Bài giảng Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng

Vận dụng mô hình trong hoạch định chính sách: - Vai trò của yếu tố tài nguyên, đất đai ở các nước đang phát triển - Để không rơi vào “cạm bẫy Ricardo”, phải quan tâm đầu tư cho nông nghiệp theo hướng tăng NSLĐ NN. - CN phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn theo 2 hướng rộng và sâu.

ppt55 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ hai Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng Tổng quan về các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng. Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế (tiếp cận theo các mô hình tăng trưởng) Phương thức kết hợp vốn (K) và lao động(L) trong tăng trưởng và chính sách áp dụng công nghệ hỗn hợp ở các nước đang phát triển A. Tổng quan về các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng. 1. Hàm sản xuất tổng quát 2. Cơ chế tác động của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng 3. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế 1. Hàm sản xuất tổng quát Hàm sản xuất tổng quát truyền thống Dạng tổng quát: Y = F (Xi) Y- giá trị đầu ra Xi - là giá trị những biến số đầu vào. Hàm sản xuất truyền thống Y = F(K,L,R,T) Hàm sản xuất tổng quát theo quan điểm hiện đại Y = F(K,L,TFP) 1. Hàm sản xuất tổng quát (tiếp) Ý nghĩa nghiên cứu - Hàm sản xuất cho biết tăng trưởng thu nhập của nền kinh tế phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu và chất lượng của các yếu tố đầu vào - Mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định trong quá trình tạo ra thu nhập của nền kinh tế và chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. - Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó được đề cao hơn yếu tố khác Các yếu tố đưa vào hàm sản xuất là các yếu tố mang tính kinh tế. Ý nghĩa hàm sản xuất trong nghiên cứu và phân tích định lượng 2. Cơ chế tác động của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng PL AS2 AS0 AS1 AD E2 E0 E1 Y2 Y0 Y1 Y PL2 PL0 PL1 Mô hình AD –AS Cơ chế tác động: khi một trong các yếu tố nguồn lực thay đổi, dẫn đến AS thay đổi, đường AS dịch chuyển, điểm cân bằng E thay đổi, kết quả: GDP và mức giá cả chung thay đổi ngược chiều nhau Cơ chế tác động được phân tích qua mô hình AD - AS 3. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế Xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng thông qua hàm sản xuất Cobb- Douglas: Hàm Cobb- Douglas có dạng: Y= Kα . Lβ . Rγ .T , , là hệ số biên của các yếu tố đầu vào. ( +  +  = 1) g = k + l + r + t g: Tốc độ tăng trưởng của GDP k, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào. t: Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học - công nghệ: t = g – (k + l + r) Nếu bỏ yếu tố r, thì g = t + k + l, trong đó t là ảnh hưởng của TFP. Ví dụ: g = 0,8 = t + k + l + r Nếu:  =30% k =7%  k = 0,021 = 40% l = 5% l = 0.020  = 30% r = 3% r = 0.009 ∑ (k + l + r) = 0,05 nếu g = 8% → t = 0,03 3. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế (tiếp) B. Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế 1. Mô hình tăng trưởng D.Ricardo 2. Mô hình tăng trưởng Harrod –Domar 3. Mô hình tăng trưởng Solow (ngoại sinh) 4. Mô hình tăng trưởng nội sinh 1. Mô hình tăng trưởng D. Ricardo Xuất phát điểm mô hình: Quan điểm của A.Smith trong “Của cải các dân tộc”: + Lao động là nguồn gốc của của cải + Tích luỹ làm gia tăng tư bản chính là cơ sở của tăng trưởng. + Nền kinh tế tự điều tiết và không cần thiết có sự can thiệp của chính phủ Quan điểm của Ricardo trong “Các nguyên tắc của kinh tế chính trị học và thuế quan” + Nền KT nông nghiệp chi phối và tốc độ tăng dân số cao + Quy luật lợi tức giảm dần Mô hình tăng trưởng D.Ricardo (tiếp) Các nhân tố tác động đến tăng trưởng - Có 3 nhân tố trực tiếp: Y = f(K,L,R) - Vai trò của yếu tố ruộng đất trong tăng trưởng: +Tăng trưởng (g) là hàm số phụ thuộc qui mô tích luỹ (I): g = f(I) +Tích luỹ là hàm số của lợi nhuận (Pr): I = f(Pr) + Lợi nhuận là hàm số của tiền lương (W):Pr = f(W). + Tiền lương là hàm của giá cả nông sản (Pa): W = f(Pa). + Giá cả nông sản là hàm số của số và chất lượng ruộng đất nông nghiệp (R): Pa = f(R) R đóng vai trò quyết định - R là giới hạn của tăng trưởng: quy luật lợi tức giảm dần và độ mầu mỡ khác nhau của ruộng đất: Qa Q*(R0) Khi mức vốn đến K0, huy động lao động đến L0, khai thác đến mức R0 mức Qa tối đa. Đường biểu diễn hàm sản xuất Ricardo Mô hình tăng trưởng D.Ricardo (tiếp) - Ý tưởng về một mô hình hai khu vực kinh tế cổ điển: để có sự tăng trưởng liên tục kể cả khi nông nghiệp đã khai thác đến R0, là sự hình thành 2 khu vực kinh tế. Mô hình tăng trưởng D.Ricardo (tiếp) Phê phán quan điểm của Ricardo Sự phủ nhận vai trò của yếu tố công nghệ, đã đưa đến những quyết định không chính xác, gọi là “cạm bẫy Ricardo”: Số và chất lượng ruộng đất có điểm dừng; NN luôn có dư thừa lao động; Không đầu tư cho NN; Khu vực công nghiệp thu hút lao động NN tỷ lệ thuận với quy mô tích luỹ, không phải trả thêm tiền công. Trên thực tế: - Những phát minh trong nông nghiệp đã làm cho NSLĐ nông nghiệp tăng còn lớn hơn trong CN. - Khu vực nông nghiệp không phải luôn dư thừa lao động - Lao động từ NN chuyển sang luôn có xu thế đòi tăng lương - Khu vực công nghiệp có thể đầu tư theo chiều sâu Mô hình tăng trưởng D.Ricardo (tiếp) Vận dụng mô hình trong hoạch định chính sách: - Vai trò của yếu tố tài nguyên, đất đai ở các nước đang phát triển - Để không rơi vào “cạm bẫy Ricardo”, phải quan tâm đầu tư cho nông nghiệp theo hướng tăng NSLĐ NN. - CN phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn theo 2 hướng rộng và sâu. Mô hình tăng trưởng D.Ricardo (tiếp) 2. Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar Xuất phát điểm mô hình: + Quan điểm của J.Keynes về điểm cân bằng dưới mức tiềm năng và vai trò của yếu tố chi tiêu (tổng cầu) + Đầu tư tạo hiệu ứng tăng thu nhập (Harrod cùng quan điểm với J.Keynes) + Đầu tư bằng tiết kiệm (S=I) + Đầu tư làm tăng năng lực cho nền kinh tế (I= ΔK). + Cố định công nghệ AD/ Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (tiếp) Vai trò các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng: Các yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng: Y = f(K,L,R) Yếu tố đóng vai trò quyết định: + S là nguồn gốc của đầu tư (I) + I tạo nên ΔK của thời kỳ sau + ΔK trực tiếp tạo ΔY của kỳ đó → Tiết kiệm và đầu tư tạo vốn sản xuất gia tăng là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế Harrod – Domar đã cụ thể hoá mối quan hệ này bằng các phương trình cụ thể Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (tiếp) Vai trò của vốn đến tăng trưởng: Mối quan hệ giữa ΔK và ΔY - Hệ số gia tăng vốn - sản lượng (ICOR- Incremental Capital Output Ratio): kt (ICOR) = ΔKt /ΔYt = It-1/ ΔYt - Hệ số ICOR phản ánh năng lực vốn đầu tư, phụ thuộc vào: + Tính chất công nghệ kỹ thuật của vốn SX + Mức độ khan hiếm nguồn lực + Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn - Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ tiết kiệm: gt = ΔYt / Yt-1 gt = ΔKt / (k x Yt-1) ΔKt = It-1 = St-1 gt = It-1 / (kt x Yt-1) = St-1 / (kt x Yt-1) s là tỷ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ là S: s = S/Y Do đó chúng ta có: gt = st-1/kt Mô hình Harrod – Domar: tăng trưởng kinh tế tăng lên khi tăng tỷ lệ tiết kiệm và hạ thấp hệ số ICOR Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (tiếp) - Kết luận của Harrod – Domar: Tốc độ tăng trưởng luôn phụ thuộc vào tiết kiệm và hệ số ICOR, tồn tại 3 trạng thái tốc độ tăng trưởng khác nhau: -Tốc độ tăng trưởng bảo đảm : gw = s/k (dự kiến) - Tốc độ tăng trưởng thực tế: gr = s/k (thực tế) - Tốc độ tăng trưởng tự nhiện (gf) → Khái niệm về thời kỳ vàng: gw = gr = gf Tức là có: - sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng thực tế và tốc độ tăng trưởng bảo đảm. - Sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng bảo đảm với tốc độ tăng trưởng tự nhiên Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (tiếp) Vận dụng mô hình trong lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế Lập kế hoạch tăng trưởng bảo đảm (gk) gk=s0/kk Các công việc phải làm: Dự báo ICOR (k dự kiến) Thống kê, tổng hợp tiết kiệm, đầu tư kỳ gốc và điều chỉnh theo các hệ số có liên quan đến tiết kiệm và đầu tư thực tế (s0) Tính toán chỉ tiêu KH tăng trưởng bảo đảm theo phương trình trên Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (tiếp) Hạn chế của mô hình Sự đơn giản hoá khi coi tăng trưởng chỉ do đầu tư đem lại. Thực tế có thể xảy ra những trường hợp: + Đầu tư thiếu hiệu quả không tạo nên tăng trưởng + Tăng trưởng không phải sử dụng giải pháp đầu tư + Đầu tư đến một mức độ nào đó sẽ bị quy luật lợi tức giảm dần chi phối Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (tiếp) Hạn chế của mô hình Những khó khăn của các nước đang phát triển trước hạn chế về khả năng tích luỹ: + Tạo ra mất cân đối giữa tích luỹ - tiêu dùng + Tạo ra sự phụ thuộc bởi các nguồn vốn vay + Chính phủ trở thành con nợ lớn và nguy cơ phá sản cận kề. Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (tiếp) 3. Mô hình tăng trưởng Solow Xuất phát điểm của mô hình: Những ý tưởng của Harrod-Domar: S và I của thời kỳ trước tạo nên ΔK là nguồn gốc của ΔY. - Quy luật lợi tức giảm dần theo quy mô chi phối hoạt động đầu tư. Tư tưởng của trường phái tân cổ điển: vai trò đặc biệt quan trọng của công nghệ đối với sự gia tăng sản lượng: + Có nhiều cách kết hợp lao động và vốn + Đầu tư theo chiều sâu và chiều rộng Mô hình tăng trưởng Solow (tiếp) Vai trò của các yếu tố nguồn lực - Các yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng: Hàm sản xuất của Solow: Y = f( K,L,T): + Không có yếu tố R + T tạo nên hiệu quả của lao động (E); hiệu quả lao động phản ánh trình độ công nghệ của xã hội. E và L luôn đi đôi với nhau, LxE được gọi là số lao động hiêu quả. + Hàm sản xuất của Solow cụ thể: Y(t) = f(K, ExL). Vai trò của các yếu tố tác động đến tăng trưởng: Tiết kiệm và đầu tư với tăng trưởng: Một dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas giản đơn: Y= KαL1-α Chia hai vế cho L để có được một dạng hàm sản xuất mới: y = kα. Từ mô hình Harrod-Domar: S =I = s.Y → i = s.y Δk= i – δk Ta có từ 3 phương trình trên: Δk = i –δk = skα - δk Mô hình tăng trưởng Solow (tiếp) Sơ đồ thể hiện phương trình trên với mỗi mức k khác nhau: k* k §Çu t­ vµ khÊu hao i1 KhÊu hao, k §Çu t­, i = sk i * = k* k1 k1 k2 i2 k2 Tại k* đầu tư bằng khấu hao,g = 0 Mô hình Solow chứng minh rằng: nếu nền kinh tế nằm ở trạng thái ổn định thì nó sẽ đứng nguyên tại đó, và nếu nền kinh tế chưa nằm tại trạng thái ổn định, thì nó sẽ có xu hướng tiến về đó. Do vậy, trạng thái ổn định chính là cân bằng dài hạn của nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng Solow (tiếp) - Nếu tăng tỷ lệ tiết kiệm: Việc tăng tỷ lệ tiết kiệm sẽ đưa đến tăng trưởng nhanh hơn trong một thời gian ngắn, trước khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định. Nếu một nền kinh tế duy trì một tỷ lệ tiết kiệm cao nhất định, sẽ duy trì được mức sản lượng cao nhưng không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Mô hình tăng trưởng Solow (tiếp) (2) Lao động với tăng trưởng Giả sử lao động tăng lên với tốc độ (n); - Sự thay đổi vốn bình quân lao động: Δk = i – (δ + n)k - Sửa lại sơ đồ (bên cạnh): Tại k*: Δk*=0 thì y =kα không đổi nhưng Y = y.L tăng là (n). Như vậy, trong dài hạn, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ tăng dân số còn thu nhập bình quân đầu người không thay đổi Mô hình tăng trưởng Solow (tiếp) Trường hợp: tốc độ tăng trưởng dân số tăng, có sơ đồ bên : nếu n tăng lên từ n1 đến n2 thì k*1 xuống còn k*2 như vậy, theo Solow, các nước có tốc độ tăng dân số cao sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp K* K* Mô hình tăng trưởng Solow (tiếp) (3) Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng Hàm sản xuất có yếu tố công nghệ: Y = Kα (L.E)1-α E là biến mới gọi là hiệu quả lao động (L.E) số công nhân hiệu quả Nếu E tăng với tốc độ g, L tăng với tốc độ n → L.E tăng với tốc độ là (g+n) Chia cả 2 vế cho (L.E) ta vẫn có: y = kα Sự thay đổi của của mức vốn trên mỗi công nhân hiệu quả: Δk = i – (δ + n + g)k Mô hình tăng trưởng Solow (tiếp) Theo dõi sơ đồ: Tại k* thoả mãn: Δk = 0 Điều này có nghĩa là: ở trạng thái ốn định mức vốn trên 1 đơn vị công nhân hiệu qủa không đổi: - Mức Y trên (L.E) không đổi - Y trên một đơn vị công nhân (Y/L) tăng với tốc độ g - Y tăng với tốc độ là g + n →Nếu tiến bộ công nghệ tăng lên, GDP và GDP/người đều tăng lên với tốc độ tương ứng. Mô hình tăng trưởng Solow (tiếp) Ý nghĩa và sự vận dụng mô hình Solow Tính chất hội tụ của các nền kinh tế: Nếu hai nền kinh tế do điều kiện lịch sử xuất phát với 2 mức vốn khác nhau, thì quốc gia nào có mức thu nhập thấp hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn và dần sẽ đuổi kịp quốc gia có thu nhập cao do tăng tỷ lệ vốn trên lao động. Nếu hai nền kinh tế có trạng thái ổn định khác nhau, thì không thể xảy ra sự hội tụ nếu tỷ lệ tiết kiệm của hai nền kinh tế không thay đổi Tuy vậy nếu đứng trên toàn thế giới thì điều kiện hội tụ có thể không đúng do các nước không những khác nhau về vốn mà các điều kiện khác cũng không giống nhau Ý nghĩa và sự vận dụng mô hình Solow (tiếp) Đánh giá tăng trưởng và chính sách tăng trưởng cho các nước ĐPT: Tiết kiệm không phải là giải pháp tối ưu cho thực hiện tăng trưởng: + Khi nền kinh tế đã đến điểm dừng, đầu tư không dẫn đến tăng trưởng + Tăng tiết kiệm dẫn đến giảm tiêu dùng không những trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn → cần lựa chọn một tốc độ tăng trưởng tối ưu chứ không phải tốc độ tăng trưởng tối đa - Các nước ĐPT (chưa tới điểm dừng) cần hướng tới các chính sách tăng tiết kiệm không ảnh hưởng tới tiêu dùng cá nhân. Ý nghĩa và sự vận dụng mô hình Solow (tiếp) Chính sách khuyến khích tiến bộ công nghệ: Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ Trực tiếp đầu tư nghiên cứu và triển khai công nghệ cao Khuyến khích nghiên cứu thông qua hệ thống bản quyền và quyền lợi của người có bản quyền. Hạn chế của mô hình Solow Solow đã nhấn mạnh đến vai trò quyết định của yếu tố tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng GDP và GDP/người nhưng lại cho rằng tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và không giải thích được nó. Điều này dẫn đến 3 hạn chế lớn: + Nếu không có cú sốc công nghệ từ bên ngoài vào thì tất cả các nền kinh tế đều không có tăng trưởng khi đạt tới điểm dừng + Mọi sự gia tăng GDP nếu không phải là do vốn và lao động đều là do công nghệ “số dư Solow” (trên 50%) + Phủ nhận vai trò của các chính sách Chính phủ và các quyết định của các chủ thể kinh tế 4. Các mô hình tăng trưởng nội sinh Xuất phát điểm của mô hình: - Sự bất lực trong giải thích các hiện tượng tăng trưởng kinh tế của nhiều nước bằng mô hình Solow. Bỏ qua quy luật lợi tức giảm dần theo quy mô: phân chia vốn làm 2 loại: Vốn hữu hình và vốn nhân lực. Vốn nhân lực hình thành trong quá trình học tập, đào tạo, và từ kinh nghiệm thực tiễn. Vốn nhân lực không chịu sự chi phối bởi quy luật lợi tức giảm dần Quan điểm của trường phái hiện đại về vai trò của chính phủ trong tăng trưởng. Các mô hình tăng trưởng nội sinh (tiếp) Các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng: - Hàm sản xuất nói chung: Y = f( K, L, E) E – hiệu quả lao động không phải chỉ là yếu tố công nghệ (như Solow) mà là tác động tổng hợp của các yếu tố được đúc kết trong “vốn nhân lực” và tạo nên năng suất lao động tổng hợp (TFP) - Mô hình nội sinh chia nền kinh tế thành 2 khu vực: khu vực sản xuất hàng hoá và khu vực sản xuất tri thức. Mỗi khu vực sẽ có hàm sản xuất riêng. Vai trò các yếu tố nguồn lực: Mô hình AK – vai trò của vốn nhân lực Hàm sản xuất đơn giản: Y = AK A là hằng số đo sản lượng sản xuất trên một đơn vị vốn (không bị chi phối bởi quy luật lợi tức giảm dần) ΔK = sY – бK g= ΔY/Y = gA + gK trong đó gA= ΔA/A và gK = ΔK/K Nếu không có tiến bộ công nghệ: gA = 0 g = ΔY/Y = g K = ΔK/K = (sY – бK)/K = (sAK – бK)/K = sA – б sA> б, g luôn >0 Các mô hình tăng trưởng nội sinh (tiếp) Khi sA> б thì g luôn >0 (có tăng trưởng vĩnh viễn cho dù không có tiến bộ công nghệ)→ tiết kiệm và đầu tư dẫn đến tăng trưởng vĩnh viễn Lý do: coi A là hằng số (không đổi) bởi vì K bao gồm cả vốn nhân lực – không theo quy luật lợi tức giảm dần, thậm chí còn có thể tăng lên. Các mô hình tăng trưởng nội sinh (tiếp) (2) Mô hình Lucas đơn giản (tăng trưởng 2 khu vực) Chia nền kinh tế làm 2 khu vực: + Khu vực sản xuất hàng hoá, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và được sử dụng trong tiêu dùng cá nhân và đầu tư vào vốn sản xuất + Khu vực giáo dục, bao gồm các trường đại học sản xuất kiến thức sử dụng cho cả hai khu vực Các mô hình tăng trưởng nội sinh (tiếp) Mô hình Lucas đơn giản (tiếp) Nền kinh tế được mô tả bằng 2 hàm sản xuất: của khu vực sản xuất và khu vực các trường đại học và phương trình tích luỹ vốn. Gọi: u là tỷ lệ lao động của khu vực giáo dục 1-u là tỷ lệ lao động khu vực sản xuất. E là lượng kiến thức (quyết định hiệu quả lao động) K là vốn tích luỹ của khu vực sản xuất (1 – u)LE là hiệu qủa tích luỹ của khu vực giáo dục thể hiện ở số lao động hiệu quả của khu vực sản xuất g(u) là tốc độ tăng trưởng lao động khu vực giáo dục s là tỷ lệ tiết kiệm và б là tỷ lệ khấu hao Từ logic trên, có các phương trình liên quan đến tăng trưởng: Y = Kα[(1 –u)EL]1-α Hàm sản xuất của các doanh nghiệp ΔE = g(u)E Hàm sản xuất của các trường đại học ΔK = sY - бK Phương trình tích luỹ vốn Theo các hàm sản xuất trên: Đầu tư quyết định vốn vật chất ở trạng thái ổn định Tỷ lệ lao động trong trường đại học quyết định tốc độ tăng trưởng kiến thức Cả s và u đều quyết định tới tăng thu nhập ở trạng thái ổn định Đầu tư dẫn đến tăng trưởng vĩnh viễn Mô hình Lucas đơn giản (tiếp) Ý nghĩa và sự vận dụng mô hình nội sinh Những hạn chế về khả năng rượt đuổi của các nước đang phát triển bởi sự hạn chế về khả năng phát triển vốn con người: Ví dụ 2 nước A và B: + Trường hợp 1: nếu vốn nhân lực như nhau, nước A có mức vốn vật chất thấp hơn + Trường hợp 2: nước A có mức vốn nhân lực bằng ½ B và có vốn vật chất thấp hơn. Ý nghĩa và sự vận dụng mô hình nội sinh (tiếp) Giải pháp thoát nghèo và đuổi kịp các nước phát triển: đầu tư phát triển nguồn nhân lực Vai trò của chính phủ trong đầu tư phát triển vốn nhân lực. C. Kết hợp vốn (K) và lao động (L) trong tăng trưởng kinh tế Tổng quan: - Hàm sản xuất: Y = f(K.L) - Hệ số kết hợp có hiệu quả của K và L бK/L = K/L Kết hợp vốn (K) và lao động (L) trong tăng trưởng kinh tế (tiếp) Các mô hình kết hợp: Mô hình cố định công nghệ - Chỉ có một cách kết hợp có hiệu quả giữa K và L trong việc tạo ra Y: бK/L = K/L (cố định) Sơ đồ mô hình cố định công nghệ Y = F(K,L) K A Đường đồng sản lượngY=Y1 Đường ĐSL Y = 2Y1 A2 A1 B Các đường đồng sản lượng có dạng hình chữ L Kết hợp vốn (K) và lao động (L) trong tăng trưởng kinh tế (tiếp) Mô hình kết hợp có yếu tố công nghệ - Có nhiều cách kết hợp K và L trong tạo ra Y hệ số бK/L = K/L (Không cố định) Nguyên tắc lựa chọ công nghệ là: hiệu quả của sử dụng nguồn lực Dấu hiệu lựa chọn: giá cả so sánh của K (PK) và L(PL) Kết hợp vốn (K) và lao động (L) trong tăng trưởng kinh tế (tiếp) Có nhiều cách kết hợp K và L Đường đông sản lượng Y1 Đường ĐSL Y = 2Y1 A1 B C C1 A1 B1 Các đường đồng sản lượng có dạng đường cong Y = F(K,L) Kết hợp vốn (K) và lao động (L) trong tăng trưởng kinh tế (tiếp) Nếu muốn tăng quy mô sản lượng lên gấp 2 lần (từ Y1 đến 2 Y1), có thể sử dụng 3 nhóm cách: - Từ A đến A1: sử dụng công nghệ có dung lượng vốn và lao động ngang nhau Từ C đến C1: khi PK rẻ tương đối so với PL Từ B đến B1: khi PL rẻ tương đối so với PK Kết hợp vốn (K) và lao động (L) trong tăng trưởng kinh tế (tiếp) Các trường hợp vận dụng K L L Các đường đẳng lượng ở các nước phát triển Các đường đẳng lượng ở Cac nước ĐPT K Kết hợp vốn (K) và lao động (L) trong tăng trưởng kinh tế (tiếp) Chiến lược sử dụng công nghệ ở các nước ĐPT Cơ sở xác định: Các đường đồng sản lượng có độ co giãn lớn. Lợi thế các nước đi sau Mục tiêu: - Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cầu lao động chất lượng cao - Tận dụng lao động rẻ và giải quyết việc làm Chiến lược sử dụng công nghệ ở các nước ĐPT (tiếp) Nội dung: chiến lược đa dạng hoá công nghệ được áp dụng cả trong toàn nền kinh tế và trong từng ngành chuyên môn hoá Chính sách áp dụng: Đối với công nghệ truyền thống Đối với việc sử dụng công nghệ hiện đại Câu hỏi thảo luận Phân tích quá trình thay đổi trong quan niệm về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế (theo các mô hình tăng trưởng). Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay? Tài liệu tham khảo: - Giáo trình KTPT, NXB LĐ – XH, 2005 các chương 2,5,6,7,8. - Các mô hình tăng trưởng kinh tế, Trần Thọ Đạt, nxb Thống kê, 2005. - Báo cáo phát triển thế giới 2007, Ngân hàng thế giới.
Tài liệu liên quan