Bài giảng Chương 5: Quản trị rủi ro tài chính tại mncs

Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khả năng khách nợ không thể trả nợ cho chủ nợ Rủirodo sựbiếnđộngcủalãi suấtthả nổi chịutác độngcủaảnhhưởng thay đổitừtỷgiálàmảnhhưởng đếngiátrịkỳvọngtrong tương lai

pdf40 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 5: Quản trị rủi ro tài chính tại mncs, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI MNCs 6/30/2014 1 Các loại rủi ro trong hoạt động của MNCs Tín dụng (Credit Risk) tỷ giá (Exchange Rate): Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khả năng khách nợ không thể trả nợ cho chủ nợ Rủi ro do sự biến động của lãi suất thả nổi chịu tác động của ảnh hưởng thay đổi từ tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai 3 loại Rủi ro Lãi suất (Interest risk) 6/30/2014 2 PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG o Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hoá. o Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. o Nếu bán chịu hàng hoá quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. o Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Liên quan đến quyết định chính sách bán chịu, doanh nghiệp cần chú ý đến các quyết định như tiêu chuẩn bán chịu (credit standards), điều khoản bán chịu (credit terms) và chính sách và quy trình thu nợ (collection policy and procedures). 6/30/2014 3 PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG o Bao thanh toán xuất khẩu – công cụ phòng ngừa rủi ro xuất khẩu trả chậm o Bao thanh toán xuất khẩu hay còn gọi là bao thanh toán quốc tế là dịch vụ bao thanh toán liên quan đến các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trả chậm giữa doanh nghiệp và khách hàng. o Bao thanh toán xuất khẩu, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ sau đây của ngân hàng: Đánh giá uy tín tín dụng bên nhập khẩu, theo dõi thu hồi nợ người nhập khẩu, nhận vốn ứng trước từ ngân hàng, và bảo hiểm rủi ro tín dụng từ ngân hàng, đổi lại ngân hàng nhận được từ khách hàng các khoản phí dịch vụ và lãi ứng trước vốn. 6/30/2014 4 Rủi ro tín dụng (Rủi ro mất vốn) Rủi ro giao dịch (Rủi ro liên quan đến một khoản cho vay) Rủi ro danh mục (Rủi ro liên quan đến danh mục các khoản cho vay) Rủi ro xét duyệt (liên quan đến việc đánh giá một khoản cho vay) Rủi ro kiểm soát (liên quan đến việc theo dõi khoản cho vay) Rủi ro cá biệt (liên quan đến từng loại cho vay) Rủi ro tập trung cho vay (liên quan đến kém đa dạng hóa cho vay) Rủi ro bảo đảm (liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay) 6/30/2014 5 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng oXác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng oPhân tích và thẩm định tín dụng oXếp hạng tín dụng (credit rating) oChấm điểm tín dụng (credit scoring) oBảo đảm tín dụng oMua bảo hiểm tín dụng o Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 6/30/2014 6 PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 1. TỔNG QUAN VỀ NGOẠI TỆ 2. PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 6/30/2014 7 1. Tổng quan về ngoại tệ o Một số khái niệm: Tỷ giá = Exchange Rate: “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác” Ngọai tệ: là tiền của quốc gia này được lưu thông trên thị trường quốc gia khác 6/30/2014 8 (1). Tỷ giá hối đoái Cách viết đầy đủ USD/VND = 16520/16550 Yết giá Định giá TG mua TG bán Bid rate Ask rate NH mua USD bán VND NH bán USD mua VND NH mua và bán đồng Yết Giá 6/30/2014 9 (1). Tỷ giá hối đoái Cách viết tắt USD/VND = 20000/50 6/30/2014 10 (2). Tỷ giá chéo Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được xác định thông qua đồng tiền thứ 3 (đồng tiền trung gian) gọi là tỷ giá chéo. Trên thị trường hối đoái, theo thông lệ tất cả các đồng tiền đều được yết tỷ giá với USD. Vì vậy, với những đồng tiền không được yết giá trực tiếp với nhau, phải dùng phương pháp tính chéo để xác định tỷ giá. 6/30/2014 11 2. PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Các phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 1:Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (currency forward transactions 2:Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (currency swaps transactions) 4:Giao dịch quyền chọn ngoại tệ (currency options transactions 3:Giao dịch tương lai ngoại tệ (currency future transactions) 6/30/2014 12 2.1 Giao dịch giao ngay ngoại tệ (currency spot transactions) o Là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán. o Ví dụ: NH ACB chào tỷ giá EUR/VND : 19234 – 19324. (giao ngay) Khách hàng A muốn bán 12.000 EUR trong khi khách hàng B có nhu cầu mua 12.000 EUR. Là nhân viên kinh doanh ngoại tệ bạn thực hiện như sau: Mua ngoại tệ từ khách hàng A : 12.000 EUR = 12.000 x 19.234 VND = 230.808.000 VND Bán ngoại tệ cho khách hàng B : 12.000 EUR = 12.000 x 19.324 VND = 231.883.000 VND NH có lãi 231.883.000 - 230.808.000 = 1.075.000 VND 6/30/2014 13 2.2 Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (currency forward transactions) o Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện tại một thời điểm nhất định kể từ ngày ký kết giao dịch. o Thời hạn giao dịch do hai bên thỏa thuận nhưng nói chung không quá 180 ngày. 6/30/2014 14 2.2 Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (currency forward transactions) VD:  Giả sử có một Ông C muốn bán 20.000 EUR thu được từ một hợp đồng XK 3 tháng nữa mới đến hạn, và Ông D có nhu cầu mua 25.000 EUR để thanh toán một hợp đồng NK 3 tháng nữa mới đến hạn.  NH chào cho 2 Ông tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của EUR và VND như sau: EUR/VND = 19.376 - 19.993 6/30/2014 15 2.2 Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (currency forward transactions) • Nếu khách hàng đồng ý giao dịch, NH và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn. • Sau 3 tháng hợp đồng với Ông C đáo hạn NH nhận 20.000 EUR và chi cho khách hàng C số tiền là 20.000 x 19.376 = 387.520.000 VND. • Đồng thời Ông D đến hạn, NH chi cho Ông 25.000 EUR và nhận lại số tiền : 25.000 x 19.993 = 499.825.000 VND 6/30/2014 16 2.3. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (currency swaps transactions) o K/n: Là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: Giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. o Một giao dịch hoán đổi ngoại tệ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:  Thứ nhất: Mua giao ngay + Bán có kỳ hạn hoặc: Bán giao ngay + mua có kỳ hạn.  Thứ hai: Mua và bán có kỳ hạn.  Người bán cam kết sẽ mua lại chính lượng ngoại tệ đã bán sau một thời gian nhất định. 6/30/2014 17 2.3. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (currency swaps transactions) o VD: Ông E hiện tại cần 20.000 EUR để thanh toán hợp đồng NK đến hạn. Mặt khác, Ông E biết rằng mình có một hợp đồng XK trị giá 20.000 EUR sẽ đến hạn sau 3 tháng. Hãy sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro về tỷ gia biết: o Tỷ giá giao ngay EUR/VND = 19.234/324; Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng EUR/VND = 19.376/993 6/30/2014 18 2.4. Giao dịch hợp đồng ngoại tệ tương lai (currency future transactions) o K/n: Là một giao dịch tiền tệ thực hiện trong tương lai, thể hiện bằng việc mua bán những hợp đồng với số lượng tiền định sẵn, tỷ giá được ấn định vào thời điểm ký hợp đồng và ngày giao nhận được ấn định theo quy định của từng sở giao dịch. o Khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng tương lai là hợp đồng được chuẩn hoá về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày thanh toán cụ thể trong tương lai. o Các hợp đồng tương lai được buôn bán tại trung tâm giao dịch chứng khoán dưới hình thức đặt mua tự do theo nguyên tắc đấu giá, thương vụ giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các nhà môi giới với nhau ở sàn giao dịch. o Thay vì sử dụng tỷ giá mua, tỷ giá bán -> có lãi thì các nhà giao dịch lại tính tiền hoa hồng trên từng thương vụ mua bán. 6/30/2014 19 SO SÁNH FUTURE VÀ FORWARD ND FUTURE (tương lai) FORWARD (kỳ hạn) 1.LOẠI HỢP ĐỒNG - Được tiêu chuẩn hóa theo những điều kiện của Sở Giao dịch -Theo thỏa thuận giữa NH và KH: + Thời hạn + Lượng ngoại tệ 2.THỜI HẠN - Chỉ có một vài thời hạn nhất định - Được lựa chọn thời hạn bất kỳ, thường là 1 tháng, 2 tháng,.. 6/30/2014 20 SO SÁNH FUTURE VÀ FORWARD ND FUTURE (tương lai) FORWARD (kỳ hạn) 3.Trị giá hợp đồng - Có quy định (thường là giá trị nhỏ) -> thu hút khách hàng -Ko quy định  thỏa thuận (thường là giá trị lớn) 4.Thỏa thuận an toàn - Ký quỹ theo tỷ lệ % giá trị HĐ -NH yêu cầu KH phải có TK tiền gửi tại NH và duy trì số dư để đảm bảo thực hiện hợp đồng 6/30/2014 21 SO SÁNH FUTURE VÀ FORWARD ND FUTURE (tương lai) FORWARD (kỳ hạn) 5.Ngoại tệ giao dịch - Giới hạn số loại ngoại tệ giao dịch, chỉ giao dịch các ngoại tệ được niêm yết trên thị trường -Có thể giao dịch tất cả các loại ngoại tệ 6.Tỷ giá - Tỷ giá thay đổi hằng ngày -Tỷ giá thỏa thuận trong hợp đồng 6/30/2014 22 ND FUTURE (tương lai) FORWARD (kỳ hạn) 7. Hoa hồng - KH trả hoa hồng cho môi giới, môi giới trả phí cho sở giao dịch - Không thu phí  lợi nhuận là chênh lệch tỷ giá mua và bán 8. Qui chế giao dịch - Được quy định bởi sở giao dịch - Theo thỏa thuận 6/30/2014 23 2.5. Giao dịch HĐ quyền chọn (options) o K/n: Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc) một số lượng ngoại tệ nhất định với giá ấn định (giá thực hiện) vào một ngày ấn định. o Quyền chọn ngoại tệ giao dịch: o - Ở Mỹ năm 1983. o - Ở Việt Nam: được Eximbank đưa ra giao dịch đầu tiên vào năm 2002 và gần đây là nhiều NHTM khác như ACB, Techcombank, Citi Bank. Nhưng số lượng hợp đồng và doanh số giao dịch chưa nhiều. 6/30/2014 24 2.5. Giao dịch hợp đồng quyền chọn Đặc điểm Các HĐ Forward, Swap, Future luôn luôn phải thanh lý (có thể trước khi đến hạn). HĐ Option có thể: Thanh lý hoặc không thanh lý.  Người mua HĐ có quyền: + Tiến hành thực hiện quyền chọn. + Không thực hiện quyền chọn. 6/30/2014 25 2.5. Giao dịch hợp đồng quyền chọn Hai đối tác Người bán HĐ (seller) Người mua HĐ (buyer) Bán HĐ chọn mua (sell a call) Bán HĐ chọn bán (sell a put) Mua HĐ chọn mua (buy a call) Mua HĐ chọn bán (buy a put) 6/30/2014 26 2.5. Giao dịch hợp đồng quyền chọn Các yếu tố trong hợp đồng quyền chọn: Một hợp đồng giao dịch quyền chọn mua hoặc bán gồm: 1. Hình thức hợp đồng: là kiểu Mỹ hay Châu Âu 2. Mệnh giá hợp đồng: Số lượng ngoại tệ mua, bán 3. Giá thực hiện: giá mua hay bán ngoại tệ khi người mua quyền chọn thực hiện quyền. 4. Thời hạn hợp đồng: 5. Lệ phí quyền chọn: Giá mua hợp đồng quyền chọn mà người mua phải trả để đổi lấy việc người bán gánh chịu những rủi ro cho người mua. 6/30/2014 27 2.5. Giao dịch hợp đồng quyền chọn Quyền chọn kiểu châu Âu và kiểu Mỹ: Kiểu châu Âu: Chỉ cho phép thực hiện quyền chọn tại thời điểm HĐ đến hạn. Kiểu Mỹ: Cho phép thực hiện quyền chọn tại bất kỳ thời điểm nào cho đến khi HĐ đến hạn. 6/30/2014 28 2.5. Giao dịch hợp đồng quyền chọn Tác dụng của hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn được đưa ra nhằm loại trừ các rủi ro về tỷ giá hối đoái của người mua quyền chọn (đặc biệt đối với người XNK) và là nghiệp vụ kinh doanh đối với người bán quyền chọn. Nếu một người XNK lo sợ sự tăng giá của ngoại tệ, người đó có thể mua quyền chọn mua ngoại tệ. Nếu quyền mua này được thực hiện -> Giá thực tế mua ngoại tệ sẽ bằng giá thực hiện + phí quyền chọn. Nếu quyền mua ngoại tệ không được thực hiện, người đó sẽ phải bỏ chi phí bảo hiểm bằng lệ phí quyền lựa chọn. VD: Options T949 6/30/2014 29 BÀI TẬP Có thông tin về tỷ giá và lãi suất như sau: o USD/VND=15730/15761 o Lãi suất tiền gửi 3 tháng TK USD là 2.55%/năm o Lãi suất cho vay 3 tháng TK VND là 0.75%/tháng o Lãi suất tiền gửi 6 tháng TK VND là 0.55%/tháng o Lãi suất cho vay 6 tháng TK USD là 3.55%/năm Hãy sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá khi:  Doanh nghiệp là nhà nhập khẩu Việt Nam có hợp đồng trị giá 95.000 USD và 3 tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán  Doanh nghiệp là nhà xuất khẩu Việt Nam có hợp đồng trị giá 82.000 USD và 6 tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán 6/30/2014 30 PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT o Giao dịch hoán đổi lãi suất là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thản nổi hay lãi suất cố định trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian o Nợ gốc của một giao dịch hoán đổi lãi suất là số tiền mà các bên thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất thỏa thuận làm cơ sở để tính lãi thả nổi, lãi cố định và lãi ròng hoán đổi lãi suất 6/30/2014 31 PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT o Lãi suất thả nổi là mức lãi suất thay đổi trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất, trên cơ sở lãi suất thị trường do các bên thỏa thuận o Lãi suất cố định là mức lãi suất do các bên thỏa thuận không thay đổi trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất 6/30/2014 32 PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT o Số lãi thả nổi là số tiền lãi tính theo nợ gốc, là lãi suất thả nổi mà một bên tham gia hợp đồng cam kết thanh toán cho bên kia o Số lãi cố định là số tiền lãi tính theo nợ gốc, là lãi suất cố định mà một bên tham gia hợp đồng cam kết thanh toán cho bên kia 6/30/2014 33 PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT o Số lãi ròng từng kỳ của một hợp đồng hoán đổi lãi suất là chênh lệch giữa số lãi được nhận và số lãi phải trả của từng kỳ thanh toán của hợp đồng đó o Kỳ hạn thanh toán số lãi ròng là khoảng thời gian trong hợp đồng hoán đổi lãi suất có hiệu lực đã được thỏa thuận giữa các bên, mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, các bên thực hiện thanh toán cho nhau số lãi ròng 6/30/2014 34 Điều kiện để MNCs tham gia hoán đổi lãi suất • Kiểu châu Âu: Chỉ cho phép thực hiện quyền chọn tại thời điểm HĐ đến hạn. Có giao dịch vay vốn thuê mua tài chính hoặc mua hàng trả chậm được thực hiện Có khả năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm do 2 bên thỏa thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng 6/30/2014 35 Giới hạn về số nợ gốc và thời hạn hoán đổi lãi suất o Thời hạn do các bên tự thỏa thuận nhưng phải phù hợp với thời hạn của khoản vay gốc, nhưng tối đa không quá 5 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực o Số nợ gốc trong hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với MNCs không quá 30% vốn tự có của ngân hàng o Các bên tự thỏa thuận mức lãi suất có định và thả nổi để thực hiện 6/30/2014 36 Xác định số lãi ròng từng kỳ và tổng lãi ròng o Số lãi ròng từng kỳ = Số lãi được nhận từng kỳ - Số lãi phải trả từng kỳ o Số lãi được nhận hoặc phải trả từng kỳ = Số dư nợ gốc x Lãi suất cố định (hoặc thả nổi) x Số ngày tính lãi trong kỳ o Tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất của ngân hàng tại một thời điểm là tổng số lãi ròng của tất cả các hợp đồng hoán đổi lãi suất đang còn hiệu lưc thực hiện tại thời điểm đó o Số lãi ròng của một hợp đồng hoán đổi lãi suất tại một thời điểm là tổng các số lãi ròng từng kỳ của các kỳ còn hiệu lực thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất, tính theo lãi suất cố định đã thỏa thuận và lãi suất thả nổi tại thời điểm đó 6/30/2014 37 Thanh toán số lãi ròng từng kỳ o Các bên thanh toán cho nhau tiền lãi ròng từng kỳ phát sinh từ hợp đồng HĐLS o Kỳ hạn thanh toán tiền lãi ròng do các bên thỏa thuận tối đa là 1 năm o Khi thanh toán tiền lãi ròng bằng ngoại tệ, các bên thực hiện theo qui định của pháp luật về quản lý ngoại hối o Khi thanh toán tiền lãi ròng bằng ngoại tệ ra nước ngoài, các bên thực hiện theo qui định của pháp luật về chuyển tiền ra nước ngoài 6/30/2014 38 Hợp đồng hoán đổi lãi suất o Tên , địa chỉ, số điện thoại, fax, và đại diện của các bên giao kết hợp đồng o Số nợ gốc, lãi suất, lich thanh toán gốc và lãi của khoản nợ gốc o Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng o Mức lãi suất cố định và lãi suất thả nổi o Kỳ hạn thanh toán số lãi ròng o Việc tính số lãi ròng từng kỳ và phương thức thanh toán o Mức ký quĩ, đặt cọc của doanh nghiệp (nếu có) để đảm bảo thanh toán lãi ròng o Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước hạn o Thủ tục thanh lý hợp đồng 6/30/2014 39 LOGO Add your company slogan 6/30/2014 40