tử Sổ đo chi tiết Điểm đo Chi tiết Bản đồ số CSDL bản đồ Bản đồ gốc Sổ đo điện tửChuyển trị đo Vào máy tính Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 16 Phân lớp tự động Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 17 Chọn điểm mẫu Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 18 Phân lớp ảnh Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 19 XỬ LÝ DỮ LIỆU  Các xử lý thông tin bao gồm : Lưu trữ và quản trị dữ liệu (sắp xếp, an toàn và bảo mật): - Cập nhật dữ liệu (loại bỏ dữ liệu không cần thiết, dữ liệu củ, thêm vào các dữ liệu mới, biến đổi dữ liệu hiện có), - Tìm thông tin theo một tiêu chí nhất định, - Thực hiện các bài toán ứng dụng (ví dụ tìm đoạn đường ngắn nhất, thống kê các đối tượng theo một tiêu chuẩn nào đó, hay chọn một loại hình sử dụng đất hợp lý nhất), - Hiển thị dữ liệu theo yêu cầu của người sử dụng… Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 20 Cập nhật dữ liệu Cập nhật dữ liệu là một hoạt động rất quan trọng của hệ thống đặc biệt là dữ liệu đất đai. Việc thu thập thông tin sẽ được thực hiện chủ yếu trên máy đơn lẽ ở cấp xã nhằm giảm chi phí phần cứng và chi phí quản trị mạng. Dữ liệu sẽ được cập nhật chủ yếu từ ba nguồn chính sau:  Nhập trực tiếp vào hệ thống: Số liệu được nhập trực tiếp vào hệ thống từ hồ sơ địa chính có được qua đăng ký đất đai ban đầu.  Chép từ cùng một dạng format với nhau: Trường hợp này dữ liệu đã được nhập vào máy tính từ cấp xã sẽ được tổng hợp lên cấp cao hơn.  Chuyển đổi giữa các dạng Format khác nhau: Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dữ liệu sẽ được nhập vào máy tính bằng nhiều khuông dạng khác nhau như Excel, Foxpro, Access…Khi đưa về tổng hợp ở cấp cao hơn các định dạng này sẽ được chuyển đổi về cùng kiểu. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 21 Duy trì hệ thống  Tiếp nhận thông tin về biến động đất đai từ địa phương cũng như các thông tin biến động các yếu tố địa lý từ ảnh viễn thám, người quản lý dữ liệu cần tìm kiếm loại bỏ những thông tin củ, đưa vào các thông tin mới hoặc biến đổi các thông tin củ theo một số biến động mới nhằm duy trì hệ thống. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 22 Tách nhập thửa  Đây là biến động thường xãy ra nhất trong quản lý đất đai. Trong hoạt động này thông tin về thửa đất trước và sau khi tách hoặc gộp thửa đều phải được ghi nhận lại để theo dõi qúa trình biến động của thửa đất. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 23 Quản lý biến động  Thông tin về các biến động trên thửa đất là một trong các yêu cầu quản lý quan trọng của hệ thống. Các biến động bao gồm: Biến động về chủ sử dụng, biến động về mục đích sử dụng, biến động về hạng đất, loại đất. Do yêu cầu quản lý không những thể hiện thông tin đất đai tại thời điểm hiện trạng mà cón phải thể hiện cả quá trình sử dụng nên thông tin về thửa đất, chủ sử dụng sẽ được quản lý theo hiện trạng và quá khứ. Như vậy việc tìm kiếm thông tin trong quá khứ sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên ở đây sẽ phải phân biệt đựơc thông tin hiện trạng và thông tin quá khứ ví dụ một chủ sử dụng A đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng B. Về nguyên tắc chủ sử dụng A đã thuộc khối thông tin qúa khứ nhưng anh ta vẫn có quyền sử dụng một thửa đất khác như vậy anh ta vẫn có thể thuộc khối hiện trạng. Như vậy để kiểm tra một chủ sử dụng thuộc khối nào sẽ phải tiến hành kiểm tra xử lý trên toàn bộ số liệu. Việc kiểm tra để đưa thông tin từ khối hiện tại sang khối quá khứ sẽ được thực hiện gần như đồng thời trên cả ba đối tượng: Thửa đất, chủ sử dụng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó tốc độ cập nhật biến động trong trường hợp này khá chậm. Thực chất về mặt thuộc tính các thông tin trong qúa khứ không khác gì các thông tin hiện thời. Chỉ duy nhất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện tại trên thửa đất đó có ngày đăng ký mới nhất. Do đó có thể dùng thông tin ngày biến động để phân biệt giữa qúa khứ và hiện trạng. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 24  Hệ thống bản đồ phục vụ quy hoạch tổng thể  Các số liệu thống kê về hiện trạng kinh tế – xã hội có liên quan đến đất đai đó là những áp lực phát triển kinh tế – xã hội đối với đất đai.  Hoạch định lại địa giới hành chánh khi có sự tách nhập các địa phương và cung cấp những tư liệu để xử lý, tranh chấp về địa giới hành chánh. Thông tin đầu ra 1. Phục vụ công tác quản lý Nhà Nước của Chính Phủ Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 25 Phục vụ công tác quản lý đất đai của ngành địa chính  Hiện trạng quản lý các thửa đất, chủ sử dụng đất, tình hình giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất, tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  Theo giỏi tình hình thực hiện luật đất đai theo các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.  Thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng sử dụng đất hàng năm.  Quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 26 Phục vụ cho công tác quản lý các ngành khác  Hệ thống bản đồ địa hình và địa chính rất cần thiết cho quy hoạch phát triển của các ngành, theo dõi tiến độ thực hiện và nghiên cứu tính khả thi của các công trình. Cơ sở dữ liệu nền còn cung cấp cho các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, cho hoạt động của các tổ chức kinh tế – xã hội và các hoạt động sản xuất trên địa bàn lãnh thổ. Ngoài ra nó còn cung cấp cho các hoạt động văn hóa – xã hội và khoa học công nghệ Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 27 Phục vụ cho nhu cầu của người dân  Mỗi người dân đều quan tâm đến nhà đất nơi họ đang sinh sống. Ngoài ra thông tin về nhà đất còn rất cần thiết cho những người có nhu cầu thay đổi chổ ở, góp phần giúp cho thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 28 XÂY DỰNG MÔ HÌNH  Nhiệm vụ của nhà phân tích thiết kế ngoài việc nắm rõ nguyên tắc hoạt động của hệ thống còn phải nắm bằt được những ràng buộc, yêu cầu mà người sử dụng áp đặt lên hệ thống từ đó để xây dựng một hệ thống thông tin hữu hiệu. Có rất nhiều công cụ thể hiện được sử dụng trong qúa trình phân tích và thiết kế hệ thống. tuy nhiên với hệ thống đơn giản không đòi hỏi phải sử dụng tất cả các công cụ này. Một hệ thống có thể được thể hiện theo nhiều mô hình khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận hệ thống đó. Sau đây là một số mô hình tiếp cận hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 29 MÔ HÌNH Ý NIỆM Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 30 Mô Hình Chức Năng  Tên chức năng  Mô tả có tính chất tường thuật các xử lý cần thiết  Dữ liệu đầu vào của chức năng  Dữ liệu đầu ra của chức năng  Các sự kiện gây ra sự thay đổi chức năng  Các kiểm tra ràng buộc cần thiết  Tần suất sử dụng chức năng Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 31 Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 32 Các chức năng hệ thống bao gồm:  Danh mục đơn vị hành chánh: Sẽ quản lý đơn vị hành chánh các cấp từ xã phường đến cấp tỉnh, thành phố.  Danh mục mảnh bản đồ: Quản lý về các mảnh bản đồ theo đơn vị hành chánh  Danh mục hạng đất: Quản lý thông tin về hạng đất theo vùng.  Danh mục loại đất: Quản lý thông tin về loại hình thổ nhưỡng của các contuor đất.  Danh mục mục đích sử dụng: Quản lý mục đích sử dụng đất theo thống kê đất đai.  Danh mục đối tượng: Quản lý đối tượng sử dụng đất(có 6 đối tượng).  Danh mục thửa đất: Quản lý các thông tin có liên quan đến thửa đất.  Danh mục chủ sử dụng đất: Quản lý các thông tin về chủ sử dụng đất. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 33 Chức năng cập nhật dữ liệu ban đầu  Là chức năng cập nhật dữ liệu cho hệ thống trong đó chủ yếu là chức năng cập nhật dữ liệu từ sổ địa chính sẽ cập nhật hầu hết các thông tin về thửa đất, chủ sử dụng và đối tượng sử dụng đất. Nguồn dữ liệu đầu vào có thể lấy từ nhiều nguồn như: Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ dã ngoại, hoặc từ những hồ sơ đăng ký đất đai ban đầu do đó sẽ có nhiều mẫu nhập liệu khác nhau. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 34 Chức năng cập nhật sốõ liệu biến động  Đây là chức năng sẽ được sử dụng lâu dài trong hệ thống nó tồn tại theo dòng đời của hệ thống. Các chức năng cập nhật số liệu biến động về đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng sẽ cập nhật các biến động chỉ có liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các chức năng cập nhật biến động có liên quan đến tách và gộp thửa sẽ được sử dụng khi có các biến động về thửa đất như tách gộp hoặc thay đổi hình dạng về thửa đất. Chức năng này có thể làm giảm hoặc phát sinh số liệu mới cho hệ thống liên quan trực tiếp đến chủ sử dụng và thửa đất. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 35 Chức năng thống kê tìm kiếm  Đây là nhóm chức năng khai thác dữ liệu được phân theo các đối tượng chủ yếu như: chủ sử dụng, thửa đất, loại đất, phân tích phục vụ các nhu cầu quản lý, thống kê biến động, theo dõi lịch sử và các thống kê tùy chọn khác. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 36 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH  NHẬP MÔN CƠ SỞ DỮ LIỆU  CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ  CHUẨN HOÁ CƠ SỞ DỮ LỊÊU  PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG  CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI  CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 37 ĐỐI TƯỢNG CỦA HỆ THỐNG  Đối tượng của hệ thống CSDL không gian là các đối tượng địa lý với các đặc thù chung. Việc tổ chức lưu trữ và quản lý các đối tượng địa lý rất khác biệt so với dữ liệu thuộc tính đã trình bày ở trên. Dạng đối tượng địa lý thì không nhiều nhưng việc tổ chức quản lý nó thì rất phức tạp. Đối tượng của CSDL không gian được mô tả bởi hình ảnh, vị trí lẫn tính chất hay thuộc tính. Do đó có thể sử dụng nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho việc quản lý CSDL không gian. Tính chất đồ họa và hệ tọa độ thể hiện hình dáng và vị trí của đối tượng có thể được quản lý bằng các hệ quản trị CSDL không gian như MAPINFO, ARCINFO, MICROSTATION, ARCVIEW, WINGIS…dữ liệu thuộc tính để mô tả tính chất của đối tượng có thể được quản lý bằng các hệ quản trị CSDL quan hệ như ACCESS, FOXPRO, EXCEL, …Một hệ quản trị CSDL không gian được gọi là hoàn chỉnh khi đảm bảo được chức năng kết nối giữa dữ liệu đồ họa và dữ liệu thuộc tính có thể từ chính hệ quản trị CSDL đó hoặc kết nối với hệ quản trị CSDL khác. Các đối tượng địa lý bao gồm: đối tượng dạng điểm(point), đối tượng dạng đường (line, polyline) và đối tượng dạng vùng(region). Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 38 HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG  Nhập liệu dữ liệu  Lưu trữ dữ liệu  Kết xuất dữ liệu  Biến đổi dữ liệu  Tương tác với người sử dụng Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 39 Nhập liệu dữ liệu  Bao gồm các xử lý biến đổi dữ liệu ở dạng bảng đồ, sổ sách, ảnh chụp(ảnh vệ tinh và ảnh hàng không) sang dạng số tương thích. Hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể thực hiện tốt chức năng này hoặc có thể cập nhật trực tiếp từ những thiết bị số hóa như bàn số hóa (digitizer), thiết bị quét (Scanner). Dữ liệu sau khi nhập vào máy tính sẽ được lưu trữ trên các thiết bị như đĩa từ, băng từ. Việc kiểm tra dữ liệu khi nhập vào máy tính là rất quan trọng quyết định đến hoạt động của hệ thống về sau. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 40 Lưu trữ dữ liệu  Lưu trử và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý có nội dung chính đề cập đến phương thức kết nối thông tin về vị trí (topology) với thông tin thuộc tính(attribute) của đối tượng địa lý. Cả hai thông tin đó được cấu trúc, tổ chức kết nối để một mặt thuận tiện cho các thao tác trong máy tính và mặt khác dễ hiểu đối với người sử dụng hệ thống. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 41 Kết xuất dữ liệu  Kết xuất dữ liệu là qúa trình đưa các báo cáo kết quả phân tích dữ liệu cho người sử dụng. Quá trình này đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa các yêu cầu của người sử dụng với nguồn dữ liệu hiện có trong hệ thống do đó đòi hỏi người sử dụng phải hiểu thật kỹ về hệ thống. Dữ liệu kết xuất ở đây có thể ở dạng đồ họa như bản đồ, biểu đồ, sơ đồ hay bản vẽ hoặc ở dạng văn bản, bảng biểu và được thể hiện trên màn hình hoặc trên giấy(in ấn) hay trên các thiết bị nhớ như băng đĩa từ. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 42 Biến đổi dữ liệu  Như đã trình bày, do có nhiều phần mềm quản lý nên việc chuyển đổi dữ liệu sang định dạng khác nhằm có thể tương thích được với hệ thống mới. Hoặc trong cùng một hệ thống khi cần thể hiện dữ liệu ở một dạng khác như: tỷ lệ khác, dạng hiển thị khác, mô hình khác có thể biến đổi dữ liệu cho phù hợp. Việc biến đổi này có thể được thực hiện độc lập trên dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính hoặc tổng hợp cả hai. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 43 Tương tác với người sử dụng  Tương tác với người sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thừa nhận và sử dụng bất kỳ một hệ thống thông tin nào. Việc xây dựng một hệ thống thông tin được thiết kế đều phụ thuộc vào mục đích của ứng dụng. Do đó các giao diện với người sử dụng phải tiện ích dễ hiểu dễ quan sát, ít tốn thoời gian học cách sử dụng mà vẫn có thể vận hành tốt hệ thống. Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 44 CẤU TRÚC VÀ MÔ HÌNH DỮ LIỆU BẢN ĐỒ  Thông tin về vị trí không gian (Spatial data): Là thông tin được mô tả dưới dạng cấu trúc dữ liệu của các đối tượng đồ họa thể hiện vị trí không gian của đối tượng trong một hệ tọa độ nhất định.  Thông tin về quan hệ không gian (Relational spatial data hay Topology): Thông tin được mô tả dưới dạng mô hình dữ liệu Topology. Mô hình dữ liệu Topology thể hiện quan hệ không gian dưới 3 kiểu quan hệ : + Liên thông với nhau: Thể hiện dưới dạng đường, điểm + Kề nhau: thể hiện dưới dạng đường bao, đường khép kín: Polygon + Nằm trong nhau: thể hiện trực tiếp từ tọa độ các đối tượng đồ họa.  Thông tin về thuộc tính của đối tượng Thursday, July 03, 2014 ThS. Lê Ngọc Lãm Cơ Sở Dữ Liệu 45 Đối tượng dạng điểm (theo mô hình quản lý của MicroStation) Dữ liệu không gian: + Element header: Thông tin chung cho đối tượng + Display header: Thông tin chung về hiển thị đối tượng + Cell name: Tên đối tượng + Level: Lớp chứa đối tượng + Min: Tọa độ thấp nhất + Max: Tọa độ cao