Là mạng lưới phức tạp và quan trọng nhất của cơ thể
Cần thiết cho nhận thức cảm giác, nhận thức về sự đau đớn và thích thú
Kiểm soát và kích thích các vận động vận động cơ, điều chỉnh các chức năng của cơ thể.
Quan trọng đối với những hoạt động thần kinh như sự phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ và trí nhớ,
Hệ thần kinh được chia thành 2 phần:
Hệ thần kinh trung ương
Hệ thần kinh ngoại biên
93 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2976 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ thần kinh - Nguyễn Dương Tâm Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THẦN KINH GVGD: TS. Nguyễn Dương Tâm Anh TỔNG QUAN VỀ HỆ THẦN KINH Là mạng lưới phức tạp và quan trọng nhất của cơ thể Cần thiết cho nhận thức cảm giác, nhận thức về sự đau đớn và thích thú Kiểm soát và kích thích các vận động vận động cơ, điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Quan trọng đối với những hoạt động thần kinh như sự phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ và trí nhớ, Hệ thần kinh được chia thành 2 phần: Hệ thần kinh trung ương Hệ thần kinh ngoại biên SỰ SẮP XẾP CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG VÀ NGOẠI BIÊN CẤU TẠO TẾ BÀO THẦN KINH TB thần kinh còn gọi là neuron Các bộ phận hoạt động của hệ thần kinh là kết quả hoạt động hàng triệu tế bào thần kinh liên kết lại. Chức năng của neuron: bắt tín hiệu trong một bộ phận của hệ thần kinh và chuyển các tín hiệu đến bộ phận khác, nơi mà chúng có thể được chuyển tiếp đến các neuron khác hoặc dẫn đến hoạt động nào đó. TB thần kinh hay neuron Các loại neuron khác nhau có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng tất cả chúng đều có cấu trúc cơ bản giống nhau. Có một nhân được chứa trong một phần gần như hình cầu của neuron gọi là thân neuron. Những tua ngắn xấut phát từ thân neuron phân nhánh như cành cây gọi là đuôi gai hay dendrite (nơi tiếp nhận tín hiệu) Một sợi đơn dài trải ra từ thân neuron được gọi là sợi trục (axon) với đầu xa chia thành nhiều nhánh kết thúc bằng một số đầu mút nhỏ bé (nơi truyền và phát tín hiệu) Các TB bảo vệ, nuôi dưỡng và cung cấp sự chống đỡ cho các neuron (neuroglial cell) Các TB thần kinh đệm có mặt rất nhiều trong hệ thần kinh trung ương Các tế bào schwann được thấy trong hệ thần kinh ngoại biên. Phân loại tế bào thần kinh Theo chức năng, các neuron được chia thành 3 loại: Các neuron cảm giác (neuron hướng tâm): truyền đạt thông tin từ các cơ quan cảm giác của cơ thể đến hệ thần kinh trung ương; Các neuron hợp nhất (neuron trung gian): phân tích và xử lý thông tin nhận được Các neuron vận động (neuron ly tâm): khởi phát các hoạt động ý thức và vô thức. Theo cấu trúc, các neuron được chia thành 3 loại: neuron đa cực, neuron lưỡng cực, neuron đơn cực SỰ TRUYỀN TÍN HIỆU Mỗi đầu ở gần sát nhưng thực sự không chạm vào đuôi gai của một neuron khác. Khoảng cách này được gọi là liên hợp thần kinh (synapse thần kinh), qua đó các thông tin được truyền đi do các hoá chất được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Mỗi neuron được giới hạn bởi một màng bán thấm mỏng gọi là màng neuron, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền các tín hiệu. Các tín hiệu này luôn luôn được bắt đầu đầu bằng sự kích thích của một hay nhiều đuôi gai (dendrite) được chuyển về thân bào truyền dọc theo sợi trục (axon). Để tăng tốc sự dẫn truyền các tín hiệu, nhiều sợi trục có một lớp bao bọc, gọi là myelin. Khi một tín hiệu đi đến các đầu mút ở cuối sợi trục, trong hoàn cảnh nào đó, nó có thể nhảy qua liên hợp thần kinh đến đuôi gai của một nơrôn kế cận và cứ thế tiếp tục cuộc hành trình của nó. Synapse CÁC TB THẦN KINH ĐỆM Ở HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG Tế bào hình sao (Astrocyte) Điều hòa thành phần dịch não ngoại bào Gia tăng chức năng nâng đỡ để hình thành hàng rào máu-não Tế bào lớp lót khoang não-tủy sống (Ependymal cell) Hỗ trợ hình thành những đám rối màng trạch tiết dịch não-tủy (serebro-spinal fluid, CSF) CÁC TB THẦN KINH ĐỆM Ở HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG TB vi đệm TK (Microglial cell) Các đại thực bào được biệt hóa, có chức năng miễn dịch tiêu diệt các neuron bị thương tổn, các yếu tố xâm nhiễm vào não và tủy TB TK đệm ít phân nhánh (Oligodendrocyte) Sản xuất phiến myelin bao bọc lấy các trục neuron CÁC TB THẦN KINH ĐỆM Ở HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN TB Schwann hay neurolemmocytes Bao bọc trục thân neuron để hình thành phiến myelin TB đệm vệ tinh Ở quanh thân TB neuron trong hạch thần kinh, cung cấp chất dinh dưỡng và sự nâng đỡ SỢI TRỤC THẦN KINH MYELIN HÓA VÀ KHÔNG MYELIN HÓA Sợi trục TK myelin hóa Myelin bảo vệ và cô lập sợi trục với những sợi trục khác Không liên tục với những rãnh Ranvier Sợi trục TK myelin hóa HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN Các thành phần chính gồm: Các dây thần kinh ngoại biên: nối hệ thần kinh trung ương đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể Một dây thần kinh là một bó sợi vận động và cảm giác, cùng với mô liên kết và các mạch máu Có 43 cặp dây thần kinh lớn xuất hiện từ trong hệ thần kinh trung ương Dây thần kinh sọ gồm 12 cặp xuất phát từ phía dưới bộ não Dây thần kinh tuỷ sống gồm 31 cặp từ dây cột sống Các hạch thần kinh: các nhóm tế bào thần kinh được đặt ở các điểm khác nhau trong hệ thần kinh. 12 CẶP DÂY THẦN KINH SỌ Chủ yếu cung cấp cho các cơ quan cảm giác và các cơ ở trên đầu Dây thần kinh phế vị cung cấp cho các cơ quan tiêu hoá, tim và không khí đi vào trong phổi. Dây thần kinh thị giác cung cấp cho mắt chỉ chứa các sợi cảm giác. Các dây thần kinh sọ được gắn vào bên dưới não bằng 2 rễ: Một rễ mang các sợi vận động Rễ kia mang sợi cảm giác. Các rễ cảm giác và vận động tạo thành các dây thần kinh riêng rẽ. 31 CẶP DÂY THẦN KINH TỦY SỐNG Các dây thần kinh tuỷ sống xuất hiện ở khoảng giữa của dây cột sống Luôn chứa đựng cả hai sợi vận động và cảm giác. Cung cấp cho tất cả các khu vực bên dưới cổ. Mỗi dây thần kinh tuỷ sống được gắn vào dây sống bằng hai rễ Một rễ mang các sợi vận động Rễ kia mang sợi cảm giác. Các rễ của sợi cảm giác và vận động gộp lại tạo thành dây thần kinh, tuy vậy mỗi sợi hoạt động độc lập với nhau Sau đó, tại một khoảng cách nhỏ của dây cột sống mỗi dây thần kinh tuỷ sống tách ra thành các nhánh nhỏ hơn, tạo thành một mạng lưới toả ra cơ thể. Cả hai sợi cảm giác và vận động là bộ phận của các neuron cảm giác và vận động. Các sợi vận động và cảm giác của hệ thần kinh ngoại biên chỉ là các sợi dài nhất thuộc các neuron riêng của chúng. Thí dụ, các sợi thần kinh vận động từ một neuron ở dâysống có thể kéo dài không gián đoạn đến một cơ ở bàn chân. PHÂN LOẠI HỆ TK NGOẠI BIÊN Hệ thần kinh ngoại biên có hai nhóm chính: Hệ thần kinh soma có ý thức kiểm soát Hệ thần kinh tự trị không có ý thức kiểm soát HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN SOMA Hoạt động Tập hợp các thông tin về môi trường bên ngoài từ các cơ quan cảm giác như là mắt, có chứa các tế bào thụ thể đặc biệt Truyền các tín hiệu từ các thụ thể này đến hệ thần kinh trung ương theo các sợi thần kinh cảm giác Truyền tín hiệu qua các sợi vận động từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ xương, như vậy sự chuyển động bắt đầu HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN TỰ TRỊ Chủ yếu liên quan đến việc duy trì các chức năng tự động, không có chủ ý, không điều khiển bằng ý thức như tim, phổi, bao tử, ruột, bàng quang, các cơ quan sinh dục và mạch máu, tuyến mồ hôi Gồm các dây thần kinh vận động được sắp xếp theo kiểu chuyển tiếp từ dây sống đến các cơ quan khác nhau. Hệ thần kinh tự trị được chia thành 2 phần: thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Dùng một chất dẫn truyền thần kinh khác nhau ở nơi mà sợi thần kinh đi đến cơ quan đích của nó, Có ảnh hưởng khác nhau đối với cùng cơ quan. VD: các dây thần kinh phó giao cảm làm co các phế quản, ngược lại các dây thần kinh giao cảm làm giãn nở các phế quản. Toàn bộ hệ TK ngoại biên tự trị được kiểm soát bởi vùng dưới đồi ở não. HỆ THẦN KINH GIAO CẢM Giải phóng adrenaline và noradrenaline Tăng nhịp tim và huyết áp Tăng dòng máu vào cơ xương Kiềm hãm hoạt động tiêu hóa HỆ THẦN KINH PHÓ GIAO CẢM Làm dịu cơ thể ở mức yên tĩnh và bảo tồn năng lượng Làm giảm nhịp tim, nhịp thở và huyết áp HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG Gồm 2 cấu phần: Não được bao bọc trong hộp sọ Dây sống được bao bọc trong xương cột sống Toàn bộ não và dây sống còn được bao bọc trong màng não được cấu thành từ 3 lớp mô sợi Có vai trò trong việc phân tích các tín hiệu cảm giác, hoặc khởi đầu các tín hiệu vận động. Nhận thông tin qua các sợi cảm giác từ cơ quan cảm giác và các thụ thể của cơ thể, Lọc và phân tích thông tin Sau đó chuyển đi các tín hiệu theo sợi vận động, tạo ra phản ứng thích hợp ở các cơ và tuyến. Nhiều neuron cảm giác kết thúc trong não và nhiều neuron vận động bắt nguồn từ trong não Phần lớn các neuron của não là những neuron trung gian, công việc của nó là lọc, phân tích và lưu trữ. Toàn bộ hệ thần kinh trung ương phải được nuôi bằng sự cung cấp đầy đủ máu, cung cấp oxy và cung cấp dinh dưỡng. DỊCH NÃO TỦY Dịch não tuỷ là một chất dịch trong giống như nước chảy xung quanh màng não và tuỷ sống (dây sống) và đi qua các não thất (các khoang) có tác dụng như một chất đệm, giúp bảo vệ mô não khỏi tổn hại. Chất dịch được tạo ra liên tục từ máu do các tế bào chuyên hoá của đám rối màng trạch trong não thất (các não thất có đánh số đi từ phần cao nhất đến phần dưới cùng). Dịch não tuỷ chảy từ các thất bên (các thất thứ nhất và các thất thứ hai được là não thất lớn nhất) qua một lỗ hẹp vào trong não thất nhỏ thứ ba và sau đó qua một ống hẹp đều - cống não, và não thất thứ tư hơi rộng hơn. Từ đây nó thoát ra qua các lỗ trong vòm của não thất vào trong các khoảng chứa đầy dịch (các bể chứa) bao quanh cuống não tại đáy não. Sau đó, chất dịch chảy ngược lên phía trên của não (hai bán cầu não) và được hút lại bởi các chồi lông đặc biệt, được gọi là nhung mao nhện, một trong ba màng của màng não. DÂY SỐNG Dây cột sống là một hình trụ gồm các mô thần kinh dài khoảng 40cm, chạy bên trong xương cột sống từ não đến dưới lưng. Nó được cấu tạo bởi sự tập hợp các neuron và bó sợi thần kinh. Chất xám là sự tập hợp tế bào thần kinh – có hình dạng chữ H trong hình cắt ngang, với một sừng sau chứa đựng các thân bào của neuron cảm giác và chỗ nối các neuron. Chất xám được myelin (chất trắng) bao bọc. Myelin phân tách các dây thần kinh thành 2 cột đi lên và đi xuống chúng nối liền não và dây cột sống theo cả hai hướng. Cột các dây thần kinh đi xuống đưa xung thần kinh vận động từ não đến hệ thần kinh ngoại biên Cột các dây thần kinh đi lên chuyển các xung thần kinh đến não. CHỨC NĂNG CỦA DÂY SỐNG Giữ nhiệm vụ như một hệ thống dẫn hai chiều giữa não và hệ thần kinh ngoại biên. Kiểm soát các hoạt động phản xạ đơn giản BỘ NÃO Não bộ của con người phát triển hơn bất kì não bộ của động vật nào khác và chủ yếu cho suy nghĩ, trí nhớ, ý thức, và các quá trình trí tuệ cao hơn Đây là nơi mà các bộ phận khác của não đưa thông tin vào để có một quyết định Não bộ được chia thẳng xuống chính giữa thành hai nửa gọi là hai bán cầu não được nối ở đáy bằng một bó sợi thần kinh dày đặc gọi là thể chai. Đối với phần bên trái của cơ thể được bán cầu não bên phải chi phối và ngược lại. Tại trung tâm của hai bán cầu não là nơi tập trung chất xám (các tế bào thần kinh gọi là hạch đáy) tạo thành một hệ thống điều khiển phức tạp phối hợp hoạt động cơ cho phép cơ thể thực hiện các kiểu chuyển động đặc biệt tự do và không ý thức liên quan đến sự vung vẩy hai cánh tay trong khi bước đi, đến sự biểu lộ nét mặt và liên quan đến vị trí của tay chân trước khi đứng hoặc bước đi. Left visual field Right visual field Optic nerves Corpus Callosum Left Visual Cortex Right Visual Cortex THỂ CHAI Nối 2 bán cầu đại não Cho phép các thông tin nhận được từ một bên cơ thể được xử lý trong cả hai bán cầu đại não Hỗ trợ sự phối hợp vận động của cả bên phải và trái của cơ thể VỎ NÃO Vỏ não là lớp chất xám nhăn, dày 3mm gấp lên phía ngoài não bộ. Rất phát triển ở con người, cuộn gấp nhiều lần để vừa bên trong hộp sọ. Là nơi nhận thông tin từ 5 giác quan - thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác, phân tích và xử lý để các bộ phận khác của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên tạo ra các chuyển động phối hợp, Đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động có ý thức Giữa các nếp gấp có những rãnh rất sâu chia mỗi bán cầu của vỏ não thành 4 khu vực được gọi là các thuỳ. Thuỳ thái dương liên quan đến sự nghe, ngửi, nhận dạng giọng nói, gương mặt, ngôn ngữ, thông tin trí nhớ Thuỳ đính: sự sờ và nếm (vị giác), phối hợp tay-mắt, vận động của mắt, sự chú ý Thuỳ chẩm: sự nhìn Thuỳ trán: sự chuyển động, ngôn ngữ và suy nghĩ phức tạp. TIỂU NÃO Tiểu não là cấu trúc lớn nhất của não sau, có liên quan chủ yếu với hoạt động vận động. Đưa ra các tín hiệu tạo ra các chuyển động vô thức trong cơ để duy trì tư thế và sự thăng bằng cho cơ thể Hợp tác với các khu vận động của não bộ để phối hợp các chuyển động của cơ thể. CUỐNG NÃO Cuống não - nối liền não với dây cột sống, gồm có: Một phần của não sau Toàn bộ não giữa Một phần não truớc. Chính tại cuống não này toàn bộ thông tin đi vào và ra đến cùng một lúc và đi ngang qua Các cấu trúc khác nhau trong cuống não Hành tuỷ Cầu não của não sau Cấu tạo lưới của não giữa - tự đảm trách cuộc sống của nó. Chúng điều khiển nhịp tim, huyết áp, sự nuốt, ho, thở và bất tỉnh. Sự kiểm soát mức độ ý thức là một trong những chức năng quan trọng nhất của não. Nó là cấu tạo lưới sàng lọc kỹ khối thông tin đi vào và quyết định khối thông tin nào đủ quan trọng để báo cho não. Các lộ trình của dây thần kinh từ khắp cơ thể phân nhánh đến cấu tạo lưới và nuôi nó bằng một luồng tín hiệu điện liên tục xuất hiện trong các tế bào thần kinh. Hoạt động này lần lượt tạo ra cấu tạo lưới để bắn tín hiệu đến các mục tiêu ở khắp cả não, đến các trung tâm thích hợp mà tín hiệu được tập hợp, đối chiếu và làm theo. nếu lực thúc đẩy này mà chậm lại hoặc bị ngăn cản không cho xảy ra thì bộ phận của não được gọi là vỏ não trở nên không hoạt động và người ta sẽ bị bất tỉnh. CẤU TẠO DƯỚI ĐỒI Cấu tạo dưới đồi nằm trên đáy của não, dưới hai bán cầu não. Ở trực tiếp bên dưới vùng đồi não – có nhiệm vụ như một tổng đài giữa dây cột sống và bán cầu não. Là nơi tập trung các trung tâm thần kinh chuyên hoá, liên kết với các khu vực quan trọng khác của não, cũng như với tuyến yên. Kiểm soát các chức năng như ăn, ngủ và kiểm soát thân nhiệt. Liên kết chặt chẽ với hệ nội tiết (hormone). Cấu tạo dưới đồi có những đường thần kinh nối liền với hệ bản tính, được liên kết chặt chẽ với trung tâm khứu giác của não. Cũng có mối quan hệ với các khu vực liên quan đến các giác quan khác, thái độ và sự tổ chức ghi nhớ. THỊ GIÁC – MẮT Nhãn cầu gồm 3 lớp màng có tên gọi là: Màng ngoài gồm củng mạc và phía trước biến đổi thành giác mạc. Màng giữa là màng bồ đào (màng mạch nho), thân bè và mạch lạc mạc, chứa nhiều mạch máu, phía trước dày lên thành cơ thể mi và mống mắt. Màng trong là võng mạc, chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng là tế bào gậy và tế bào nón. GIÁC MẠC Màng trong suốt tạo thành thấu kính hội tụ cố định mạnh mẽ của mắt Năng lực thị giác của giác mạc có tỉ lệ định rõ của 2/3 tổng số năng lực của mắt. Dày có ½ mm tại trung tâm và dày 1mm ở nơi mà nó nối liền với tròng trắng của mắt, được gọi là củng mạc. Gồm có năm lớp: Ở phía ngoài là một lớp năm tế bào gọi là biểu mô Lớp Bawman gồm các sợi đàn hồi Lớp mô đệm cứng được tạo nên từ collagen, dày nhất. giúp cho giác mạc khỏi nhiễm trùng, cho phép giúp kiểm soát sự viêm trong giác mạc Nội mô chỉ dày có một lớp tế bào, giữ cho giác mạc trong suốt và duy trì sự cân bằng lưu lượng nước từ mắt đến giác mạc, không thể tái sinh Lớp Descimet là một màng đàn hồi. Một làn nước mắt bao phủ biểu mô, giúp biểu mô trong suốt, che chở giác mạc chống lại vi sinh vật vi trùng, sự ô nhiễm hay bụi bặm. Sau khi đi qua giác mạc, tia sáng đi vào phía ngoài của hai khoang bên trong mắt là khoang trước chứa đầy chất dịch như nước (thuỷ dịch) liên tục được thoát đi và được thay thế. MÀNG BỒ ĐÀO (MÀNG MẠCH NHO ) Gồm ba cấu trúc riêng biệt nằm trong trung tâm nhãn cầu: màng mạch, thể mi và mống mắt Màng mạch là một màng mỏng ở giữa củng mạc và võng mạc có nhiều mạch máu cung cấp cho võng mạc và tạo thành một mạng lưới phức tạp khắp cả mắt, có các mô nâng đỡ chứa các sắc tố khác nhau (ngăn ánh sáng đi qua phía sau mắt làm cho hình ảnh không bị rối loạn) Thể mi là một phần màng bồ đào dày lên ngay phía trước mắt. Có vai trò làm thay đổi hình dạng của thấu kính mắt thông qua chuyển động của cơ mi – cho phép chúng ta tập trung vào các vật thể gần Làm cho thuỷ dịch luân chuyển trong khoang, giữa thuỷ tinh thể và mặt trong của giác mạc. Mống mắt gắn liền với thể mi tạo thành phía sau của khoang trước, chứa sắc tố làm cho mắt có màu. Có nhiệm vụ giống cái chặn lỗ ống kính của máy chụp hình, các sợi cơ của nó làm giãn hoặc co con ngươi (đồng tử) và như vậy kiểm soát được cường độ ánh sáng đi đến võng mạc Ngay phía sau mống mắt là thuỷ tinh thể trong suốt, mềm, đàn hồi. VÕNG MẠC Võng mạc được cấu tạo bởi 10 lớp. Lớp ngoài cùng chứa sắc tố và vitamin A. Sắc tố có vai trò ngăn cản sự phản chiếu ánh sáng trong toàn nhãn cầu mà khiến cho hình ảnh sẽ bị mờ. Vitamin A rất cần thiết để thành lập quang sắc tố Các lớp tiếp theo được cấu tạo bởi các neuron chính sau đây: tế bào gậy và tế bào nón, tế bào lưỡng cực, tế bào ngang, tế bào đuôi ngắn và tế bào hạch. Theo hàng dọc, tế bào gậy và tế bào nón tạo sinapse với tế bào lưỡng cực, tế bào lưỡng cực tạo sinapse với tế bào hạch. Sợi trục của tế bào hạch tập hợp lại thành dây thần kinh thị giác, rời khỏi mắt tại vùng gai thị. Theo hàng ngang, tế bào ngang nối các tế bào nhận cảm với nhau và với tế bào lưỡng cực; tế bào đuôi ngắn nối các tế bào hạch với nhau và với tế bào lưỡng cực. Mỗi bên mắt chứa khoảng 120 triệu tế bào nhận cảm. Tế bào lưỡng cực ít hơn nhiều, và tế bào hạch chỉ có khoảng một triệu. Do đó trong võng mạc sự hội tụ vào khoảng 100:1. Tại điểm vàng và nhất là tại lõm trung tâm, sự hội tụ chỉ là 1:1. Ở đây không có tế bào gậy và chỉ toàn tế bào nón; một tế bào nón chỉ liên hệ với một tế bào lưỡng cực, và một tế bào lưỡng cực chỉ liên hệ với một tế bào hạch. Lõm trung tâm là nơi có thị lực cao nhất trong võng mạc nên khi nhìn chăm chú một vật nào đó, mắt sẽ di chuyển sao cho các tia sáng phát xuất từ vật đó sẽ rơi vào lõm trung tâm. Gai thị không có các tế bào nhận cảm nên được gọi là điểm mù. DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC Dây thần kinh số II Mỗi tế bào nhạy cảm ánh sáng trong võng mạc được nối liền với một mạng lưới sợi thần kinh, tập trung thành 1 dây chính ở phía sau mắt tạo thành dây thần kinh thị giác đi qua phía sau não đến vỏ thị giác Dây thần kinh thị giác là một bó sợi thần kinh mang xung lực điện nhỏ xuống các dây nhỏ bé được cách ly với các dây kế bên bằng một lớp myelin. Đường đi: phía sau nhãn cầu xuyên qua một ống xương trong hộp sọ nhô lên bên trong xương sọ ngay bên dưới não trong vùng thuộc tuyến yên; tại đây nó được nối bằng dây thần kinh thị giác cùng loại. Ở chính giữa các dây thần kinh chính là một động mạch lớn hơn chạy theo toàn bộ chiều dài của nó gọi là động mạch võng mạc trung tâm, nổi lên ở phía sau mắt và phân mạch toả ra khắp bề mặt của võng mạc. Có một tĩnh mạch tương ứng chạy ngược xuống dây thần kinh thị giác dọc theo động mạch võng mạc trung tâm TAI Cung cấp khả năng nghe và khả năng thăng bằng. Là một cơ quan phức tạp được chia thành ba phần: Tai ngoài thu thập âm thanh giống như một máy quét rađa ống nghe Tai giữa có sự lắp ráp các xương như hệ thống truyền động khuếch đại âm thanh nhận được bộ phận khuếch đại Tai trong chuyển đổi những rung động âm thanh thành các xung lực điện bộ phận phát tín hiệu Các thông tin được truyền vào não theo một cặp thần kinh nằm sát bên nhau: dây thần kinh tiền đình dành cho sự thăng bằng và dây thần kinh ốc tai dành cho âm thanh. Các tai ngoài và tai giữa chủ yếu liên quan đến thính giác THÍNH GIÁC/ NGHE Sóng âm thanh được tạo ra nhờ những giao động của phân tử không khí, đơn vị là decibel (dB). Số lần giao động/giây là tần số, đơn vị là Hertz (Hz). Phạm vi nghe 20 - 20.000Hz, tai nhạy cảm nhất ở khoảng 500 - 4000Hz. Tai ngoài có loa tai (vành tai). Tại điểm giữa của loa tai là một ống xương tai ngoài dẫn đến màng nhĩ. Một chất giống như sáp được tiết ra từ thành ống để ngăn ngừa da khỏi bị khô và bong ra. Tai giữa là một hệ thống truyền động (phóng đại chuyển động màng nhĩ 20 lần) gồm có ba xương nhỏ Xương búa được gắn vào màng nhĩ; Xương bàn đạp gắn vào tai trong Xương đe - nối liền hai xương trên. Vòi Eustache, mở ra phía sau amiđan, làm cân bằng áp suất không khí trên mỗi bên của màng nhĩ. THÍNH GIÁC/ NGHE Bộ phận tai trong rất phức tạp. Các cơ cấu vừa để nghe vừa để giữ thăng bằng tạo thành một khoang chung chứa đầy chất dịch được gọi là nội dịch Các sóng áp suất từ tai giữa đến xương bàn đạp được truyền qua chất dịch này. Bộ phận nghe nằm ở một đầu khoang có cấu trúc giống vỏ ốc gọi là ốc tai. Khắp cả chiều dài ốc tai đưỡc phủ một