Đào tạo E-Learning ngành luật và kinh tế tại Việt Nam với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt E-Learning là một phương pháp dạy học đại học hiện đại nhất hiện nay, đã phổ biến và phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam những năm qua, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. E-Learning là phương pháp giảng dạy có những yếu tố tiếp cận gần nhất với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). E-Learning rất phù hợp với các ngành xã hội như luật và kinh tế vốn không đòi hỏi hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm. Những phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ của nhân loại trong các năm gần đây đã khiến CMCN 4.0 bùng nổ. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra những yêu cầu rất mới, rất cấp bách cho nguồn nhân lực tương lai. Thách thức của cuộc CMCN này đòi hỏi hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó có đào tạo ngành luật và kinh tế, cần có những nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò mới của mình mà việc đầu tiên là phát triển chương trình giáo dục tương thích với nhu cầu của xã hội trong kỷ nguyên số và cuộc CMCN 4.0. Bài viết đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về CMCN 4.0 với các thời kỳ giáo dục đào tạo, E-Learning và ngành luật, kinh tế; nghiên cứu thực trạng đào tạo khối ngành này tiếp cận xu hướng CMCN 4.0; đánh giá những ưu, nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển đào tạo E-Learning ngành luật và kinh tế tại Việt Nam trong xu thế CMCN 4.0.

pdf19 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo E-Learning ngành luật và kinh tế tại Việt Nam với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
523 ĐÀO TẠO E-LEARNING NGÀNH LUẬT VÀ KINH TẾ TẠI VIỆT NAM VỚI XU THẾ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Nguyễn Mạnh Hà Văn phòng luật sư Kết Nối ThS. Lê Thị Liên Hương Trường Đại học Thành Tây Tóm tắt E-Learning là một phương pháp dạy học đại học hiện đại nhất hiện nay, đã phổ biến và phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam những năm qua, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. E-Learning là phương pháp giảng dạy có những yếu tố tiếp cận gần nhất với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). E-Learning rất phù hợp với các ngành xã hội như luật và kinh tế vốn không đòi hỏi hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm. Những phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ của nhân loại trong các năm gần đây đã khiến CMCN 4.0 bùng nổ. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra những yêu cầu rất mới, rất cấp bách cho nguồn nhân lực tương lai. Thách thức của cuộc CMCN này đòi hỏi hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó có đào tạo ngành luật và kinh tế, cần có những nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò mới của mình mà việc đầu tiên là phát triển chương trình giáo dục tương thích với nhu cầu của xã hội trong kỷ nguyên số và cuộc CMCN 4.0. Bài viết đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về CMCN 4.0 với các thời kỳ giáo dục đào tạo, E-Learning và ngành luật, kinh tế; nghiên cứu thực trạng đào tạo khối ngành này tiếp cận xu hướng CMCN 4.0; đánh giá những ưu, nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển đào tạo E-Learning ngành luật và kinh tế tại Việt Nam trong xu thế CMCN 4.0. Từ khóa: đào tạo E-Learning, ngành luật và kinh tế, cách mạng công nghiệp 4.0 Trong xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế và toàn cầu như ngày nay, khối ngành luật và kinh tế vẫn luôn đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong các ngành có nhu cầu về nhân lực của nền kinh tế tri thức. Hầu như các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế đều bắt buộc có nhân sự ngành này. Đảm bảo hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các quốc gia và mỗi cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hội nhập toàn cầu. Cuộc CMCN 4.0 bùng nổ đã đánh dấu một bước tiến phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ của nhân loại. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra những yêu cầu rất mới cho nguồn nhân 524 lực tương lai. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó đặc biệt là đào tạo ngành luật và kinh tế cần có những nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò mới của mình để đáp ứng. Phát triển chương trình giáo dục tương thích với nhu cầu xã hội trong kỷ nguyên số và cuộc CMCN 4.0 là công việc cấp bách mà các trường đại học phải làm. 1. Khái quát về Cách mạng công nghiệp 4.0 và đào tạo E-Learning khối ngành luật, kinh tế 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và các thời kỳ giáo dục đào tạo Có thể thấy, thế giới đã trải qua 4 cuộc CMCN cho đến nay. Cuộc CMCN thứ nhất bắt đầu từ năm 1784 với sự ra đời của đầu máy hơi nước, tiếp theo đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp cơ khí và bán tự động. Để phục vụ cho cuộc CMCN lần nhất, chương trình giáo dục được phát triển trên cơ sở cung cấp càng nhiều kiến thức càng tốt (tiếp cận nội dung). Cuộc CMCN thứ hai bắt đầu từ năm 1870 với sự phát triển của ngành năng lượng và ứng dụng năng lượng vào sản xuất và đời sống, việc sản xuất theo dây chuyền được phát triển. Trong cuộc CMCN thứ hai, chương trình giáo dục lấy mục tiêu làm cơ sở để phát triển, xác định trên 3 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và thái độ (mô hình KSA). Cuộc CMCN thứ ba bắt đầu từ năm 1969 với sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ điện tử và công nghệ thông tin (CNTT) để tự động hoá sản xuất. Có thể nói đây là sự chuyển biến có tính “đột biến” của nền sản xuất thế giới, xuất hiện sự tương tác giữa người và máy thông qua sự phát phát triển của công nghệ robot và các ứng dụng CNTT. Để phục vụ cho cuộc CMCN này, chương trình giáo dục lấy năng lực làm gốc. Cuộc CMCN lần thứ tư (theo ngôn ngữ tin học là CMCN 4.0) hình thành từ những năm 2000 (cụm từ “Công nghiệp 4.0” lần đầu xuất hiện năm 2013 trong một báo cáo của Chính phủ Đức đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.). Đặc trưng của CMCN 4.0 là cuộc cách mạng số, chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (Big data)... Cuộc CMCN 4.0 lần này có sự ứng dụng rộng rãi và tốc độ ứng dụng rất nhanh đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở mọi quốc gia. Tốc độ, bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này chưa hề có tiền lệ trong lịch sử và sẽ tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Những đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như trí 525 thông minh nhân tạo, robot, mạng Internet tốc độ cực cao, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn nữa tới đời sống xã hội. Khác với phương thức đào tạo đại trà của các thế kỷ trước, CMCN 4.0 chú trọng đến phương thức đào tạo “cá thể”, “sinh viên làm trung tâm”. Thông qua những giao lưu quốc tế, các chương trình liên kết qua mạng lưới truyền thông, Internet, các giáo trình kiến thức đảm bảo gần với quốc tế hơn. Trong cuộc cách mạng mới (4.0) này, hệ thống giáo dục sẽ bị tác động mạnh mẽ và toàn diện, danh mục ngành nghề đào tạo sẽ phải điểu chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh. Sẽ là sự liên kết của các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh, hình thành những nghề đào tạo mới, đặc biệt là những nghề liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy (ví dụ, nghề trợ lý ảo, phục vụ ảo, thư ký ảo) Những khái niệm E-Learning (đào tạo trực tuyến), phòng học ảo, thầy/cô giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo thời gian tới. 1.2. E-Learning Khái niệm E-Learning E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) theo nghĩa rộng là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông. Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, DVD, băng video, audio thông qua máy tính hay tivi; giảng viên và sinh viên có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện tử, thảo luận trực tuyến, diễn đàn, hội thảo, video E-Learning có những ưu điểm sau: Các khóa học E-Learning ngày càng được ưa chuộng bởi tính tiện dụng và linh hoạt về mặt thời gian cũng như địa điểm. Nó giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn khi sinh viên có thể có thể học E-Learning mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào thuận tiện và có thể học nhiều lần. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không có được. Về mặt chi phí, rõ ràng E-Learning có lợi thế hơn hẳn. Theo con số được công bố tại một hội thảo về giáo dục trực tuyến cuối năm 2013, cùng 1 khóa học và 1 môn học, sinh viên E-Learning sẽ tiết kiệm được khoảng 50 - 70% tiền học phí so với việc học tại lớp. Còn theo Brandon Hall - một tổ chức chuyên nghiên cứu về đào tạo trực tuyến, sinh viên E-Learning sẽ tiết kiệm được 40 - 60% thời gian học so với các khoá học truyền thống. 526 Tính hấp dẫn: với sự hỗ trợ của công nghệ Multimedia, những bài giảng tích hợp text, âm thanh, hình ảnh, video minh họa làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Tính linh hoạt: sinh viên có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Tính cập nhật: nội dung bài học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với sinh viên. Học có sự hợp tác, phối hợp: sinh viên có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau, với giảng viên qua các diễn đàn, hội thoại, trực tuyến, thư từ Tâm lý dễ chịu: mọi rào cản về tâm lý giao tiếp của cả giảng viên và sinh viên dần dần bị xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm. Các kỹ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của sinh viên sẽ được hoàn thiện không ngừng. Do đó, khi đến với E-Learning, mọi thành phần, không phân biệt trình độ, giới tính tuổi tác đều có thể tìm cho mình một hướng tiếp cận khác nhau với vấn đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào (cá nhân hoặc sinh viên). E-Learning có những nhược điểm: Sự giao tiếp cần thiết giữa giảng viên và sinh viên bị phá vỡ. Sinh viên bị hạn chế về rèn kỹ năng giao tiếp xã hội. Đối với những môn học mang tính thực nghiệm, sinh viên ít có cơ hội thao tác thực hành thí nghiệm, kỹ năng nghiên cứu thực nghiệm. 1.3. Khối ngành luật và kinh tế trong giáo dục đào tạo Luật và kinh tế là đối tượng được loài người quan tâm từ rất sớm vì chúng giữ vai trò hết sức cần thiết và quan trọng trong đời sống xã hội. Con người không thể sống trong một xã hội không có luật lệ và làm kinh tế để tồn tại, phát triển. Cho đến nay, ngành này vẫn giữ được vai trò đó và ngày càng được nghiên cứu, đào tạo sâu, rộng để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Với giáo dục truyền thống, tại các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khối ngành luật và quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất là 23% trong tổng số 9 khối ngành đào tạo năm 2015 và chiếm 40% tỷ trọng các ngành xã hội và nhân văn, nhóm ngành phát huy được ưu điểm của đào tạo E-Learning. 527 Biểu đồ 1. Tỷ trọng các ngành đào tạo đại học trong khối các nước OECD năm 2015 Nguồn: Education at a Glance: OECD Indicators 2017 [11] Với Việt Nam, từ thập kỷ 90 đến nay (bước sang nền kinh tế thị trường), ngành luật và kinh tế đặc biệt được dạy, học nhiều do nhu cầu đời sống kinh tế xã hội tăng lên. Có thể thấy rằng khối ngành luật, kinh tế gặp phải ít hơn những khó khăn, nhược điểm mà tận dụng được các ưu điểm của đào tạo E-Learning do là khối ngành khoa học xã hội, không phải là khối ngành khoa học tự nhiên, thực nghiệm. Vì vậy, về cơ sở lý luận là có thể phát triển tốt đào tạo E-Learning khối ngành này phù hợp với xu thể công nghệ giáo dục và CMCN 4.0 trên thế giới cũng như tại Việt Nam. 2. Thực trạng đào tạo E-Learning ngành luật và kinh tế 2.1. Trên thế giới Cho đến nay, E-Learning là phương pháp đào tạo đại học sử dụng nhiều công nghệ nhất, tiệm cận với xu hướng CMCN 4.0. E-Learning có lịch sử được tính từ năm 1924 với việc Giáo sư Sydney Pressney thuộc Đại học tổng hợp Ohio (Mỹ) phát minh ra máy “Giáo viên tự động”, thiết bị học tập điện tử đầu tiên trên thế giới. Mới chỉ qua vài ba thập kỷ, cùng với sự ra đời và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những đổi mới của phương pháp giáo dục đào tạo, nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ E-Learning trong hệ thống giáo dục trên cả nước như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản Nhìn tổng thể, hiện nay hình thức đào tạo trực tuyến trên thế giới phát triển mạnh với 5,8 triệu sinh viên đang theo học các khóa đào tạo trực tuyến, tăng 263% 528 trong vòng 12 năm qua. Tuy nhiên, sự phát triển trên diễn ra không đồng đều giữa các vùng trên thế giới. Theo báo cáo tại Diễn đàn hàng đầu châu Á về Công nghệ Giáo dục Edtech Asia Summit 2016, nước Mỹ có sự phát triển mạnh nhất với 28% sinh viên đại học ở Mỹ đang học ít nhất một khóa học trực tuyến, 61% trong 4.800 trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ có sinh viên đăng ký học chương trình trực tuyến và dự báo 98% sinh viên Mỹ sẽ theo học ít nhất một khóa học trực tuyến trong 10 năm tới [6]. Mặc dù châu Á (trong đó có Việt Nam) là khu vực chưa phát triển mạnh E- Learning như các nước phát triển nhưng được đánh giá là có tiềm năng lớn. Cũng theo báo cáo tại Diễn đàn Edtech Asia Summit 2016, 50% trong tổng số hàng trăm triệu sinh viên đại học ở châu Á sẽ theo học các khóa trực tuyến trong 10 năm tới, với các trường đại học top đầu tham gia cung cấp các khóa học có chất lượng tương tự hoặc thậm chí tốt hơn các chương trình truyền thống [6]. Biểu đồ 2. Vốn đầu tư vào giáo dục công nghệ năm 2013 - 2016 Đơn vị: tỷ USD 2 5 6 10 0 2 4 6 8 10 12 N.2013 N. 2016 Toàn cầu Châu Á Nguồn: Diễn đàn Edtech Asia Summit 2016 [6] Qua biểu đồ trên ta thấy: nếu như năm 2013, tổng vốn đầu tư vào giáo dục công nghệ (GDCN) toàn cầu là 6 tỷ USD thì tới năm 2016 đã là 10 tỷ USD, tăng 4 tỷ USD hay 67%. Riêng châu Á, năm 2013 vốn đầu tư vào GDCN là 2 tỷ USD chiếm 33% tổng vốn đầu tư toàn cầu thì năm 2016 đã là 5 tỷ USD tăng 3 tỷ USD hay tăng 150% so với năm 2013 và tỷ trọng là 50% trong tổng vốn, tăng so với tỷ trọng này là 33% năm 2013. Như vậy, vốn đầu tư vào GDCN tại các nước châu Á và Đông Nam Á nói riêng đang phát triển rất mạnh trong xu thế phát triển mạnh của toàn cầu. 2.2. Đào tạo E-Learning ngành luật và kinh tế ở Việt Nam a. Cơ chế chính sách vĩ mô Tuy việc học trực tuyến đã không còn mới mẻ ở các nước trên thế giới, song ở Việt Nam, nó mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây. Sự hữu ích, tiện lợi của 529 E-Learning thì đã rõ nhưng để đạt được thành công, các cấp quản lý cần có những quyết sách hợp lý. CNTT đối với giáo dục Việt Nam phát triển nhảy vọt khi bước vào thế kỉ 21 với hàng loạt quyết sách mạnh mẽ như: Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/02/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chỉ thị số 29/CT-TW (năm 2001) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn giáo dục 2002 - 2003 và Chỉ thị số 55/CT- TW (năm 2008) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn giáo dục 2008 - 2012. Trong Chỉ thị 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ban hành ngày 4/5/2017 vừa qua, một trong những giải pháp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện là phải thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận các xu thế công nghệ sản xuất mới; nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; đồng thời tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của CMCN 4.0 [8]. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã cho phép đào tạo và cấp bằng đại học hệ chính quy, vừa học vừa làm và E-Learning. Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ra Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành Giáo dục, yêu cầu áp dụng mạnh mẽ phương pháp học trực tuyến (E-Learning), kết hợp giữa phương pháp học truyền thống với học trực tuyến (Blended Learning) để tạo thuận lợi cho nhiều người học tập, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN 4.0 [5] b. Các giai đoạn hình thành và phát triển E-Learning tại Việt Nam Năm 1998-2003: Các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning không nhiều. Hình thức học tập từ xa chủ yếu qua băng đĩa. Năm 2003-2004: Việc nghiên cứu E-Learning được quan tâm hơn. Các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển - ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda tháng 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda tháng 9/2004. 530 Năm 2005-2006: Những hội thảo có quy mô được tổ chức. Hội thảo “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (ĐH Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, mang lại những thông tin mới và bổ ích cho nền giáo dục online. Những đơn vị tiên phong ứng dụng giáo dục trực tuyến trong dạy học là Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Xây dựng... Giai đoạn này hệ thống giáo dục học dựa trên các đối tượng, chủ đề. Năm 2007-2008: Bắt đầu ra đời các doanh nghiệp kinh doanh về giáo dục trực tuyến. eGame - Công ty cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến Hocmai - Cổng học tập K12. Đây là giai đoạn tập trung vào xây dựng các kho dữ liệu học tập, đẩy mạnh các công cụ tìm kiếm nội dung học tập. Năm 2009-2010: Hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục được đầu tư mạnh mẽ với việc hoàn thành “Mạng giáo dục Edunet” năm 2010 (chương trình hợp tác giữa Bộ GDĐT với Tập đoàn Viễn thông quân đội Vietel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ tầng CNTT, thiết bị dạy học hiện đại và từng bước triển khai E-Learning. Một số khóa học trực tuyến, dạy học qua mạng được mở ra. Thị trường E- Learning sôi động hơn với sự ra đời của hoc360.vn Bước sang giai đoạn lấy cá nhân người học làm chủ đạo, các bài giảng được ghi hình, xử lý hậu kỳ một cách bài bản. Năm 2011-2012; Tập trung mạnh vào phân tích hành vi học tập, xây dựng các biểu đồ học tập. Ngoài ra tinh thần game và nhiều ứng dụng game cho mảng giáo dục. Đây cũng là thời gian nhiều ngách của giáo dục trực tuyến được triển khai. Năm 2013-2014: Giai đoạn nội dung được hiển thị đa phương tiện trên nhiều thiết bị khác nhau (máy tính cá nhân, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh). Nhiều ứng dụng học tập cho điện thoại được ra đời. 531 Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA-UNI phát triển mạnh và gây được sự chú ý lớn của thị trường. Năm 2015 đến nay: Tăng tốc về số lượng về các đơn vị giáo dục trực tuyến, tại Việt Nam đã có hơn 100 đơn vị làm giáo dục trực tuyến. Các đơn vị hoạt động về giáo dục trực tuyến bắt đầu phân cấp mạnh và chuyên môn hóa rõ ràng hơn. Một số đơn vị quan tâm đến Big Data trong giáo dục trực tuyến cũng như xây dựng hệ sinh thái cho mảng giáo dục online tại Việt Nam. Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E- Learning, một số trường bước đầu đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Viện CNTT - ĐHQG Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính Viễn thông Cục Công nghệ thông tin của Bộ GDĐT đã triển khai cổng E- Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E- Learning ở Việt Nam. c. Một số cơ sở đào tạo E-Learning lớn ở Việt Nam TOPICA: Tiền thân từ dự án Topic64 do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Chủ tịch Microsoft Bill Gates khởi động, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á. Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến (TOPICA UNI) đang có hơn 1.000 giảng viên doanh nhân tham gia giảng dạy E- Learning, cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho 10 trường Đại học ở Việt Nam (trong đó có Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Duy Tân, Đại học Trà Vinh) và đã đào tạo được hơn 6.300 sinh viên thành đạt. Đây cũng là đơn vị đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu công nghệ E- Learning ra nước ngoài cho các đối tác như: Đại học AMA; Đại học Quốc gia Palawan; Đại học Don Mariano Marcos Memorial State tại Philippines và Đại học Franklin, Hoa Kỳ. Cho đến nay, đây cũng là đơn vị duy nhất ở Đông Nam Á cung cấp công nghệ và dịch vụ đồng bộ cho chương trình Cử nhân trực tuyến của các trường đại học [9].
Tài liệu liên quan