Trong cây trồng có hai thành phần chính là nước và chất khô có chứa các hợp
chất vô cơ và hữu cơ.Tỉ lệ giữa lượng chất khô và nước trong cây phụ thuộc vào
trạng thái sinh lý, điều kiện canh tác, thời tiết, giống loại và ở các bộ phận khác
nhau của một cây cũng có tỉ lệ nước và chất khô cũng khác nhau.
74 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hóa kỹ thuật Phần hai: Hóa nông học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HOÁ
BÀI GIẢNG
PHẦN HAI
HOÁ NÔNG HỌC
GV NGÔ THỊ MỸ BÌNH
Đà Nẵng, 2007
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mục lục
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 73
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÂY TRỒNG
1.1. Thành phần hoá học của cây trồng ………………………………...…... 2
1.2. Quá trình dinh dưỡng của cây trồng …………………...………………. 4
1.2.1. Quá trình dinh dưỡng của cây trồng trong môi trường không khí ...... 4
1.2.2. Quá trình dinh dưỡng của cây trồng trong môi trường đất …......…... 5
CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN VÀ CÁC TÍNH CHẤT NÔNG HOÁ CỦA ĐẤT
2.1. Thành phần hoá học của đất …..……………………………………….. 7
2.1.1. Thành phần khí của đất ..……………………………………………. 7
2.1.2. Thành phần của dung dịch đất (phần lỏng của đất) .………………... 8
2.1.3. Thành phần rắn của đất (thành phần cơ giới của đất) ………………. 8
2.2. Các tính chất nông hoá của đất …………………………………………. 16
2.2.1. Tính chất hấp thu chất dinh dưỡng …..……………………………… 16
2.2.2. Tính chua, tính kiềm và phản ứng của dung dịch đất ………………. 19
2.2.3. Tính chất đệm của đất …………………….………………………… 23
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NÔNG HOÁ CẢI TẠO ĐẤT
3.1. Phương pháp cải tạo đất chua …..……………………………………… 27
3.2. Phương pháp cải tạo đất kiềm …..……………………………………… 32
3.3. Phương pháp cải tạo đất mặn .…..…………....................……........…… 33
3.4. Phương pháp cải tạo đất phèn …..……………………………………… 35
CHƯƠNG 4: PHÂN BÓN
4.1. Vai trò và đặc điểm của phân bón………………………………...……. 37
4.2. Phân đạm …………………..…………………………………………… 38
4.2.1. Vai trò của nitơ đối với dinh dưỡng của cây trồng .…………………. 38
4.2.2. Các quá trình hoá học của nitơ trong đất …..………………………... 39
4.2.3. Các loại phân bón chứa nitơ ………………………………………… 42
4.3. Phân lân ………………………………………………………………….. 46
4.3.1. Vai trò của phôtpho đối với dinh dưỡng của cây trồng .….…………. 46
4.3.2. Các quá trình hoá học của phôtpho trong đất ………………………... 47
4.3.3. Các loại phân bón chứa phôtpho…...………………………………… 49
4.4. Phân kali ...……………………………………………………………….. 54
4.4.1. Vai trò của kali đối với dinh dưỡng của cây trồng .……....…………. 54
4.4.2. Các quá trình hoá học của kali trong đất ………..…………………... 54
4.4.3. Các loại phân bón chứa kali………..………………………………… 55
4.5. Phân vi lượng và phân vi sinh …………………………………………… 56
4.5.1. Phân vi lượng ………………………………………………………… 56
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mục lục
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 74
4.5.2. Phân vi sinh ………………………………………………………….. 59
CHƯƠNG 5: HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT
5.1. Giới thiệu chung về hoá chất bảo vệ thực vật …………………………… 61
5.1.1. Vai của hoá chất bảo vệ thực vật ………...................................…...... 61
5.1.2. Đặc điểm của hoá chất bảo vệ thực vật …….........................……...... 61
5.1.3. Phân loại hoá chất bảo vệ thực vật ...................................................... 63
5.2. Một số hoá chất được sử dụng để bảo vệ thực vật ………………….…... 63
5.2.1. Thuốc trừ sâu ........................................................................................ 63
5.2.2. Chất hoá học trừ nấm bệnh ................................................................... 65
5.2.3. Thuốc trừ cỏ dại .................................................................................... 66
5.3. Một số chất kích thích sinh trưởng …………………………………….….. 67
5.3.1. Auxin .................................................................................................... 67
5.3.2. Gibberellin ............................................................................................ 69
5.3.3. Cytokinin .............................................................................................. 70
------------------------------------
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Thành phần dinh dưỡng cây trồng
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 2
CHƯƠNG 1 – THÀNH PHẦN VÀ DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG
1.1. Thành phần hoá học của cây trồng.
Trong cây trồng có hai thành phần chính là nước và chất khô có chứa các hợp
chất vô cơ và hữu cơ. Tỉ lệ giữa lượng chất khô và nước trong cây phụ thuộc vào
trạng thái sinh lý, điều kiện canh tác, thời tiết, giống loại … và ở các bộ phận khác
nhau của một cây cũng có tỉ lệ nước và chất khô cũng khác nhau.
Bảng 1.1. Hàm lượng tương đối (%) của nước và chất khô trong các cơ quan của
một số cây trồng.
Cây trồng Nước (%) Chất khô (%)
Hạt lúa 85 - 88 12 – 15
Hạt ngô 78 – 82 18 – 22
Hạt lạc (đậu phụng) 12 – 15 85 – 88
Quả cà chua 94 – 96 4 – 6
Bèo hoa dâu 94,5 5,5
Như vậy trong đa số các cơ quan dinh dưỡng của cây trồng có chứa 85 – 95%
nước, còn chất khô chỉ có 5 -20% khối lượng. Trong hạt, khi chín lượng nước bị
giảm đi, còn lượng chất khô lại tăng lên đến 85 – 90% khối lượng chung.
Do đó, đối với những cây trồng chính có năng suất tương đối cao, có thể thu
được 20 – 60 tạ chất khô trên 1ha là sản phẩm hàng hoá. Ngoài ra, còn một lượng
lớn của thu hoạch là chất khô trong sản phẩm phụ như rễ, rơm rạ …
Cây trồng tích luỹ chất khô nhờ quá trình hút CO2 của môi trường không khí,
hút nước và chất khoáng từ đất
* Thành phần nguyên tố
Trong chất khô có rất nhiều nguyên tố hoá học. Khi nghiên cứu thành phần
chất khô của nhiều cây trồng bằng phương pháp đốt, nói chung ta thu được các
nguyên tố trong phần khí như: cacbon – 45%, oxi – 42%, hiđrô – 7%.
Như vậy, chỉ riêng 3 nguyên tố này đã chiếm gần 94% khối lượng chung của
chất khô mà cây trồng tích luỹ được nhờ quá trình hút CO2 và H2O. Còn trong phần
tro của chất khô có nhiều nguyên tố khác, nhưng chỉ chiếm khoảng 6%. Trong
nhiều trường hợp, sự tích luỹ chất khô và năng suất cây trồng lại chủ yếu phụ thuộc
vào việc cung cấp cho đất những nguyên tố có trong phần tro để cây trồng sử dụng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Thành phần dinh dưỡng cây trồng
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 3
Qua phân tích phần tro của nhiều loại cây để xác định thành phần và bằng
kiểm tra thực nghiệm trồng cây trong dung dịch các muối vô cơ, người ta đã phát
hiện thấy có 7 nguyên tố cần thiết ngoài C, H, O, đó là N, P, K, Ca, Mg, S và Fe.
Hàm lượng các nguyên tố này trong tro tương đối cao, do đó người ta gọi chúng là
những nguyên tố đa lượng.
Ngoài 7 nguyên tố đa lượng trên, thực vật còn cần những lượng rất nhỏ các
nguyên tố Mn, B, Mo, Cu, Zn, Co, I, F với hàm lượng từ phần nghìn đến phần trăm
nghìn của chất khô. Người ta gọi những nguyên tố này là nguyên tố vi lượng.
Ngoài các nguyên tố đa lượng và vi lượng, gần đây, người ta mới phát hiện
thêm trong thực vật còn có những nguyên tố siêu vi lượng mà hàm lượng của chúng
rất nhỏ từ 10-12 đến 10-5 khối lượng chất khô. Đó là những nguyên tố như Rb, Ce,
Se, Cd, Ag, Hg, … Nếu kể tất cả các nguyên tố đa lượng, vi lượng và siêu vi lượng
thì trong cây có đến hơn một nửa số nguyên tố của bảng tuần hoàn Menđeleep.
Khi đốt thực vật, các nguyên tố Na, Mg, P, S, K, Fe, Ca, Mn và các nguyên tố
vi lượng khác có trong thành phần tro. Do đó, người ta thường gọi chúng là các
nguyên tố tro.
Thành phần nitơ và các nguyên tố tro của thực vật rất khác nhau, tuỳ thuộc vào
đặc tính sinh lý của chúng, vào tuổi cây, điều kiện canh tác và cũng không đồng
đều trong các bộ phận, các mô khác nhau. Chẳng hạn, trong lá thường có các
nguyên tố tro nhiều hơn trong thân, hạt …
Việc xác định thành phần tro của các bộ phận cây trồng cho thấy: trong tro của
các loại hạt, lượng P2O5 có thể chiếm 40 – 50%, lượng K2O: 30 – 40% và MgO: 8 –
12%. Như vậy trong các loại hạt, các oxit của 3 nguyên tố P, K, Mg chiếm đến
khoảng 90% khối lượng chung của tro.
Lượng P trong tro của rơm rạ nhỏ hơn 3 – 5 lần so với trong tro của hạt, nhưng
hàm lượng Ca và Si lại lớn hơn so với tro của hạt rất nhiều.
Trong tro các loại củ như khoai, sắn ... đặc biệt chứa nhiều K.
Trong hạt, hàm lượng N cũng cao hơn trong rơm rạ. Hàm lượng N trong củ
thấp hơn nhiều, so với hàm lượng N trong thân lá, các loại cây có củ.
Khi trồng cây ngoài đồng, cây trồng thường thiếu nitơ, phôtpho và kali. Sự
thiếu canxi, magie và lưu huỳnh thường ít thấy, còn dấu hiệu thiếu các nguyên tố vi
lượng chỉ gặp ở một vài loại đất, khi trồng những loại cây nhất định.
Người ta có thể dựa vào sự hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng từ đất để xác
định nhu cầu của cây trồng đối với các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho việc tạo
ra thu hoạch. Khi nghiên cứu nhu cầu của cây trồng, người ta phải tính đến toàn bộ
khối lượng thu hoạch (hạt, rơm, rạ, rễ, thân lá …) và xác định hàm lượng các
nguyên tố chính trong các bộ phận. Sau đó phải tính tổng lượng các nguyên tố
trong toàn bộ khối lượng thu hoạch.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Thành phần dinh dưỡng cây trồng
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 4
Nhu cầu của cây trồng đối với các nguyên tố dinh dưỡng thường được tính
bằng kg/ha.
Như đã nêu ở trên, lượng N và các nguyên tố khoáng chỉ chiếm một phần
tương đối nhỏ so với hàm lượng chung của các nguyên tố trong thu hoạch cây
trồng. Phần chủ yếu của thu hoạch ngoài lượng nước ra, là các chất hữu cơ chiếm
tới 80 – 90% khối lượng của chất khô thực vật. Những chất hữu cơ quan trọng
trong thành phần thu hoạch của các cây trồng phổ biến là đường, tinh bột, xenlulo,
lipit, protit. Song, sự hình thành và tích luỹ các chất hữu cơ trong thực vật chỉ có
thể đảm bảo cho cây trồng 7 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết.
Bảng 1.2. Hàm lượng % các loại hợp chất hữu cơ trong sản phẩm cây trồng
Cây trồng Đường Tinh bột Xenlulo Lipit Protit Các hợp chất
chứa nitơ khác
Hạt gạo 1,5 75,0-80,0 0,6 1,2 8,0-10,0 1,0
Hạt ngô 2,5 65,0 1,8 4,0 9,0 1,0
Hạt đậu trắng 4,0 45,0 3,5 1,5 22,0 2,0
Hạt đỗ tương 8,0 3,0 4,5 20,0 35,0 3,0
Củ khoai tây 1,0 16,0 1,0 0,1 1,2 1,0
Hạt lạc gluxit = 16% 46,0 30,0
1.2. Quá trình dinh dưỡng của cây trồng
Tất cả thực vật bậc cao trong đó có cây trồng nông nghiệp đều đồng thời sống
trong 2 môi trường: đất và lớp khí quyển gần mặt đất. Nhờ lá xanh, cây trồng hút
khí CO2 từ không khí và nhờ rễ, cây trồng hút nước, các ion vô cơ và một vài chất
hữu cơ từ đất.
1.2.1. Quá trình dinh dưỡng của cây trồng trong môi trường không khí.
Trong chất khô của thực vật, trung bình có chứa 45% C và 42% O. Nguồn
cacbon và oxi đó do quá trình dinh dưỡng của cây xanh trong môi trường không khí
đã tổng hợp nên các chất hữu cơ cho thực vật.
* Quá trình quang hợp: Nhờ có lá xanh, cơ quan quan trọng của thực vật, hút
khí cacbonic và hơi nước qua khí khổng ở phiến lá. Dưới tác dụng của năng lượng
ánh sáng mặt trời và clorophin (diệp lục), lá xanh tổng hợp nên các chất hữu cơ cho
cây.
Diện tích tổng số của lá cây thường vượt quá diện tích đất mà cây chiếm từ 20-
70 lần, điều đó tạo nên những thuận lợi cho lá cây hấp thụ CO2 và năng lượng mặt
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Thành phần dinh dưỡng cây trồng
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 5
trời. Vai trò của lá xanh được K.A. Timiriazep phát hiện: Nếu không có clorophin
của lá xanh, thực vật không thể thu được năng lượng mặt trời và do đó không tích
luỹ được năng lượng dưới dạng thế năng của thu hoạch.
Quá trình tổng hợp tiến hành ở lá xanh khi có chiếu sáng tạo nên gluxit, axit
hữu cơ, các aminoaxit và protit, được gọi là quá trình quang hợp.
Quá trình quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng của ánh sáng mặt trời
thành hoá năng để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ mới.
Có thể tóm tắt quá trình tổng hợp sinh khối (chất hữu cơ) theo phản ứng sau
đây :
nCO2 + 2mH2O + xNPS ... CnH2mOpNPS + mO2 + mH2O
sinh khối
trong đó n, 2m là số lượng phân tử tham gia vào phản ứng ;
x ,p ... là số lượng chưa biết chính xác.
Nếu khử CO2 đến hexozơ thì cần tiêu tốn 685 kcal và trong trường hợp này
phản ứng quang hợp có dạng đơn giản :
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2 (O2 giải phóng ra là
của nước)
Phản ứng quang hợp có 2 giai đoạn :
- Giai đoạn thứ nhất tiến hành dưới tác dụng của ánh sáng là giai đoạn quang
phân li nước, giải phóng oxi và hình thành những hợp chất hữu cơ với sự tham gia
của hiđro trong thành phần H2O.
- Giai đoạn thứ hai xảy ra do các enzim thực hiện là giai đoạn tạo ra các hợp
chất hữu cơ.
Hàm lượng CO2 là yếu tố có ảnh hưởng đến quang hợp. Thí nghiệm của
Buossingault cho thấy: Ở điều kiện nhiệt độ không khí và ánh sáng mặt trời như
nhau, môi trường có hàm lượng CO2 cao thì qúa trình quang hợp của lá cây tạo ra
một lượng chất hữu cơ nhiều hơn so với môi trường không khí bình thường. Trong
không khí, hàm lượng CO2 có tính chất quyết định qúa trình dinh dưỡng của cây
trồng , mặc dù nó chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp (0,03% thể tích không khí).
1.2.2. Quá trình dinh dưỡng của cây trồng trong môi trường đất.
Trong quá trình dinh dưỡng, thực vật hút các muối vô cơ đơn giản từ đất vào
rễ. Tại đây, các muối vô cơ đơn giản chuyển lên lá để tổng hợp nhiều chất hữu cơ
tương đối phức tạp và chuyển các hợp chất này đến các cơ quan khác trong cây. Ở
lá, các ion trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, hoặc tạo nên các sản phẩm
thực vật. Nhiều ion vô cơ còn tham gia vào thành phần của các enzim, mà thiếu
diệp lục
ánh sáng
ánh sáng
diệp lục
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Thành phần dinh dưỡng cây trồng
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 6
chúng nhiều quá trình biến đổi chất cần thiết cho tế bào sống của thực vật sẽ không
thực hiện được.
Đặc biệt là nhiều cây trồng không những chỉ đồng hoá được các ion có sẵn
trong dung dịch đất mà còn tương tác một cách tích cực với tướng rắn của đất, để
chuyển các nguyên tố dinh dưỡng trong thành phần của tướng rắn thành dạng tan.
Đồng thời, cũng diễn ra việc tách các cation, anion đã được keo đất hấp phụ ra
dung dịch, cùng với các ion do sự phân huỷ các chất khoáng và mùn thành các chất
dễ tan.
Nói chung, để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường, tất cả thực vật bậc
cao đều cần đến những nguyên tố dinh dưỡng như nhau. Song tuỳ thuộc vào đặc
tính sinh lý của các loại, các dạng thực vật khác nhau còn đòi hỏi một tỉ lệ các
nguyên tố dinh dưỡng khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu dinh dưỡng thực vật để
phục vụ cho trồng trọt đòi hỏi không chỉ chú ý đến cơ sở chung về dinh dưỡng của
hệ rễ mà còn phải quan tâm đến những đặc tính cụ thể của các quá trình này đối với
các cây trồng, ở những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nhất định của việc trồng trọt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương2 – Thành phần và các tính chất nông hoá của đất
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 7
CHƯƠNG 2 – THÀNH PHẦN VÀ CÁC TÍNH CHẤT
NÔNG HOÁ CỦA ĐẤT
2.1. Thành phần hoá học của đất
Đất gồm có phần rắn, phần lỏng (dung dịch đất) và phần khí. Trong đất, ba
phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.1.1. Thành phần khí của đất
Phần khí của đất thường có thành phần khác với không khí trong khí quyển.
Hàm lượng khí CO2 cao hơn và O2 thấp hơn. Trong đất, thường xuyên diễn ra sự
hút oxi và giải phóng khí CO2 do phân huỷ chất hữu cơ, hô hấp của vi sinh vật, rễ
cây và một số phản ứng hoá học. Trong khí quyển, CO2 chiếm 0,03%, còn trong
đất, CO2 có thể có từ vài phần nghìn đến 1% (có khi chiếm 2 3% và hơn nữa).
Độ ẩm, thành phần cơ giới, cấu trúc và độ xốp của đất, đặc tính thực vật, nhiệt
độ, áp suất khí quyển v.v… có ảnh hưởng đến số lượng và thành phần khí trong
đất.
Hàm lượng CO2 trong thành phần khí của đất phụ thuộc vào cường độ trao đổi
khí giữa đất và khí quyển. CO2 tạo ra trong đất, một phần thoát ra khí quyển, một
phần tan vào trong dung dịch đất. Do sự khuếch tán CO2 từ đất làm tăng lượng CO2
trong lớp không khí gần mặt đất, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự đông hoá
CO2 của thực vật và dẫn tới khả năng tăng thu hoạch. Sự hoà tan khí CO2 vào dung
dịch đất tạo ra axit cacbonic. Khi phân li, nó gây ra sự axit hoá phần lỏng của đất.
CO2 + H2O H2CO3
H2CO3 H+ + HCO3-
Hàm lượng CO2 trong phần khí và trong dung dịch đất có mối liên quan khá
chặt chẽ: Khi nồng độ khí CO2 trong không khí tăng sẽ dẫn đến sự chuyển khí CO2
vào dung dịch mạnh hơn, do đó làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch, và ngược lại,
khi lượng khí CO2 trong không khí bị giảm thì CO2 từ dung dịch sẽ thoát ra ngoài
không khí.
Việc làm giàu CO2 trong dung dịch đất có tác dụng hoà tan các hợp chất
khoáng trong đất (các phôtphat và canxi cacbonat …) dẫn tới việc chuyển các chất
khoáng thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Song, hàm lượng CO2 cao quá và thiếu
oxi trong phần khí của đất (chẳng hạn, ở nơi ngập úng và độ thoáng khí của đất
kém) thì lại có ảnh hưởng xấu đến phát triển của thực vật và vi sinh vật. Trong điều
kiện thiếu oxi, quá trình hô hấp và phát triển rễ bị hạn chế. Ở điều kiện độ thoáng
khí kém, nồng độ oxi trong phần khí của đất thấp, các quá trình khử yếm khí bắt
đầu tiến hành mạnh trong đất. Đất có độ thoáng tốt và sự trao đổi khí diễn ra mạnh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương2 – Thành phần và các tính chất nông hoá của đất
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 8
giữa phần khí của đất với khí quyển, sẽ tạo ra nhiều CO2 cho lớp không khí gần
mặt đất, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vi sinh vật đất và
dinh dưỡng thực vật.
2.1.2. Thành phần của dung dịch đất (phần lỏng của đất)
Dung dịch đất là phần hoạt động và linh động nhất của đất, trong đó có nhiều
quá trình hoá học được thực hiện và từ đó thực vật trực tiếp đồng hoá các chất dinh
dưỡng. Trong dung dịch đất có thể có các anion HCO3-, OH-, Cl-, NO3-, SO42-,
H2PO4- v.v… và còn có các muối sắt, nhôm, các chất hữu cơ tan được trong nước.
Ngoài ra, trong dung dịch đất còn chứa các khí tan như O2, CO2, NH3 v.v…
Sự có mặt các muối trong dung dịch đất là do quá trình phong hoá các chất
khoáng bị phân huỷ và sự biến đổi các hợp chất hữu cơ trong đất do vi sinh vật, do
phân bón vô cơ và hữu cơ.
Sự có mặt thường xuyên và đầy đủ các ion K+, Ca2+, Mg2+, NH4+, NO3-, SO42-,
H2PO4- trong dung dịch đất là điều đặc biệt quan trọng đối với dinh dưỡng thực vật.
Hàm lượng muối tan trong đất thường vào khoảng 0,05%. Nếu hàm lượng
muối tan cao hơn (0,2%) sẽ có tác dụng hại đối với cây trồng.
Thành phần và nồng độ của muối tan có thể bị thay đổi do ảnh hưởng của
nhiều yếu tố. Lượng muối trong dung dịch đất tăng lên khi bón phân, khi giảm độ
ẩm của đất hoặc khi tăng cường hoạt động của vi sinh vật và quá trình vô cơ hoá
hợp chất hữu cơ. Ngược lại, sự hút chất dinh dưỡng của thực vật, sự rửa trôi các
chất tan, hoặc sự chuyển hoá chúng thành các dạng không tan, sẽ dẫn đến tình trạng
giảm nồng độ dung dịch đất. Thành phần và nồng độ muối tan trong dung dịch đất
cũng phụ thuộc vào tương tác giữa dung dịch đất với phần rắn của đất và các phản
ứng trao đổi giữa dung dịch đất và keo đất.
2.1.3. Thành phần rắn của đất (thành phần cơ giới của đất)
Phần rắn của đất là nguồn dự trữ chính các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nó
gồm phần khoáng mà ở đa số loại đất chiếm đến 90 – 99% khối lượng của phần rắn
và phần chất hữu cơ chỉ chiếm vài phần trăm khối lượng phần rắn, nhưng lại có vai
trò rất quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất.
Bảng 2.1. Thành phần (nguyên tố) hoá học trung bình của phần rắn (%)
Nguyên tố % Nguyên tố % Nguyên tố %
Oxi 49,0 Rubiđi 6.10-3 Nitơ 0,1
Silic 33,0 Kẽm 5.10-3 Đồng 2.10-3
Nhôm 7,1 Xezi 5.10-3 Bo 1.10-3
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương2 – Thành phần và các tính chất nông hoá của đất
Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học 9
Sắt 3,7 Niken 4.10-3 Chì 1.10-3
Cacbon 2,0 Liti 3.10-3 Gali 1.10-3
Canxi 1,3 Kali 1,3 Thiếc 1.10-3
Flo 0,02 Natri 0,6 Coban 8.10-4
Crôm 0,02 Magie 0,6 Thori 6.10-4
Clo 0,01 Hiđro 0,5 Asen 5.10-4
Vanađi 0,01 Titan 0,46 Iôt 5.10-4
Phôtpho 0,08 Mangan 0,08 Lưu huỳnh 0,08
Bari 0,05 Stronti 0,03 Palađi 5.10-4
Molipđen 3.10-4 Urani 5.10-4 Berili (10-4)
Selen 1.10-6 Cađimi 5.10-3 T