Olivin (Mg,Fe)2SiO4 là nhúm nesosilicat phổ biến, nhất là trong đá magma nhiệt độcao. Nguyên tử oxy trong nesosilicat xếp chặt theo luật sáu phương ABABAB theo hướng [100]; khiến cho olivin có tỉ trọng và độ cứng tương đối cao, và có cát khai (010) và (100). Mặc dầu trong silicat nói chung, việc ion nhôm thay thế ion silic xảy ra phổ biến và dễ dàng, lượng thay thế này trong nesosilicat là thấp.
99 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3649 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hóa học tinh thể của một số khoáng vật tạo đá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở hóa học tinh thể
NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006.
Tr 189 – 290.
Từ khoá: Khoáng vật tạo đá, OLIVIN, GRANAT, silicat, nhôm, BIOPYRIBOL,
PYROXEN, MICA, YROPHYLLIT-TALC, khoáng vật set.
Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục
đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục
vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả.
Mục lục
Chương 6 HÓA HỌC TINH THỂ CỦA MỘT SỐ KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ .......3
6.1. OLIVIN.......................................................................................................3
6.1.1 Cấu trúc tinh thể......................................................................................3
6.1.2 Đặc điểm hoá học....................................................................................5
6.2. GRANAT....................................................................................................8
6.2.1. Cấu trúc tinh thể......................................................................................8
6.2.2. Đặc điểm hoá học....................................................................................9
6.3. NHÓM SILICAT NHÔM Al2SiO5 ...........................................................14
6.3.1. Silimanit AlIVAlVISiO4O....................................................................15
6.3.2. Andalusit AlVAlVISiO4O .......................................................................15
6.3.3. Disten AlVIAlVISiO4O ...........................................................................16
6.4. SILICAT ĐẢO VÒNG..............................................................................17
6.4.1. Beryl Al2Be3Si6O18 ...............................................................................17
Chương 6. Hóa học tinh thể của một số
khoáng vật tạo đá
Trịnh Hân
Ngụy Tuyết Nhung
210
6.4.2. Cordierit (Mg,Fe)2Al4Si5O18.nH2O........................................................19
6.4.3. Tourmalin
(Na,Ca)(Mg,Fe,Mn,Li,Al)3(Al,Mg,Fe3+)6[Si6O18](BO3)(O,OH)3(OH,F).................20
6.5. BIOPYRIBOL...........................................................................................22
6.5.1. Tương quan hóa học tinh thể mica–pyroxen–amphibol..........................22
6.5.2. Một số khoáng vật biopyribol................................................................25
6.6. PYROXEN................................................................................................25
6.6.1. Cấu trúc tinh thể....................................................................................26
6.6.2. Đặc điểm hoá học..................................................................................30
6.7. AMPHIBOL..............................................................................................34
6.7.1. Cấu trúc tinh thể....................................................................................35
6.7.2. Đặc điểm hoá học..................................................................................35
6.8. MICA X2Y4–6Z8O20(OH,F)4.................................................................42
6.8.1. Cấu trúc tinh thể....................................................................................42
6.8.2. Muscovit ...............................................................................................47
6.8.3. Phlogopit - biotit ...................................................................................49
6.9. PYROPHYLLIT-TALC ............................................................................52
6.9.1. Pyrophyllit ............................................................................................53
6.9.2. Talc.......................................................................................................53
6.10. KHOÁNG VẬT SÉT.................................................................................55
6.10.1. Kaolinit ............................................................................................58
6.10.2. Illit ...................................................................................................60
6.10.3. Smectit .............................................................................................63
6.10.4. Vermiculit ........................................................................................66
6.11. FELDSPAT...............................................................................................71
6.11.1. Đặc điểm cấu trúc.............................................................................71
6.11.2. Đặc điểm hoá học .............................................................................76
6.11.3. Song tinh của feldspat.......................................................................79
6.12. THẠCH ANH, TRIDYMIT VÀ CRISTOBALIT (SiO2)...........................82
6.12.1. Cấu trúc tinh thể ...............................................................................83
6.12.2. Đặc điểm hoá học .............................................................................84
6.13. MỘT SỐ KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ KHÁC..............................................85
6.13.1. Calcit................................................................................................85
6.13.2. Aragonit ...........................................................................................86
6.13.3. Barit .................................................................................................87
6.13.4. Apatit ...............................................................................................88
6.13.5. Corindon α-Al2O3 ...........................................................................89
6.13.6. Spinel ...............................................................................................92
3
Chương 6
HÓA HỌC TINH THỂ CỦA MỘT SỐ KHOÁNG
VẬT TẠO ĐÁ
6.1. OLIVIN
Hệ trực thoi (+) (−) (Mg,Fe)SiO4
forsterit Mg2SiO4 fayalit Fe2SiO4
ễ mạng a = 4,75Å; b = 10,20Å
c = 5,98Å
a = 4,82Å; b = 10,48Å; c = 6,09Å
Z = 4 Z = 4
Nhúm kh. gian Pbnm Pbnm
Định hướng Np = y; Nm = z; Ng = x Np = y; Nm = z; Ng = x
Mặt trục quang (001) (001)
dhkl chớnh, Å 4,29 (10); 2,41 (8); 1,498 (7) 2,24 (7); 1,734 (8);
Olivin (Mg,Fe)2SiO4 là nhúm nesosilicat
phổ biến, nhất là trong đá magma nhiệt độ cao.
Nguyên tử oxy trong nesosilicat xếp chặt theo
luật sáu phương …ABABAB… theo hướng
[100]; khiến cho olivin có tỉ trọng và độ cứng
tương đối cao, và có cát khai (010) và (100).
Mặc dầu trong silicat nói chung, việc ion nhôm
thay thế ion silic xảy ra phổ biến và dễ dàng,
lượng thay thế này trong nesosilicat là thấp.
(Mg,Fe)–olivin cú dung dịch cứng hoàn
toàn giữa Mg2SiO4 (forsterit) và Fe2SiO4
(fayalit). Đại lượng d130 có thể dùng để xác định
thành phần trong loạt đồng hỡnh này (hỡnh 6.4).
Một dóy đồng hỡnh liờn tục tương tự cũng quan
sát được trong (Fe,Mn)– olivin. Thành phần của
hầu hết các olivin (hỡnh 6.1) biểu diễn trờn hệ
CaO–MgO–FeO–H2O. Loạt dung dịch cứng phổ
biến nhất của hệ này là Fo–Fa. Tương đối hiếm là olivin thuộc cỏc loạt monticelit–kirschteinit
và fayalit–tephroit Mn2SiO4.
6.1.1 Cấu trúc tinh thể
Cơ sở của cấu trúc là luật xếp cầu sáu phương của anion oxy thành lớp theo (100). Các tứ
diện SiO4 không trùng hợp nhau, cấu trúc cho thấy chúng hướng đỉnh về hai phía đối nhau dọc
theo [010] và nối với nhau bằng cation trung gian phối trí bát diện. Cấu trúc của olivin chủ yếu
phụ thuộc vào kích thước và hoá trị của cation trung gian này (hình 6.2). Để so sánh có thể
xem cấu trúc spinel (trang 104 và 105).
4
(Mg,Fe)–olivin có dung dịch cứng hoàn toàn giữa Mg2SiO4 (forsterit) và Fe2SiO4
(fayalit). Một dãy đồng hình liên tục tương tự cũng quan sát được trong (Fe,Mn)– olivin. Thành
phần của hầu hết các olivin biểu diễn (hình 6.1) trên hệ CaO–MgO–FeO–H2O. Loạt dung
dịch cứng phổ biến nhất của hệ này là Fo–Fa. Tương đối hiếm là olivin thuộc các loạt
monticelit–kirschteinit và fayalit–tephroit Mn2SiO4.
Sự phân bố của Fe2+ và Mg2+ trong vị trí M1 và M2 tuân theo một độ trật tự biến đổi, với
một nghịch lí là cation sắt lớn nằm nhiều hơn tại bát diện M1 nhỏ. Các bát diện này gắn với
nhau qua cạnh, khiến khoảng cách caion – cation co rút; xuất hiện lực đẩy giữa chúng. Đối
ứng, cạnh chung của các bát diện này trở nên ngắn lại, nơi đây thu hút thêm điện tích âm, gây
biến dạng các đa diện (theo Papike J.J. và Cameron M., 1976, xem quy tắc Pauling, 4.2.1).
Trong olivin calci, tức là monticelit CaMgSiO4, calci chiếm vị trí M2 và magnesi chiếm M1.
Hình 6.2
Cấu trúc tinh thể của olivin
Tại vùng áp suất tăng cao, olivin tiếp nhận cấu trúc chặt hơn của spinel. Nhiệt độ 1000°C
và áp suất khoảng 140 kbar, ứng với độ sâu 300 đến 400 km, xảy ra biến đổi của Mg2SiO4
sang cấu trúc loại spinel β. Từ pha β sang pha γ là biến đổi xảy ra ở khoảng 170 kbar và ở
cùng nhiệt độ như trên. Trong khoảng độ sâu từ ∼250 đến 670km, các silicat tiếp nhận cấu trúc
với phối trí bát diện của một phần silic. Các phản ứng xảy ra trong đới chuyển tiếp của manti
có thể như sau٭:
MgVI SiIV O3 → MgVI 2 SiIV O4 + SiVI O2
enstatit olivin stishovit
MgVI2 SiIV O4 (olivin) → MgVI Si2O4 (spinel)
Năm 1969 người ta đã thấy olivin (ringwoodit) có cấu trúc loại spinel trên mảnh thiên
thạch. Trước đó phòng thí nghiệm của A.E. Ringwood, Trường ĐHQG Australia, Canberra,
đã tổng hợp thành công olivin ấy với thành phần (Fe0,7Mg0,3)2SiO4. Biến đổi pha từ α sang β
giới hạn ở phạm vi thành phần với tỉ lệ Mg/(Mg+Fe) > 0,85. Tác dụng của áp suất cao đối
với các dung dịch cứng olivin giàu sắt hơn thể hiện trên hình 6.3.
٭ Chữ số La Mã chỉ số phối trí của ion đứng trước. Stishovit có cấu trúc loại rutil,
xem 4.3.2. Về spinel xem 6.13.6.
5
6.1.2 Đặc điểm hoá học
Hình 6.3
Sơ đồ chuyển pha olivin–spinel
trong hệ Mg2SiO4 – Fe2SiO4 ở nhiệt
độ 800oC và 1200oC (theo Akimoto,
S. et al, 1971)
Hình 6.4
Tương quan của khoảng cách mặt mạng d130 và
thành phần trong dãy đồng hình forsterit–fayalit
Thành phần của olivin biến đổi từ Mg2SiO4 (forsterit) sang Fe2SiO4 (fayalit) có sự trao
đổi liên tục giữa Mg2+ và Fe2+ (bảng 6.1 và hình 6.1) trong cấu trúc. Tên các khoáng vật
fayalit và forsterit lần lượt ứng với thành phần Fo0−10 và Fo90−100. Trung gian là các
khoáng vật ferohortonolit Fo10−30, hortonolit Fo30−50, hialosiderit Fo50−70, chrysolit
Fo70−90. Riêng olivin lấy từ lamproit Lai Châu (bảng 6.2), thì tên chrysolit của nó đã xác
định bằng thành phần hoá học, hoàn toàn phù hợp các biến thể cùng loại của một số lamproit
điển hình (West Kimberley, Leucit–Hills, Murcia–Almeria) chọn để đối sánh. Trong một số
mẫu, olivin chiếm đến 25% thành phần khoáng vật (gồm olivin, diopsit, phlogopit và sanidin
là thành tố chính).
Bảng 6.1
Số liệu phân tích hoá của olivin
Cấu tử 1 2 3 4 5 6
SiO2 41,85 32,47 30,09 31,50 29,27 36,63
TiO2 0,07 0,34 - 0,00 - 0,00
Al2O3 0,00 0.02 0,00 0,04 - 0,07
Fe2O3 - 0,18 - - -
FeO 2,05 53,14 69,42 40,33 1,20 8,59
MnO 0,21 0,73 0,28 26,009 65,23 0,44
MgO 56,17 13,22 0,91 1,59 1,98 19,69
CaO 0,00 0,00 0,08 0,05 2,32 34,17
Tổng 100,35 100,10 100,78 99,66 100,00 99,61
Số ion tính trên 4 oxy
Si 0,988 0,977 1,003 1,038 0,974 0,997
Al 0,000 0,001 0,000 0,001 - 0,002
6
Ti 0,001 0,007 - 0,000 - 0,000
Fe3+ - 0.004 - - - -
Mg 1,976 0,602 0,046 0,078 0,098 0,815
Fe2+ 0,040 1,363 1,937 1,112 0,033 0,196
Mn 0,004 0,018 0,008 0,728 1,838 0,010
Ca 0,000 0,000 0,003 0,001 0,083 0,997
∑ (trừ Si) 2,02 2,00 1,99 1,92 2,05 2,02
Thành phần nguyên tố chính ngoài silic
Mg 98,0 30,3 2,3 4,0 5,0 74,9
Fe 2,0 68,7 97,3 58,0 1,7 19,2
Mn 0,0 1,0 0,4 38,0 93,3 0,9
1. Forsterite, serpentine. Douglas Creek. South Irland. New zealand (Cooper, A.F.,1976,
J. Geol. Geophis. New Zealand, 19, 603-23).
2. Hortonolite, ferrodiorite, upper zone a Skaergaard intrusion. East Greenland (Vincent,
E.A.,1964, Amst. Min.,49.805-6).
3. Fayalite, Gunflint Iron Formation. Minnesola- Ontario. USA
(Floran,.R.J. & Papike, J.J., 1978. J. Petr., 19. 215-88).
4. Knebelite, metasomatized limestone. Blue Bell Mine. British Columbia.Canada
(Mossman, D.J. & Pawson, D.J., 1976. Can. Min., 14.479-86).
5. Tephroite, Benallt Mine. Caernarvonshire. Wales. UK (Smith, W.C. etal., 1944.
Min.Mag., 27. 33-46).
6. Monticellite, alnoite. Talnakh. USSR (Nikishov, K.N. et al,. 1978, Abstracts IMA XI
Meeting, Novosibirsk. 56-7).
Một số các tinh thể tự nhiên, nhất là olivin giàu sắt, có phần nhỏ sắt và magnesi bị
mangan và calci thay thế. Nickel và chrom thường có mặt trong olivin giàu magnesi, riêng
chrom thì có trong các phiến mỏng chromit phân rã từ dung dịch cứng. Tương tự, một số Fe3+
cũng thường có mặt trong những hạt nhỏ magnetit mọc xen (xem lại 5.2.4) hoặc liên quan đến
sản phẩm biến đổi do olivin bị oxy hoá. Một lượng nhỏ calci có trong phần lớn olivin (bình
thường từ 0,0 đến 1,0% CaO). Phosphor gặp trong olivin dưới dạng nguyên tố vết (có thể đạt
400ppm), làm xuất hiện ô trống trong khoang tứ diện bằng thay thế sau: P + ⇔ Si.
Trong chrysolit Lai Châu sự có mặt của hai nguyên tố vết calci và nickel cùng sự biến
thiên của chúng liên quan đến hàm lượng các nguyên tố tạo đá chính, nhất là magnesi, là yếu
tố đặc trưng cho olivin của lamproit (Scott, 1979; Jaques et al., Michell, 1986). Khảo sát vi
thám trên một số hạt olivin phân đới (Trần Trọng Hoà và nnk, 1991) cho thấy từ trung tâm ra
rìa hạt MgO giảm độ chứa của nó thì NiO giảm theo, trong khi đó CaO lại tăng hàm lượng. So
sánh giá trị bán kính ion thì thấy nickel là nguyên tố tương thích, dễ dàng đi vào mạng tinh
thể của olivin.
Bảng 6.2
Số liệu hoá phân tích của olivin lấy trong đá lamproit Lai Châu [12]
Cấu tử Nậm Hon Nậm Hon Cốc Pìa Simang Sin Cao Pìn Hồ
7
khang
SiO2 41,26 40,68 40,17 40,86 41,54 40,12
FeO 9,10 9,94 13,13 7,93 7,53 13,58
MgO 48,62 48,91 46,55 50,92 50,33 45,68
CaO 0,09 0,08 0,08 0,09 0,06 0,12
NiO 0,28 0,29 0,26 0,32 0,48 0,25
Σ 99,35 99,90 100,19 100,12 99,94 99,75
Số ion tính trên 4 oxy
(do tác giả sách này tính thêm)
Si 1,01 0,99 0,99 0,99 1,00 1,00
Fe 0,18 0,20 0,27 0,16 0,15 0,28
Mg 1,78 1,97 1,72 1,84 I,82 1,70
Ca 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Ni 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Thành phần (%) các cation chính
(do tác giả sách này tính thêm)
fe # 15,77 16,89 12,00 13,47 13,01 22,92
mg # 84,23 83,11 78,00 86,53 86,99 77,08
# fe : FeO / (FeO + MgO + MnO)
mg: MgO / (FeO + MgO + MnO)
(Mg,Fe)–olivin tạo dãy dung dịch cứng liên tục. Việc một ion bán kính lớn thay thế liên
tục cho một ion bán kính nhỏ có tác dụng làm giảm nhiệt độ nóng chảy. Cation sắt có cùng
hoá trị như magnesi, nhưng kích thước lớn hơn, nên nó có liên kết yếu hơn với oxy. Cùng với
việc nó tham gia ngày càng nhiều vào cấu trúc, dung dịch trung gian lần lượt từ Fo sang Fa có
nhiệt độ nóng chảy ngày càng thấp. Như vậy, hạt olivin đầu tiên tách khỏi thể lỏng (với thành
phần cho trước) giàu Mg hơn so với hạt kết tinh muộn. Ion sắt ngày càng nhiều trong thể lỏng
còn lại. Nhiệt hoà tan của forsterit và fayalit là hàm tuyến tính của thành phần đương lượng
gam; điều này cho thấy nhiệt thay thế đồng hình bằng không và sự cân bằng nhiệt hoàn hảo
được duy trì trong quá trình sắt thế chân magnesi.
Olivin rất mẫn cảm với biến đổi nhiệt dịch, với tác dụng phong hoá và biến chất sơ khai.
Sản phẩm của quá trình khá đa dạng, bao gồm serpentin và hỗn hợp của idingsit, bowlingit và
chlorophacid. Idingsit nâu đỏ gồm smectit, chlorit và goethit/hematit. Cơ chế biến đổi có sự
khuếch tán ion hydro vào cấu trúc olivin. Tại đó, chúng gắn kết nhất thời với ion oxy, khiến
cho Mg, Fe2+ và Si tách khỏi vị trí của chúng, mở đường cho Fe3+, Al và Ca vào thay thế.
Bowlingit là sản phẩm xanh lục gồm smectit–chlorit cùng với serpentin và một ít talc, mica và
thạch anh. Tương quan giữa idingsit và bowlingit phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái oxy hoá
của sắt (sản phẩm xanh lục biến thành sản phẩm nâu đỏ khi bị đốt trong không khí ở 600°C).
Chlorophacid không khác idingsit mấy, nhiều màu hơn, chứa ít Fe3+ và nhiều Fe2+ hơn. Thành
phần của nó có chlorit, smectit, goethit và calcit.
Serpentin hoá là dạng biến đổi rộng rãi nhất của olivin và là quá trình biến chất phổ biến
nhất của các đá giàu olivin (dunit và peridotit). Sản phẩm biến đổi chính, nói riêng của olivin
8
giàu Mg, là ba biến thể đa hình của serpentin (lizardit, chrisotil và antigorit), cùng với brucit,
talc và carbonat. Quá trình serpentin hoá có thể biểu diễn bằng các phản ứng:
2Mg2SiO4 + 3H2O → Mg3Si2O5(OH)4 + Mg(OH)2
forsterit serpentin brucit
3Mg2SiO4 + 4H2O + SiO2 → 2Mg3Si2O5(OH)4
Phản ứng ngược đã tiến hành bằng thực nghiệm ở điều kiện nhiệt độ và áp suất lần lượt là
375 và 425°, 2 và 6kbar. Nếu CO2 tham gia phản ứng thì talc và magnesit có thể hình thành:
2Mg3Si2O5(OH)4 + 3CO2 → Mg3Si4O10(OH)2 + 3MgCO3 + 3H2O
và xa hơn, phản ứng serpentin hoá có thể như sau:
6Mg2SiO4 + Mg3Si4O10(OH)2 + 9H2O → 5Mg3Si2O5(OH)4
6.2. GRANAT
Hệ lập phương. Nhóm không gian Ia3d. Z = 8.
dhkl chính của pyrop : 2,89 (8); 2,58 (9); 1,598 (9); 1,542 (10); 1,070 (8).
Khó tan trong HF, trừ hydrogrosular.
Khoáng vật nhóm granat rất đặc trưng cho đá biến chất, nhưng cũng bắt gặp trong một số
đá magma và trong vụn trầm tích.
6.2.1. Cấu trúc tinh thể
Ô mạng cơ sở của granat chứa tám đơn vị công thức X3 Y2 Z3 O12.
Công thức hóa học a(Å)
Pyrop Mg3Al2Si3O12 11,459
Almandin Fe3Al2Si3O12 11,526
Spesartin Mn3Al2Si3O12 11,621
Grosular Ca3Al2Si3O12 11,851
Andradit Ca3 Fe2Si3O12 11,996
Uvarovit Ca3Cr2Si3O12 11,996
Hydrogrosular Ca3Al2 Si2O8(SiO4)1–m(OH)4m 11,85 ÷ 12,16
Cấu trúc tinh thể gồm các tứ diện ZO4 và các bát diện YO6 xen kẽ, nối với nhau qua đỉnh
tạo nên khung đẳng thước (hình 6.5). Bên trong có các hình phối trí dạng lập phương XO8.
Hình này có thể mô tả là gồm 12 mặt tam giác. Độ dài a của cạnh ô mạng là một trong đặc số
giúp xác định tên của khoáng vật granat:
a(Å) = 9,04 + 1,61r(X) + 1,89r(Y)
trong đó r(Y) và r(Y) là bán kính trung bình của cation X và Y.
9
Granat bộc lộ năng lực kết tinh
mạnh. Dạng quen thường gặp nhất
là khối mười hai mặt thoi (hình 6.6,
phía trên). Phía phải là hình ghép
giữa nó và hình tám mặt ba tứ giác
(bên trái). Hình cho thấy quan hệ
giữa hình thái tinh thể granat và
thành phần của chúng. Phần lớn
các granat sinh ra từ quá trình biến
chất đều là dung dịch cứng của bốn
khoáng vật almandin, pyrop,
grosular và spesartin (hình 6.7). Tất
cả các trao đổi này đều xảy ra trong
vị trí X phối trí 8. Những thay thế
trong granat đều tương đối hoàn
hảo, trừ những trao đổi liên quan tới
Ca: CaFe−1, CaMg−1, CaMn−1. Các
dung dịch cứng almandin –
spesartin với lượng nhỏ pyrop và
grosular thường bắt gặp trong đá
phiến biến chất cấp thấp và trung
bình. Pyrop thường có trong sản
phẩm biến chất áp suất cao, nhất là trong tướng eclogit. Grosular và andradit phổ biến trong
silicat calci (trong môi trường giàu calci).
6.2.2. Đặc điểm hoá học
Vị trí X trong công thức tổng quát do cation hoá trị hai lớn hơn chiếm giữ, vị trí Y dành
cho các cation hóa trị ba nhỏ hơn. Từ sự phân dị trong vị trí X, granat phân làm hai nhóm:
– pyralspit là granat vắng calci, thay vào đó là các cation hóa trị hai là magnesi, sắt,
mangan.
– ugrandit là granat chứa calci.
Pyralspit Ugrandit
Pyrop Mg3Al2Si3O12 Uvarovit Ca3Cr2Si3O12
Almandin Fe3Al2Si3O12 Grosular Ca3Al2Si3O12
Spesartin Mn3Al2Si3O12 Andradit Ca3Fe2Si3O12
Hình 6.5. Cấu trúc tinh thể granat chiếu trên mặt (001)
10
Nếu chỉ nhìn nhận đơn thuần lí thuyết thì nhóm granat có thể có tới 16 khoáng vật. Bởi
vì, một trong bốn kim loại hoá trị hai Ca, Mg, Fe và Mn kết hợp với bốn kim loại hoá trị ba
Al, Fe, Mn và Cr (mỗi cặp cation ấy lại kết hợp với Si phối trí tứ diệ