1) Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
2) Hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam
3) Nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong trường học
4) Phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học
5) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và chính quyền trong trường
học
6) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và các đoàn thể trong trường
học
57 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng công tác đoàn thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ
Chương I:
CÔNG TÁC ĐẢNG TRONG TRƯỜNG HỌC
1) Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
2) Hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam
3) Nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong trường học
4) Phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học
5) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và chính quyền trong trường
học
6) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và các đoàn thể trong trường
học
1. Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam
1.1- Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo (lãnh: cổ áo; trông coi tất cả;
thống trị; đạo: đưa đường chỉ lối) là “vạch
đường lối và phương pháp hành
động cho quần chúng” (ví dụ:
Chẳng những phải lãnh đạo quần
chúng mà ngược lại phải học hỏi
quần chúng - Hồ Chí Minh)
Lãnh đạo còn là “đề ra chủ trương,
đường lối và tổ chức, động viên thực
hiện”
Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) là vạch ra đường lối, phương
pháp hành động cho quần chúng và tổ
chức thực hiện theo quan điểm, mục
tiêu, lí tưởng của tổ chức Đảng của giai
cấp công nhân Việt Nam.
1.2- Vị trí, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN
- Vị trí lãnh đạo của ĐCSVN
ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiên phong
của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích
của giai cấp công nhân, của nhân dân
lao động và của dân tộc.
ĐCSVN là đảng cầm quyền, tôn trọng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu
sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân
để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo
nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời
là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh
đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể chính tri-xã hội.
- Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN
+ ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào
yêu nước Việt Nam. Đảng ra đời ngày
03/02/1930, do đồng chí Hồ Chí Minh
(Nguyễn Ái Quốc) sáng lập và rèn
luyện, đã
lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 thành
công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam),
đánh thắng các cuộc chiến tranh
xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân
phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
tiến hành công cuộc đổi mới, xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã
tiến hành mười kì Đại hội đại biểu toàn
quốc. Mỗi kì Đại hội, với tư cách là “cơ
quan lãnh đạo cao nhất của Đảng”, đã
quyết định đường lối, nhiệm vụ cách
mạng cụ thể từng thời kì cách mạng và
những chủ trương, chính sách, giải
pháp lớn thực hiện những nhiệm vụ đó.
+ Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước
chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng của giai cấp công nhân, góp phần
tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
của nhân dân thế giới.
Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam viết về vai trò của
ĐCSVN :
"Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong
của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
2) Hệ thống tổ chức ĐCSVN
2.1 Khái niệm hệ thống
Hệ thống (hệ: sợi tơ nhỏ; liên tiếp; kết hợp;
thống: hợp cả lại) là “tập hợp những bộ
phận có liên hệ chặt chẽ với nhau”
Hệ thống còn là “tập hợp nhiều yếu tố,
đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng,
có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt
chẽ, làm thành một thể thống nhất”
Hệ thống tổ chức ĐCSVN là “tập hợp
các bộ phận, yếu tố làm thành một cấu
tạo, một cấu trúc, một chỉnh thể và
những chức năng chung của ĐCSVN”
2.2 Những quy định về hệ thống tổ
chức ĐCSVN
Đảng ta là đảng cầm quyền, “Hệ
thống tổ chức của Đảng được lập
tương ứng với hệ thống tổ chức hành
chính của Nhà nước” (Điều 10, Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam).
Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá X
quy định: “Hệ thống tổ chức của Đảng
được tổ chức theo đơn vị hành chính
lãnh thổ cấp xã, phường, thị trấn; cấp
huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc Trung ương và cấp trung ương.
Đây là hệ thống tổ chức cơ bản của
Đảng có chức năng lãnh đạo toàn diện
ở mỗi cấp và của toàn Đảng” (Quy định
số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006)
Ở mỗi cấp trong hệ thống tổ
chức hành chính bốn cấp của Nhà
nước (trung ương; tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn)
đều lập tổ chức đảng tương ứng.
1- Tổ chức cơ sở Đảng (Đảng bộ, Chi bộ cơ sở)
được lập tại đơn vị cơ sở hành chính (xã,
phường, thị trấn), đơn vị sự nghiệp, kinh tế
hoặc công tác đóng trên địa bàn huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tất
cả các tổ chức cơ sở đảng “đặt sự lãnh đạo
của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, dưới thành
phố trực thuộc tỉnh” (Điều 10). Tổ chức Đ
ảng trong lực lượng vũ trang có quy định
riêng.
2- Đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh là cấp trên trực tiếp
của các tổ chức cơ sở đảng, gồm các
tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ, chi bộ cơ
sở) ở xã, phường, thị trấn và tổ chức
cơ sở đảng ở các đơn vị hành chính,
sự nghiệp, doanh nghiệp đóng trên
địa bàn.
3- Đảng bộ tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương là cấp trên trực
tiếp của các đảng bộ huyện, quận,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và
đảng bộ tương đương (đảng bộ cơ
quan dân chính đảng tỉnh, đảng bộ đơn vị
doanh nghiệp, sự nghiệp lớntrực thuộc
cấp uỷ tỉnh, thành phố).
Các đảng bộ trực thuộc Trung ương
gồm 64 đảng bộ tỉnh, thành phố trực
thuộc; 02 đảng bộ khối trung ương
(đảng bộ khối cơ quan Trung ương và đảng
bộ khối doanh nghiệp Trung ương) và các
đảng bộ quân sự, đảng bộ công an
trung ương
4- Cấp trung ương là cấp trên trực tiếp
của các đảng bộ tỉnh, thành phố và các
đảng bộ khác, cũng có nghĩa là bao
gồm toàn Đảng, trong đó Đại hội đại
biểu toàn quốc (họp 5 năm một lần) là cơ
quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và
giữa hai kì đại hội, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng là cơ quan lãnh đạo
của Đảng.
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu
cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách. “Cơ quan lãnh đạo cao nhất của
Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan
lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc
đại hội đảng viên. Giữa hai kì đại hội, cơ
quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành
Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành
đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ”) (Điều 9)
3) Nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức đảng
trong trường học
Quy định số 97-QĐ/TW ngày 22-3-2004
của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ
của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các
đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện,
viện nghiên cứu...) quy định như sau:
“1. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có
hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ,
công tác chuyên môn của đơn vị theo
đúng đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, hoàn thành
nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của cán bộ, đảng viên và quần chúng.
“ 2. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và
quần chúng giám sát mọi hoạt động
của đơn vị theo đúng đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; đề cao tinh thần trách nhiệm,
phát huy tính chủ động sáng tạo, không
ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm
việc, nâng cao hiệu quả công tác, hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao.
“ 3. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy
chế dân chủ cơ sở ở đơn vị, phát huy quyền
làm chủ của cán bộ, đảng viên và quần
chúng, đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, trù dập, ức hiếp quần chúng
và các hiện tượng tiêu cực khác, nhất là
những tiêu cực trong tuyển sinh, cấp văn
bằng, chứng chỉ, khám chữa bệnh, nghiên
cứu khoa học và trong các hoạt động văn
hoá, thể thao...
“ 4. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng toàn dân, giữ vững an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội trong
đơn vị. Đoàn kết nội bộ, đề cao tinh
thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh
chống âm mưu "diễn biến hoà bình"
của các thế lực thù địch; giữ gìn bí mật
quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo
vệ tài sản của Nhà nước và của đơn
vị.” (Điều 2)
Nhiệm vụ của chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ
sở:
Điều lệ Đảng quy định: “Chi bộ lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục,
quản lí và phân công công tác cho đảng
viên; làm công tác vận động quần chúng và
công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, thi
hành kỉ luật đảng viên; thu nộp đảng phí”
(điểm 2, Điều 24)
Ở trường học, những nhiệm vụ
trên, cần nắm vững:
- Căn cứ vào đặc điểm, chức năng
và nhiệm vụ chính trị của nhà
trường, chi bộ lãnh đạo thực hiện
có hiệu quả và sáng tạo nghị quyết
của đảng uỷ cơ sở.
- Thường xuyên chăm lo xây dựng
chi bộ trong sạch vững mạnh; chủ
động đề phòng và kịp thời khắc
phục những biểu hiện suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, tinh thần trách nhiệm và ý
thức tổ chức kỉ luật.
- Giáo dục, quản lí và phân công công
tác cho đảng viên để đảng viên thực
hiện tốt vai trò tiên phong gương mẫu
trong công tác quản lí, giảng dạy, phục
vụ, học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo
đức, lối sống.
- Làm tốt công tác quần chúng và công
tác phát triển đảng viên, qua đó, phát
triển ảnh hưởng của Đảng trong quần
chúng.
- Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát,
khen thưởng và kỉ luật.
- Giữ vững nền nếp, không ngừng nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi uỷ, chi bộ;
góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của chi bộ, nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên.
4) Phương thức lãnh đạo của tổ chức
đảng trong trường học
4.1. Khái niệm phương thức lãnh đạo
của Đảng
- Khái niệm phương thức
Phương thức (phương: hình; thức: cách
làm) “là cách thức đã được quy định để
tiến hành công tác”
Khái niệm phương thức có nghĩa
tương tự phương pháp (phương: hướng;
pháp: phép) “là lề lối và cách thức phải
theo để tiến hành công tác với kết quả
tốt nhất”
- Khái niệm phương thức lãnh đạo
(PTLĐ) của Đảng:
PTLĐ của Đảng là cách thức, phương
pháp đã được quy định để Đảng thực
hiện công tác lãnh đạo hệ thống chính
trị và xã hội Việt Nam.
4.2 - Tính chủ quan (CQ) và tính khách
quan (KQ) trong PTLĐ
- Tính CQ trong PTLĐ: cái “đã được
quy định” do chủ thể lãnh đạo tạo ra
Đảng duy nhất lãnh đạo cả hệ thống
chính trị và xã hội nước ta
Đảng xây dựng nên hệ thống chính
trị
Đảng là chủ thể các văn bản pháp
luật, cương lĩnh, điều lệ, quy định của
Đảng, tạo ra cách thức lãnh đạo đối với
hệ thống chính trị và xã hội, cách thức
hoạt động và sinh hoạt Đảng
- Tính KQ trong PTLĐ: khách thể lãnh
đạo nằm ngoài cái CQ của chủ thể lãnh
đạo
PTLĐ của Đảng phải dựa trên cơ sở
thực tiễn, căn cứ KQ của khách thể, đó
là, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội của Việt Nam, chứ không thể tự
ý quy định được
Phương thức-hình thức và nội dung
lãnh đạo có quan hệ biện chứng, trong
đó, nội dung là cái quyết định, hình
thức có sự tác động trở lại nội dung.
Phương thức-hình thức và nội dung
lãnh đạo cần thay đổi khi khách thể của
nó thay đổi, đó là tình hình, bối cảnh
quôc tế
c- Nội dung PTLĐ của Đảng:
Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã khẳng
định:
“Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh,
chiến lược, các định hướng về chính sách và
chủ trương công tác; bằng công tác tuyên
truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm
tra và bằng hành động gương mẫu của đảng
viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú
có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động
trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và
các đoàn thể”
Điều lệ Đảng quy định rõ PTLĐ của
Đảng:
“1. Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn
thể chính trị-xã hội bằng Cương lĩnh
chính trị, chiến lược, chính sách, chủ
trương; bằng công tác tư tưởng, tổ
chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc
thực hiện.
“2. Đảng thống nhất lãnh đạo công
tác cán bộ và quản lí cán bộ, đi đôi
với phát huy trách nhiệm của các
tổ chức và người đứng đầu các tổ
chức trong hệ thống chính trị về
công tác cán bộ.
“3. Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu
chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm
vào cơ quan Nhà nước và đoàn thể
chính trị-xã hội.
“4. Tổ chức đảng và đảng viên công tác
trong cơ quan nhà nước và đoàn thể
chính tri-xã hội phải chấp hành nghiêm
chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tổ
chức đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá
thành các văn bản pháp luật của Nhà
nước, chủ trương của đoàn thể; lãnh
đạo việc thực hiện có hiệu quả” (Điều
41)
d- Những nguyên nhân KQ và CQ để
đổi mới và hoàn thiện PTLĐ
- Những nguyên nhân KQ để đổi mới và
hoàn thiện PTLĐ
+ Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
đã tạo tiền đề pháp lí cho quá trình đổi
mới PTLĐ của Đảng
+ Tiến trình chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đổi
mới PTLĐ của Đảng
- Những nguyên nhân CQ để đổi mới và
hoàn thiện PTLĐ
+ Yêu cầu của sự tồn tại và phát triển
của Đảng trước tình hình mới
+ Những hạn chế, yếu kém trong công
tác xây dựng Đảng thời gian qua
e- Những vấn đề đặt ra trong PTLĐ của
Đảng
- Đổi mới PTLĐ của Đảng còn diễn ra
chậm và thiếu hệ thống, chưa theo kịp
với đổi mới của nền kinh tế và nhu cầu
phát triển của xã hội
- Đổi mới PTLĐ của Đảng chưa đồng
bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động
của hệ thống chính trị
- Lí luận về đổi mới PTLĐ của Đảng
trong giai đoạn mới chưa kịp hoàn
thiện
5) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng
và chính quyền trong trường học
5.1- Tổ chức đảng với thủ trưởng đơn vị
Đảng bộ, chi bộ, cấp uỷ bảo đảm và tạo điều
kiện để thủ trưởng đơn vị thực hiện trách
nhiệm, quyền hạn được giao; thủ trưởng
đơn vị bảo đảm và tạo điều kiện để đảng bộ,
chi bộ thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của
mình.
Cấp uỷ thường xuyên thông báo với thủ
trưởng đơn vị ý kiến của đảng viên, quần
chúng về việc thực hiện các nhiệm vụ và
chính sách, chế độ trong đơn vị.
5.2- Thủ trưởng đơn vị với tổ chức đảng
Định kì (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, vào dịp Đại
hội Đảng) và đột xuất khi có yêu cầu, thủ
trưởng đơn vị báo cáo với cấp uỷ hoặc đại
hội về tình hình thực hiện các mặt công tác
và những chủ trương, nhiệm vụ sắp tới của
đơn vị; cấp uỷ hoặc đảng bộ, chi bộ thảo
luận, ra nghị quyết về những vấn đề lớn,
quan trọng và lãnh đạo đảng viên, quần
chúng trong đơn vị thực hiện.
5.3- Bí thư, thủ trưởng đơn vị với pháp luật và
tổ chức đảng
Bí thư, thủ trưởng đơn vị phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng khi
để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí và
các tiêu cực trong đơn vị. Khi đảng uỷ, chi
uỷ cơ sở và thủ trưởng đơn vị có ý kiến khác
nhau thì thủ trưởng đơn vị quyết định theo
quyền hạn và chịu trách nhiệm về quyết định
đó, đồng thời cấp uỷ và thủ trưởng đơn vị
cùng báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền
xem xét, quyết định.
6) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng
và các đoàn thể trong trường học
6.1- Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo các đoàn
thể thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và
phương pháp hoạt động:
định hướng chính trị cho đoàn thể đề ra
chương trình hoạt động
xây dựng tổ chức, lựa chọn cán bộ, chỉ
đạo nội dung hoạt động
lãnh đạo kết hợp các lợi ích, quan hệ cộng
đồng
tiếp thu các nhu cầu, nguyện vọng chính
đáng của các đoàn thể
6.2- Các đoàn thể tổ chức các hoạt
động giáo dục nhận thức cho cán bộ,
đoàn viên, hội viên và tập hợp quần
chúng hăng hái thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nội quy, quy chế của ngành,
của trường.
6.3- Định kì (3 tháng, 6 tháng, 1 năm)
hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cấp uỷ
làm việc với các đoàn thể, nắm tình
hình hoạt động của từng đoàn thể để
có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức đảng trong
trường học. Liên hệ đến việc thực hiện
nhiệm vụ của chi bộ tại đơn vị.
2. Phương thức lãnh đạo và việc đổi mới
phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng
trong trường học. Ý nghĩa của vấn đề này
đối với chi bộ và nhà trường tại đơn vị.