Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến
I.Tính chất và đặc điểm cuộc kháng chiến
1.Tính chất.
-Là cuộc CT chính nghĩa, CT cách mạng chống
CT xâm lược của thực dân Pháp; đồng thời vì
mục tiêu dân chủ, tự do, và hoà bình thế giới.
-Cuộc kháng chiến của ta vừa có tính chất giải
phóng dân tộc, vừa có tính chất bảo vệ Tổ
quốc
49 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương VIII: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VIII
LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
Giảng viên chính
Đại tá, TS.Phạm Quốc Văn
LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
*****
NỘI DUNG
A. Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến
B. Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự của chiến
tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Pháp
Trọng tâm: Mục B
Thời gian
Phương pháp
LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
*****
A. Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến
I.Tính chất và đặc điểm cuộc kháng chiến
1.Tính chất.
-Là cuộc CT chính nghĩa, CT cách mạng chống
CT xâm lược của thực dân Pháp; đồng thời vì
mục tiêu dân chủ, tự do, và hoà bình thế giới.
-Cuộc kháng chiến của ta vừa có tính chất giải
phóng dân tộc, vừa có tính chất bảo vệ Tổ
quốc
-Là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường
kỳ, tự lực cánh sinh, cả nước đánh giặc dưới
sự lãnh đạo của Đảng Mác-xít – Lênin-nít
-Là cuộc chiến tranh liên minh Việt Nam - Lào-
Cam-pu-chia, chống kẻ thù chung là thực dân
Pháp và can thiệp Mỹ.
2. Đặc điểm
-Cuộc kháng chiến chống Pháp là sự kế tục sự
nghiệp cách mạng tháng tám năm1945, đặc
điểm này chi phối việc hoạch định đường lối
chiến lược CM phù hợp từ quy luật khởi nghĩa
sang quy luật CT-CM, nhằm thực hiện mục đích
độc lập dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân.
-Cuộc CT giữa ta và địch, nhất là trong những năm
đầu không cân sức, điều này chi phối chủ trương
và tổ chức chỉ đạo CT, xây dựng phát triển lực
lượng, từng bước làm chuyển hoá tương quan lực
lượng ngày càng có lợi cho ta.
-Quá nửa thời gian của cuộc kháng chiến, đất nước
ta bị chủ nghĩa đế quốc cô lập với thế giới, Đảng
và nhân dân ta phải độc lập tác chiến, tự lực cánh
sinh một cách toàn diện cả chính trị, quân sự vv
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là đỉnh cao của
phong trào giải phóng dân tộc nên sau khi khai
thông biên giới đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ
của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN
-Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ, vừa kháng chiến
vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân, thực hiện càng đánh
càng mạnh.
II. Giai đoạn 1.Kết hợp kháng chiến ở miền Nam
với xây dựng và bảo vệ chế độ mới trên cả
nước, tiến lên phát động toàn quốc kháng
chiến, đánh thắng chiến lược đánh nhanh,
thắng nhanh của thực dân Pháp (9.1945-12-
1947).
1. Kháng chiến ở miền Nam, đấu tranh giữ vững
chính quyền cách mạng, tích cực chuẩn bị
kháng chiến toàn quốc (23.9.1945 – 19.12.1946
Đêm 22 rạng 23.9.1945, Pháp núp bóng quân Anh
đánh chiếm cơ quan chính quyền CM.SG, nhân
dân ta nhất tề chống giặc.
Ngày 23.9, Xứ Uỷ và UBND Nam bộ họp ra chủ
trương toàn dân kháng chiến. Cùng ngày Thường
vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp, kêu gọi nhân
dân cả nước chi viện Nam Bộ kháng chiến.
Cuộc chiến đấu của quân, dân SG và các tỉnh phụ
cận kéo dài hơn một tháng, sau đó các LLVT.CM
buộc phải rút ra ngoài, chuẩn bị kháng chiến lâu
dài.
Ngày 25.11, Trung ương Đảng ra chỉ thị kháng chiến
kiến quốc. Đây là cương lĩnh hành động của toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân ta trước tình hình
mới.
Đầu tháng 11 được Anh giúp sức, Pháp chiếm được
Gò Vấp, Gia định, đánh chiếm Tây Ninh, Hớn
Quản, tiến đánh Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long,
Cần Thơ âm mưu tiến đánh Cam-pu-chia
Ngày 5.3.1946 quân Anh rút khỏi miền Nam, các
LLVT ta rút về lập căn cứ kháng chiến. Quân và
dân Nam bộ làm thất bại kế hoạch “lấy lại Nam kỳ
trong 18 ngày” của Lơ-cléc.
Cuối 9.1945 quân dân Nam Trung bộ chuẩn bị đánh
giặc, Uỷ ban quân chính Nam Trung bộ được
thành lập để chỉ đạo kháng chiến
Pháp được quân Anh giúp sức tiến đánh Buôn Ma
Thuột và các tỉnh Cực Nam Trung bộ. Sau 4 tháng
bị chặn đánh, quân Pháp tiêu hao nhiều lực lượng
đã chiếm được một số thị xã, ta vẫn làm chủ vùng
nông thôn Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận
Trước hành động xam lược của thực dân Pháp,
quân, dân Miền Nam cuối năm 1945 đến đầu
1946 đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh,
thắng nhanh của Pháp, bảo vệ chính quyền CM
tạo điều kiện cho cả nước có thêm thời gian
chuẩn bị bước vào cuộc chiến dài ngày.
Ở Miền Bắc, Đảng chủ trương củng cố chính
quyền, các đoàn thể quần chúng, xây dựng
LLVT.
Tháng 12.1945 Chính Phủ thành lập Uỷ Ban
kháng chiến nam bộ. 1.1946 thành lập quân uỷ
hội, giúp Trung ương lãnh đạo quân sự.
Chủ tịc Hồ Chí Minh đề ra các nhiệm vụ cấp bách
như tăng gia sản xuất giải quyết nạn đói, học
chữ quốc ngữ, công tác y tế, ban hành chế độ
ngày làm việc 8h, bỏ hoặc giảm thuế, tịch thu
ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho
dân cày. 4.9.1945 Chính phủ lập quỹ độc lập,
11.9 phát động tuần lễ vàng đã quyên góp
được 20 triệu, 370kg vàng, 31.1.1946 Chính
phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
Việc xây dựng bộ máy Nhà nước dân chủ nhân
dân và công tác cán bộ được coi trọng. 20.9 ra
sắc lệnh thành lập uỷ ban dự thảo hiến pháp.
Ngày 6.1.1946 cả nước bầu cử quốc hội
Tháng 9.1945 20 vạn quân Tưởng giải giáp quân
Nhật, kéo theo bọn việt gian như Việt Nam
cách mạng đồng minh hội, VN quốc dân đảng
Với quân Tưởng ta thực hiện ngoại giao thân
thiện, nhưng phải vạch mặt bọn phản động. Ta
nhân nhượng với Tưởng trên nguyên tắc giữ
vững chính quyền, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt
đối của Đảng.
Sau ngày 2.9.1945 giải phóng quân VN đổi thành
Vệ quốc đoàn. Ngày 11.11.1945 Đảng Cộng
sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”, thực
chất là rút vào hoạt động bí mật. Ngày1.1.1946,
Chính phủ Liên Hiệp lâm thời ra mắt quốc dân
tại Hà Nội
Ngày 28.2.1946, Trung Quốc và Pháp ký hiệp
ước Trùng Khánh, theo đó Pháp thay quân
Tưởng tiếp quản Miền Bắc. Để chuẩn bị cho
cuộc chiến đấu mới, Đảng ta chủ trương hoà
hoãn với Pháp,. Ngày 5.3 hạm đội Pháp vào
vùng biển Hải Phòng.
Ngày 6.3, hiệp định sơ bộ được ký kết, nội dung
buộc Pháp phải công nhận VN là nước tự do,
đuổi nhanh quân Tưởng về nước, tranh thủ
thời gian khôi phục và phát triển cơ sở kháng
chiến ở Nam bộ, xây dựng lực lượng mọi mặt ở
Miền Bắc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu
dài. Ngày 9.3 Thường vụ TƯ ra chỉ thị “hoà để
tiến”
Để trì hoãn chiến tranh, ta chủ trương đàm phán
với Pháp, nhưng hội nghị Đà Lạt và hội nghị
Phông-ten-nơ-blô không có kết quả. Để có
thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến, ngày
14.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp
tạm ước
Tranh thủ thời gian cả hai miền tích cực chuẩn bị
kháng chiến, các địa phương xây dựng kế
hoạch tác chiến, các đội công tác lên Việt Bắc
chuẩn bị khu căn cứ.
Ngày 20.11 Pháp nổ súng ở Hải Phòng và Lạng
Sơn, 12.1946 Pháp khiêu khích ở Hà Nội. Với
âm mưu xâm lược, Pháp đã xoá bỏ mọi hiệp
định. Ta đã chủ động nổ súng đánh địch
2. Toàn quốc kháng chiến, đánh bại chiến lược đánh
nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp
(19.12.1946-12.1947)
Ngày 18 và 19. Thường vụ TƯ Đảng họp hội nghị
mở rộng ở làng Vạn phúc, quyết định phát động cả
nước kháng chiến và đề ra những vấn đề cơ bản
về đường lối kháng chiến. Ngày 20.12 Hồ Chủ
Tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Đường lối chung về kháng chiến là: toàn dân toàn
diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Đảng sớm đề ra
đường lối đúng đắn và lãnh đạo nhân dân thực
hiện đường lối.
Bộ tổng chỉ huy chủ trương mở đợt TC vào các vị trí
quân Pháp ở bắc vĩ tuyến 16
20h ngày 19.12 nhiều tỉnh, thành đồng loạt nổ
súng. Cả Hà Nội đứng lên kháng chiến. Từ
19.12.1946-18.2.1947(60ngày), quân dân Hà
Nội đã giam chân địch, bảo vệ cơ quan đầu
não của Đảng, Chính phủ di chuyển về căn cứ
an toàn và bảo vệ đồng bào rời Thủ đô, sơ tán.
Quân và dân các thành phố, thị xã và các địa
phương kịp thời vây đánh địch, đánh bại kế
hoạch Pháp định đánh úp cơ quan đầu não của
ta, tạo điều kiện thời gian cho cả nước chuyển
vào kháng chiến lâu dài. Đầu tháng 3.1947 các
cơ quan lãnh đạo kháng chiến lần lượt di
chuyển lên Việt Bắc
Ngày 7.10.1947 Pháp mở cuộc tiến công Việt Bắc
nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu
diệt chủ lực ta, địch khoá chặt biên giới, ngăn chặn
ta liên lạc với quốc tế. Mở đầu chúng nhảy dù
xuống Bắc Cạn, Chợ Mới; đồng thời tiến quân
theo hai hướng, đường số 4 và sông Lô, sông
Gâm. Lực lượng địch khoảng 12 nghìn tên gồm:
5eBB, 2d Dù, 2dPB, 2dCB, 3cCG(80 xe), 2 phi đội
máy bay (40 chiếc), 1 thuỷ đội (40 ca nô, tàu đổ
bộ), lính thuỷ đánh bộ
15.10 Thường vụ TƯ ra chỉ thị “phá tan cuộc TC
mùa đông của giặc Pháp. Quân ta sau 75 ngày
đêm CĐ anh dũng, diệt 6 ngàn tên địch, 16 máy
bay, nhiều ca nô, xe quân sự. Ta đã phá tan chiến
lược “đánh nhanh, thắng nhanh của địch. Cuộc
kháng chiến phát triển lên một bước mới.
III. Giai đoạn 2: Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân,
toàn diện, phát triển CT du kích, từng bước lên
vận động chiến, đánh bại một bước âm mưu kéo
dài mở rộng CT và chính sách “dùng người Việt
đánh người Việt, lấy CT nuôi CT của thực dân
Pháp (1948-thu đông 1950)
1. Phát triển chiến tranh du kích.
Bước vào 1948, Pháp chuyển sang đánh lâu dài “lấy
CT nuôi CT, dùng người Việt đánh người Việt,
trọng tâm giữ vững, củng cố vùng chiếm đóng,
thực hành CT tổng lực, đánh phá kinh tế, chính
trị, lực lượng dự trữ của ta. Chúng lôi kéo Bảo
Đại, thành lập “xứ tự trị Nùng”, Thái, Mường, phát
triển nguỵ quân. Đầu năm 1948 các tổ chức
kháng chiến ở thôn, xã gặp khó khăn.
Ngày 15.1.1948 TƯ họp hội nghị mở rộng, đề ra
nhiệm vụ và phương châm chiến lược mới “du
kích chiến là chính, vận động chiến là phụ”. Ta
phát động thi đua kháng chiến, kiến quốc, tập
trung vào sản xuất và luyện quân lập công, ta
thực hiện giảm tô, động viên văn hoá phục vụ
kháng chiến, xoá mù chữ.
Để xây dựng lại phong trào,Đảng chủ trương đưa
cán bộ, bộ đội vào sau lưng địch, bám dân xây
dựng cơ sở đấu tranh với địch. Từ Liên khu 5
trở ra 1/3 bộ đội được phân tán hoạt động vũ
trang tuyên truyền sau lưng địch. Các đại đội
vừa hoạt động du kích vừa tiến lên đánh đồn,
chống càn. Cuối 1948 phong trào phát triển rầm
rộ, nhiều nơi lập chính quyền CM
Cùng với việc đánh du kích là chính, bộ đội ta
từng bước đẩy mạnh vận động chiến. Từ hình
thức kỳ tập, mật tập ta bắt đầu đánh đồn bằng
cường tập (công kiên) như: Tô Vũ (3.1948),
Yên Bình Xã (6.1948), phủ thông (7.1948). Trên
chiến trường Bắc Bộ ta mở một số chiến dịch
tiến công quy mô nhỏ: Nghĩa Lộ (3.1948),
đường số 3 (7.1948), Đông Bắc (10.1948).
5.1949, Rơ-ve, tổng tham mưu trưởng quân đội
Pháp sang Đông Dương đề ra chủ trương mới,
đề cao nguỵ quyền, thành lập chính phủ bù
nhìn TƯ, tăng cường quân số (12.1949) tổng
quân số toàn Đông Dương là 210 ngàn, mở
các cuộc hành quân lớn đánh chiếm vùng tự do
Để đẩy mạnh kkháng chiến ta thực hiện phương
châm tác chiến “du kích chiến là căn bản, vận
động chiến là phụ trợ. Nhưng cần đẩy mạnh
vận động chiến khi đủ điều kiện thì nâng vận
động chiến lên địa vị quan trọng”. Trọng tâm là
xây dựng bộ đội chủ lực, xây dựng 3 thứ quân.
Tháng 4.1949 Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh thành lập
bộ đội địa phương và phát triển dân quân. Ta
chủ trương thành lập trung, sư đoàn bộ đội chủ
lực. Đầu năm 1950 ta có 2 đại đoàn và 14 trung
đoàn chủ lực, các tiểu đoàn có bộ đội thông tin
và công binh. Việc huấn luyện kỹ, chiến thuật,
sinh hoạt chính trị được đẩy mạnh. Bộ đội chủ
lực có 230 ngàn, tỉnh có tiểu đoàn, huyện có
đại đội.
2. Đẩy mạnh vận động chiến, chiến dịch tiến
công biên giới.
Song song với phát triển CT du kích, các chiến
trường đẩy mạnh vận động chiến: chiến dịch
Cao-Bắc-Lạng (tháng 3 đến tháng 4.1949), tiến
công tuyến phòng thủ sông Thao (tháng 5 đến
tháng 7.1949), chiến dịch Lê Lợi ở Hoà Bình
“9.11.1949)
Theo đề nghị của Trung Quốc ta đưa một bộ
phận lực lượng tham gia chiến dịch “Thập Vạn
Đại Sơn” giải phóng Ung, Khâm, Liêm làm tan
rã 2 quân đoàn Quốc dân đảng, giải phóng
hàng vạn dân.
Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm công tác ngoại
giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Liên Xô, hội
đàm với Xta-lin. Tháng 1.1950, Trung Quốc, Liên
Xô, Triều Tiên, Mông Cổ và các nước XHCN Đông
Âu công nhận và đặt quan hệ ngoai giao với ta.
Tháng 2.1950 Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây
công nhận nguỵ quyền.
Từ 1950 Mỹ trực tiếp can thiệp vào Đông Dương,
Tháng 6.1950 ban Thường vụ T.Ư quyết định mở
chiến dịch biên giới, mở đường giao thông với các
nước XHCN. 7.1950 bộ chỉ huy và Đảng uỷ Mặt
trận được thành lập. Lực lượng ta gồm f308, e209,
e174, LLVT liên khu Việt Bắc cùng hai tỉnh Cao
Bằng, Lạng Sơn
Sáng sớm 16.9, e174 và e209 nổ súng đánh cụm
cứ điểm Đông Khê, đến 18.9 ta tiêu diệt cứ
điểm, diệt 300 tên thu toàn bộ quân trang, quân
dụng. Đêm 30.9 binh đoàn Lơ Pa-giơ lên giải
vây và đón binh đoàn Sác-tông từ Cao Bằng
về. Từ ngày1 đến 5.10 binh đoàn Lơ Pa-giơ bị
đánh nhiều trận, tổn thất lớn phải chạy về Cốc
Xá. Binh đoàn Sác-tông hoảng sợ bỏ xe pháo
chạy về Cốc Xá. Ta chủ trương tiêu diệt không
cho chúng hợp binh. Đến ngày 7.10 cả hai binh
đoàn bị diệt, ta diệt và bắt 2 600 tên trong đó có
2 bộ tham mưu, số còn lại rút chạy ta truy kích
diệt địch. Hệ thống phòng thủ đường số 4 bị
đập tan
Các chiến trường trên toàn quốc tích cực tiến
công phối hợp chiến dịch Biên Giới.
Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta diệt và bắt sống
8300 địch, thu hơn 3 000 tấn vũ khí, giải phóng
khu vực Biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập,
với 35 vạn dân, đánh dấu bước thất bại chiến
lược của địch. Với ta mở ra quyền chủ động về
chiến lược trên chiến trường chính. Chiến khu
Việt Bắc được củng cố và mở rộng, khai thông
đường liên lạc với quốc tế. Thắng lợi Biên Giới
đánh dấu bước nhảy vọt của cuộc kháng chiến,
tạo cục diện mới trên chiến trường, làm cơ sở
để quân và dân ta tiếp tục tiến lên giành thắng
lợi lớn hơn nữa
IV. Giai đoạn 3: Giữ vững và phát huy quyền chủ
động chiến lược, phát triển tiến công và phản
công, đánh thắng nỗ lực chiến tranh cao nhất
của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, giải phóng
hoàn toàn miền Bắc (1951-7.1954)
1.Giữ vững quyền chủ động, phát huy thế tiến
công chiến lược (1951-1953)
Trước tình hình mới của thế giới và trong nước. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ II diễn ra từ ngày 11-
19.2.1951. Đại hội xác định nhiệm vụ “đẩy mạnh kháng
chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao
động Việt Nam”, Đại hội đề ra chính sách, biện pháp
xây dựng LLVT và các đoàn thể quần chúng, thực hiện
chính sách ruộng đất, chính sách kinh tế, văn hoá, văn
nghệ, Thành lập mặt trận thống nhất Việt-Lào-Miên.
Quyết định Đảng hoạt động công khai lấy tên là Đảng
Lao động VN. 3.3.1951 thống nhất Việt Minh và Liên
Việt thành Mặt trận Liên Việt
Ngày 23.12.1950 Mỹ ký hiệp định viện trợ quân
sự cho Pháp và bù nhìn với ý đồ chuẩn bị mọi
mặt hất cẳng Pháp. Tướng Đờ Lát đờ tát-xi-nhi
được cử sang Đông Dương làm tổng chỉ huy
kiêm cao uỷ, đã vạch ra kế hoạch phản công
quyết liệt, hòng đè bẹp lực lượng ta kết thúc
chiến tranh. Tổng quân số của Pháp là 338
ngàn tên, chúng xây dựng 1300 lô cốt ở Bắc
bộ, đồng thời phát triển nguỵ quân, nguỵ quyền
Năm 1951 ta có thêm 3 đại đoàn BB và đại đoàn
công-pháo. Ta mở 3 chiến dịch: CD Trần Hưng
Đạo (Vĩnh Phúc-Bắc Ninh 25.12.1950-1.1951),
CD Hoàng Hoa Thám (đường18, từ 20.3-
7.4.1951), CD Quang Trung (Hà-nam-ninh
28.5-20-6.1951)
Trong các chiến dịch trên, ta sử dụng khoảng 2 đại
đoàn, đánh theo lối “đánh điểm, diệt viện”, kết hợp
CT du kích địa phương. Ta tiêu diệt được nhiều
địch, gây ảnh hưởng chính trị lớn trong vùng tạm
chiếm.Tuy vậy cuối chiến dịch sức chiến đấu giảm
sút. Nhìn chung các chiến dịch chưa làm thay đổi
cục diện chiến trường Bắc bộ.
Với lực lượng 20 dBB được hoả lực chi viện. Pháp
mở cuộc hành quân Lô-tuýt đánh ra Hoà Bình.
Tổng quân uỷ quyết định mở CD Hoà Bình, ta có 3
đại đoàn (308,312,304), vây tiêu diệt một bộ phận
địch ở Hoà Bình. Ta dùng đại đoàn 320, 316 phối
hợp địa phương đánh phá bình định của địch ở
Bắc bộ từ 14.11.1951-3.2.1952, cả 2 mặt trận tiêu
diệt 22 000 tên. Làm phá sản kế hoach chiến tranh
của địch.
Đi đôi đẩy mạnh tác chiến, ta luôn chăm lo phát
triển lực lượng, tập trung vào tăng gia, sản
xuất, thực hành tiết kiệm, ta cũng đã sản xuất
được 3551 tấn vũ khí và thuốc men (1953)
Sắc lệnh thuế được ban hành, ngân hàng quốc
gia VN được thành lập. Từ 1951 trở đi ta đã
cân bằng được thu, chi. Từ 1949 đến 1951 ta
đã cấp ruộng đất cho dân cày nghèo, văn hoá,
giáo dục, y tế cũng thu được nhiều thành tựu.
Việc xây dựng LLVT được chú ý, nhất là chất
lượng, đã xây dựng được 3 thứ quân, bộ đội
chủ lực làm trọng tâm,đến năm 1952 ta có 6 đại
đoàn, 2 eBB, 1 đại đoàn công-pháo.
Từ 14.10-10.12.1952 ta mở chiến dịch Tây Bắc, bộ
đội ta vượt sông Đà đánh vào Mộc Châu, Sơn La,
tiêu diệt nhiều cứ điểm, giải phóng Tuần Giáo, ,
Điện Biên Phủ.
Tháng 4.1953 ta phối hợp với quân giải phóng Lào
mở chiến dịch Thượng Lào, đã giải phóng toàn bộ
tỉnh Sầm nưa, một phần Xiêng Khoảng và Phong-
xa-li với trên 300 000 dân. Kế hoạch Đờ Lát đờ
Tát-xi-nhi hoàn toàn thất bại.
2. Cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953-1954
và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Mùa hè 1953, cục diện chiến trường có những biến
đổi quan trọng. LLVT ta lớn mạnh và giữ thế chủ
động trên chiến trường. Cuộc kháng chiến của ta
ngày càng được các nước XHCN ủng hộ
Lực lượng quân Pháp có khoảng 450 000 tên (120
nghìn lính Âu-Phi), thiếu lực lượng cơ động, nước
pháp có nhiều khó khăn về KT, nội bộ chia rẽ.
Ngày 7.5.1950, tướng Hăng-ri Na-va được cử sang
Đông Dương làm tổng chỉ huy, có nhiệm vụ phát
triển lực lượng lên 7 fBB=27 binh đoàn gấp 3 lần
quân số hiện có, với kế hoạch Na-va chia làm hai
bước:
-Giữ vững thế PN ở bắc vĩ tuyến 18, bình định miền
Nam, miền Trung Đông Dương.
-Từ mùa thu 1954 tiến ra Bắc gây sức ép với ta, hy
vọng “chuyển bại thành thắng” trong 18 tháng. Mỹ
tăng viện trợ cho Pháp lên 1 264 triệu USD chiếm
73% chi phí CT ở Đông Dương
Về phía ta, tháng 9.1953 Bộ Chính trị họp, xác
định kế hoạch Đông Xuân 1953-1954: diệt địch
ở Lai Châu, giải phóng Tây Bắc, phối hợp quân
dân Lào giải phóng Phong-xa-lỳ, đánh địch ở
Trung, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, mở
rộng vùng giải phóng sau lưng SG, địa bàn
chiến lược Tây Nguyên. Phá bình định của
địch.
Ngày 21,22,23.11.1953 địch nhảy dù 6 d xuống
ĐBP, đầu tháng 12, binh đoàn 2 và 3 d độc lập
đứng chân ở biên giới Việt-Lào.
Ngày 6.12.1953 Bộ Chính Trị quyết định mở CD
– ĐBP
Ngày 21.12.1953, e101/f325 bắt đầu đánh địch ở
trung Lào giaỉ phóng Bô-lô-ven, phối hợp quân
Ít-xa-rắc (CPC) giải phóng phần lớn Công Pông
Chàm; Ngày 26.1.1954 ta giải phóng Bắc Tây
Nguyên, buộc địch phải điều lực lượng thành
lập tập đoàn cứ điểm An Khê và Plây Cu.
Đại đoàn 308 tiến sang Thượng Lào, giải phóng
Phong-xa-lỳ, địch phải tăng cho Luông Pha-
băng 5 d, Mường Sài 3d
Quân và dân ta đánh mạnh địch cả phía trước và
sau lưng địch, cả trung du, đồng bằng Bắc bộ,
Trung và Nam bộ.
Công tác chuẩn bị cho CD – ĐBP được chuẩn bị
ráo riết từ 12.1953.
Đến tháng 3.1954, lưc lượng địch ở ĐBP có 16d
và 7cBB, 2cdù. 1cXT, 1 phi đội không quân
(14chiếc) 40 khẩu pháo gồm 2dP/105ly, 1cP
155ly và 2cối /120ly,, 1dCB, 1cxe vận tải. Tổng
cộng 11 800 tên, bố trí trong 49 cứ điểm, chia
thành 3 phân khu.
Lực lượng ta gồm: các sư đoàn 308, 312, 316,
304(-e66) = 66eBB, fCông-Pháo 351 gồm
24k/105, 20k/75, 16kcối/120ly, 1eCB, 1dCX12k
37, 2d12,7ly
Phương châm CD lúc đầu là “đánh nhanh, thắng
nhanh), để chắc thắng ta thay đổi phương
châm “đánh chắc, tiến chắc”
Chiến dịc diễn ra qua 3 giai đoạn:
Đợt một, (từ 13.3-17.3): ta diệt phân khu bắc và một
trung tâm đề kháng của phân khu trung tâm. Tiêu
diệt 2dBB, làm tan rã 1dBB khác.
Đơt 2, (30.3-9.4) đã chiếm một số cứ điểm phía tây,
uy hiếp sân bay, đánh bại các đợt phản kích của
địch nhưng chưa đạt mục đích đề ra.
Đơt ba, (từ 1.5-7.5.1954) ta đã tiêu diệt toàn bộ lực
lượng địch còn lại.17h30.7.5.1954, tướng Đờ Cát-
xtơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị
bắt sống.
Chiến thắng ĐBP đã đánh bại kế hoạch Na-va, đánh
bại âm mưu xâm lược của Pháp, tạo thuận lợi cho
đấu tranh ngoại giao.
Ngày 8.5 hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc, 20.7 hiệp
định được ký kết. Chấm dứt CT-XL Đông Dương
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
nhân dân ta từ 23.9.1945 đến 20.7.1954
Trong 9 năm Pháp được Mỹ giúp đỡ, tiêu phí gần
3 nghìn tỷ phơ-răng (tương đương 7 tỷ USD)
20 lần thay đổi Chính Phủ, 7 lần đổi Cao Uỷ, 8
lần đổi