Bài giảng Công pháp Quốc tế - Bài 7: Quy phạm pháp luật
CÁC NỘI DUNG CHÍNH I. KHÁI NIỆM QPPL II. CƠ CẤU CỦA QPPL III. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QPPL IV. PHÂN LOẠI CÁC QPPL V. VĂN BẢN QPPL
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công pháp Quốc tế - Bài 7: Quy phạm pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
I. KHÁI NIỆM QPPL
II. CƠ CẤU CỦA QPPL
III. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QPPL
IV. PHÂN LOẠI CÁC QPPL
V. VĂN BẢN QPPL
I. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Đời sống xã hội và quy phạm xã hội
* QPXH là những quy tắc hành vi, điều chỉnh các
quan hệ xã hội giữa con người với con người và
các tổ chức của họ.
Caùc loaïi quy phaïm xaõ hoäi
QUY PHAÏM XAÕ HOÄI
QUY PHAÏM
ÑAÏO ÑÖÙC
QUY PHAÏM
TAÄP QUAÙN
QUY PHAÏM
TOÂN GIAÙO
QUY PHAÏM
PHAÙP LUAÄT
QUY PHAÏM
CUÛA TOÅ CHÖÙC
CT- XH
I. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2. Khái niệm và đặc điểm của QPPL
* QPPL là những quy tắc xử sự chung, do NN
đặt ra hoặc thừa nhận, có tính bắt buộc chung,
thể hiện ý chí của NN, và được NN bảo đảm
thực hiện nhằm điều chỉnh các QHXH.
I. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2. Khái niệm và đặc điểm của QPPL
- Tính phổ biến, bắt buộc chung
- Thể hiện ý chí NN
- Do NN ban hành hoặc thừa nhận & bảo đảm thực hiện
- Được xác định chặt chẽ về hình thức
* Cho các quy phạm xã hội sau, hãy xác định đây là
những loại quy phạm nào?
1- “Bắt buộc đội mũ bảo
hiểm đối với người
ngồi trên xe mô tô, xe
gắn máy (kể cả trẻ em
và người tàn tật) khi đi
trên hệ thống đường bộ
Việt Nam thuộc các
đoạn tuyến, tuyến
đường bộ có biển báo
"Đường bắt buộc đội
mũ bảo hiểm đối với
người ngồi trên xe mô
tô, xe gắn máy“”. (TT
Số 01/2003/TT-BGTVT
ngày 08 tháng 01 năm
2003 của Bộ trưởng Bộ
GTVT hướng dẫn đội
mũ bảo hiểm khi đi xe
mô tô, xe gắn máy)
2- : Người Thái vùng Yên Châu- Sơn La, khi
con gái lấy chồng phải có lễ Tằng cẩu (búi tóc
lên đỉnh đầu). Tằng cẩu là hình thức bắt buộc
đối với các cô gái đã có chồng. Không ai xác
định được nó có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó
tồn tại ở mỗi cuộc đời cô gái Thái. Ai đang có
chồng, vì lý do gì mà bỏ tằng cẩu là bị mọi
người lên án, chê trách.
II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Kết cấu thông
thường của 1
QPPL
Giả định Quy định Chế tài
II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Công thức chung của 1 QPPL sẽ là:
Nếu có những tình huống, hoàn cảnh nhất định (giả định)
thì chủ thể PL sẽ phải xử sự như thế nào theo ý chí của NN
(quy định)
trong trường hợp không xử sự đúng theo yêu cầu đó thì chủ
thể sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý nào (chế tài).
II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Giả định
- Khái niệm: Giả định của QPPL quy định địa điểm,
thời gian, chủ thể, hoàn cảnh, tình huống mà khi xảy ra
trong thực tế cuộc sống thì cần phải thực hiện theo quy
tắc mà QPPL đặt ra.
- Cách xác định: Giả định trả lời cho câu hỏi: Tổ chức,
cá nhân nào (Ai ?)? trong những tình huống (điều kiện,
hoàn cảnh) nào? thì chịu sự tác động của QPPL đó?
- Phân loại: Giả định giản đơn, giả định phức tạp...
II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Giả định
Điều 67 Hiến pháp 1992:
“Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ”.
II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2. Quy định.
- Khái niệm: Quy định là bộ phận của QPPL đưa ra những
quy tắc xử sự mà mọi chủ thể phải tuân theo khi ở vào điều
kiện, hoàn cảnh đó. Đây được xem là bộ phận trung tâm
của QPPL, nêu lên quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ
thể.
- Cách xác định: Trả lời các câu hỏi: là gì? Được hay
không được làm gì? Phải làm gì? Làm như thế nào?
- Phân loại: Căn cứ vào tính chất, phương pháp tác động lên
các QHXH: QĐ cấm và bắt buộc; QĐ tùy nghi; QĐ giao
quyền.
II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2. Quy định.
Quy định cấm và QĐ bắt buộc:
VD: Điều 13 Luật Tài nguyên nước năm 1998:
“Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước các chất thải
độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt
tiêu chuẩn cho phép theo quy định của PL về BVMT”.
Quy định tùy:
VD: Đ12 Luật HN&GĐ năm 2000
“UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của 1 trong 2
bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn”.
II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
3. Chế tài.
- Khái niệm: Chế tài của QPPL là bộ phận nêu lên
những biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm các yêu cầu nêu trong bộ phận quy
định của QPPL.
- Cách xác định: Trả lời câu hỏi: Bị xử lý như thế nào
khi ở vào hoàn cảnh giả định mà không thực hiện quy
định của QPPL?
- Phân loại: Chế tài Hình sự, dân sự, hành chính...
II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
3. Chế tài.
VD: Điều185 BLHS:
“Người nào vận chuyển trái phép chất ma
túy, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.
III. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QPPL
- Phương thức thể hiện trực tiếp.
- Phương thức thể hiện viện. VD: Đ313 BLHS 1999:
“Người nào không hứa hẹn trước mà che dấu 1 trong các tội
phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 3 năm hoặt phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: Các điều
từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia...
- Phương pháp thể hiện mẫu. Thông thường, ở phương thức
này, nhà làm luật hay sử dụng cụm từ “theo pháp luật hiện
hành”, hoặc “theo quy định của PL”.
VD: Điều 49 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân VN 1999:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật này thì bị xử lý theo
quy định của PL”.
III. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QPPL
Lưu ý:
1 QPPL có thể được trình bày trong 1 điều luật;
1 điều luật có thể chứa đựng nhiều QPPL.
IV. PHÂN LOẠI CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh:
QPPL hiến pháp,
QPPL hành chính,
QPPL dân sự,
QPPL hình sự,
QPPL hôn nhân và gia đình
...
IV. PHÂN LOẠI CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ vào phạm trù nội dung và hình thức
của QPPL:
- QPPL nội dung (QP vật chất): quy định các
quyền và nghĩa vụ pháp lý, các điều cấm, các
hành vi VPPL.
- QPPL hình thức (QP thủ tục): quy định trình
tự, thủ tục thực hiện QPPL nội dung.
IV. PHÂN LOẠI CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ vào vai trò của các QPPL trong việc điều chỉnh các
QHXH:
- QPPL điều chỉnh: là các QPPL quy định quyền & nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể HQPL & được phân thành: QP bắt buộc, QP cấm
đoán, QP giao quyền.
VD: QP bắt buộc (hay QP nghĩa vụ): Điều 80 HP92: “Công dân có
nghĩa vụ đóng thuế & lao động công ích theo quy định của PL”.
VD: QP giao quyền: Điều 57 HP92: “Công dân có quyền tự do kinh
doanh theo quy định của PL”
- QPPL bảo vệ: quy định các biện pháp tác động mang tính cưỡng
chế nhà nước đối với các chủ thể có hành vi VPPL.
- QPPL chuyên môn: được chia thành QP xác định tổng quan, QP
định nghĩa, QP nguyên tắc.
Xác định các bộ phận của QPPL:
Ví dụ: Khoản 1-Điều 102- BLHS 1999:
Người nào thấy người khác đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện
mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó
chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
Cách xác định các bộ phận trong 1 QPPL:
Bộ phận Giả định trả lời cho câu hỏi:
Tổ chức, cá nhân nào (Ai ?)? trong những tình huống
(điều kiện, hoàn cảnh) nào? thì chịu sự tác động của QPPL
đó?
Bộ phận Quy định trả lời các câu hỏi:
là gì? Được hay không được làm gì? Phải làm gì? Làm
như thế nào?
Bộ phận chế tài trả lời cho câu hỏi:
Bị xử lý như thế nào khi ở vào hoàn cảnh giả định mà
không thực hiện quy định của QPPL?