Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền

Văn hóa là sức sống nội tại của mỗi dân tộc. Một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là biểu hiện cao nhất của tinh thần độc lập tự chủ, biểu hiện tiềm năng sáng tạo vô hạn của mỗi dân tộc. Bản sắc dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước - đó là lòng yêu nước, ý thức dân tộc, lòng nhân ái, trọng nghĩa, cần c ù sáng tạo Những giá trị truyền thống đó được kế thừa qua các thế hệ, làm nên bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam mà trong đó không thể phủ nhận văn hóa gia đình, dòng họ, làng xã qua các thời kỳ lịch sử. Từ bao đời nay gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam luôn là nơi cộng đồng dân cư sinh sống, gắn bó chặt chẽ với nhau trong các quan hệ kinh tế, dòng tộc và văn hóa và chính nơi đây đã góp phần gìn giữ và lưu truyền những giá trị của văn hóa Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác

pdf97 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 4529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 1 Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 2 Bài giảng: Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền Đại học Quảng Nam A. MỞ ĐẦU 1. Vị trí chuyên đề trong chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học Văn hóa là sức sống nội tại của mỗi dân tộc. Một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là biểu hiện cao nhất của tinh thần độc lập tự chủ, biểu hiện tiềm năng sáng tạo vô hạn của mỗi dân tộc. Bản sắc dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước - đó là lòng yêu nước, ý thức dân tộc, lòng nhân ái, trọng nghĩa, cần cù sáng tạoNhững giá trị truyền thống đó được kế thừa qua các thế hệ, làm nên bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam mà trong đó không thể phủ nhận văn hóa gia đình, dòng họ, làng xã qua các thời kỳ lịch sử. Từ bao đời nay gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam luôn là nơi cộng đồng dân cư sinh sống, gắn bó chặt chẽ với nhau trong các quan hệ kinh tế, dòng tộc và văn hóa và chính nơi đây đã góp phần gìn giữ và lưu truyền những giá trị của văn hóa Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việt Nam là một quốc gia phương Đông nên cũng mang đầy đủ loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Tính cộng đồng trong xã hội người Việt rất cao vì thế mối quan hệ gia đình, gia tộc, làng xã được đặc biệt coi trọng. Thế nhưng trong giai đoạn hiện nay, nếp nhà, đạo nhà đang dần mất đi, làng xã cổ truyền bao đời nay gắn bó với người dân Việt Nam cũng biến mất. Phải chăng văn hóa cổ truyền Việt Nam, trong đó hạt nhân là gia đình, dòng họ, làng xã không còn vai trò đối với nền văn hóa Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế? Với những ý nghĩa như trên, khoa Văn hóa - du lịch trường Đại học Quảng Nam tổ chức biên soạn bài giảng “Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền” để bước đầu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ, văn hóa làng xã Việt Nam. Bên cạnh đó, trang bị cho sinh viên nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn góp phần ngăn chặn nguy cơ bị “hòa tan mất bản sắc văn hóa dân tộc”. Đây là những kiến thức chuyên ngành vô cùng cần thiết cho những sinh viên Việt Nam học nói riêng và những người yêu thích nghiên cứu về văn hóa làng xã Việt Nam nói chung để các chúng ta nhận thức đầy đủ về văn hóa Việt Nam và tinh hoa của nền văn hóa ấy được thể hiện dưới hình thức văn hóa làng xã Việt Nam cổ truyền. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích - Giúp cho sinh viên hiểu được những nét cơ bản về văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống cũng với sự tồn tại vững chắc của dòng họ trong các làng xã Việt Nam cổ truyền. Thông qua các kiến thức được tiếp nhận các em thấy được văn hóa gia Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 3 đình, dòng họ, văn hóa làng là những thành tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. - Nội dung văn hóa gia đình, dòng họ, văn hóa làng có thể được nghiên cứu thông qua các bình diện như văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng và văn hóa nghệ thuật. Ở mỗi bình diện lại có nhiều hiện tượng văn hóa khác nhau. Có cái đã trở thành biểu trưng mang giá trị truyền thống nhất định. Đây là một vấn đề khoa học rất lý thú nhưng cũng rất phức tạp. Vì thế thông qua chuyên đề này, sinh viên sẽ được trang bị một hệ thống kiến thức có bản, các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam truyền thống. Thông qua đó bồi dưỡng cho các em tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đây là những điều kiện hết sức cần thiết để các em có định hướng đúng đắn cho cách sống và sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Chuyên đề cũng nhằm giúp các em bồi dưỡng năng lực tư duy phân tích, so sánh, đối chiếu và bước đầu bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học trong sinh viên. 2.2 Nhiệm vụ - Cung cấp một số khái niệm cơ bản liên quan đến gia đình, lễ thức gia đình, dòng họ, văn hóa làng. - Tái hiện bức tranh sinh động về văn hóa gia đình truyền thống: các giai đoạn biến đổi, những lễ thức gia đình; văn hóa dòng họ: tên họ và quan hệ huyết thống, triết lý gia phong cũng như vai trò của dòng họ trong làng xã Việt Nam cổ truyền; văn hóa làng xã Việt Nam cổ truyền thể hiện trên các phương diện: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa nghệ thuật - Đề cập đến thực trạng và các biện pháp bảo tồn và phát huy những nét đẹp của văn hóa làng trong giai đoạn hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp luận: Đảm bảo nguyên tắc của phương pháp luận Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác nghiên cứu khoa học: tính chính xác và khách quan của những vấn đề được nêu ra. 3.2 Phương pháp cụ thể: - Đối với người dạy: kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp: tường thuật, phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát huy năng lực tư duy của người học. + Người dạy giới thiệu nguồn tư liệu cần thiết cho sinh viên tự nghiên cứu, thực hiện kiểm tra đánh giá để phát triển tài năng và uốn nắn những hạn chế của người học. - Đối với người học: Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 4 + Kết hợp nghe giảng với nghiên cứu tài liệu, trao đổi tại lớp. + Thường xuyên tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về môn học. + Bước đầu trao dồi năng lực tư duy nghiên cứu thông qua việc thực hiện các bài thảo luận, tiểu luận. 4. Cấu trúc chương trình Ngoài lời mở đầu, môn học được chia làm 6 chương với thời lượng giảng dạy 4 tín chỉ. Trong đó: CHƯƠNG 1: GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, LÀNG XÃ VIỆT NAM CỔ TRUYỀN – NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHƯƠNG 2: GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, LÀNG XÃ VIỆT NAM CỔ TRUYỀN - NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI CHƯƠNG 3: GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, LÀNG XÃ VIỆT NAM CỔ TRUYỀN - NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA TINH THẦN CHƯƠNG 4: GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, LÀNG XÃ VIỆT NAM CỔ TRUYỀN - NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT CHƯƠNG 5: GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, LÀNG XÃ VIỆT NAM CỔ TRUYỀN - NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CHƯƠNG 6: VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM CỔ TRUYỀN - HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN Ôn tập và kiểm tra 4 tiết 5. Tài liệu tham khảo chính 1. Toan Ánh (1992), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, NXB Tp Hồ Chí Minh 2. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB Thuận Hóa 3. Huỳnh Công Bá (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Thuận Hóa. 4. Vũ Ngọc Khánh (2004), Làng cổ truyền Việt Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 5. Vũ Ngọc Khánh (2007), Nghiên cứu Văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 5 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, LÀNG XÃ VIỆT NAM CỔ TRUYỀN – NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT * Mục tiêu: Giáo dục: SV nắm vững và hiểu rõ các khái niệm gia đình, dòng họ, làng, xã. Những nề nếp và tập tục của một gia đình người Việt cổ truyền. Mối quan hệ giữa gia đình và dòng tộc cũng như vai trò của dòng tộc đối với xã hội Việt cổ truyền. Giáo dưỡng: Từ những kiến thức được lĩnh hội, người học sẽ có một nhận thức đúng đắn về gia đình, làng xã người Việt cổ truyền. Từ đó, bồi dưỡng tình yêu thương, gắn bó với gia đình, làng xóm. Đồng thời thấy rõ trách nhiệm của một thành viên trong dòng tộc, nhằm cố gắng phấn đấu học tập để góp phần xây dựng dòng họ và làng xã ngày càng văn minh, giàu mạnh. Phát triển: bồi dưỡng kỹ năng phân tích tổng hợp... * Phương pháp giảng dạy: sử dụng tổng hợp các phương pháp: phát vấn, thuyết minh, đặc biệt sử dụng hệ thống các câu hỏi gợi mở để giúp SV tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác. 1.1 Khái niệm gia đình, dòng họ 1.1.1 Gia đình - Theo nghĩa rộng: Gia đình bao gồm cả gia tộc những người thân cùng huyết thống. Đặc biệt với nguồn gốc con Rồng cháu Tiên thì dân tộc ta là một đại gia đình. Gia đình truyền thống của người Việt là những Tam đại, Tứ đại, Ngữ đại đồng đường. - Theo nghĩa hẹp: Tức là gia đình hạt nhân trong truyền thống Việt Nam. Trong đó, quan hệ cha me – con cái chi phối hết thảy mọi mối qua hệ khác. Như vậy, Gia đình: là một tổ chức cơ sở gồm những người liên kết với nhau bằng huyết thống và nghĩa tình. Hai vợ chồng tuy không cùng huyết thống nhưng được liên kết với nhau bằng sợi dây tình nghĩa. Tổ chức ấy có mục đích thiêng liêng là xây dựng cho cơ sở đất nước một tổ ấm cả về tinh thần và về vật chất để giáo dục con cái, đóng góp và giữ gìn văn hóa dân tộc 1.1.2 Dòng họ Dòng họ xét về mặt vật chất, là chỉ một tập hợp người cùng một huyết thống. Ở xã hội loài người sự sinh sôi, nảy nở dùng để duy trì nòi giống được định hướng đến sự ra đời những thế hệ sau khỏe mạnh, ưu tú và ngày càng phát huy được cao nhất trí sáng tạo. Điều đó, được thể hiện như những nét văn hóa, chẳng hạn như việc cấm kết hôn trong cùng dòng máu, cấm mọi hành vi loạn luân. Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 6 Đối với mỗi dòng họ, chúng ta thấy được sự cố kết huyết thống được thể hiện trong các cây phả hệ. Tất cả được duy trì một cách có quy tắc nghiêm ngặt trong các xưng hô - ứng xử; và các dòng họ đã văn bản hóa cách thức ứng xử đó bằng cuốn gia phả dòng họ. Cũng từ gia phả, các nhà thờ họ - từ đường ra đời nhằm duy trì tập tục và truyền thống của từng họ. Nhiệm vụ của dòng họ là làm sao duy trì và tạo lập cho các thế hệ tiếp sau có cuộc sống lành mạnh, ổn định lâu dài. Vai trò của dòng họ đối với từng gia đình cũng như đối với mỗi thành viên trong dòng tộc có ý nghĩa giáo dục quan trọng. Tự hào về dòng họ sẽ góp phần nuôi dường lòng tự hào dân tộc. Cho nên có thể nói, văn hóa dòng họ là vấn đề rất thiêng liên trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. 1.2 Thuật ngữ làng, xã, văn hóa làng 1.2.1 Làng (Nôm): - “Làng”, như nhiều học giả đã xác nhận, đó là từ thuần Việt. Đây là điều thật đáng lưu ý. Khác với xã, thôn là những từ Hán - Việt, làng có cội nguồn từ chính đời sống Việt Nam và được biểu đạt trong ngôn ngữ thuần Việt. - Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này: Theo TS. Huỳng Công Bá: “Làng - dùng để chỉ một đơn vị tụ cư nhỏ nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất của người nông dân Việt Nam”. + Theo PTS. Nguyễn Văn Mạnh, làng là “một cộng đồng dân cư cố kết với nhau trên cơ sở một vùng lãnh thổ nhất định [16; 17]. Các thành viên được phân định vai trò của mình trong cơ cấu làng, thông qua dân bản quán hay dân ngụ cư gắn bó với nhau ít nhất về hai phương diện: láng giềng, cận cư và huyết tộc. Cộng đồng cư dân làng có lối sống riêng, có những đặc trưng đặc thù về tâm lý, đạo đức, phong tục, tập quán” [16; 18]. +Theo GS Nguyễn Duy Quý: “Làng Việt (kẻ, thôn) là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông thôn Việt trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú; là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt; trồng trọt là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú của người nông dân, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ.” [32] - GS. Trần Quốc Vượng: “Làng là một đơn vị cơ sở và là không gian sinh hoạt văn hóa chính yếu của người Việt, là một thiết chế phức hợp, vừa chứa những yếu tố khởi nguyên của công xã, vừa chịu tác động của những thay đổi chế độ xã hội. Làng - một hệ thống riêng (kinh tế, xã hội ) gồm những yếu tố hợp thành. Hệ thống này có những quan hệ nội tại, bên trong (đóng kín), song cũng có những quan hệ bên ngoài (mở, hở)” [47; 22] Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 7 * Mặc dù các nhà nghiên cứu đã có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “làng” nhưng tựu chung lại chúng ta đều thống nhất ở những điểm sau đây: - Làng Việt là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt (nổi lên là gia đình (nhà) - làng - nước, còn cấp vùng, tỉnh là đơn vị trung gian ít quan trọng hơn) với hai đặc trưng cơ bản là: tính cộng đồng và tính tự trị. - Là một thiết chế xã hội của nông thôn Việt, có cơ cấu tổ chức phong phú nhưng chặt chẽ, có tính cộng đồng và tự trị cao, làng Việt ở mặt trái, mang tính khép kín, bản vị. Song nó lại chính là nơi lưu giữ, bảo vệ một thứ văn hoá làng chống lại sự xâm lăng, đồng hoá của văn hoá ngoại lai. Làng Việt và văn hoá làng Việt đang là vấn đề rất thú vị cho những ai quan tâm, nghiên cứu nó. - Tuy thế, ở nước ta, không phải bất kỳ đâu, làng Việt cũng có đặc điểm và tính chất giống hệt nhau. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học, folklore học, tâm lý dân tộc học qua quá trình điền dã và thẩm định đã cho thấy rằng: làng Việt ở Bắc - Trung - Nam bộ có những đặc điểm khác nhau trên cơ sở những cái giống, cái chung. Tính chất và đặc điểm đại đồng, tiểu dị này ngày càng được khẳng định không chỉ về mặt lý thuyết, mà còn ở thực tiễn nữa. 1.2.2 Xã - Đây là từ gốc Hán - Việt, từ nguyên có nghĩa là “nền đất để tế thần (thời thượng cổ, cư dân một vùng thường tập hợp lại hàng năm làm lễ tế thần đất trên một cái nền). Lâu dần thuận tiện trong giao dịch, người ta gọi khu vực đó là “xã” [18; 752]. Qua quá trình phát triến, xã đã trở thành đơn vị hành chính thấp nhất và là đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước phong kiến ở các vùng nông thôn Việt Nam thời xưa. Trong khi làng là địa điểm tụ cư một cách tự nhiên của người dân Việt thì xã lại là đơn vị hành chính do chính quyền phong kiến lập nên bao gồm nhiều làng để tiện cho việc tổ chức, quản lý cư dân. Như vậy, làng là yếu tố cấu thành của xã. Đối với những xã lớn gồm nhiều làng và trong xã người ta thường chia thành các thôn và do đó làng ở đây được xem là tương đương với thôn. Cho nên, trong khi làng thiên về làng xóm, tình cảm thì thôn mang tính chất hành chính nhiều hơn. Ở những làng lớn khi chuyển sang hệ thống hành chính cơ sở của nhà nước phong kiến thì làng được mang tên là xã. Trong trường hợp này thì làng tương đương với xã nhưng cách thức sử dụng các từ ngữ này có sự khác nhau trong sắc thái ngữ nghĩa, xã được dùng với ý nghiã hành chính và được ghi vào sổ sách nhà nước, còn làng mang tính chất truyền thống thiên về khía cạnh tình cảm. - Như vậy, về phương diện hành chính, xã là thiết chế có tính chất pháp lý. Còn đối với người dân, người nông dân bình thường của hàng bao thế kỷ, thì người ta chỉ biết có làng. Các chỉ, dụ, luật pháp.... của triều đình; các thể chế, quy định của xã, Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 8 thôn ... hết thảy đều thể hiện sức mạnh thông qua làng. Tập tục làng, truyền thống làng là chất keo đặc thù gắn kết mọi thế hệ thành viên của làng. Dù dưới triều đại nào, dù phải ứng xử với người cai trị là bản địa hay ngoại bang, văn minh phương Đông hay phương Tây, làng vẫn tồn tại một cách tự nhiên với sự cố kết cộng đồng đầy bản sắc của nó. 1.2.3 Văn hóa làng - Cho đến nay sau một số hội thảo trong và ngoài nước thuật ngữ “văn hóa làng” có lẽ đã được các nhà nghiên cứu thống nhất về phạm vi khái niệm và nội dung của nó. Thuật ngữ này nên được hiểu theo góc độ nghiên cứu lịch sử văn hóa, lịch sử văn minh nhân loại. Chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất, “văn hóa làng là những đặc trưng văn hóa đặc thù, được bảo lưu lâu dài trong từng cộng đồng dân cư làng và tạo nên sự khác biệt giữa các làng. Những đặc trưng đó được thể hiện trên các phương diện phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống, phương thức hoạt động ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [16; 32]. - Khái niệm “văn hóa làng” gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với 3 đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hoá, lối sống, đạo đức...); ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước); và tính đặc thù độc đáo, rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau). + Tính chất khoa học của khái niệm văn hóa làng thể hiện ở chỗ, dù phân loại theo kiểu nào người ta cũng khó có thể đồng nhất phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống, phương thức hoạt động và ứng xử .... của cộng đồng làng với các cộng đồng văn hóa khác, kể cả những cộng đồng đặc biệt gần gũi như xã, hoặc các cộng đồng theo đơn vị hành chính, xã hội hoặc tôn giáo. Văn hóa làng, vì vậy có những nét riêng biệt và mang những dấu ấn đặc trưng cho từng cộng đồng dân cư khác nhau. Chính vì thế, văn hóa làng là cái gì đó rất riêng nhưng cũng rất chung trong khuôn khổ của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Cái chung là hằng số nông nghiệp lúa nước lâu đời, là hằng số văn hóa làng - nước, cái riêng trong văn hóa làng thể hiện ở những tập tục riêng, những lễ hội riêng, cách thức ứng xử riêng. Nhưng từng cái riêng ấy hòa vào kho tàng văn hóa dân tộc làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt, cũng như tính phong phú và đa sắc thái của nền văn hóa ấy. 1. 3 Quá trình ra đời và phát triển gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam 1.3.1 Lịch sử gia đình Việt Nam Cho đến hiện nay, chúng ta vẫn chưa có đầy đủ tài liệu để hình dung chính xác về thời điểm xuất hiện gia đình trong lịch sử Việt Nam. Chúng ta chỉ có thể rút ra Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 9 một số nhận định ban đầu như sau. Người Việt vào lúc khởi đầu chỉ biết mẹ mà không biết cha, hoặc dấu ấn của cha rất mờ nhạt. Sách Lĩnh nam chích quái ghi lại rằng khi dân chúng bị loài thủy quái phá phách cũng chỉ biết kêu lên: ”bố ơi về cứu chúng con” (ở đây ám chỉ Lạc Long Quân). Vào những thế kỷ tiếp theo, quan niệm về gia đình trở nên khá sâu sắc. Đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi, cùng với việc xác lập xã hội phong kiến tôn sùng nho học thì gia đình Việt Nam đã được ổn định và có đầy đủ nề nếp, truyền thống gia đình với 3 loại gia đình chính: gia đình bình dân, gia đình kẻ sĩ và gia đình quý tộc. - Gia đình bình dân Loại gia đình này chiếm số đông trong xã hội, là những người nông nghiệp, thủ công và các ngành nghề, các tầng lớp khác. Trên lý thuyết, những gia đình này phải tuân theo các phép tắc Nho gia, nhưng trong thực tế họ đã vận dụng chúng theo phương thức riêng trên cơ sở lớp văn hóa bản địa và lịch sử hàng ngàn năm. Trong gia đình này, mọi thành viên được phân công lao động nhịp nhàng, không tán thành chế độ đa thê, sống hòa thuận và biết nhường nhịn lẫn nhau, dây cũng là nét đẹp trong văn hóa gia đình Việt cổ truyền. - Gia đình kẻ sĩ Cũng có người gọi là gia đình nhà nho. Với đặc điểm tiếp thu Nho học một cách đầy đủ nhất, gia đình này tuân theo giáo dục Nho học một cách nghiêm túc, song còn có tinh thần dân tộc rất cao. Đặc biệt kẻ sĩ chân chính có tầm ảnh hưởng rất rộng và sâu sắc đến vợ, con, anh, em và họ hàng. Đặc điểm của loại gia đình này được thể hiện ở 2 điểm” công phu đọc sách và ý thức đối với vận mệnh dân tộc. Vì chỉ lo học kinh, sách nên họ hoàn toàn không tham gia sản xuất, lao động. Kinh tế gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào người vợ. Con đường khoa bảng là mục tiêu cuộc đời họ hướng tới. - Gia đình quý phái Đây là gia đình các quan lớn, hoàng tộc. Những gia đình này có nề nếp, gia phong rất nghiêm ngặt nhưng không bền vững. Tùy thuộc và sự hưng thịnh hay suy vi của các triều đại mà những gia đình này cũng biến đổi theo... 1.3.2 Những bước phát triển và biến đổi của các tộc họ người Việt truyền thống. - Nghiên cứu tất cả hệ thống tên họ các dân tộc trên thế giới cho thấy người Việt có lẽ là một dân tộc đầu tiên, cùng với người Trung Hoa và Ðại Hàn, có một hệ thống tên họ đơn giản và hợp lý nhất. Theo diễn trình phát triển của lịch sử dân tộc, cùng với quá trình di cư xuống Nguyễn Thị Vĩnh Linh Năm 2012 10 phía Nam, người Việt đã dần dần dịnh cư và lập nên làng xóm. Nhà nước Văn lang – nhà nước đầu tiên của cư dân Việt ra đời. Để quản lý số dân ngày càng đông, đòi hỏi phải có sự phân định rạch ròi từ trong các công xã nông thôn – làng. Do đó hơn hai ngàn năm trước, tổ tiên ta đã nghĩ lập ra "sổ điền" cốt để nhà vua kiểm kê nhân và dân số hàng năm hoặc theo một thời hạn cố định, mục đích nhằm phân chia ruộng nương thời đó thuộc về nhà vua. Việc phân chia này đòi hỏi một sự hiểu biết tường tận từng nóc gia. Với họ và tên gọi, quan chức triều đình có thể ấn định số người trong mỗi gia đình. Về sau thêm "sổ đinh" hoặc "sổ bộ", g