Một ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi chuyện:- Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế?- Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao?- Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một cái cây.- Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ra nhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.Thỏ già lại nhẹ nhàng rảo bước trong rừng. Được một lúc nó nghe tiếng thỏ trẻ đuổi theo:- Bác ơi, nhưng làm thế nào để biến được thành một cái cây?Thỏ già đứng lại, nhún vai nói:- Chàng trai, ta đã đưa cho cháu một cách tốt, cháu phải cảm ơn ta chứ không nên làm phiền ta bằng những câu hỏi đó. Cháu nên tự mình suy nghĩ mới phải chứ.
33 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 5: Khái lược về quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án điện tử môn Quản trị kinh doanh, D3Giảng viên: DƯƠNG CÔNG DOANH Liên hệ : 0982273187Email: doanhdoanh.qtkd.neu@gmail.comTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 20132. Bài tập hướng dẫn thực hành Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2011THỎ GIÀ VÀ THỎ TRẺMột ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi chuyện:- Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế?- Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao?- Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một cái cây.- Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ra nhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.Thỏ già lại nhẹ nhàng rảo bước trong rừng. Được một lúc nó nghe tiếng thỏ trẻ đuổi theo:- Bác ơi, nhưng làm thế nào để biến được thành một cái cây?Thỏ già đứng lại, nhún vai nói:- Chàng trai, ta đã đưa cho cháu một cách tốt, cháu phải cảm ơn ta chứ không nên làm phiền ta bằng những câu hỏi đó. Cháu nên tự mình suy nghĩ mới phải chứ.BÀI HỌC TRONG KINH DOANHTrong kinh doanh, thực tế cho thấy, một chiến lược được vạch ra rất tốt nhưng lại không được triển khai thực hiện cho tốt, thì chiến lược đó cũng không có giá trị gì cả. TÌNH HUỐNG THẢO LUẬNChuyện xảy ra tại một trường mẫu giáo ở Mỹ. Có một thời gian, nhà trường nhận thấy rằng số phụ huynh đến đón con muộn khá nhiều, điều này gây phiền phức cho các giáo viên vì họ phải tốn thêm thời gian để trông trẻ không công cho những phụ huynh này.Vậy nên nhà trường quyết định đưa ra thông báo là nếu phụ huynh nào đón con muộn, họ sẽ bị phạt 3 đô la mỗi lần. Thật không ngờ, sau khi có quy định này, số lượng phụ huynh đón con muộn không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể.Để hiểu rõ hơn về khái lược về quản trị kinh doanh như trong tình huống trên, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận 04 câu hỏi sau đây:Câu 1. Nếu là phụ huynh bạn có sẵn sàng nộp phạt không?Câu 2. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mức phạt mà trường mẫu giáo trong câu chuyện thứ nhất đưa ra không phải là 3 đô la mà gấp 10 lần hoặc hơn thế?Câu 3. Liệu có cách làm nào khác không? Bạn hãy trình bày cách mà bạn nghĩ đến.Câu 4. Theo anh chị thì chúng ta có thể lý giải điều này như thế nào?NỘI DUNG1. Khái lược về quản trị kinh doanh2. Xu hướng phát triển mô hình quản trị kinh doanh3. Các nguyên tắc cơ bản trong quản trị kinh doanh4. Các phương pháp quản trị5. Các trường phái lý thuyết quản trị chủ yếuKHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANHĐối tượng QT và QTKDMục đich của QTKDĐặc điểm của QTKDChức năng của QTKDĐỐI TƯỢNG CỦA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đối tượng của QTKDTập thể người lao động trong một doanh nghiệpXét đến cùng QTKD là QT con người và thông qua con người để tác động đến các nguồn lực khác như nguyên vật liệu, công nghệ, cơ sở hạ tầng, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản trị kinh doanh-Là tập hợp các hoạt động có liên quan và tương tác mà một chủ thể doanh nghiệp tác động lên tập thể nhưng người lao động trong doanh nghiệp để sử dụng một cách tốt nhất mọi nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ kinh doanh-Quản trị kinh doanh là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức và kiểm tra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách có hiệu quả nhất nhằm xác định và thực hiện mục tiêu cụ thể trong quá trình phát triểnQuản trị kinh doanh là tổng hợp các hoạt động xác định mục tiêu và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ KINH DOANHĐặc điểm của hoạt động quản trị kinh doanh1234Được xác định bởi chủ sở hữu có quyền quyết định về tài sản của DN và người điều hành đưa ra các quyết định KD Mang tính Liên tụcMang tínhtổng hợp và phức tạpLuôn gắn với môi trườngvà được đòihỏi là phải luôn thích ứng với sự biến đổicủa môi trườngCHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ KINH DOANHChức năng QT là một tập hợp các công việc quản trị cùng loại được hình thành trong quá trình chuyên môn hóa hoạt động QTPhối hợp4 Lập kế hoạch1Điều khiển (Chỉ huy)2Tổ chức3Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh5XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ KINH DOANH21Quản trị kinh doanh trên cơ sở tuyệt đối hóa ưu điểm của chuyên môn hóaQuản trị kinh doanh dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của các quá trình kinh doanhQuản trị kinh doanh trên cơ sở tuyệt đối hóa ưu điểm của chuyên môn hóa- Cơ sở của tổ chức quản trị là chuyên môn hóa công việc của từng bộ phận, cá nhân- Tổ chức quản trị theo xu hướng này còn gọi là tiếp cận theo hàng dọc, chuyên môn hóa dựa trên chức năng của các phòng ban, bộ phận và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực- Xu hướng của QTKD truyền thống dựa trên nền tảng tuyệt đối hóa ưu điểm của chuyên môn hóa vì vậy cơ sở để tổ chức quản trị là chuyên môn hóa công việc của từng bộ phận, cá nhân-QTKD truyền thống coi quản trị theo chức năng là không thể thiếu, thực chất chính là chuyên môn hóa hoạt động quản trịƯu điểm: Là cách tốt nhất để thực hiện các hoạt động quản trị theo hướng CMH, đảm bảo thực hiện đầy đủ sức mạnh và uy tín của các hoạt động cơ bản, tạo điều kiện thực hiện chặt chẽ hoạt động kiểm tra, tạo điều kiện phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân, bộ phận, phòng banNhược điểm: Đồng nghĩa với việc chia cắt quá trình, CMH càng cao thì sự chia cắt quá trình càng lớn.KL: Trong nhiều trường hợp cái lợi do CMH đem lại chưa chắc đã bù đắp được cái hại do sự chia cắt quá trình Sự ra đời của QTKD theo xu hướng hiện đạiQuản trị kinh doanh dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của các quá trình kinh doanh- Không tuyệt đối hóa ưu điểm của CMH mà lấy quá trình làm đối tượng, lấy tính trọn vẹn của quá trình làm cơ sở để tổ chức các hoạt động QTKD- QTKD theo cách tiếp cận dựa trên quá trình còn được gọi là tiếp cận theo hàng ngang DN cần xác định được các quá trình của mình, phân loại và quản trị theo các quá trình- QTKD hiện đại nhấn mạnh vào việc thống nhất các quá trình, nhìn nhận được tính thông suốt của các quá trình và nhấn mạnh vào việc xác định các mối quan hệ tương tác giữa các quá trình ( Khắc phục những nhược điểm của QTKD truyền thống)- Theo xu hướng QT này, một vị trí, bộ phận, phòng ban không chỉ thực hiện các công việc theo chiều dọc (chuyển thông tin lên cấp cao hơn hoặc thấp hơn) mà còn phải quan tâm đến các mối quan hệ tương tác đối với vị trí, bộ phận và phòng ban khácƯu điểm: Tăng cường tính hiệu quả của việc tạo ra các giá trị Hạn chế: Không dễ thực hiện (chuẩn hóa các quá trình trong doanh nghiệp và việc trao đổi thông tin giữa các vị trí, bộ phận, phòng ban)CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH21Nguyên lý hình thành các nguyên tắc quản trị kinh doanhCác nguyên tắc của quản trị kinh doanh chủ yếu.NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ- Nguyên tắc là những ràng buộc theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định buộc mọi người phải tuân thủ-Nguyên tắc quản trị là những ràng buộc theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định buộc mọi người thực hiện hoạt động quản trị phải tuân thủ.Nguyên lý hình thành các nguyên tắc quản trị kinh doanh1Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp.2Các quy luật khách quanQuy luật khan hiếmQuy luật cung cầuQuy luật tối đa hóa lợi nhuận, lợi íchQuy luật tâm lý3Các điều kiện cụ thể của môi trường.YÊU CẦUMỘT SỐ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊThứ nhất: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanhThứ hai: Nguyên tắc định hướng khách hàngThứ ba: Nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêuThứ tư: nguyên tắc ngoại lệThứ năm: nguyên tắc chuyên môn hóa;Thứ sáu: nguyên tắc hiệu quảThứ bảy: Nguyên tắc dung hòa lợi ích.CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ1. Khái lược về phương pháp quản trị2. Các phương pháp QTKD phổ biếnKHÁI LƯỢC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ Phương pháp quản trị được hiểu là cách thức tác động của chủ thể đến khách thể quản trị nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ KINH DOANH CHỦ YẾUPhương pháp kinh tế1Phương pháp hành chính2PP giáo dục thuyết phục3PHƯƠNG PHÁP KINH TẾKhái niệm: Là phương pháp tác động vào mọi người lao động thông qua các biện pháp kinh tế.Đặc điểm: Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là tác động lên đối tượng quản trị không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích.Vai trò:Các phương pháp kinh tế là các phương pháp quản trị tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế.Các phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân và cấp dưới, đồng thời cùng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ (tiếp theo)Yêu cầu:Việc áp dụng các biện pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế.Để áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý.Sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản trị phải có trình độ và năng lực về nhiều mặt.PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNHKhái niệm: Là phương pháp quản trị dựa trên cơ sở các mối quan hệ về tổ chức và kỷ luật của doanh nghiệp.Đặc điểm:Đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao.Tác động hành chính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định.Đối với những quyết định hành chính thì cấp dưới bắt buộc phải thực hiện, không được lựa chọn. Chỉ người có thẩm quyền ra quyết định mới có quyền thay đổi quyết định.PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH (tiếp theo)Vai trò Vai trò của các phương pháp hành chính trong quản lý kinh doanh rất to lớn; nó xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp; khâu nối các phương pháp quản trị khác lại; giấu được bí mật ý đồ kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng.Yêu cầu:Một là, quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Hai là, khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm đầy đủ về quyết định của mình. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC, THUYẾT PHỤC Khái niệm: Là phương pháp tác động vào người lao động bằng các biện pháp tâm lý xã hội và giáo dục thuyết phục.Đặc điểm: Uyển chuyển, linh hoạt, không có khuôn mẫu chung và liên quan rất chặt chẽ đến tác phong và nghệ thuật của chủ thể quản trị.Vai trò: Phương pháp này rất quan trọng trong việc động viên tinh thần quyết tâm, sáng tạo, say sưa với công việc của mọi người lao động.CÁC TRƯỜNG PHÁI LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHỦ YẾUTrường phái quản trị khoa học cổ điển2) Trường phái quản trị hành chính3) Trường phái hành vi4) Trường phái tiếp cận hệ thống5) Trường phái lý luận tình huống6) Trường phái quản trị kiểu phương Đông7) Trường phái quản trị định lượng8) Trường phái quản trị “ tuyệt hảo”9) Trường phái quản trị theo quá trình CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI GIẢI THÍCHMệnh đề sau là đúng hay sai và giải thích tại sao: “Phương pháp hành chính cũng có các đặc trưng giống phương pháp kinh tế”.Gợi ý trả lời: Sai. Dựa vào đặc điểm của phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế, và điểm khác nhau cơ bản là: Trong khi phương pháp hành chính tác động dựa mối quan hệ về tổ chức và kỷ luật của doanh nghiệp thì phương pháp kinh tế tác động lên đối tượng quản trị không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1Hãy khẳng định quan điểm đúng? Thực chất quản trị kinh doanh là:A. quản trị máy móc thiết bị.B. quản trị con người.C quản trị nguyên vật liệu và các tài sản khác của doanh nghiệp.D. quản trị tài chính.Trả lời: Đáp án đúng là: B. quản trị con người.Giải thích: Từ định nghĩa quản trị kinh doanh, ta rút ra được: Thực chất quản trị kinh doanh là quản trị con người, và thông qua con người để quản trị các yếu tố khác ở trong tổ chức.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2Câu khẳng định nào dưới đây là sai? Các nguyên tắc quản trị kinh doanh:A. Là không cần thiết vì nó cứng nhắc trong khi kinh doanh thì cần linh hoạt.B. Phải có tính thống nhất với nhau.C. Được xây dựng do con người nên không thể chi phối hành động con người.D. Phải được xây dựng phù hợp với hệ thống mục tiêu.Trả lời: Đáp án đúng là: A. là không cần thiết vì nó cứng nhắc trong khi kinh doanh thì cần linh hoạt.Giải thích: dựa vào đặc điểm của nguyên tắc quản trị.VIDEO No.5