Bài giảng Đo lường GDP, tăng trưởng kinh tế và lạm phát

GDP là biến kỳ (flow): phản ánh lượng tạo ra trong một khoảng thời gian Biến điểm (stock) phản ánh lượng tồn tại tại một thời điểm. VD: lượng của cải mà một gia đình hiện có là 1 tỷ => biến điểm VD: thu nhập của một gia đình một năm là 100 triệu => biến kỳ.

ppt70 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2869 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đo lường GDP, tăng trưởng kinh tế và lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 Đo lường GDP, tăng trưởng kinh tế, và lạm phát Nguyễn Việt Hưng Mục tiêu của chương Xây dựng khái niệm GDP Xây dựng biểu đồ vòng chu chuyển và phương pháp đo lường GDP Xây dựng khái niệm GDP thực tế và tính toán tăng trưởng kinh tế Giải thích những hạn chế của chỉ tiêu GDP với vai trò là thước đo về mức sống Mục tiêu của chương Xây dựng khái niệm lạm phát Trình bày cách thức đo lường Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cách tính lạm phát So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa CPI và chỉ số điều chỉnh GDP Giải thích một số hạn chế của CPI trong vai trò đo lường lạm phát. Mục tiêu của chương Xây dựng khái niệm GDP Xây dựng biểu đồ vòng chu chuyển và phương pháp đo lường GDP Xây dựng khái niệm GDP thực tế và tính toán tăng trưởng kinh tế Giải thích những hạn chế của chỉ tiêu GDP với vai trò là thước đo về mức sống Tổng sản phẩm trong nước Tổng sản phẩm trong nước (GDP – Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước và trong một thời kỳ nhất định. Tổng sản phẩm trong nước Giá trị thị trường… Sử dụng tiền tệ (giá cả) để tính toán 1 gà trống + 1 vịt mái = 2 con ? 1 ngựa đực + 1 lừa cái = 2 con hay 3 con?  80.000VND*1 gà trống + 60.000VND*1 vịt mái = 140.000 (VND) Tổng sản phẩm trong nước …Hàng hóa và dịch vụ… Chỉ tính những sản phẩm được đem ra trao đổi Không tính những sản phẩm tự cung tự cấp VD: nhà nuôi gà vịt rồi tự mổ ăn Có một số sản phẩm không được đem ra trao đổi nhưng vấn được ước tính theo giá thị trường. VD: ở nhà riêng nhưng vẫn được tính là đang thuê nhà và trả tiền nhà cho chính bản thân. Tổng sản phẩm trong nước …Hàng hóa và dịch vụ Cuối cùng… Tính các sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Không tính các sản phẩm trung gian được dùng làm đầu vào để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng một cách độc lập Mục đích là tránh việc tính trùng Tổng sản phẩm trong nước VD: công ty máy tính mua ổ cứng $100, mainboard $200, màn hình $150, phụ kiện khác $50 về lắp ráp và bán máy tính tới tay người tiêu dùng với giá $600. Sản phẩm trung gian là các bộ phận kể trên, sản phẩm cuối cùng là chiếc máy tính hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng Chúng ta chỉ tính giá trị chiếc máy tính cuối cùng $600 và không cần phải tính lại các bộ phận một cách độc lập vào GDP. Tổng sản phẩm trong nước VD: một công ty lắp ráp ôtô mua dây chuyển lắp ráp từ công ty khác với giá 1 triệu USD và tuổi thọ dây chuyển là 10 năm. Năm 1: công ty mua các bộ phận ngoài với giá 1.5 triệu USD và lắp ráp ôtô hoàn chỉnh và bán cho người tiêu dùng với giá 2 triệu USD. Tổng sản phẩm trong nước GDP = 2 triệu USD (ôtô hoàn chỉnh) + 1 triệu USD (dây chuyền) = 3 triệu USD => Đúng/Sai??? ôtô hoàn chỉnh cũng hàm chứa cả $100.000 (1 triệu USD/10 năm), Giá trị dây chuyền bằng 1 triệu USD cũng hàm chứa phần này => tính trùng Tuy nhiên, GDP không trừ đi phần khấu hao này và do đó vẫn có một phần tính trùng bằng giá trị hao mòn của tư bản trong GDP. GDP = 3 triệu USD là đúng Tổng sản phẩm trong nước …Sản xuất ra… Chúng ta quan tâm tới thời điểm sản xuất chứ không quan tâm tới thời điểm tiến hành mua bán sản phẩm đó trên thị trường khi tính GDP VD: chiếc ôtô sản xuất ra 31/12/2005 và bán cho khách hàng vào 15/1/2006 thì giá trị chiếc ôtô này được tính vào năm 2005. Tổng sản phẩm trong nước …Trong một nước… chỉ những hoạt động sản xuất diễn ra trong chữ S mới được tính vào GDP Việt Nam VD: chiếc ôtô Ford Việt Nam của công ty Ford 100% vốn nước ngoài có giá $35.000 => tính vào GDPVN VD: bức họa của người Việt Nam đang cư trú ở Pháp vẽ và rao bán $2000=> không tính vào GDPVN Tổng sản phẩm trong nước …Trong một thời kỳ nhất định Mọi hoạt động sản xuất diễn ra từ ngày 1/1/2006 tới 31/12/2006 sẽ được tính vào GDP năm 2006. Tổng sản phẩm trong nước GDP là biến kỳ (flow): phản ánh lượng tạo ra trong một khoảng thời gian Biến điểm (stock) phản ánh lượng tồn tại tại một thời điểm. VD: lượng của cải mà một gia đình hiện có là 1 tỷ => biến điểm VD: thu nhập của một gia đình một năm là 100 triệu => biến kỳ. Mục tiêu của chương Xây dựng khái niệm GDP Xây dựng biểu đồ vòng chu chuyển và phương pháp đo lường GDP Xây dựng khái niệm GDP thực tế và tính toán tăng trưởng kinh tế Giải thích những hạn chế của chỉ tiêu GDP với vai trò là thước đo về mức sống Đo lường GDP 3 phương pháp Phương pháp giá trị gia tăng (Value Added Approach ) Phương pháp thu nhập (Income Approach) Phương pháp chi tiêu (Expenditure Approach) Chúng ta có thể làm sáng tỏ tại sao cả ba cách tiếp cận đều cho chúng ta kết quả giống nhau về tình hình hoạt động kinh tế bằng một bài tập đơn giản Hãy tưởng tượng một nền kinh tế chỉ với hai DN. Bảng bên trái cho biết các giao dịch của mỗi DN trong một năm. Đo lường GDP Đo lường GDP Cách tiếp cận giá trị gia tăng đo lường bằng cách cộng giá trị gia tăng của mỗi doanh nghiệp (cái mà DN tạo ra thêm). VAA = 35.000 VAB = 40.000-25.000 = 15.000 GDP = VAA + VAB = 35.000 + 15.000 = 50.000 Đo lường GDP Cách tiếp cận thu nhập đo lường hoạt động kinh tế bằng cách cộng tất cả thu nhập mà các nhà sản xuất nhận được Tổng mức lương mà hai DN trả là $25.000 Tổng lợi nhuận của hai DN là $25.000 Chúng ta có tổng số là $50.000 Đo lường GDP Cách tiếp cận chi tiêu đo lường hoạt động kinh tế bằng cách cộng số tiền chi ra của những người sử dụng sản phẩm cuối cùng Người sử dụng cuối cùng mua $10.000 từ DN A và $40.000 từ DN B. Tổng chi tiêu cộng lại bằng $50.000 Đo lường GDP Phương pháp giá trị gia tăng: GDP = ΣVAi VAi là giá trị gia tăng của doanh nghiệp i trong nền kinh tế Phương pháp Giá trị gia tăng Đo lường GDP Phương pháp thu nhập GDP = w + r + i +  + Te + D w: thu nhập từ tiền lương r: thu nhập từ cho thuê đất đai và đầu vào khác i: thu nhập từ vốn : thu nhập từ lợi nhuận Te: thuế gián thu (VAT, tiêu thụ đặc biệt) D: khấu hao Đo lường GDP Phương pháp chi tiêu GDP = C + I + G + NX C: tiêu dùng của hộ gia đình gồm hàng trong nước và hàng nhập khẩu I: chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp G: chi tiêu mua hàng của chính phủ NX: xuất khẩu ròng Đo lường GDP Chứng minh đồng nhất thức trên. Ban đầu, ta có: GDP = Cd + Id + Gd + X Thêm bớt yếu tố hàng nước ngoài, ta có: GDP = (Cd + Cf) + (Id + If) + (Gd + Gf) + X – (Cf + If + Gf) GDP = C + I + G + X – IM GDP = C + I + G + NX Đo lường GDP Tiêu dùng hộ gia đình: Tiêu dùng hàng lâu bền: ôtô, xe máy Tiêu dùng hàng không lâu bền: thực phẩm Tiêu dùng hàng bán lâu bền: quần áo Tiêu dùng dịch vụ: y tế, tài chính Việc phân chia thành các nhóm và theo dõi biến động của từng nhóm giúp dự báo diễn biến kinh tế Đo lường GDP Đầu tư: Đầu tư cố định vào kinh doanh: máy móc, thiết bị Đầu tư vào nhà ở Đầu tư vào hàng tồn kho: nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm lưu kho. Biến động của lượng hàng tồn kho thường được dùng để dự báo chu kỳ kinh doanh. Đo lường GDP Đầu tư là biến kỳ Tư bản là biến điểm Tư bản gồm nhà máy, thiết bị, nhà văn phòng, nguyên liệu và bán thành phẩm lưu kho được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ Đo lường GDP Lượng tư bản giảm do sự hao mòn, hư hỏng của máy móc → khấu hao Tổng đầu tư I trừ đi phần khấu hao sẽ thu được ĐẦU TƯ RÒNG. Tư bản và Đầu tư Tổng Đầu tư 0 1 2 3 4 Tư bản Tư bản Ban đầu Khấu hao Đầu tư ròng Thời gian Jan. 1, 2006 Trong năm 1996 Dec. 31, 2006 Tư bản Ban đầu trừ khấu hao Tư bản Ban đầu trừ khấu hao Tư bản Ban đầu Đo lường GDP Chi tiêu mua hàng của chính phủ G Chỉ tính giao dịch hai chiều đối ứng Không tính các khoản chi trợ cấp (giao dịch một chiều) Xuất khẩu ròng NX Thặng dư thương mại: NX > 0 Thâm hụt thương mại: NX GDP05 → có tăng trưởng kinh tế và mức sống đã gia tăng (giả sử dân số không thay đổi) → Đ hay S? TH2 GDP2006 = ΣP94 Q06 = 1,1 tỷ USD GDP2005 = ΣP94 Q05 = 1,0 tỷ USD GDP06 > GDP05 → có tăng trưởng kinh tế và mức sống đã gia tăng (giả sử dân số không thay đổi) → Đ hay S? Tính toán tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế hàm ý sự gia tăng mức sống của dân cư nói chung (giả định dân số không thay đổi) tức là mỗi người dân sẽ được tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Tính toán tăng trưởng kinh tế Ở trường hợp 1, ta không chắc chắn việc Q06 > Q05 hay không, do vậy không thể kết luận có tăng trưởng kinh tế Ở trường hợp 2, ta chắc chắn rằng Q06 > Q05 và do vậy nền kinh tế có tăng trưởng. Tính toán tăng trưởng kinh tế GDP danh nghĩa (GDPn) GDP danh nghĩa năm 2006 sử dụng giá của năm 2006 để tính VD: trường hợp 1 Tính toán tăng trưởng kinh tế GDP thực tế (GDPr) GDP thực tế sử dụng giá của năm cơ sở (gốc) để tính. VD: trường hợp 2 Việt Nam hiện nay đang sử dụng năm cơ sở là 1994 để tính GDP thực tế. Tính toán tăng trưởng kinh tế Tính toán tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 được tính bằng phần trăm gia tăng của GDP thực tế năm 2006 so với GDP thực tế năm 2005. Tính toán tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng giá năm 2006 là phần trăm gia tăng chỉ số điều chỉnh GDP năm 2006 so với chỉ số điều chỉnh GDP năm 2005. Mục tiêu của chương Xây dựng khái niệm GDP Xây dựng biểu đồ vòng chu chuyển và phương pháp đo lường GDP Xây dựng khái niệm GDP thực tế và tính toán tăng trưởng kinh tế Giải thích những hạn chế của chỉ tiêu GDP với vai trò là thước đo về mức sống Hạn chế của chỉ tiêu GDP Phúc lợi kinh tế phản ánh mức độ hạnh phúc và thỏa mãn của dân chúng. GDP cao hơn có phản ánh được mức độ hạnh phúc và thỏa mãn cao hơn không??? Hạn chế của chỉ tiêu GDP GDP bình quân đầu người Loại bỏ ảnh hưởng của quy mô dân số GDP tính ngang giá sức mua (PPP - Purchasing Power Parity) Loại bỏ sự khác biệt về giá cả giữa các quốc gia khi quy đổi về cùng loại tiền tệ Hạn chế của chỉ tiêu GDP GDP có những hạn chế: Bỏ sót hoạt động sản xuất tự cung tự cấp Không tính tới vấn đề công bằng và các yếu tố khác như tuổi thọ và mức độ dân chủ Không tính tới chất lượng môi trường Không tính tới cấu trúc kinh tế Không tính tới thời gian nghỉ ngơi Sai số khi đo lường (kinh tế ngầm) Mục tiêu của chương Xây dựng khái niệm lạm phát Trình bày cách thức đo lường Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cách tính lạm phát So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa CPI và chỉ số điều chỉnh GDP Giải thích một số hạn chế của CPI trong vai trò đo lường lạm phát. Khái niệm lạm phát Lạm phát là sự gia tăng liên tục mức giá chung theo thời gian. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi mức giá trong một thời kỳ, thường là một năm. Mục tiêu của chương Xây dựng khái niệm lạm phát Trình bày cách thức đo lường Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cách tính lạm phát So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa CPI và chỉ số điều chỉnh GDP Giải thích một số hạn chế của CPI trong vai trò đo lường lạm phát. Đo lường lạm phát Chọn giỏ hàng Giỏ hàng này gồm các hàng hóa tiêu dùng mà một người bình thường mua Giỏ hàng này có thể bao gồm hàng tiêu dùng trong nước hoặc hàng tiêu dùng nhập khẩu Đo lường lạm phát Tính chi phí giỏ hàng Sử dụng giá cả để tính ra chi phí giỏ hàng tại một số thời điểm Thời điểm của một năm được chọn làm năm cơ sở 0 Thời điểm của năm nghiên cứu t Thời điểm của một năm trước năm nghiên cứu t – 1 Giỏ hàng người tiêu dùng VN mua Đo lường lạm phát Tính Chỉ số giá tiêu dùng CPI CPI tại thời điểm t bằng chi phí giỏ hàng tính theo giá thời điểm t chia chi phí giỏ hàng tính theo giá năm cơ sở. Đo lường lạm phát Tính tỷ lệ lạm phát t Tỷ lệ lạm phát năm t bằng phần trăm thay đổi của CPI năm t so với CPI năm t-1. Mục tiêu của chương Xây dựng khái niệm lạm phát Trình bày cách thức đo lường Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cách tính lạm phát So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa CPI và chỉ số điều chỉnh GDP Giải thích một số hạn chế của CPI trong vai trò đo lường lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh GDP Chỉ số điều chỉnh GDP Tính tất cả hàng hóa thuộc GDP Giỏ hàng thường xuyên thay đổi → Chỉ số Paasche Chỉ số giá tiêu dùng Tính hàng hóa tiêu dùng trong nước và nhập khẩu Giỏ hàng được cố định → Chỉ số Laspeyres Tỷ lệ lạm phát (% năm) Năm So sánh giữa CPI và chỉ số điều chỉnh GDP Nguồn: Bài giảng Kinh tế học của Michael Parkin Mục tiêu của chương Xây dựng khái niệm lạm phát Trình bày cách thức đo lường Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cách tính lạm phát So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa CPI và chỉ số điều chỉnh GDP Giải thích một số hạn chế của CPI trong vai trò đo lường lạm phát. Hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng Không phản ánh được sự thay đổi chất lượng hàng hóa Giá tăng có thể do chất lượng tăng CPI không tính tới sự thay đổi chất lượng → phóng đại tỷ lệ lạm phát cao hơn thực tế Hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng Không phản ánh được sự xuất hiện của hàng hóa mới Hàng hóa mới thường xuyên xuất hiện thay thế hàng hóa cũ: DVD thay VCD; … Chỉ số giá tiêu dùng có thể phóng đại tỷ lệ lạm phát so với thực tế do không tính tới hàng hóa mới thay thế hàng hóa cũ. Hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng Độ lệch thay thế Giá gà tăng khiến người ta chuyển sang tiêu dùng nhiều thịt lợn → chi phí tăng không nhiều Chỉ số giá tiêu dùng cố định giỏ hàng và trọng số từng nhóm hàng nên phóng đại tỷ lệ lạm phát cao hơn so với thực tế. Sử dụng tỷ lệ lạm phát Điều chỉnh các yếu tố danh nghĩa khác như tiền lương, tiền lãi, hợp đồng kinh tế khác để đảm bảo giá trị thực tế (sức mua) không bị suy giảm Sử dụng tỷ lệ lạm phát Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát i = r +  Lãi suất danh nghĩa cho biết số tiền lãi thu thêm về sau một năm khi cho vay 1 đồng. Lãi suất thực tế cho biết số hàng hóa mua được thêm sau một năm khi cho vay 1 đơn vị hàng hóa. 1965 Lãi suất (% năm) 15 10 5 0 -5 1970 1975 1980 1985 1990 1995 1998
Tài liệu liên quan