Phương pháp lai hữu tính.
- Lai đơn: Là phép lai giữa hai cá thể bố mẹ mang các đặc
điểm mong muốn khác nhau với nhau theo một chiều
(dạng làm bố chỉ làm bố).
+ Mục đích: Nhằm phối hợp các tính trạng mong muốn
của bố mẹ khác nhau vào cơ thể lai.
- Lai thuận nghịch: Là phép lai có sự đổi chỗ của bố mẹ
trong phép lai đơn.
+ Mục đích: Xác định vai trò của yếu tố bố và yếu tố mẹ
đối với cơ thể lai để xác định dạng làm bố hoặc mẹ thích
hợp hơn.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Điều tra rừng - Chương IV: Gây tạo giống mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
+ Khắc phục hiện tượng con lai bất thụ: Về nguyên tắc làm cho giảm phân xảy
ra bình thường, tạo cho NST tiếp hợp được đồng nghĩa tạo tính đồng dạng
của NST con lai. Phương pháp tiến hành là người ta gây đột biến đa bội.
P : Loài XX x Loài YY
F1 : XY (bất thụ)
XXYY (hữu thụ)
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
2.1.3. Phương pháp lai hữu tính.
- Lai đơn: Là phép lai giữa hai cá thể bố mẹ mang các đặc
điểm mong muốn khác nhau với nhau theo một chiều
(dạng làm bố chỉ làm bố).
+ Mục đích: Nhằm phối hợp các tính trạng mong muốn
của bố mẹ khác nhau vào cơ thể lai.
- Lai thuận nghịch: Là phép lai có sự đổi chỗ của bố mẹ
trong phép lai đơn.
+ Mục đích: Xác định vai trò của yếu tố bố và yếu tố mẹ
đối với cơ thể lai để xác định dạng làm bố hoặc mẹ thích
hợp hơn.
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
- Lai trở lại: Là phép lai của phép lai đơn được lai trở lại với một trong hai dạng bố mẹ
một số lần.
+ Mục đích: Nhằm tích luỹ một số ít gen quí của 1 trong 2 loài vào loài kia để tạo
giống mới.
P : Dạng A x Dạng B (đáp ứng tương đối tốt yêu cầu của
người chọn giống, chỉ cần bổ sung thêm một số
tính trạng đang có ở dạng A hoặc ngược lại).
F1 x Dạng B
F2 x Dạng B
Kết quả trong con lai gen chủ yếu là của dạng B và một số ít của dạng A.
=> Như vậy, để cho con lai đời sau tích luỹ được gen quí của loài này đưa vào loài kia ta
phải tiến hành thí nghiệm lai lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
- Lai nhiều cấp: Là phương pháp dùng con lai làm vật liệu khởi đầu lai với một dạng
mới mà không phải là bố mẹ của chúng được con lai với một dạng khác nữa, cứ như vậy
tiến hành cho đến khi nào mà tổ hợp hết các dạng mong muốn vào cơ thể lai thì kết thúc.
P : Dạng A x Dạng B
F1 x Dạng C
F2 x Dạng D
F... x Dạng
+ Mục đích: Nhằm tổ hợp các đặc điểm quí đang hiện có nhiều dạng khác nhau đang
phân tán vào cơ thể lai.
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
- Lai kép: Là phép lai được tiến hành giữa con lai của hai phép lai đơn.
P : Dạng A x Dạng B P : Dạng C x Dạng D
F1AB x F1CD
FABCD
+ Mục đích: Nhằm tổ hợp các đặc điểm tốt của 4 dạng khởi đầu vào cơ thể lai.
Muốn tổ hợp đặc điểm quí của 4 dạng vào cơ thể lai thì : thực hiện phép lai kép,
khi muốn tổ hợp đặc điểm của 4 dạng với mức độ như nhau vào cơ thể lai.
Thực hiện lai nhiều cấp khi 4 dạng đem lai có mức độ yêu cầu tổ hợp con lai
khác nhau. Trong đó dạng nào có mức độ cao nhất thì đưa vào cấp cuối cùng
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
2.1.4. Kỹ thuật lai hữu tính.
2.1.4.1. Kỹ thuật chọn cặp bố mẹ để lai.
+ Loại hình sinh thái : là một nhóm cá thể cùng loài đã thích nghi tốt với môi trường sống đặc
trưng nơi chúng phân bố.
+ Mỗi một loại hình sinh thái sẽ có những đặc tính tốt phù hợp với mục tiêu chọn giống nhưng
không thể đầy đủ và toàn diện được. Vì thế cần phải chọn cặp bố mẹ sao cho giữa chúng có thể
bổ sung nhau trong cơ thể lai về những đặc điểm tốt đó.
+ Các loài sinh trưởng địa phương cần chú ý sử dụng vì chúng thích nghi cao với điều kiện
sống cụ thể ở địa phương. Trong trường hợp này nên chọn loài sinh trưởng địa phương làm
dạng mẹ.
+ Nếu sử dụng loại hình sinh trưởng ngoại lai để làm cặp bố mẹ thì nên tiến hành ở một địa
điểm có hoàn cảnh sinh trưởng giống với nơi nguyên sản.
+ Căn cứ vào các yếu tố cấu thành năng suất chất lượng sản phẩm.
+ Bố mẹ phải mang đặc điểm bổ sung nhau về năng suất và chất lượng sản phẩm đang cần tổ
hợp vào cơ thể lai.
+ Bố mẹ cũng đang mang các đặc điểm ảnh hưởng gián tiếp tới năng suất sản phẩm đang cần
tổ hợp cơ thể lai.
+ Tuổi để chọn bố mẹ.
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
2.1.4.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh sản của đối tượng lai giống.
- Đó là những loài cây giao phấn hay tự thụ phấn đơn tính hay lưỡng
tính. Đối với cây lưỡng tính có hoa lưỡng tính hay đơn tính, cũng cần
biết trước đại bộ phận cây rừng là giao phấn trong đó đại bộ phận là
có hoa lưỡng tính.
- Biết được mùa nở hoa trong năm và trong thời gian kéo dài của mùa
nở hoa.
- Ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, dinh dưỡng, vị trí của cây mọc trong
rừng và vị trí của hoa trên từng tán rừng tới sự nở hoa.
- Khả năng điều chỉnh nở hoa bằng nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng.
- Khả năng thu thập và cất giữ hạt phấn trong trường hợp không điều
chỉnh được sự nở hoa theo ý muốn thì có thể thu nhập được và cất
giữ được hạt phấn hay không.
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
2.1.4.3. Khử đực.
- Khái niệm: Là loại bỏ yếu tố bố của hoa lưỡng tính hoặc loại bỏ hoa đực trong cây được chọn làm
mẹ.
Kỹ thuật này được tiến hành trước khi hạt phấn chín. Có thể dựa vào màu sắc bao phấn để
phỏng đoán thời gian chín của hạt phấn. Để tiến hành khử đực có hiệu quả trước hết người ta
phải nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của bao hoa đặc biệt là sự sắp xếp các thành phần cấu tạo
thành bao hoa.
- Kỹ thuật khử đực:
+ Cơ giới: Đối với hoa đơn tính chỉ việc ngắt đi, đối với hoa lưỡng tính dùng kéo hoặc dùng
banh gắp hết nhị ra khỏi bao hoa.
+ Vật lý : Ngâm cả bao hoa vào trong nước nóng 450C trong khoảng 3 – 4 phút.
+ Hoá học : Có thể ngâm bao hoa vào dinh dưỡng 2.4D với nồng độ tuỳ thuộc vào từng loài
những phổ biến từ 1 – 2 % trong khoảng 3 – 4 phút.
+ Phương pháp khử đực có hiệu quả nhất hiện nay được sử dụng là phương pháp tạo dòng bất
thụ đực làm yếu tố mẹ (bằng lai, chuyển gen).
+ Để khử đực cũng như tổ chức lai tạo ở đối tượng cây rừng cao to được xảy ra thuận lợi người
ta thường dùng phương pháp hạ thấp cây mẹ bằng phương pháp ghép hay giâm hom.
Ch¬ng IV. G©y t¹o gièng míi
2.1.4.4. Phương pháp cách ly.
- Là nhằm tránh cho cây mẹ thụ phấn bởi những hạt
phấn không thuộc tổ hợp lai. Việc cách ly phải được
tiến hành ngay sau khi khử đực cũng như khi nhuỵ
chín.
- Kỹ thuật: Dùng giấy nylon hoặc giấy bóng mờ (ong,
kiến vẫn chui vào được) bao quanh hoa đã khử đực
trên cây mẹ cần buộc chặt bao cách ly để tránh gió
cuốn đi cũng như tránh ong, kiến mang bao phấn lạ
vào.