Những nguyên tắc cơ bản khi chọn loài xuất xứ.
5.1. Xác định và tuân thủ mục tiêu trồng rừng đặt ra cho khu
vực.
Xác định mục tiêu và tuân thủ mục tiêu là điều có ý nghĩa then
chốt của một chương trình cải thiện giống cây rừng.
Mục tiêu của bất cứ một chương trình khảo nghiệm loài và
xuất xứ nào đều là:
1- Xác định tác động qua lại giữa loài và xuất xứ với hoàn
cảnh môi trường nơi khảo nghiệm.
2- Xác định loài và xuất xứ có giá trị kinh tế hoặc phòng
hộ cao nhất cho vùng được khảo nghiệm.
3- Tìm hiểu sâu sắc hơn các đặc tính hình thái và sinh học
của loài và xuất xứ.
11 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Điều tra rừng - Chương II: Khảo nghiệm loài và xuất xứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
5. Những nguyên tắc cơ bản khi chọn loài xuất xứ.
5.1. Xác định và tuân thủ mục tiêu trồng rừng đặt ra cho khu
vực.
Xác định mục tiêu và tuân thủ mục tiêu là điều có ý nghĩa then
chốt của một chương trình cải thiện giống cây rừng.
Mục tiêu của bất cứ một chương trình khảo nghiệm loài và
xuất xứ nào đều là:
1- Xác định tác động qua lại giữa loài và xuất xứ với hoàn
cảnh môi trường nơi khảo nghiệm.
2- Xác định loài và xuất xứ có giá trị kinh tế hoặc phòng
hộ cao nhất cho vùng được khảo nghiệm.
3- Tìm hiểu sâu sắc hơn các đặc tính hình thái và sinh học
của loài và xuất xứ.
13
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
5.2. Nắm vững đặc điểm sinh thái học của loài - xuất xứ định đem khảo
nghiệm và điều kiện lập địa nơi khảo nghiệm.
- Khi chọn được loài và xuất xứ đưa vào khảo nghiệm thì việc nẵm vững điều
kiện lập địa của nơi khảo nghiệm cũng như đặc điểm sinh thái của loài - xuất xứ
là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của khảo nghiệm. Các nội
dung cần quan tâm là:
+ Đặc điểm phân bố (toạ độ địa lí):
+ Độ cao so với mặt nước biển:
+ Đặc điểm khí hậu, lượng mưa hành năm, nhiệt độ trung bình năm, nhiệt
độ cực hạn cũng như độ dài chiếu sáng trong ngày:
+ Đối với loài mục tiêu là sinh sản:
14
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
5.3. Chọn loài và xuất xứ có nơi nguyên sản có điều kiện khí
hậu, đất đại tương đồng với điều kiện khí hậu và đất đai ở nơi
khảo nghiệm.
Trong trường hợp này ta phải lấy nơi khảo nghiệm làm đích:
- Loài và xuất xứ có nơi nguyên sản có điều kiện khí hậu,
đất đai giống nơi khảo nghiệm thì khả năng thành công càng cao.
- Loài và xuất xứ có nơi nguyên sản có khí hậu, đất đai càng
khắc nghiệt hơn ở những nơi khảo nghiệm thì càng dễ thành công
hơn và ngược lại.
15
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
5.4. Không đưa cây đến nơi khảo nghiệm quá khắc nghiệt so
với nơi nguyên sản.
- Không đưa cây từ vùng ven biển đến nơi có khí hậu lục địa.
- Không đưa cây từ nơi có khí hậu ít dao động trong năm đến nơi
có khí hậu dao động mạnh trong năm.
- Không nên đưa cây từ nơi có vĩ độ cao hay có độ cao lớn hơn
đến nơi có vĩ độ thấp hay độ cao thấp và ngược lại. Xong lại có thể
đưa cây từ nơi có độ cao lớn hơn ở vĩ độ thấp tới nơi có độ cao nhỏ
ở vĩ độ cao.
- Không nên đưa cây từ nơi có đất bazơ đến nơi có đất axít và
ngược lại. Hoặc không đưa từ nơi có đất Glây đến nơi có đất cát và
ngược lại.
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
6. Nguyên tắc chính khi chọn địa điểm và cây lấy hạt.
6.1. Cơ sơ (lý do):
Vì một số lô hạt xấu của một xuất xứ tốt chưa hẳn đã cho kết
quả khảo nghiệm tốt hơn một số lô hạt xấu của một xuất xứ trung
bình, vì thế để phản ánh tuy thực bản chất xuất xứ thì việc chọn
địa điểm và cây lấy hạt là đặc biệt có ý nghĩa.
- Địa điểm thu hái phải đại diện cho từng khu phân bố thường đó
là vùng trung tâm phân bố của loài (quần xã nào hệ số tổ thành
của loài đó cao nhất)
- Tuỳ loài có phân bố rộng hay hẹp mà số mẫu hạt thu thập nhiều
ít khác nhau.
16
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
6.2. Tiêu chuẩn cây lấy hạt.
- Cây lấy hạt thường được thống nhất là cây trội (plus tree) theo tiêu chuẩn chọn
giống.
- Số lượng cây lấy hạt ở mỗi xuất xứ được dao động từ 10 – 15 cây.
=> Đối với rừng tự nhiên thì các cây này phải cách xa nhau ít nhất 100m/cây
để tránh hiện tượng giao phối gần.
=> Chú ý tiêu chuẩn cây lấy hạt phải đồng nhất trong một chương trình khảo
nghiệm.
- Các lô hạt cần được ghi chép đầy đủ số hiệu cây, toạ độ địa lí, độ cao tuyệt
đối, lượng mưa hàng năm, nhiệt độ trung bình năm.
- Hạt của từng cây phải để riêng để có thể dùng làm nguyên liêu cho khảo
nghiệm hậu thế tức là kiểm tra phẩm chất di truyền bằng kết quả đánh giá
đời sau, => qui ra hệ số di truyền.
17
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
7. Xây dựng và đánh giá khảo nghiệm loài – xuất xứ.
7.1. Xây dựng khảo nghiệm.
- Khảo nghiệm được xây dựng ở nơi có điều kiện lập địa đại diện và điển hình
cho vùng cần qui hoạch trồng rừng sau này.
- Khảo nghiệm phải được bố trí đủ lần lặp lại (≥3) và phải có các loài – xuất
xứ địa phương làm đối chứng và phải được theo dõi đủ thời gian cần thiết.
- Qui mô khảo nghiệm phải phù hợp với điều kiện cần có: Điều kiện đất đai,
kinh phí, lực lượng cán bộ, điều kiện đi lại và đặc biệt phải đảm bảo duy trì
được khảo nghiệm cho đến khi kết thúc (trong kế hoạch).
- Trong quá trình xây dựng và quản lí khảo nghiệm phải được thực hiện đầy đủ
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết và bảo vệ thí nghiệm chu đáo, chỉ
như vậy thì số liệu thu thập được từ khảo nghiệm mới phản ánh đúng và
khách quan.
18
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
7.2. Đánh giá khảo nghiệm.
- Đánh giá ở giai đoạn vườn ươm : dựa trên các chỉ tiêu sau
+ Tỷ lệ sống quan trọng nhất vì tỷ lệ sống phản ánh khả năng thích ứng của
loài – xuất xứ đối với môi trường sống mới.
+ Sinh trưởng chiều cao.
- Đánh giá ở giai đoạn rừng trồng.
+ Các chỉ tiêu được tiến hành đánh giá ở rừng trồng này là: tỷ lệ sống, chiều
cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, d1.3, độ lớn cành, chiều dài cành lớn nhất
(đo ở vị trí cách thân 5cm) trên Dthân nơi sinh ra cành đó.
=> các chỉ tiêu trên gọi là các chỉ tiêu định lượng, thường phản ánh sản
lượng sản phẩm ngoài các chỉ tiêu định lượng ra người ta còn đánh giá theo
chỉ tiêu định tính như: độ thẳng thân (thông qua độ phát triển của thân, tán
lá và màu sắc lá). Theo nguyên tắc chỉ tiêu quan trọng thì có hệ số cho điểm
cao, trong đó mức cho điểm giao động từ 1 – 5 điểm.
19
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
8. Các bước tiến hành của khảo nghiệm loài – xuất
xứ.
8.1. Khảo nghiệm loài.
Được tiến hành qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn loại trừ loài:
- Giai đoạn đánh giá loài:
- Giai đoạn chứng minh loài:
20
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
8.2. Các bước của khảo nghiệm xuất xứ.
- Có thể được bắt đầu ngay sau giai đoạn loại trừ loài.
- Giai đoạn 1: Khảo nghiệm nhiều xuất xứ
+ Mục đích : Xác định các xuất có triển vọng trên lập địa đất thí
nghiệm đồng thời cũng chỉ ra được những khu vực không thể lấy
hạt và những khu vực không thể gây trồng.
- Giai đoạn 2: Khảo nghiệm ít xuất xứ (khảo nghiệm hạn chế)
+ Mục đích: Chọn được xuất xứ có triển vọng thích hợp với
những điều kiện lập địa ở nơi khảo nghiệm.
- Giai đoạn chứng minh xuất xứ:
+ Mục đích là để khẳng định 1 – 2 xuất xứ có triển vọng nhất.
21
Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ
Sơ đồ thời gian các giai đoạn khảo nghiệm loài và xuất xứ
(Pederson, Olen và Graudal)
1. Khảo nghiệm loại trừ loài
2. Khảo nghiệm đánh giá loài
3. Khảo nghiệm chứng minh loài
4. Khảo nghiệm nhiều xuất xứ đầu tiên
5. Khảo nghiệm ít xuất xứ
6. Chứng minh xuất xứ hoặc trồng thử
22