Tái sinh chồi.
- Mục đích: kích thích mẫu cấy hình thành chồi
để làm vật liệu nhân nhanh.
- Phương pháp: Cấy chuyển mẫu cấy sang bình
có chứa môi trường hoá học mới với thành
phần chất điều hoà sinh trưởng kích thích tạo
chồi.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Điều tra rừng - Chương VII: Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII. Nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô và tế bào
5.3. Tái sinh chồi.
- Mục đích: kích thích mẫu cấy hình thành chồi
để làm vật liệu nhân nhanh.
- Phương pháp: Cấy chuyển mẫu cấy sang bình
có chứa môi trường hoá học mới với thành
phần chất điều hoà sinh trưởng kích thích tạo
chồi.
Chương VII. Nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô và tế bào
5.4. Nhân nhanh.
- Mục đích: tăng số lượng chồi trong giai đoạn nuôi
cấy (từ 1 thành vạn chồi, triệu chồi). Đây là giai
đoạn quan trọng nhất trong nhân giống in vitro.
- Phương pháp: cấy chuyển chồi sang các bình có
chứa môi trường hoá học với thành phần chất điều
hoà sinh trưởng kích thích tạo chồi nhiều lần (từ
chồi thành nhiều chồi/1 bình); 1 bình thành nhiều
bình,...
Chương VII. Nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô và tế bào
5.5. Tạo rễ cho cây. (tạo cây hoàn chỉnh)
- Mục đích: từ mỗi chồi tạo thành 1 cây con hoàn
chỉnh gồm đầy đủ thân, rễ và lá.
- Phương pháp: cấy chuyển các chồi sau giai đoạn
nhân nhanh sang các bình có chứa môi trường hoá
học có thành phần chất điều hoà sinh trưởng kích
thích tạo rễ. Tất cả các lần cấy chuyển để tái sinh
chồi, nhân nhanh và tạo rễ đều phải được thực hiện
trong buồng cấy vô trùng.
Chương VII. Nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô và tế bào
5.6. Huấn luyện cây mô.
- Mục đích: làm cho cây mô quên dần với điều kiện tự
nhiên (nhiệt độ, ánh sáng và tình trạng nhiễm bệnh).
- Phương pháp:
+ Đưa dần các bình cấy cây hoàn chỉnh từ trong
phòng nuôi (có điều kiện vật lý thích hợp) ra khu
huấn luyện (có điều kiện vật lý hoàn toàn tự nhiên).
+ Mở dần nắp bình để cho cây thích nghi dẫn với
điều kiện tự nhiên.
Chương VII. Nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô và tế bào
5.7. Cấy cây vào bầu đất và chăm sóc cây ở vườn ươm.
- Mục đích: tạo cây con để đưa vào sản xuất.
- Phương pháp:
+ Lấy cây ra khỏi bình nuôi cấy, rửa sạch môi trường
hoá học bám vào rễ cây.
+ Cấy cây vào bầu đất giống như cấy cây con từ hạt
hoặc giâm hom.
+ Chăm sóc cây: giống chăm sóc cây hom.
5. Qui trình nhân giống bằng phương pháp
nuôi cấy mô - tế bào.
Cây mẹ Lấy mẫu GĐ chuẩn bị (Tạo chồi)
GĐ Cấy khởi độngGĐ Tái sinh chồi
GĐ nhân nhanh chồi GĐ tạo rễ cho chồi
Huấn luyện trong nhà kínhCây mầm
Cây con ở vườn ươm
Cây giống đem trồng
rừng
Chương VII. Nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô và tế bào
6. Những vấn đề nảy sinh trong nhân giống in vitro.
6.1. Sự nhiễm mẫu.
- Trong quá trình nhân giống mẫu có thể bị nhiễm nấm hoặc virus
=> do đó phá huỷ môi trường (ăn hết môi trường dinh dưỡng) =>
khi mẫu cấy phục hồi thì môi trường dinh dưỡng đã bị phá =>
mẫu cấy không sinh trưởng và phát triển được.
- Khắc phục:
+ Thay đổi chế độ khử trùng (dung dịch khử trùng và thời gian
khử trùng)
+ Sử dụng mô phân sinh để làm mẫu cấy (vì mô phân sinh là
phần cơ thể mới hình thành nên chưa bị nhiễm nẫm hay virus).
Chương VII. Nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô và tế bào
6.2. Sản sinh chất độc từ mẫu cấy.
- Mẫu cấy có thể bị hoá nâu, hoá đen rồi chết. Do
trong mẫu cấy chứa nhiều tanin (chất chát)
- Khắc phục: dùng mẫu cấy còn non để cấy, bổ
sung vào môi trường hoá học than hoạt tính
(hút các chất độc ra khỏi mẫu cấy).
Chương VII. Nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô và tế bào
6.3. Hiện tượng thuỷ tinh hóa.
- Trong trường hợp cây mô trở nên mọng nước, có thân và lá
trong suốt => không quang hợp được => cây chết.
- Khắc phục:
+ Tăng nồng độ đường trong môi trường hoá học (do có hiện
tượng thẩm thấu nồn độ đường cao sẽ hút nước ra khỏi tế
bào).
+ Tăng cường độ ánh sáng, giảm nhiệt độ trong phòng nuôi.
+ Giảm nồng độ chất chứa nitơ trong môi trường hoá học.
Chương VII. Nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô và tế bào
6.4. Tính bất định về di truyền.
- Nếu tiến hành cấy chuyển mẫu (chỉ trong trường hợp
mô sẹo) qua nhiều thế hệ thì càng ở những thế hệ sau
ở mẫu cấy càng xuất hiện đột biến soma với tần số
cao. Nguyên nhân là do tế bào mô sẹo có trạng thái
giống tế bào phôi sinh nên rất trẻ => khi được chuyền
qua nhiều thế hệ thì bộ gen của chúng dễ dàng thay
đổi.
- Khắc phục: không cấy chuyển mẫu qua nhiều thể hệ
(không nhân mô sẹo qua nhiều thể hệ).