Bài giảng đa dạng sinh học - Nguyễn Thu Thuỳ

- Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế – WWF (1989) quan niệm: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. - Theo Công ước ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên”.

doc103 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng đa dạng sinh học - Nguyễn Thu Thuỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh sách các chữ viết tắt Kí hiệu viết tắt Giải thích Ôtc Ô tiêu chuẩn ĐDSH Đa dạng sinh học ĐVCXS Động vật có xương sống ĐVKXS Động vật không xương sống BGCS Ban thư kỹ bảo tồn các vườn thực vật/ Botanical Gardens Conservation Secretariat BTTN Bảo tồn thiên nhiên CGIAR Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế/ Consultative Group on International Agricultural Research CITES Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng/ Convention on International Trade in Endangered Srecies FAO Tổ chức nông lương thế giới/Food and Agriculture Organization GDP Tổng thu nhập quốc dân/ Gross Domestic Product GEF Quỹ môi trường toàn cầu/ Global Environment Facility HST Hệ sinh thái ICBP Tổ chức bảo vệ chim quốc tế/ The International Council for Bird Protection IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế/ The World Conservation Union KBT Khu bảo tồn KHHĐĐDS/BAP Kế hoạch hành động đa dạng sinh học/ Biodiversity Activity Plan MAB Chương trình con người và sinh quyển (của UNESCO)/ Man and the Biosphere Program NXB Nhà xuất bản PCD Phát triển chương trình có sự tham gia/ Participatory Curriculum Development SFSP Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội/ Social Forestry Support Programme SU Đơn vị hỗ trợ của SFSP tại Hà Nội/ Support Unit UNCED Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển/ Conference on Environment and Development. UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc/ United Nations Development Programme UNEP Chương trình môi trường Liên hiệp quốc/ United Nations Enviromental Programme UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc/ United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization VQG Vườn Quốc gia WB Ngân hàng thế giới/ World Bank WRI Viện tài nguyên thế giới/ World Resources Institule WWF Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên/ World Wide Fund for Nature CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Khái niệm đa dạng sinh học. Thuật ngữ ĐDSH (biological diversity/biodiversity) được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau khi Công ước ĐDSH được ký kết (Công ước này đã được 157 Chính phủ ký kết ở Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro vào ngày 05/06/1992, có hiệu lực vào ngày 29/12/1993), đã được dùng phổ biến. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH. - Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế – WWF (1989) quan niệm: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. - Theo Công ước ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên”. - Theo Từ điển ĐDSH và phát triển bền vững của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường (NXB Khoa học và kỹ thuật, 2001): “ĐDSH là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các HST trên đất liền, dưới biển và các HST dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên.” - ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. - Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau. Ngoài ra, ĐDSH còn bao gồm cả đa dạng văn hóa, sự thể hiện của con người với vai trò là một thành viên của thế giới sinh vật và là một nhân tố quan trọng của HST. 1.1. Đa dạng di truyền * Khái niệm: Đa dạng di truyền (ĐDDT) là phạm trù chỉ mức độ da dạng của biến dị di truyền, sự khác biệt về di truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một loài hay một quần thể. * Bản chất và nguồn gốc của ĐDDT. ĐDDT do các gen tạo nên. Gen là đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền qui định sự di truyền của tính trạng. Một gen kiểm soát sự biểu hiện và phát triển của một tính trạng nhất định của một sinh vật. Sự biểu hiện cụ thể của tính trạng sẽ biến đổi đa dạng (ví dụ màu tóc hay màu mắt người) và mỗi một dạng của gen quy định một dạng biểu hiện cụ thể như vậy được gọi là gen alen. Do vậy, sự thể hiện của một gen trong một sinh vật sẽ ở dạng một alen trong tập hợp nhiều alen của gen đó. Sự tồn tại của một loài có được là nhờ quá trình sản xuất và sự sao chép lại các tính trạng và tính chất của cơ thể từ thế hệ này sang thế hệ khác qua di truyền. Cơ sở vật chất di truyền của các loài sinh vật là các axit nucleic và gồm có hai loại: ADN (axit deoxiribonucleic) và ARN (axit ribonucleic). ADN là nơi tích luỹ và bảo quản các thông tin di truyền. Mỗi loài sinh vật và thậm chí trong một cá thể của loài đều có những phân tử ADN đặc trưng cho loài, tính đặc trưng này được thể hiện qua số lượng và trình tự sắp xếp các nucleic trong ADN, qua hàm lượng ADN trong nhân tế bào và tỷ lệ giữa các cặp bazơ A+T/G+X. Trật tự các nucleotit trong các gen có liên quan đến việc quy định các tính trạng và đặc trưng của cơ thể. Trong quá trình tiến hoá của sinh vật từ thấp lên cao, hàm lượng ADN trong các tế bào cũng được tăng lên. Đó là biểu hiện của đa dạng gen. Vật liệu di truyền của vi sinh vật, của thực vật và động vật chứa đựng nhiều thông tin xác định đặc điểm tính chất của loài và các cá thể. Chính vậy, sự đa dạng các vật liệu di truyền đã tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật. Ngay cả trong các cá thể của loài, những tính trạng của các cá thể cũng có thể thay đổi do những biến dị di truyền (đột biến gen và nhiễm sắc thể) xảy ra trong quá trình tái tổ hợp. Ví dụ: Chúng ta có hàng ngàn giống lúa khác nhau nhưng chúng đều xuất phát từ một loài Oryza sativa, có rất nhiều thứ vật nuôi khác nhau trong cùng một loài, thậm chí ngay cả trong cùng một giống cũng có sự khác nhau về bản chất di truyền do sự đột biến kiểu gen. Những biến đổi trên cũng có thể có lợi hoặc có hại, thường những biến đổi có lợi xảy ra nhiều hơn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn. Khả năng sống sót khác nhau giữa các cá thể của một quần thể dẫn đến sự thay đổi tần suất xuất hiện các gen trong tập hợp các biến dị di truyền và quá trình này được gọi là quá trình tiến hoá (Falconer, 1981) Hay nói cách khác, ĐDDT đã có ảnh hưởng quyết định đến một cá thể động vật hay thực vật có thể hay không có thể tồn tại trong một môi trường nhất định. Ví dụ: Một số loài thực vật có thể mọc và sinh trưởng tốt trong môi trường nước mặn (rong biển, tảo biển), một số loài động vật (thú, bò sát, cá) sống được trong môi trường biển (Cá voi, rắn đẻn, rùa biển, đồi mồi, cá biển...). Có được những thích nghi này là nhờ kết quả của biến đổi di truyền. Biến đổi di truyền tồn tại trong tất cả các loài sinh vật, trong các quần thể có sự ngăn cách địa lý và ở các cá thể trong một quần thể nhưng có thể ở các mức độ khác nhau. Mặt khác, tính di truyền của một loài có lúc không ổn định mà biến đổi phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Biến đổi vật liệu di truyền trong một loài không những làm cho nó có thể tiến hoá qua chọn lọc tự nhiên mà còn cả quá trình chọn lọc nhân tạo. Sự đa dạng về di truyền trong loài thường bị ảnh hưởng bởi những tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. Một quần thể là một nhóm cá thể giao phối với nhau để sản sinh ra thế hệ con cháu hữu thụ; loài có thể bao gồm một hay nhiều quần thể. Một quần thể có thể chỉ có vài cá thể đến hàng triệu cá thể. Các cá thể trong một quần thể thường có kiểu gen khác nhau. Sự khác nhau giữa các cá thể (kiểu hình) là do tương tác giữa kiểu gen và môi trường tạo ra. Hình 1.2: Kiểu hình của cá thể được quyết định do kiểu gen và môi trường (Alcock, 1993), (nguồn: Cơ sở sinh học bảo tồn, 1999) (A) - Các cá thể khác nhau về gen có thể có các kiểu hình khác nhau kể cả khi chúng phát triển trong cùng một môi trường. (B) - Các cá thể có cùng kiểu gen có thể có các kiểu hình khác nhau nếu chúng phát triển trong các môi trường khác nhau như ở vùng ôn đới và vùng nhiệt đới; nơi có nhiều thức ăn khác với nơi ít thức ăn. Sự khác biệt về gen (ĐDDT) cho phép các loài thích ứng được với sự thay đổi của môi trường. Thực tế cho thấy, những loài quý hiếm, phân bố hẹp thường đơn điệu về gen so với các loài phổ biến, phân bố rộng; do vậy chúng thường rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường và hậu quả là dễ bị tuyệt chủng. 1.2. Loài và đa dạng loài: 1.2.1. Khái niệm về loài và phân loại: - Khái niệm về loài: “Loài là tập hợp những sinh vật được cách ly về mặt sinh học trong quá trình tiến hoá, giao phối tự do với nhau để cho thế hệ con cái hoàn toàn hữu thụ, cách ly với các loài khác bởi sự khó kết hợp với nhau về mặt sinh sản hữu tính” - Phân loại: Loài là đơn vị cơ sở của bậc phân loại, có bộ mã di truyền ổn định. + Trong phân loại học hiện đại. ° Các Loài (Species) giống nhau được xếp vào Giống (Genus). ° Các giống có quan hệ họ hàng được xếp vào Họ (Family). ° Các họ gần nhau được xếp vào Bộ (Order). ° Các bộ giống nhau được xếp vào Lớp (Class). ° Các Lớp giống nhau được xếp vào Ngành (Phylum). ° Các ngành giống nhau được xếp vào Giới (Kingdom). + Tên của loài được đặt theo tên hệ thống kép (Binomial nomenclature) gồm 2 từ: Từ trước chỉ giống (viết hoa) Từ sau chỉ loài (viết thường) Trong nghiên cứu, tên một loài đầy đủ, ngoài tên giống, loài, phải ghi kèm theo sau tên tác giả đặt tên cho loài đó và năm định tên. Ví dụ: Loài Khỉ cộc (Khỉ mặt đỏ) được ghi đầy đủ như sau: Macaca arctoides (Geoffroy, 1825) hoặc Lát hoa là Chukrasia tabularis Juss. Ví dụ về thang bậc phân loại cụ thể cho loài Khỉ cộc như sau: Tên loài Khỉ Cộc Macaca arctoides (Geoffrov, 1831) Đơn vị phân loại Tên Việt Nam Tên khoa học Giới (Kingdom) Động vật Animalia Ngành (Phylum) Động vật có xương sống Chordata Lớp (Class) Thú Mammalia Bộ (Order) Linh trưởng Primates Họ (Family) Khỉ voọc Cercopithecidae Giống (Gunus) Khỉ Macaca Loài (Species) Khỉ cộc arctoides Có một số loài tên gồm 3 từ, ở đây từ thứ 3 chỉ một dạng biến đổi (về địa lý, sinh thái...) của loài và được gọi là phân loài hoặc loài phụ. Ví dụ: loài Hổ Đông Dương viết là Panthera tigris corbetti Mazak, 1968. 1.2.2. Đa dạng loài - Khái niệm: Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó. Thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên thuật ngữ "đa dạng sinh học" thường được dùng như một từ đồng nghĩa của "đa dạng loài", đặc biệt là "sự phong phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong một vùng hoặc một nơi cư trú. Loài cũng là sự chú ý đầu tiên của cơ chế tiến hoá, nguồn gốc cũng như sự tuyệt chủng. Robert Whittaker đã sử dụng một hệ thống 3 bậc đơn giản mô tả quy mô đa dạng của loài, cụ thể: + Đa dạng alpha: Là tính đa dạng xuất hiện trong một sinh cảnh hoặc một quần xã. Ví dụ: Sự đa dạng của các loài chim, thú, cây gỗ trong một kiểu rừng. + Đa dạng beta: Là sự đa dạng tồn tại trong vùng giáp ranh giữa các sinh cảnh hoặc quần xã. Ví dụ: Sự đa dạng của các loài thú trong 2 khu rừng gần kề nhưng khác kiểu (sinh cảnh chuyển tiếp giữa 2 kiểu rừng). + Đa dạng gamma: Là sự đa dạng trong một quy mô địa lý. Ví dụ: Sự đa dạng của các loài cây gỗ, các loài thú, chim... trong những sinh cảnh khác nhau, cách xa nhau một vùng địa lý. - Quy luật phân bố của tính đa dạng loài: Mức độ đa dạng về loài của sinh vật phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường. Nhìn chung sự đa dạng của loài tuân theo những quy luật sau: Hình 1.3. Đồ thị phân bố đa dạng loài sinh vật ở cạn trên thế giới + Đa dạng loài tỷ lệ nghịch với độ cao. + Đa dạng loài tỷ lệ nghịch với vĩ độ. + Đa dạng loài cao nhất ở những khu vực có điều kiện khí hậu thuận lợi và các mắt xích trong chuỗi thức ăn có quan hệ chặt chẽ. Đa dạng loài sinh vật ở cạn tập trung tại khu vực Trung – Nam Mỹ, Nam - Đông Nam Á và Trung – Nam Phi. Khu vực Bắc cực và Nam cực có sự đa dạng thấp nhất. Các khu vực núi cao như đỉnh Himalaya, khu vực đỉnh An-pơ, khu vực sa mạc Sahara, Hoang mạc Goobi, …là những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và chuỗi thức ăn có quan hệ không chặt chẽ nên tính ĐDSH thấp hơn các khu vực nhiệt đới nóng ẩm, nơi có chuổi thức ăn rất đa dạng. Một điểm cần lưu ý nữa là các khu vực cách biệt thường có tính đa dạng cao về loài sinh vật đặc hữu. Ví dụ như: Châu Úc, Madagasca,… Bảng 1.2. Đa dạng loài thú ở một số nước thuộc các vùng địa lý khác nhau Nước nhiệt đới D.tích Km2 Số loài Nước ôn đới D.tích Km2 Số loài Mexico 1.985.200 439 Argentina 2.800.000 255 Kenya 582.600 308 Australia 7.700.000 299 Zaire 2.345.000 409 Canada 10.000.000 163 Nigeria 923.800 274 Pháp 551.600 113 Thái Lan 514.000 263 Nhật Bản 372.200 186 Malaysia 333.000 292 Anh 244.100 77 Việt Nam 330.541 224 Mỹ 9.373.000 367 Trung bình 3,16 loài/km2 Trung bình 0,47 loài/km2 Bảng 1.3. Đa dạng loài thực vật ở một số vùng địa lý khác nhau STT Vùng Số loài thực vật Số loài T.V đặc hữu 1 Madagasca 6.000 4.900 2 Rừng Đại Tây Dương, Braxin 10.000 5.000 3 Tây Ecuado 10.000 2.500 4 Colombia 10.000 2.500 5 Amazon (vung đất cao) 20.000 5.000 6 Đông Himalaya 9.000 3.500 7 Malaysia 8.500 2.400 8 Bắc Borneo 8.500 3.700 9 Philipin 8.500 3.700 10 New Cledonia 1.580 1.400 (Theo N.Myers,“Threatened Biotas”) 1.3. Đa dạng hệ sinh thái: 1.3.1. Hệ sinh thái (HST): - Khái niệm: HST là hệ thống hoạt động chức năng của các sinh vật với môi trường vô sinh. HST là một khái niệm mở vì vậy có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp có mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin giữa chúng với nhau ngay cả trong một thời gian ngắn. HST có thể rất lớn như một Đại dương, cũng có thể rất bé như một bể cá cảnh. Tuy nhiên các HST nhỏ đều nằm trong một HST lớn hơn. HST bao giờ cũng có xu hướng tự điều chỉnh để đi đến sự cân bằng, làm cho các thành phần của HST nằm trong sự tương tác hài hoà và ổn định. 1.3.2. Đa dạng HST: Đa dạng HST là phạm trù chỉ sự phong phú của môi trường trên cạn và dưới nước trên quả đất tạo nên một số lượng lớn các HST khác nhau. Sự đa dạng các HST được phản ánh bởi sự đa dạng về sinh cảnh qua mối quan hệ giữa các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển (chu trình vật chất, các quan hệ về cách sống, ...). Đánh giá định lượng về tính đa dạng ở mức quần xã, nơi cư trú hoặc HST còn nhiều khó khăn. Trong khi có thể định nghĩa về nguyên tắc thế nào là đa dạng di truyền và đa dạng loài, từ đó xây dựng các phương pháp đánh giá khác nhau, thì không có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào về đa dạng HST ở mức toàn cầu, và trên thực tế khó đánh giá được đa dạng HST ở các cấp độ khác ngoài cấp khu vực và vùng, và cũng thường chỉ xem xét đối với thảm thực vật. Một HST khác nhiều so với một loài hay một gen ở chỗ chúng còn bao gồm cả các thành phần vô sinh, chẳng hạn đá mẹ và khí hậu . Đa dạng HST thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên. Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài. Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau. Do đó một HST giả thiết chỉ có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Do tầm quan trọng của các yếu tố này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau, nên không có một chỉ số có căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng. Điều này rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xếp hạng các khu vực khác nhau. Có 2 nhóm HST: Nhóm HST ở cạn và nhóm HST đất ngập nước. 2. Sự tuyệt chủng: Sự đa dạng về loài tăng dần kể từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất: Sự gia tăng không được đều đặn, nhưng cũng có những giai đoạn mà sự hình thành loài tiếp diễn ở mức rất cao; tiếp sau đó là những giai đoạn có những sự thay đổi tối thiểu và những thời kỳ lại có hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt (Sepkoski and Raup, 1986; Wilson, 1989). Sự tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất xảy ra vào cuối kỷ Permi – 250 triệu năm trước Công nguyên, vào thời điểm này có khoảng 77 -99% số loài động vật biển bị tuyệt chủng. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng: Do nhiễu động đã xảy ra như hoạt động của núi lửa, vận động tạo sơn, băng hà... đã biến đổi sâu sắc khí hậu trên thế giới làm cho nhiều loài không còn điều kiện để tiếp tục tồn tại. Mặt khác, sự tuyệt chủng của các loài xảy ra ngay cả khi không có những nhiễu động lớn. Thuyết tiến hoá đã chứng minh rằng do cạnh tranh nên loài chiến thắng đã đẩy loài chiến bại đến sự tuyệt chủng bằng việc trấn áp, xua đuổi và ăn thịt. Loài chiến thắng có thể tiến hoá trở thành loài mới tuỳ thuộc vào những điều kiện biến đổi của môi trường hay do đột biến ngẫu nhiên làm thay đổi bộ gen của loài. Hiện chúng ta cũng chưa có hiểu biết đầy đủ về các yếu tố quyết định sự phồn vinh hay suy thoái của một loài, nhưng ít nhất cũng có thể khẳng định rằng sự tuyệt chủng là một hiện tượng nằm trong chu trình vận động tự nhiên tương tự như là sự hình thành loài mới. 3. Giá trị của đa dạng sinh học: 3.1.Giá trị kinh tế trực tiếp Giá trị kinh tế trực tiếp là những giá trị của các sản phẩm sinh vật được con người trực tiếp khai thác và sử dụng. Các giá trị này thường được tính toán dựa trên số liệu điều tra ở những điểm khai thác và đối chiếu với số liệu thống kê việc xuất nhập khẩu của cả nước. Giá trị kinh tế trực tiếp được chia thành giá trị sử dụng cho tiêu thụ và giá trị sử dụng cho sản xuất. 3.1.1 Giá trị sử dụng cho tiêu thụ - Giá trị sử dụng cho tiêu thụ được đánh giá bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như: Củi đốt và các loại sản phẩm khác cho tiêu dùng của gia đình. Các sản phẩm này không xuất hiện trên thị trường nên hầu như chúng không đóng góp gì vào tổng thu nhập quốc dân (GDP), nhưng nếu không có những nguồn tài nguyên này thì cuộc sống con người sẽ gặp những kho khăn nhất định. Sự tồn tại của con người không thể tách rời các loài sinh vật. Thế giới sinh vật mang lại cho con người nhiều sản phẩm mà con người đã, đang và sẽ sử dụng như: thức ăn, nước uống, gỗ, củi, nguyên liệu, dược liệu... VD: Một chén thuốc bắc chữa bệnh, các loại rau và thực phẩm được dùng trong các bữa ăn hàng ngày. - Một trong những nhu cầu cần thiết của con người đối với tài nguyên sinh vật là nguồn đạm động vật. Ngoài nguồn từ vật nuôi, ở nhiều vùng miền núi hàng năm còn thu được một lượng thịt động vật rừng không nhỏ. - ĐDSH còn là nguồn thuốc chữa bệnh. Khoảng 80% dân số thế giới chủ yếu dựa vào thuốc có nguồn gốc động thực vật (Tamsworth, 1988). Trên 500 loài thực vật được dùng làm thuốc ở Trung Quốc, khoảng 2000 loài cây dược liệu được sử dụng ở vùng rừng Amazôn (WRI/IUCN/UNEP, 1992). Điều tra sơ bộ ở Việt Nam có khoảng 500 loài cây và 64 loài động vật đã được con người sử dụng trong chữa bệnh. Theo Đào Văn Tiến (1976) trong những năm của thập kỷ 60, hàng năm các địa phương Miền Bắc đã thu mua được khoảng 400.000 tấn xương thú rừng để nấu cao. VD: Thuốc chữa bệnh ung thư từ cây Thông đỏ, từ San hô đỏ; thuốc phòng bệnh sốt rét từ cây Thanh hao hoa vàng. Ngoài ra, con người còn sử dụng hàng ngàn loài cây làm thức ăn, thức ăn gia súc, lấy gỗ, chiết xuất tinh dầu và phục vụ cho nhiều mục đích khác nữa. Giá trị tiêu thụ của từng sản phẩm có thể xác định bằng cách khảo sát xem phải cần bao nhiêu tiền để mua một sản phẩm tương tự trên thị trường khi cộng đồng không còn khai thác tài nguyên thiên nhiên xung quan
Tài liệu liên quan