Bài giảng Chương chức năng tổ chức
1.Một số khái niệm căn bản 2.Thiết lập cơcấu tổ chức 3. Phân quyền và ủy quyền trong quản trị
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương chức năng tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
1.Một số khái niệm căn bản
2.Thiết lập cơ cấu tổ chức
3. Phân quyền và ủy quyền trong
quản trị
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Khái niệm chức năng tổ chức
Chức năng Tổ chức là Chức năng quản
trị liên quan đến hoạt động xây dựng và
phát triển cơ cấu (bộ máy) tổ chức để đảm
nhận những hoạt động cần thiết, xác lập
các mối quan hệ về quyền hạn và trách
nhiệm giữa các bộ phận trong tổ chức đó.
Nội dung của Chức năng tổ chức
Thiết kế, phát triển cơ cấu tổ chức
Xây dựng nguyên tắc thủ tục và qui trình
làm việc
Thiết lập hệ thống quyền lực và phân
quyền.
Vai trò của chức năng tổ chức
Bảo đảm các mục tiêu và kế hoạch sẽ được
triển khai vào thực tế.
Tạo ra môi trường làm việc thích hợp cho các
cá nhân và cho cả tập thể.
Tác động tích cực đến việc sử dụng các nguồn
lực một cách hiệu quả nhất.
Giảm thiểu những sai sót và những lãng phí
trong hoạt động quản trị.
Những vấn đề khoa học trong công tác tổ chức
Tầm hạn quản trị : là số lượng bộ phận, phân
hệ, cá nhân dưới quyền mà một cấp quản trị có
khả năng điều hành hữu hiệu nhất
Tầm hạn có liên quan chặt chẽ đến các thông số
của cơ cấu (cấp bậc và phân hệ)
Tầm hạn bị tác động bởi nhiều yếu tố : tâm lý
hành vi, văn hóa, trình độ, tính kỷ luật,
Tầm kiểm soát = 4 Tầm kiểm soát = 8
1
4
16
64
256
1024
4096
4096
512
64
8
11
2
3
4
5
6
7
Số nhà quản trị (1 – 6)
1.365
Số nhà quản trị (1 – 4)
585
Quyền hành: là năng lực cho phép yêu cầu
người khác hành động theo sự chỉ đạo của mình.
Quyền hành là cơ sở của lãnh đạo chỉ huy
Quyền hành gắn với vị trí và cấp bậc quản trị
Quyền hành được hình thành từ nhiều yếu tố
Tính chính thức và hợp pháp của chức vụ
Sự chấp nhận của các đối tượng liên quan
Năng lực và đạo đức nhà quản trị
Phân quyền trong quản trị : là quá
trình chuyển giao quyền lực từ cấp trên
xuống cấp dưới trong những giới hạn nhất
định
Là xu thế của quản trị hiện đại
Làm gia tăng khả năng linh hoạt và thích
nghi của hệ thống
Đáp ứng nhu cầu gia tăng qui mô họat
động của các hệ thống lớn
II. XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC
Khái niệm
Cơ cấu tổ chức (bộ máy quản lý) là một
chỉnh thể các khâu, các bộ phận khác nhau,
được chuyên môn hoá và có những trách
nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối liên hệ
phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo các
cấp quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu
chung của tổ chức.
1.Các yêu cầu khi xây dựng cơ cấu tổ chức
Xây dựng cơ cấu tổ chức
Các yêu
cầu
1. Xác định số lượng bộ phận và cấp bậc
phải phù hợp với thực tế, phải có khả
năng thay đổi nhanh chóng
2. Xác định trách nhiệm và quyền hạn rõ
ràng ở mỗi bộ phận, tránh chồng chéo
3. Mỗi bộ phận có thể có nhiều nhiệm vụ
nhưng mỗi nhiệm vụ không thể do nhiều
bộ phận giải quyết
4. Xác định các luồng thông tin dọc và
ngang trong tổ chức, bảo đảm sự phối
hợp nhịp nhàng và cân đối giữa các bộ
phận
II. XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức
Mục tiêu và chiến lược phát triển của DN
Quy mô hoạt động của DN
Đặc điểm hoạt động cuả DN
Môi trường hoạt động của DN
Khả năng về nguồn lực của DN
II. XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC
3. Các nguyên tắc thiết kế cơ cấu tổ chức
Nguyên tắc gắn với mục tiêu
Nguyên tắc thống nhất chỉ huy
Nguyên tắc hiệu quả kinh tế
Nguyên tắc cân đối
Nguyên tắc linh hoạt
An toàn trong hoạt động
II. XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC
4. Quan điểm thiết kế cơ cấu tổ chức
Quan điểm cổ điển
Tính bài bản cao , quy định chi tiết các
chức danh, hệ thống quyền lực phân biệt
rõ
Mô hình hướng vào tập quyền và phân
cấp chặt chẽ
Ít chú trọng hợp tác
II. XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC
Quan điểm hiện đại:
Tính bài bản thấp, quy định ít chức danh
Chú trọng đến phân quyền và phi tập
trung hoá
Nhấn mạnh đến tính hợp tác và giải
quyết theo tình huống.
Các mô hình cơ cấu tổ chức
2. Xây dựng cơ cấu tổ chức
Ưu điểm
Đảm bảo chế độ một thủ trưởng
Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh
từ một người lãnh đạo cấp trên trực tiếp
Chế độ trách nhiệm rõ ràng
Nhược điểm
Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện
Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có
trình độ
Dễ dẫn đến cách quản lý gia trưởng
Ưu điểm
Sử dụng được các chuyên gia giỏi
trong việc ra các quyết định quản trị
Không đòi hỏi nhà quản trị phải có
kiến thức toàn diện
Dễ đào tạo và dễ tìm nhà quản trị
Nhược điểm
Vi phạm nguyên tắc thống nhất chỉ huy
Chế độ trách nhiệm không rõ ràng
Sự phối hợp giữa lãnh đạo và các bộ phận
chức năng khó khăn
Nhược điểm
Nhiều tranh luận vẫn xảy ra
Hạn chế sử dụng kiến thức chuyên môn
Vẫn có xu hướng can thiệp của các đơn vị
chức năng
Ưu điểm
Có được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức
năng
Tạo điều kiện cho các giám đốc trẻ
Nhược điểm
Dễ xảy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa người lãnh đạo và các bộ
phận
Cơ cấu này đòi hỏi nhà quản trị phải có ảnh hưởng lớn
Phạm vi sử dụng còn hạn chế
Ưu điểm
Tổ chức linh động
Ít tốn kém, sử dụng nhân lực có hiệu quả
Đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh nhiều biến động
Hình thành và giải thể dễ dàng, nhanh chóng
III. PHÂN QUYỀN VÀ UỶ QUYỀN
TRONG QUẢN TRỊ
Phân quyền là xu hướng phân tán
quyền ra quyết định trong CCTC
Phân quyền là cơ sở để thực hiện
uỷ quyền
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
Quyền hạn là phương tiện (cơ sở cho phép) để
tác động đến suy nghĩ và hành động của người
khác.
Trách nhiệm là những đòi hỏi đối với người
được sử dụng quyền hạn, buộc họ phải gánh chịu
về hậu quả (kết quả) thực hiện công việc.
Quyền hạn luôn luôn phải cân bằng (tương
xứng) với trách nhiệm.
UỶ QUYỀN
“ Uûy quyền là giao cho ai đó trách nhiệm và quyền hạn
để thay mặt bạn thực hiện công việc “
Uỷ quyền công việc # giao việc
Uỷ quyền công việc tức là thoả thuận với người khác
nhằm:
Trao cho họ trách nhiệm thay mặt bạn thực hiện
công việc
Trao cho họ quyền hạn để có thể thực hiện công việc
Phân bổ nguồn lực cần thiết cho người được uỷ
quyền - cũng như những người khác để họ có thể thực
hiện công việc.
TẠI SAO PHẢI ỦYQUYỀN ?
Lợi ích đối với người được ủy quyền
Giúp phát triển các kĩ năng mới cũng như
năng lực của họ
Cảm nhận được tin tưởng sẽ giúp họ nỗ lực
hơn với công việc
Thực hiện uỷ quyền thành công còn mang đến
cơ hội phát triển cho các thành viên vốn có
năng lực, tích cực, tận tụy và thạo việc .
Lợi ích đối với nhà quản lý:
Tập trung vào những công việc chính yếu
Giảm được áp lực công việc.
Nâng cao hiệu quả công việc của tập thể
Đào tạo nhà QT kế cận
VÌ SAO MỘT SỐ NHÀ QUẢN TRỊ LẠI NGẠI
UỶ QUYỀN?
Không tin tưởng vào trình độ và năng lực của nhân
viên
Sợ không kiểm soát được những nhiệm vụ đã giao.
Sợ nhân viên sẽ không thực hiện tốt những nhiệm vụ
được giao.
Ngại tốn nhiều thời gian và công sức cho việc lập kế
hoạch và huấn luyện nhân viên vì đó là những yếu tố
cần thiết để uỷ quyền có hiệu quả.
Sợ những người giao việc sẽ làm tốt hơn mình..
QUÁ TRÌNH UỶ QUYỀN HIỆU QUẢ
Giám sát Thực hiện
Đánh giá Lập kế hoạch
Đặt mục tiêu
Thực hiện uy
ûquyền
Lựa chọn người để uỷ quyền
Quyết định công việc uỷ quyền
Chuẩn bị uỷ quyền
Những công việc nên ủy quyền
Những công việc lăp lại
Những vấn đề nhỏ nhặt và tốn nhiều thời gian
Công việc không cần đến năng lực của NQT
Công việc giúp nhân viên phát triển
Những việc không nên ủy quyền
Đánh giá thành tích hoặc kỷ luật nhân viên
Hoạch định chiến lược để phát triển công ty
Ra quyết định quan trọng về nhân sự
CHỌN NGƯỜI PHÙ HỢP ĐỂ ỦY QUYỀN
Người phù hợp để uỷ quyền công việc là :
Người có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm cần
thiết.
Người có kỹ năng chuyên môn, nhưng chưa có kinh
nghiệm thực hiện công việc.
Người có chuyên môn gần và có thể phát triển thông
qua việc thực hiện các công việc được uỷ quyền
Người có thời gian để thực hiện công việc .
Người sẵn lòng nhận lấy trách nhiệm thực hiện công
việc được uỷ quyền
Để ủy quyền thành công
Tin tưởng vào nhân viên
Cụ thể và rõ ràng
Những chỉ dẫn cần thiết
Hãy “quản lý” đừng “làm”
Giám sát hợp lý
Động viên kịp thời
Tránh “ủy quyền ngược”
Đúng người, đúng việc
Những lưu ý khi ủy quyền
Uỷ quyền dựa trên những thế mạnh của người
được uỷ quyền để giúp họ phát huy tối đa
những năng lực của bản thân
Uỷ quyền dựa trên cơ sở của lòng tin của
người uỷ quyền đối với người được uỷ quyền,
qua đó trao cho họ đầy đủ những quyền hạn để
họ thực hiện sự uỷ quyền
Uỷ quyền luôn phải gắn với kiểm tra để đảm
bảo vấn đề uỷ quyền được thực hiện đúng